Đề tài Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế Doanh nghiệp đối với kinh tế cá thể tại chi cục thuế Ba Đình

Thuế là khoảng chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các tổ chức và cá nhân cho nhà nước theo mức độ và thời gian được pháp luật qui định nhằm tạo lập quĩ ngân sách nhà nước.Vỡ thuế là khoảng chuyển giao thu nhập bắt buộc nờn cỏc tổ chức và cỏ nhõn chịu thuế luôn cố gắng bằng mọi cách tránh thuế và trốn thuế.Vậy cho nên để đảm bảo việc thực thi các luật thuế mới được hiệu quả thỡ việc quản lý thu thuế là vấn đề hết sức quan trọng. Ngày 1/1/1999 nhà nước ta bắt đầu đưa vào thực thi 2 luật thuế mới là VAT và luật thuế TNDN nhằm thay thế và khắc phục những mặt hạn chế,thiếu sót của 2 luật thuế cũ là :luật thuế doanh thu và luật thuế lợi tức.Từ đó đến nay nhà nước càng có thêm nhiều đổi mới trong công tác quản lý thu đối với 2 luật thuế mới này.Tuy nhiên đối với các hộ kinh tế cá thể thuộc diện chịu thuế TNDN hiện nay do không áp dụng sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ cơ quan thuế phải căn cứ vào điều tra khảo sát hộ điển hỡnh để ấn định doanh số xác định TNCT.Do đó thấy ngay ở đây cần phải có biện pháp để tăng cường quản lý thu hơn nữa.

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế Doanh nghiệp đối với kinh tế cá thể tại chi cục thuế Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Thuế là khoảng chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các tổ chức và cá nhân cho nhà nước theo mức độ và thời gian được pháp luật qui định nhằm tạo lập quĩ ngân sách nhà nước.Vỡ thuế là khoảng chuyển giao thu nhập bắt buộc nờn cỏc tổ chức và cỏ nhõn chịu thuế luôn cố gắng bằng mọi cách tránh thuế và trốn thuế.Vậy cho nên để đảm bảo việc thực thi các luật thuế mới được hiệu quả thỡ việc quản lý thu thuế là vấn đề hết sức quan trọng. Ngày 1/1/1999 nhà nước ta bắt đầu đưa vào thực thi 2 luật thuế mới là VAT và luật thuế TNDN nhằm thay thế và khắc phục những mặt hạn chế,thiếu sót của 2 luật thuế cũ là :luật thuế doanh thu và luật thuế lợi tức.Từ đó đến nay nhà nước càng có thêm nhiều đổi mới trong công tác quản lý thu đối với 2 luật thuế mới này.Tuy nhiên đối với các hộ kinh tế cá thể thuộc diện chịu thuế TNDN hiện nay do không áp dụng sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ cơ quan thuế phải căn cứ vào điều tra khảo sát hộ điển hỡnh để ấn định doanh số xác định TNCT.Do đó thấy ngay ở đây cần phải có biện pháp để tăng cường quản lý thu hơn nữa. Chính vì thế em chọn đề tài sau: “Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế Doanh nghiệp đối với kinh tế cá thể tại chi cục thuế Ba Đình” CHƯƠNG I THUẾ THU NHẬP DOANH NHGIỆP - QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI HỘ KINH TẾ CÁ THỂ I . THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1 . Khái niệm và đặc điểm của thuế: 1.1 Khái niệm: Có rất nhiều các quan điểm nhìn nhận thuế dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đứng trên góc độ tài chính, có thể xem xét thuế dưới khái niệm như sau: Thuế là một trong những biện pháp tài chính bắt buộc nhưng phi hình sự của Nhà nước nhằm động viên một số bộ phận thu nhập từ lao động, từ của cải, từ vốn, từ các chi tiêu hàng hoá và dịch vụ, từ tài sản của các thể nhân và pháp nhân nhằm tập trung vào tay Nhà nước để trang trải các khoản chi phí cho bộ máy nhà nước và các nhu cầu chung của xã hội. Các khoản động viên qua thuế được thể chế hoá bằng luật. 1.2 Đặc điểm của thuế -Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính quyền lực, tính cưỡng chế, tính pháp lý cao nhưng sự bắt buộc này là phi hình sự. - Thuế tuy là biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính bắt buộc, song sự bắt buộc đó luôn luôn được xác lập trên nền tảng kinh tế-xã hội của người làm nhiệm vụ đóng thuế, do đó thuế bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố kinh tế-xã hội. - Thuế là một khoản đóng góp không mang tính chất hoàn trả trực tiếp. Nghiã là khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi phải hoàn trả đúng bằng số lượng và khoản thu mà nhà nước thu từ công dân đó như là một khoản vay mượn. Nó sẽ được hoàn trả lại cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của Ngân sách nhà nước cho việc sản xuất và cung cấp hàng hoá công cộng. 