Mô hình xác định giá sản phẩm trên cơ sở hoạt động hình thành một hệ thống gồm nhiều khái niệm đặc trưng, dưới đây là một số khái niệm cơ bản:
Nguồn lực: Là một yếu tố kinh tế được sử dụng để thực hiện các hoạt động. Con người, dụng cụ, thiết bị, nhà xưởng là những ví dụ về nguồn lực.
Hoạt động: Hoạt động là một sự kiện hoặc một nghiệp vụ gây ra sự phát sinh chi phí trong doanh nghiệp. Quá trình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp thực chất là sự hợp thành một cách có hệ thống, có tổ chức của nhiều hoạt động khác nhau.
Nguồn phát sinh chi phí: Nguồn phát sinh chi phí là một nhân tố, một khía cạnh của hoạt động có thể định lượng được và gây ra sự phát sinh chi phí. Một hoạt động có thể được xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chỉ những khía cạnh nào gây ra sự phát sinh chi phí và có thể định lượng được mới có thể được coi là nguồn phát sinh chi phí.
Trung tâm hoạt động: Trung tâm hoạt động được hiểu là một phần của quá trình sản xuất mà kế toán phải báo cáo một cách riêng biệt tình hình chi phí của các hoạt động thuộc trung tâm đó.
Chi phí ( theo cách thức phân bổ chi phí ):
Chi phí trực tiếp: là loại chi phí gắn liền với việc sản xuất từng loại sản phẩm, chúng có thể được tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm.
Chi phí gián tiếp: là loại chi phí phát sinh không có quan hệ mật thiết với việc sản xuất ra từng loại sản phẩm, mà chúng phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất chung của cả phân xưởng hoặc cả nhà máy. Do vậy những chi phí loại này phải được tính vào giá thành của từng loại sản phẩm một cách gián tiếp.
Giá thành:
Giá thành sản xuất: bao gồm các chi phí liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh ở phân xưởng sản xuất. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc ghi cho khách hang và là căn cứ để tính giá vốn hàng bán, lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất.
Giá thành toàn bộ: bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ còn được coi là giá thành đầy đủ bao gồm chi phí sản xuất và chi phí bán hang, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định lợi nhuận sản xuất và tiêu thụ từng loại sản phẩm trong doanh nghiệp. Khái niệm giá thành toàn bộ được sử dụng trong phương pháp ABC.
76 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp ABC (Activity based costing), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO PHƯƠNG PHÁP ABC ( ACTIVITY BASED COSTING )
1.1 Các khái niệm cơ bản của mô hình ABC:
Mô hình xác định giá sản phẩm trên cơ sở hoạt động hình thành một hệ thống gồm nhiều khái niệm đặc trưng, dưới đây là một số khái niệm cơ bản:
Nguồn lực: Là một yếu tố kinh tế được sử dụng để thực hiện các hoạt động. Con người, dụng cụ, thiết bị, nhà xưởng… là những ví dụ về nguồn lực.
Hoạt động: Hoạt động là một sự kiện hoặc một nghiệp vụ gây ra sự phát sinh chi phí trong doanh nghiệp. Quá trình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp thực chất là sự hợp thành một cách có hệ thống, có tổ chức của nhiều hoạt động khác nhau.
Nguồn phát sinh chi phí: Nguồn phát sinh chi phí là một nhân tố, một khía cạnh của hoạt động có thể định lượng được và gây ra sự phát sinh chi phí. Một hoạt động có thể được xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chỉ những khía cạnh nào gây ra sự phát sinh chi phí và có thể định lượng được mới có thể được coi là nguồn phát sinh chi phí.
Trung tâm hoạt động: Trung tâm hoạt động được hiểu là một phần của quá trình sản xuất mà kế toán phải báo cáo một cách riêng biệt tình hình chi phí của các hoạt động thuộc trung tâm đó.
Chi phí ( theo cách thức phân bổ chi phí ):
Chi phí trực tiếp: là loại chi phí gắn liền với việc sản xuất từng loại sản phẩm, chúng có thể được tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm.