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1 . Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp a / Khái niệm : Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu được tính trên lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Lợi nhuận lam` căn cứ tính thuế TNDN là tổng lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận thông thường. Thuế suất được áp dụng để tính thuế TNDN có thể là thuế suất tỷ lệ cố định, thuế suất luỹ tiến hay thuế suất luỹ thoái trên từng đối tượng chịu thuế khác nhau. b / Đặc điểm của thuế TNDN Trong nền kinh tế thị trường ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như là ở nước ta sự tồn tại của thuế TNDN là tất yếu khách quan bởi các đặc điểm sau: - Thuế TNDN được coi là một sắc thuế khấu trừ đánh vào những người có thu nhập từ vốn góp vào công ty. Do vậy sắc thuế này góp phần điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. - Thuế TNDN không xác định rõ ràng và cụ thể ai là người chịu thuế nên ít gây phản ứng đối với cơ sở nộp thuế. Những người chủ sở hữu vốn ở công ty không biết rõ số thu nhập của mình giảm bao nhiêu khi phải nộp thuế TNDN - Thuế TNDN tạo nguồn thu quan trọng trong thu nhập ngân sách Nhà nước 2.2 . Tác động của thuế TNDN Có nhiều yếu tố quyết định đến sự tác động của thuế TNDN, trong đó có 3 yếu tố cơ bản là : - Độ co dãn của cầu: đường cầu càng dốc thì người tiêu dùng càng phải chịu nhiều thuế hơn, đường cầu càng phẳng thì người sản xuất càng phải chịu nhiều thuế hơn. - Độ dãn của cung: Ngược lại với cầu, đường cung càng dốc thì người sản xuất càng phải chịu thuế nhiều hơn và đường cung càng phẳng thì người tiêu dùng càng chịu nhiều thuế hơn. - Thị trường có cạnh tranh hay không: Nếu cung vốn hoàn toàn co giãn trong dài hạn và nền kinh tế có cạnh tranh thì thuế TNDN sẽ do công nhân và người tiêu dùng chịu, nhưng trong ngắn hạn cung vốn trong khu vực công ty là tương đối ổn định do đó thuế TNDN sẽ do các cổ đông trong công ty gánh chịu. Như vậy thuế TNDN tác động tới giá cả, sản lượng và cả tiền lương, tác động tới sự phân bố thu nhập, tác động tới sự lựa chọn giữa vốn cổ phần với vốn vay trong khu vực doanh nghiệp, tác động tới việc di chuyển vốn giữa khu vực công ty với khu vực phi công ty và cuối cùng là tác động đến cả người sản xuất, các cổ đông, công nhân và người tiêu dùng. Trong nền kinh tế mở, thuế TNDN có tác động tới vị trí của các tổ chức kinh doanh đa quốc gia. Nếu một quốc qia đánh thuế TNDN cao hơn các quốc gia khác, có thể sẽ không có công ty nào chọn đặt cơ sở kinh doanh tại nước ngoài. Do vậy, khi xác định thuế từ doanh nghiệp phải chú ý tới tính toàn cầu của nền kinh tế. 3 . Những nội dung cơ bản của luật thuế TNDN 3.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng thuế TNDN : a . Đối tượng áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp : - Các tổ chức sản xuất-kinh doanh hàng hoá và dịch vụ bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam , các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, các đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, cac hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân,… - Các cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm: các cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh, hộ cá thể, cá nhân hành nghề độc lập, cá nhân cho thuê tài sản, các hộ gia đình, cá nhân nông dân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản có đủ diều kiện về giá trị sản phẩm hàng hoá và thu nhập ròng trong một năm,… - Các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sỏ thường trú tại Việt Nam như mở trụ sở điều hành, có địa điểm xây dựng, cung cấp dịch vụ tư vấn, môi giới đại lý,… - Các cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam như cho thuê tài sản, cho vay vốn, chuyển giao công nghệ, góp vốn cổ phần, mua cổ phiếu, trái phiếu,… b . Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN bao gồm: - Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác có thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản - Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có giá trị sản lượng hàng hoá từ 90 triệu đồng/ năm và thu nhập từ 36 triệu đồng/ năm trở xuống. 3.2. Căn cứ tính thuế và thuế suất Căn cứ tính thuế TNDN quy định tại Điều 6 Luật thuế TNDN là thu nhập chịu thuế và thuế suất. A . Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế ( tính theo dương lịch hoặc theo năm tài chính) bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác. Theo quy định tại Điều 7 Luật thuế TNDN thu nhập chịu thuế được xác định như sau: Thu nhập = doanh thu để tính _ Chi phí + thu nhập chịu thuế thu nhập chịu thuế hợp lý khác a / Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm: toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ( không có thuế GTGT), các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. - Tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng, dịch vụ sau khi trừ khoản giảm giá hàng bán, hàng hoá bị trả lại, được khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền. - Các khoản phí thu thêm ngoài giá bán, trợ giá, phụ thu. - Giá trị sản phẩm hàng hoá đem biếu tặng, trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ như điện sản xuất ra được tiêu dùng trong các nhà máy sản xuất điện, xi măng thành phẩm để sửa chữa ở xí nghiệp sản xuất xi măng,… - Nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là doanh thu bán hàng có thuế tức là giá bên mua thực thanh toán có cả thuế GTGT. Một số trường hợp cụ thể, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau: - Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là doanh thu bán hàng hoá tính theo giá bán trả một lần, không bao gồm lãi trả chậm. - Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi biếu tặng. - Đối với sản phẩm tự dùng, doanh thu tính thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. - Đối với gia công hàng hoá, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tiền thu về gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và cả chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá. - Đối với hoạt động cho thuê tài sản, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền thu từng kỳ theo hợp đồng thuê. - Đối với hoạt động thuê tín dụng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là lãi tiền vay phải thu trong kỳ tính thuế. - Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu về phí bảo hiểm, thu hoa hồng tái bảo hiểm. Trong trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ co doanh thu bằng ngoại tệ, thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua, bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thu ngoại tệ. b / Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế Thứ nhất, chi phí khấu hao TSCĐ: Mọi TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì được trích khấu hao tính vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo Quyết định số 166/1999/QĐ_BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ tài chính thay thế Quyết định 1062/TC?QĐ_CSTC vào ngày 14 tháng 11 năm 1996. Theo chế độ khấu hao này, mọi TSCĐ của doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Mức trích khấu hao năm = nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Thứ hai, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan tới doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo định mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá vật tư. - Định mức tiêu hao vật tư do giám đốc hoặc tổng giám đốc xây dựng và duyệt trên cơ sở định mức tiêu hao chuẩn do cấp có thẩm quyền ban hành và tình hình cụ thể của doanh nghiệp. - Giá vật tư: + Đối với vật tư nhập khẩu: giá vật tư là giá nhập khẩu, thuế nhập khẩu, các khoản phụ thu khác (không có thuế GTGT dịch vụ hàng hoá nhập khẩu). đối với vật tư mua ngoài: giá vật tư là giá trị ghi trên hoá đơn của người bán hàng (không có thuế GTGT) cộng thêm các chi phí thu mua như vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí bảo hiểm, phí hao hụt, tiền thuê kho bãi, phí chọn lọc, tái chế. + Đối với vật tư tự chế là giá vật tư thực tế xuất kho và chi phí phát sinh trong quá trình tự chế. + Đối với vật tư thuê ngoài gia công chế biến là giá vật tư thực tế xuất kho đem giao gia công công cộng với chi phí gia công, chi phí vận chuyển, bốc dỡ từ kho của doanh nghiệp đến nơi gia công và ngược lại. + Đối với công cụ dụng cụ sử dụng cho quy trình kinh doanh như khuôn mẫu, dàn giáo, cân, giá đựng, bàn ghế, máy tính cầm tay,… doanh nghiệp căn cứ vào thời gian sử dụng và giá trị của dụng cụ, công cụ để phân bổ dần vào các khoản mục chi phí theo quy định. +giá trị vật tư tiêu hao thực tế được hạch toán vào chi phí vật tư hợp lý là giá trị sau khi đã trừ tiền đền bù các cá nhân và tập thể gây ra tiêu hao vật tư vượt định mức, các khoản giá trị phế liệu thu hồi ( nếu có) và số tiền giảm giá hàng mua. Thứ ba, chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công. - Đối với doanh nghiệp Nhà nước, về nguyên tắc, tiền lương phải theo số thực chi, nhưng không vượt quá đơn giá tiền lương do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền duyệt và khối lượng công việc đã hoàn thành, Đồng thời tốc độ tăng tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. +đối với các doanh nghiệp khác, tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền công,tiền lương phải trả cho người lao động được xác định theo phương pháp sau: + Nếu doanh nghiệp đã xây dựng được đơn giá tiền lương trên cơ sở định mức lao động và được duyệt thì tiền lương được tính vào chi phí hợp lý theo số thực chi nhưng không vượt quá đơn giá tiền lương và khối lượng công việc đã hoàn thành như đối với doanh nghiệp Nhà nước. + Nếu doanh nghiệp đã thực hiện chế độ hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể thì tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất lương được xác định theo hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể. - Không được tính vào chi phí tiền lương, tiền công các khoản chi phí sau: + tiền lương, tiền công của các sáng lập viên, các công ty mà họ không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. + tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Chi phí tiền ăn giữa ca của người lao động do giám đốc doanh nghiệp quyết định phù hợp với hiệu quả kinh doanh và mức khống chế của Nhà nước,ở nước ta hiện nay mức khống chế đó là không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước. Thứ tư, chi phí dịch vụ mua ngoài - Tiền điện, nước, điện thoại, giấy bút, mực, tiền thuê kiểm toán, mua bảo hiểm tài sản có chứng từ, hoá đơn. - Chi phí thuê sửa chữa lớn TSCĐ nhằm khôi phục năng lực của tài sản được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong năm. Nếu chỉ sửa chữa một lần quá lớn thì thực hiện phân phối cho năm sau. Đối với những TSCĐ đặc thù, việc sửa chữa có tính chu kỳ thì được tính trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở dự toán chi phí sửa chữa lớn của doanh nghiệp. Nếu có chênh lệch giữa trích trước với thực chi sẽ ghi tăng, giảm vào chi phí hợp lý tại thời điểm quyết toán. - Chi phí mua, sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại,… không thuộc TSCĐ được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh . - Tiền thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh theo số tiền thực trả căn cứ vào hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê TSCĐ một lần cho nhiều năm thì tiền mua được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo các năm thuê TSCĐ sử dụng. - Đối với nhà thầu, chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm cả chi phí trả cho nhà thầu. - Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì chi phí dịch vụ mua ngoài không có thuế GTGT. Thứ năm, chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ trừ phần kinh phí do Nhà nước hoặc cơ quan quản lý cấp trên hỗ trợ; chi sáng kiến cải tiến; chi bảo vệ môi trường; chi phí cho giáo dục, đào tạo. y tế trong nội bộ doanh nghiệp theo số thực chi nhưng không vượt quá 1,3 lần so với các khoản chi có định mức của Nhà nước. Đối với chi hỗ trợ giáo dục cho bên ngoài như: đóng góp vào quỹ khuyến học, giúp đỡ trường học sinh tàn