Chi phí gián tiếp: là loại chi phí phát sinh không có quan hệ mật thiết với việc sản xuất ra từng loại sản phẩm, mà chúng phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất chung của cả phân xưởng hoặc cả nhà máy. Do vậy những chi phí loại này phải được tính vào giá thành của từng loại sản phẩm một cách gián tiếp.
Giá thành:
Giá thành sản xuất: bao gồm các chi phí liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh ở phân xưởng sản xuất. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc ghi cho khách hang và là căn cứ để tính giá vốn hàng bán, lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất.
Giá thành toàn bộ: bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ còn được coi là giá thành đầy đủ bao gồm chi phí sản xuất và chi phí bán hang, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó…Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định lợi nhuận sản xuất và tiêu thụ từng loại sản phẩm trong doanh nghiệp. Khái niệm giá thành toàn bộ được sử dụng trong phương pháp ABC.
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất
1.2 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp ABC
Hình 1: Hạch toán chi phí theo phương pháp ABC
1.2.1. Chi phí trực tiếp:
1.2.1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được tập hợp theo mã của từng sản phẩm, được tính trực tiếp vào giá của sản phẩm.
a, Sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên:
Tài khoản sử dụng:
621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bên Nợ:
- Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất
Bên Có:
- Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hoặc kết chuyển cho kỳ sau
- Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ vào giá thành sản phẩm
TK 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng sử dụng NVL và không có số dư cuối kỳ
152
621
133
111, 112, 131
154
(1)
(2)
(4)
(3)
Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp (kê khai thường xuyên)
Khi xuất kho nguyên vật liệu để sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm
Trường hợp mua nguyên vật liệu về không nhập kho mà giao ngay cho bộ phận sản xuất
Trường hợp nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
Cuối kỳ kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm
b. Sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ:
Tương tự phương pháp kê khai thường xuyên, nhưng tài khoản kết chuyển là 631
152
621
133
111, 112, 131
631
(1)
(2)
(4)
(3)
Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp (kiểm kê định kỳ)
(1) Khi xuất kho nguyên vật liệu để sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm
(2) Trường hợp mua nguyên vật liệu về không nhập kho mà giao ngay cho bộ phận sản xuất
(3) Trường hợp nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
(4) Cuối kỳ kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm
1.2.1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp sẽ được tập hợp vào tài khoản 622 và vào các trung tâm chi phí (VD: 622A- Chi phí cắt vải, 622B- Chi phí may, 622C-Chi phí ủi…)
Về nguyên tắc hạch toán vào TK 622
Bên Nợ:
- Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện công việc dịch vụ.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm
Sơ đồ hạch toán
334
(1)
3382, 3383, 3384
(2)
(4)
335
(3)
622
154
Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất trong kỳ hạch toán
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Trích tiền lương nghỉ phép thường niên của công nhân sản xuất (do sản xuất mang tính thời vụ) và các khoản tiền lương trích trước khác (ngừng sản xuất theo thời vụ)
Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào các khoản tính giá thành theo từng đối tượng
1.2.2. Chi phí gián tiếp :
Mô hình ABC đòi hỏi quá trình phân bổ CPSX gián tiếp cho từng loại sản phẩm, dịch vụ được tiến hành theo hai giai đoạn phân biệt:
Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất gián tiếp vào các bộ phận và hoạt động. Trong giai đoạn này, trước hết CPSX gián tiếp cũng được tập hợp theo các trung tâm chi phí là các bộ phận tương tự như mô hình sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất và mô hình phân bổ CPSX theo bộ phận.
Trong giai đoạn này ngoài việc tập hợp, hạch toán chi phí chi tiết tới từng tài khoản thông thường, nếu xác định được các chi phí đang tập hợp sử dụng cho đối tượng chịu chi phí nào hay thuộc hoạt động nào thì tập hợp trực tiếp vào đối tượng chịu phí hay hoạt động đó. Ví dụ, cước phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu ngoài việc tập hợp, hạch toán vào khoản mục chi phí bán hàng nếu xác định cước vận chuyển này phục vụ cho đối tượng chịu phí nào (khách hàng, sản phẩm, kênh phân phối…) thì tập hợp trực tiếp vào đối tượng chịu phí đó mà không cần phải qua giai đoạn phân bổ.