tật,học sinh không nơi nương tựa,… tuỳ theo tình hình sửa chữa kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phải có chứng từ hợp pháp. Chi thương sáng kiến cải tiến với điều kiện mang lại hiệu quả kinh doanh và có cơ chế quản lý. Thứ sáu, chi bảo hiểm và bảo đảm xã hội như chi cho lao động nữ, chi bảo hộ lao động, bảo vệ cơ sở kinh doanh, trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định, mức trích nộp hình thành quỹ quản lý của cơ quan cấp trên. Thứ bẩy, chi trả tiền vay bao gồm: các khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác theo quy định. Các khoản chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế. Thứ tám, các khoản chi phí hợp lý khác chưa kể thuế, bao gồm: - Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán theo quy định. - Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động - Chi về tiêu thụ hàng hoá bao gồm: chi phí bảo quản, bao gói, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, bảo hiểm sản phẩm hàng hoá. - Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác tương tự phải có chứng từ gắn với kết quả kinh doanh, không vượt quá mức khống chế quy định. - Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại nước ta theo tỷ lệ giữa doanh thu thu được ở nước ta với doanh thu chung của công ty nước ngoài. - Các trường hợp khác, chi phí hợp lý chưa kể thuế được xây dựng theo số thực chi. Thứ chín, các khoản thuế, phí và lệ phí có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ( trừ thuế TNDN) , mà cơ sở kinh doanh phải chịu về nguyên tắc, phải tính và nộp ngân sách Nhà nước đều được đưa vào chi phí hợp lý. Nhưng ở nước ta hiện nay tất cả các khoản thuế mà cơ sở kinh doanh phải tính phải chịu nộp vào ngân sách Nhà nước đều đưa vào chi phí chỉ trừ thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ. Có nghĩa là, thuế GTGT phải nộp không được hạch toán vào chi phí kinh doanh hợp lý, thuế GTGT đầu vào không tính trong chi phí vật tư đầu vào và thuế GTGT đầu ra không tính trong doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. c / Không được tính vào chi phí hợp lý để xây dựng thu nhập chịu thuế các khoản chi phí sau: - Khoản trích trước và chi phí nhưng thực tế không chi hết. - Các khoản chi không có chứng từ, hoá dơn hoặc chứng từ không hợp pháp - Các khoản tiền phạt - Các khoản chi không liên quan tới doanh thu và thu nhập chịu thuế như chi đầu tư XDCB, chi ủng hộ, chi từ thiện trừ một số trường hợp được Chính phủ quy định - Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ như chi sự nghiệp, chi ốm đau, thai sản; chi trợ cấp khó khăn,… d / Các khoản thu nhập chịu thuế khác bao gồm: Chênh lệch về mua bán chứng khoán, thu nhập từ quyền sở hữu, sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản, thu về lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm; thu về chênh lệch do bán ngoại tệ; kết dư các năm các khoản trích trước không chi tiết; thu các khoản thu khó đòi đã được bù đắp bằng khoản nợ dự phòng nhưng sau đó lại đòi được; thu các khoản nợ phải trả không xây dựng được chủ nợ; các khoản thu nhập được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị sót,sau đó mới phát hiện; các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài chưa trừ bất kỳ một khoản thuế thu nhập nào đã nộp ở nước ngoài; thu về tiêu thụ đồ phế liệu, phế phẩm, quà biếu, quà tặng mà các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tặng cho doanh nghiệp,… Có một số khoản thu nhập do góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế, tuy không tính vào thu nhập chịu thuế nhưng phải tính vào lãi sau thuế để cộng dồn tính thuế thu nhập bổ sung (nếu có). B . Xác định thuế suất Theo văn bản về thuế TNDN ở nước ta hiện nay, thuế suất áp dụng đối với mọi cơ sở kinh doanh trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 32%. Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh là 25%. Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với các tổ chức cá nhân, trong nước và nước ngoài tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là 50%. Khai thác tài nguyên quý hiếm khác mức thuế suất có thể từ 32