Cụ thể:
a, Chi phí quản lý doanh nghiệp: Được tập hợp và hạch toán chi tiết theo tài khoản 641 và các trung tâm chi phí (VD: A001-Chi phí quản lý phòng nhân sự, A002- Chi phí quản lý phòng kế toán, A003-Chi phí quản lý phòng vi tính…)
b, Chi phí bán hàng: Được tập hợp và hạch toán chi tiết theo tài khoản 642 và các trung tâm chi phí (VD: B001-Chi phí vận chuyển, B002-Chi phí khuyến mãi, B003-Chi phí quảng cáo…)
c, Chi phí sản xuất chung: Được tập hợp và hạch toán chi tiết theo tài khoản 627 và các trung tâm chi phí ( C001-Công tác chuẩn bị, C002-Quá trình nhập nguyên vật liệu trước khi tiến hành sản xuất, C003- Quá trình sản xuất, C004-Quá trình xuất thành phẩm…)
Bước 2: Phân phối chi phí cho từng loại sản phẩm, dịch vụ. Ở giai đoạn này, chi phí đã được tập hợp theo các hoạt động sẽ tiếp tục được phân phối cho từng sản phẩm, dịch vụ.
Hình 2: Mô hình phân bổ chi phí sản xuất trên cơ sở hoạt động
Để phân bổ chi phí hoạt động tới các đối tượng chịu phí trong giai đoạn này, đòi hỏi phải thực hiện tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động
Có rất nhiều yếu tố tác động tới việc lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp, trước hết, nó phải diễn giải được mối quan hệ giữa các hoạt động và đối tượng chịu phí, nó phải được đo lường và tính toán dễ dàng và cuối cùng là việc cân nhắc chi phí của việc đo lường – phải có sự kết hợp tốt nhất giữa mục tiêu chính xác với chi phí cho việc đo lường.
Tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động gồm 3 loại:
Tiêu thức phân bổ dựa trên số lần thực hiện: Các tiêu thức phân bổ như số lần chuẩn bị máy, số lượng đơn đặt hàng, mua hàng được thực hiện, số lần kiểm định được thực hiện,…là những tiêu thức phân bổ có thể đếm được khi một hoạt động được thực hiện. Đây là một loại tiêu thức phân bổ ít tốn kém nhưng dường như nó lại kém phần chính xác bỡi lẽ tiêu thức này thừa nhận rằng chi phí nguồn lực tốn kém sẽ giống nhau cho mỗi hoạt động được thực hiện.
Ví dụ khi phân bổ chi phí chuẩn bị máy căn cứ vào tiêu thức phân bổ là số lần sử dụng máy, điều đó thừa nhận rằng tất cả các lần chuẩn bị máy đều tốn cùng một lượng thời gian như nhau.
Trong một số trường hợp số lượng các nguồn lực được sử dụng để thực hiện từng hoạt động là khác nhau đáng kể, và các hoạt động này cũng được sử dụng khác nhau đáng kể giữa các sản phẩm, khi đó cần phải sử dụng tiêu thức khác chính xác hơn và tốn kém hơn.
Tiêu thức phân bổ theo lượng thời gian thực hiện: Tiêu thức phân bổ này liên quan đến số lượng thời gian được yêu cầu để thực hiện một hoạt động. Tiêu thức này được sử dụng khi có sự khác nhau đáng kể về số lượng thời gian giữa các hoạt động được thực hiện cho các đối tượng chi phí. Ví dụ, những sản phẩm đơn giản thì việc chuẩn bị máy chỉ mất khoảng 10 đến 15 phút.Ngược lại, đối với các sản phẩm phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao thì để chuẩn bị máy phải mất đến 2 giờ. Việc sử dụng tiêu thức phân bổ theo số lần thực hiện, như là số lần chuẩn bị máy sẽ làm cho các sản phẩm đơn giản phải gánh chịu chi phí chuẩn bị máy nhiều hơn thực tế (overcost), và ngược lại, các sản phẩm phức tạp sẽ gánh chịu chi phí này ít hơn thực tế (undercost). Để tránh sự sai lệch này, người thiết kế hệ thống ABC phải sử dụng tiêu thức phân bổ theo lượng thời gian thực hiện, như là số giờ chuẩn bị máy để phân bổ chi phí chuẩn bị máy đến từng sản phẩm, nhưng điều này sẽ làm tăng thêm chi phí đo lường.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, tiêu thức phân bổ theo thời gian thực hiện cũng không chính xác, lúc này có thể sử dụng tiêu thức phân bổ theo mức độ thực hiện
- Tiêu thức phân bổ theo mức độ thực hiện: Đây là tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động chính xác nhất nhưng cũng tốn kém nhất. Trong cùng ột ví dụ trên về việc chuẩn bị máy, một số trường hợp các sản phẩn phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao thì đôi lúc đòi hỏi sự chuẩn bị một cách đặc biệt trước khi máy vận hành, đòi hỏi về chất lượng kiểm soát của người chuẩn bị máy, cũng như thiết bị kiểm tra chuyên dùng mỗi khi trình trạng hoạt động của máy được thiết lập. Một tiêu thức phân bổ theo lượng thời gian thực hiện (theo số thời gian cần để chuẩn bị máy) thừa nhận rằng tất cả các giờ chuẩn bị máy đều tốn chi phí như nhau, nhưng nó chưa phản ánh thêm về chất lượng, kỹ năng con người, hay các loại thiết bị đắt tiền được dùng trong một số công việc loại chuẩn bị máy mà các công việc chuẩn bị máy khác thì không cần đến thiết bị này. Trong trường hợp này, chi phí hoạt động phải được tính trực tiếp vào sản phẩm dựa trên yêu cầu công việc và phải theo dõi, tập hợp các chi phí hoạt động phát sinh riêng cho sản phẩm đó.
1.3. Kỹ thuật vận dụng mô hình ABC:
Việc vận dụng mô hình ABC phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể về công tác tổ chức quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, năng lực quản lý của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể khái quát quá trình vận dụng mô hình này thành 4 bước cơ bản sau:
Xác định các hoạt động chính:
Hoạt động chính bao gồm sự kết hợp của nhiều công việc và được mô tả bởi hành động liên kết với đối tượng chịu phí. Những hoạt động điển hình như: lên kế hoạch sản xuất, lắp đặt máy, mua vật tư, kiểm tra chất lượng vật tư…Các hoạt động này được xác định
Bước 1: Phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động: Quá trình vận dụng mô hình ABC bắt đầu bằng việc phân tích quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Đó là việc phân tích một cách có hệ thống các hoạt động hợp thành quá trình sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ. Thông qua việc phân tích, KTQT nhận diện được các hoạt động tiêu hao nguồn lực, gây ra sự phát sinh CPSXC. Thông thường, các hoạt động gây ra sự phát sinh CPSXC bao gồm: hoạt động sử dụng nhân công quản lý sản xuất, hoạt động sử dụng máy móc, hoạt động tiêu thụ năng lượng, động lực, hoạt động giám sát, kiểm tra chất lượng… Việc phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động là rất quan trọng, nó là bước cơ sở để KTQT xác định trung tâm hoạt động, trung tâm chi phí ở các bước tiếp theo.
Bước 2: Xác định các trung tâm hoạt động: sau khi đã nhận diện được các hoạt động tiêu hao nguồn lực, KTQT phải xác định các trung tâm hoạt động. Về lý thuyết, mỗi hoạt động đều có thể được tập hợp trong một trung tâm. Tuy nhiên, do quá trình sản xuất được phân tích thành rất nhiều hoạt động khác nhau, nên để giảm bớt khối lượng công việc kế toán, một trung tâm hoạt động sẽ có thể bao gồm một số hoạt động có cùng bản chất xét ở khía cạnh gây ra sự phát sinh chi phí. Chẳng hạn, trung tâm “hoạt động kiểm tra sản phẩm” có thể bao gồm các hoạt động cụ thể như: kiểm tra các thông số kỹ thuật, chạy thử, kiểm tra công tác đóng gói, bảo quản sản phẩm…
Bước 3: Tập hợp chi phí cho các bộ phận và quy nạp chi phí cho các hoạt động (trung tâm hoạt động): Chi phí sản xuất chung phát sinh trước hết sẽ được tập hợp cho các bộ phận như: các phân xưởng sản xuất, đội sản xuất,… Tiếp đó, chi phí sẽ được quy nạp cho các hoạt động (hoặc trung tâm hoạt động) đã được xác định ở hai bước trên. Nếu một bộ phận chỉ bao gồm một hoạt động (trung tâm hoạt động) khác nhau thì chi phí sản xuất chung của các bộ phận này được quy nạp cho từng hoạt động theo cách quy nạp trực tiếp cho hoạt động (trung tâm hoạt động) đó. Nếu mỗi bộ phận bao gồm nhiều hoạt động (trung tâm hoạt động) khác nhau thì chi phí sản xuất chung của các bộ phận này được quy nạp cho từng hoạt động theo cách quy nạp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp.
Bước 4: Xác định nguồn phát sinh chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm: Để lựa chọn một khía cạnh, nhân tố nào đó của hoạt động làm nguồn phát sinh chi phí cho từng trung tâm hoạt động, làm cơ sở để tiến hành phân phối chi phí cho từng loại sản phẩm phải đồng thời cân nhắc hai nhân tố sau đây:
- Kế toán quản trị phải có dữ liệu phong phú về nguồn phát sinh chi phí định lựa chọn, chẳng hạn muốn chọn số lượng sản phẩm được kiểm tra là nguồn phát sinh chi phí của trung tâm “hoạt động kiểm tra sản phẩm” thì KTQT phải có dữ liệu về số lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm đã thực hiện kiểm tra trong kỳ. - Nguồn phát sinh chi phí phải phản ánh được mức độ tiêu dùng các hoạt động của từng loại sản phẩm. Chẳng hạn, nếu sự vận động của chi phí phù hợp với số lượng sản phẩm được kiểm tra thì nguồn phát sinh chi phí có thể được xác định là số lượng sản phẩm.
- Thu thập thông tin là một công việc rất cần thiết để có thể đạt được sự chính xác của các chi phí sản phẩm cuối cùng. Một phần quan trọng của dữ liệu yêu cầu là những tỉ lệ cần thiết trong mỗi giai đoạn của một hệ thống ABC. Mỗi hoạt động sử dụng một phần của từng nhóm chi phí. Tương tự như vậy, mỗi sản phẩm sẽ sử dụng đến một phần của mỗi hoạt động. Như đã đề cập từ trước, mỗi tỉ lệ thường thể hiện cho một phần của tổng thể chi phí hay hoạt động. Có rất nhiều cách để có thể thu được những tỉ lệ này và từng phương pháp cụ thể sẽ tác động đến độ chính xác mong muốn. Ba phương pháp có mức độ chính xác về dữ liệu có thể được sử dụng trong việc ước lượng những tỉ lệ này theo thứ tự là ước đoán, đánh giá hệ thống, và thu thập dữ liệu thực tế.
Ước đoán
Trong trường hợp khi mà không thể có được những số liệu thực tế hoặc những việc thu thập số liệu khá tốn kém, thì có thể ước đoán để tính ra các tỉ lệ. Việc ước đoán có thể được hợp tác thực hiện bởi bộ phận quản lý, bộ phận tài chính, và những nhân viên điều hành có liên hệ trực tiếp đến trung tâm tính chi phí. Nhóm này có thể đưa ra được những ước đoán về tỉ lệ chi phí phân bổ trong cả hai giai đoạn của phương pháp ABC. Mức độ chính xác dựa vào sự kết hợp của những người trong nhóm, và những kiến thức của họ về trung tâm chi phí.
Đánh giá hệ thống
Một phương pháp khoa học hơn để thu được những tỉ lệ này cho việc tính toán chi phí là việc sử dụng kỹ thuật hệ thống như áp dụng quá trình phân tích thứ bậc (AHP- Analytic Hierarchical Process). AHP là một công cụ thích hợp nhằm đưa những ý kiến cá nhân chủ quan thành những thông tin thể hiện khách quan hơn về các tỉ lệ. Ví dụ, giả sử doanh nghiệp cần phân bổ chi phí xăng dầu giữa ba hoạt động chạy máy, giao hàng, và bảo trì. Thông qua việc đặt câu hỏi cho những bộ phận tiêu thụ nguồn lực này và yêu cầu họ đánh giá về tỉ lệ phần trăm chi phí xăng dầu trong một thời đoạn nhất định, AHP có thể đưa ra được phần trăm của chi phí này và phân bổ chúng đến từng hoạt động thích hợp.
AHP cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn hai đó là phân bổ chi phí từ các hoạt động đến từng sản phẩm. Trong bước này, điều quan trọng là phải xác định được một tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp để đạt được mức độ chính xác mong muốn.
Ví dụ, giả sử doanh nghiệp mong muốn ấn định chi phí bán hàng đến từng sản phẩm. Một phương pháp đó là ước lượng mức độ hoạt động bán hàng cần thiết đối với từng sản phẩm. Giả sử doanh nghiệp sản xuất năm sản phẩm. Sản phẩm A là sản phẩm đã có tiếng, những nỗ lực về hoạt động bán hàng là tương đối thấp, trong khi sản phẩm B, C, và D đang trong giai đoạn giữa của dòng đời sản phẩm và sản phẩm E, là một sản phẩm mới, tiêu tốn rất nhiều thời gian và nỗ lực hơn cho việc bán hàng. Thay vì phân bổ đồng đều chi phí bán hàng cho từng sản phẩm, AHP có thễ đưa ra một ước lượng cho phép công ty tính chi phí đến từng sản phẩm một cách chính xác hơn.
Bước tiếp theo là doanh nghiệp cần phải xác định những tiêu thức thể hiện mối quan hệ về chi phí giữa các hoạt động và sản phẩm. Trong ví dụ cụ thể này, khu vực bán hàng và thời gian sử dụng để thương thảo với khách hàng về từng sản phẩm có thể được xem là các tiêu thức liên hệ. Sau đó, chi phí bán hàng được xếp hạng giữa các sản phẩm theo khoảng cách cần thiết giao hàng. Việc xếp hạng tiếp theo giữa các sản phẩm được thiết lập theo tỉ lệ thời gian cho từng khách hàng. Cuối cùng, những cách xếp hạng chủ quan về hoạt động bán hàng được kết hợp lại để tính ra tỉ lệ phân bổ chi phí bán hàng giữa năm loại sản phẩm.
Thu thập dữ liệu thực tế:
Phương pháp chính xác nhất và tốn nhiều chi phí nhất để tính toán được tỉ lệ cần thiết đó là thu thập những dữ liệu thực tế. Trong hầu hết các trường hợp, người ta phải tổ chức một bộ máy thu thập, ghi nhận dữ liệu thực tế và có thể đòi hỏi các thiết bị hỗ trợ cho việc thu thập thông tin. Hơn nữa, việc thu thập dữ liệu phải đúng thời điểm và điều tra viên yêu cầu phải có kinh nghiệm. Kết quả thường được phân tích bằng những công cụ thống kê.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KHÁNH QUỲNH
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KHÁNH QUỲNH
2.1 Khái quát về công ty TNHH KHÁNH QUỲNH:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty TNHH SX TM&DV Khánh Quỳnh được hình thành từ một phân xưởng may. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là hàng may mặc phục vụ thị trường nội địa. Kể từ khi nhà nước thực hiện chính sách kinh tế mở vào năm 1985, đời sống kinh tế cả nước ngày càng ổn định và phát triển. Do đó cũng như các ngành nghề khác nhu cầu may mặc ngày càng đòi hỏi phải có sự nâng cao về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Với năng lực còn hạn chế, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, công ty không thể đáp ứng nhu cầu thị trường.
Năm 2003, xưởng may Khánh Quỳnh được chuyển thành Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Thương Mại và Dịch Vụ Khánh Quỳnh
Công ty trách nhiệm hữu hạn Khánh Quỳnh được chuyển từ một xưởng may sang công ty TNHH cho nên hình thức pháp lý của công ty được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Tên công ty: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại và Dịch Vụ Khánh Quỳnh.
ĐT: 08.8625427
Fax: 2648874
Địa chỉ: Số16A Lê Hồng Phong, F12, Q10, TP.HCM.
Vốn pháp định: 5.180.431.108 đồng.
Mặt hàng kinh doanh
Mặt hàng sản xuất: hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất và may gia công hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Về nhập khẩu: công ty chỉ nhập nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị để