Đề tài Hiện tượng bong bóng và sụp đổ trên thị trường chứng khoán

- Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Ở đây chứng khoán bao gồm các loại cổ phiếu, trái phiếu, bao gồm cả chứng khoán niêm yết công khai trên sàn giao dịch chứng khoán và chứng khoán giao dịch không công khai.

doc16 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiện tượng bong bóng và sụp đổ trên thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG BONG BÓNG VÀ SỤP ĐỔ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NỘI DUNG I. Khái quát: Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là gì? Các loại TTCK Chức năng của TTCK Hiện tượng bong bóng Hiện tượng bong bóng là gì? Nguyên nhân hình thành bong bóng kinh tế Hiện tượng bong bóng xảy ra như thế nào? Ảnh hưởng Biện pháp nhằm hạn chế bong bóng kinh tế Sụp đổ trên thị trường chứng khoán Diễn biến Hậu quả của bong bóng chứng khoán Nguyên nhân gây ra bong bóng chứng khoán II. Vụ sụp đổ chứng khoán năm 1987 Tình hình chung Bong bóng hình thành & vỡ như thế nào? Ảnh hưởng Bài học kinh nghiệm III. Liên hệ Việt Nam Bong bóng chứng khoán lần đầu tiên bị nổ năm 2008 Một số điều đáng lưu ý đối với thị trường chứng khoán Việt Nam Bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam sau các vụ nổ bong bóng I. Khái quát: Thị trường chứng khoán a. Thị trường chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Ở đây chứng khoán bao gồm các loại cổ phiếu, trái phiếu,… bao gồm cả chứng khoán niêm yết công khai trên sàn giao dịch chứng khoán và chứng khoán giao dịch không công khai. Tham gia TTCK là các nhà phát hành chứng khoán, các nhà đầu tư, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán. b. Các loại TTCK: Đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung. TTCK tập trung: Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất.Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán ( Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. TTCK phi tập trung -, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Một tên gọi khác của TTCK phi tập trung là thị trường OTC (over the counter). Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận. c. Chức năng của TTCK Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế Hiện tượng bong bóng Hiện tượng bong bóng là gì? Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong bóng thị trường", "bong bóng tài chính"…) là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến, vượt quá giá trị thực đến một mức giá vô lý hoặc không bền vững. Hiện tượng bong bóng gắn liền với thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản Nguyên nhân hình thành bong bóng kinh tế Xét trên khía cạnh tâm lý đầu tư, bong bóng là một sự mất cân bằng trong cách mỗi người nhìn nhận cơ hội đầu tư . Họ cố gắng theo đuổi giá của tài sản thay vì dựa trên giá trị thực của tài sản đó. Điều này cũng có thể được gọi là tâm lý đầu cơ. Hiện tượng bong bóng hình thành khi nhu cầu của nhà đầu tư với một loại tài sản lên quá cao, từ đó làm cho giá giao dịch vượt xa mọi mức được coi là chính xác và hợp lý. Giống như một bong bóng xà phòng , bong bóng hình thành và tạo cho người ta cảm giác nó sẽ tồn tại mãi mãi. Nhưng bản chất những bong bóng xà phòng không được cấu tạo từ một vật liệu có thực, vỡ là kết quả tất yếu. Khi sự "vỡ" xảy ra, tiền đầu tư theo ảo giác bong bóng đó cũng sẽ mất đi. Một số chuyên gia nghĩ rằng bong bóng có liên quan đến lạm phát và do đó tin rằng những yếu tố gây lạm phát cũng có thể là yếu tố gây ra “bong bóng”. Điểm chung chính là sự tăng lên của giá cả trong khi sức mua của đồng tiền giảm Hiện tượng bong bóng xảy ra như thế nào? Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở. Thị trường tài chính là nơi bất ổn nhất. Tại đó, các mức giá cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ phụ thuộc vào người mua và người bán mà đa số họ thường hành động theo cảm tính chứ không bằng những tính toán lôgic. Các nhà đầu tư luôn chịu tác động lẫn nhau và có xu hướng dịch chuyển theo số đông. Do vậy càng khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn nữa. Những sự đầu cơ này làm cho giá bị đẩy lên cao. Theo sau việc giá bị đẩy lên cao là một cú giảm giá đột ngột, được gọi là sự sụp đổ của thị trường hay "bong bóng vỡ". Ảnh hưởng: Đối với giá cả: Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao giờ cũng biến động vô cùng thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dự đoán được nếu chỉ căn cứ vào cung, cầu trên thị trường. Đối với thói quen tiêu dùng: Một đặc trưng quan trọng của bong bóng kinh tế là ảnh hưởng của nó đến thói quen tiêu dùng. Những người tham gia vào thị trường trong đó các tài sản được định giá quá cao có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, vì họ có cảm giác là họ giàu hơn. Đến lúc bong bóng vỡ, những người nắm giữ những tài sản bị định giá quá cao này lại bắt đầu có cảm giác nghèo đi, đồng thời từ bỏ thói quen tiêu dùng tùy tiện của mình, gây cản trở đến tăng trưởng kinh tế, và tệ hơn, làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế. Đối với toàn bộ nền kinh tế: Các nhà kinh tế học nhìn nhận bong bóng kinh tế như một hiện tượng gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế, bởi vì các nguồn lực được phân bổ vào những mục đích không tối ưu. Thêm vào đó, khi bong bóng nổ, nó có thể gây thiệt hại một khối lượng của cải khổng lồ đồng thời kèm theo một giai đoạn bất ổn kinh tế kéo dài. Hậu quả của bong bóng kinh tế không chỉ tàn phá nền kinh tế của một quốc gia, mà ảnh hưởng của nó có thể còn lan ra ngoài biên giới. Gây nên tình trạng lạm phát cao, tình trạng tăng giá hàng hóa, tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư. Điểm lại lịch sử kinh tế thế giới có thể kể ra rất nhiều bong bóng kinh điển như: Vụ đầu cơ hoa Tulip (1637) Vụ công ty South Sea Company (1720) Cuộc Đại Suy Thoái (1929-1933) Bong bóng kinh tế Nhật (thập niên 1980) Bong bóng dotcom (1995 - 2000) Bong bóng Poseidon (1970) Và đặc biệt là vào “Ngày thứ hai đen tối” năm 1987 tại Mỹ - đã xảy ra một "cuộc di cư tập thể" ra khỏi thị trường cổ phiếu sau khi “bong bóng vỡ”. khủng hoảng lan truyền và thị trường các quốc gia khác trên thế giới cũng sụp đổ theo cùng một kịch bản Biện pháp nhằm hạn chế bong bóng kinh tế: Một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Ngân hàng Trung ương là phải để mắt đến sự tăng giá bất thường để nhanh chóng tiến hành những biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ quá mạnh đối với các tài sản tài chính: Tăng cung là biện pháp giảm nóng thị trường một cách hữu hiệu. Nâng cao nhận thức của những người tham gia, cảnh báo họ về những nguy cơ tiềm ẩn. Hạn chế cho vay tín dụng đối với thị trường bất động sản. Sửa đổi, bổ sung pháp lệnh về thuế nhà đất, xem xét thêm về thuế chuyển quyền sử dụng đất cùng lệ phí trước bạ, xác định hạn mức đất ở tính thuế Đôn đốc các dự án phát triển bất động sản, thực hiện tốt pháp luật về bất động sản... Kiểm soát về đất ở để kìm hãm giá nhà nhằm ngăn chặn bong bóng bất động sản. Nâng mức dự trữ tối thiểu bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại  nhằm kiềm chế việc gia tăng hoạt động cho vay. Giám sát việc dùng đòn bẩy tài chính (dùng vốn vay) một cách chặt chẽ... Nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Sử dụng ngân sách cứu thị trường chứng khoán... Đòi hỏi các công ty được niêm yết và các nhà môi giới chứng khoán phải cung cấp thông tin trung thực, tránh xung đột lợi ích hay biểu hiện của xung đột lợi ích. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của các sở giao dịch chứng khoán vững chắc là những lựa chọn khả dĩ để hạn chế bong bóng kinh tế. 3. Sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán (hay còn gọi là Bong bóng chứng khoán) Sụp đổ là hiện tượng suy giảm nhanh và lớn của tổng giá trị toàn thị trường, thông thường là gắn với sự "vỡ" của một bong bóng. Khi điều này xảy ra trên thị trường chứng khoán người ta gọi đó là "bong bóng chứng khoán". .Bong bóng chứng khoán là 1 thuật ngữ chỉ sự tăng giá của cổ phiếu trong một ngành công nghiệp cụ thể. Là một học thuyết mô tả hiện tượng giá chứng khoán vượt quá giá trị chính xác của chúng và cứ tiếp tục tăng như vậy cho đến khi giá đột ngột rơi tự do và bong bóng vỡ. Bong bóng chứng khoán xảy ra như thế nào? Bong bóng xảy ra khi các nhà đầu cơ nhận thấy sự tăng nhanh chóng về giá trị cổ phiếu và sau đó quyết định mua nhiều cổ phiếu hơn. Một phần là do sự lạc quan thái quá của các nhà đầu tư về sự tiếp tục tăng giá của cổ phiếu nên dẫn đến việc mua cổ phiếu một cách ồ ạt. Cổ phiếu của các công ty trở nên cao giá, tạo ra sự khác biệt ngày càng lớn giữa giá cổ phiếu và giá trị thực của cổ phiếu. Giống như một bong bóng xà phòng mà trẻ con thường thích thổi, bong bóng đầu tư hình thành và tạo cho người ta cảm giác nó sẽ tồn tại mãi mãi. Nhưng bản chất những bong bóng xà phòng không được cấu tạo từ một vật liệu có thực, vỡ là kết quả tất yếu. Khi bong bóng vỡ, giá cổ phiếu sẽ giảm nhanh chóng và đáng kể. Tất yếu, tiền đầu tư theo ảo giác bong bóng đó cũng sẽ bay theo gió. Sẽ có rất nhiều nhà đầu tư cố gắng bán hết cổ phiếu để rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán, những hành động này xảy ra cùng một lúc, tạo ra những làn sóng bán ồ ạt trong khi không có, hoặc có rất ít nhu cầu mua vào, kết quả là thua lỗ trầm trọng. Hành động bán một cách hoảng loạn là biểu hiện chung của thị trường sau tiếng vỡ của bong bóng, ai cũng muốn bán đi, đẩy loại cổ phiếu đang giảm giá từng giây mà mình nắm giữ cho người khác, nhưng liệu có ai định mua trong tình cảnh đó? Kết quả tiếp theo của tình trạng bán một cách điên cuồng này là thị trường đi xuống rất nhanh, xét trên mọi khía cạnh, dẫn đến suy sụp và tác động trở lại đến tất cả mọi người. Thông thường, sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ là một giai đoạn suy thoái kinh tế. Nguyên nhân gây ra bong bóng chứng khoán: Về cơ bản thì những nguyên nhân gồm: Lượng tiền đổ vào chứng khoán nhiều trong khi số lượng chứng khoán còn ít, một số những nguồn đầu tư đó là do: Ngân hàng tham gia đầu cơ chứng khoán: Bằng hoạt động đầu tư chứng khoán Ngân hàng thương mại là nơi tập trung phần lớn nguồn vốn của xã hội, bằng các nghiệp vụ huy động nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức, các ngân hàng sẽ sử dụng vốn này để phân bổ tới những đối tượng cần vốn hoặc tự mình đầu tư. Với một hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán siêu lợi nhuận, năm 2006 và năm 2007 lượng vốn do các ngân hàng đổ vào để kinh doanh chứng khoán khá lớn, đó là chưa kể ngân hàng cũng đẩy mạnh hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán. Như vậy ngành ngân hàng đã góp phần tạo nên một luồng tiền lớn đổ vào chứng khoán của mình. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều: Năm 2006, 2007 là năm Việt Nam được đánh dấu sự kiện được vào WTO, nguồn vốn kiều hối và vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt nam tăng đột biến, với các nhà đầu tư nước ngoài và Việt kiều thì các thị trường mới nổi thường khá hấp dẫn đối với họ và là cơ hội kiếm tiền của họ khi mà tốc độ tăng giá nhanh và nhà đầu tư trong nước còn chưa thực sự chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ngay cả nhà đầu tư nước ngoài và Việt kiều khi đầu tư họ vẫn chưa thực sự hiểu biết hết về thị trường và doanh nghiệp Việt Nam, họ cũng vẫn có những sự đầu tư theo phong trào, cảm tính hoặc thông tin mà họ nắm được, phân tích chưa thực sự chính xác. Chúng ta cũng thấy rất nhiều tổ chức, quỹ đầu tư nước ngoài có những nhận xét đánh giá rất trái ngược nhau về thị trường chứng khoán Việt Nam. Các tổng công ty, doanh nghiệp quốc doanh lớn nhà nước đầu tư trái ngành trái nghề: Các tổng công ty, doanh nghiệp quốc doanh lớn được thành lập để hoạt động trong một ngành nghề nhất định mà họ có thế mạnh, họ có lợi thế được cấp vốn và nắm một lượng vốn lớn của xã hội, cùng với cơ chế cho phép các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước lớn này được phép đầu tư đa ngành, đa nghề thì với với sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán, nhiều tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã bỏ một phần vốn của mình vào đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán, do vậy lượng tiền chảy vào chứng khoán khá nhiều. Kiểm tra giám sát từ phía các cơ quan quản lý còn chưa chặt chẽ, cụ thể: Thiếu công cụ để giám sát: Chúng ta chứng kiến nhiều vi phạm của các nhà đầu tư, nhiều vi phạm của các công ty chứng khoán mà báo giới đã nêu, như hiện tượng bán khống cổ phiếu, hiện tượng T+, hiện tượng thiếu tiền, thiếu cổ phiếu của các công ty chứng khóan tại trung tâm lưu ký, hay công ty chứng khoán tự động bán chứng khoán của khách hàng mà không được sự đồng ý… Ủy ban chứng khoán vẫn thiếu người, thiếu công cụ để kiểm tra giám sát những vi phạm, đồng thời ngay cả việc nắm thông tin về đòn bẩy mà khách hàng sử dụng, nguồn vốn từ các luồng nào đầu tư vào chứng khoán cũng là một khó khăn. Với Ủy ban chứng khoán, thiếu công cụ kiểm tra, giám sát nên cũng khó đưa ra được giải pháp để khắc phục. Thiếu quyền lực để can thiệp: Đây là lỗi mang tính cơ chế, Ủy ban chứng khoán cũng có nhiều lần nêu những khó khăn của mình khi mà họ là người giám sát và kiểm tra thị trường chứng khoán thường xuyên, nhưng khi có quyết định can thiệp vào thị trường thì lại phải thông qua cấp trên là Bộ tài chính, thị trường chứng khoán biến động nhanh, nhiều khi cần những phản ứng tức thời, với cơ chế như vậy nhiều quyết định sẽ bị chậm trễ. Lương thưởng lãnh đạo tài chính cao nhưng trách nhiệm với hậu quả thấp: Đã có thời kỳ các lãnh đạo các công ty chứng khoán, các ngân hàng thích thưởng cổ phiếu hơn tiền mặt, thưởng càng nhiều cổ phiếu càng tốt, hoạt động tự doanh được các công ty chứng khoán chú trọng hơn là môi giới và làm dịch vụ, các lãnh đạo mong muốn các hoạt động làm tăng giá cổ phiếu mà mình đang nắm giữ, lương thưởng cao dựa trên lợi nhuận công ty đạt được cũng dễ dẫn tới những hoạt động đầu cơ mạo hiểm và trong khi đó khi hậu quả thua lỗ xảy ra đối với cơ quan thì cùng lắm là lãnh đạo bị buộc thôi việc Thông tin không rõ ràng, minh bạch Các thông tin của các doanh nghiệp niêm yết không rõ ràng, minh bạch cũng là một trong những lý do tạo nên các cơn sốt ảo về chứng khoán, có hiện tượng câu kết giữa nội bộ lãnh đạo của doanh nghiệp niêm yết với các “đội làm giá” để phối hợp tung tin, làm giá cổ phiếu doanh nghiệp theo kế hoạch, hoạt động này cũng chưa có các giải pháp để kiểm soát và hạn chế. Nhiều nhà đầu tư không chuyên nghiệp, thiếu hiểu biết: Nguyên nhân cuối cùng là các nhà đầu tư không hiểu biết khi ra quyết định đầu tư: Không dựa vào phân tích cơ bản, ít dựa vào phân tích kỹ thuật, mua bán theo tư vấn và “ xui bảo “ của người khác, nên họ rất dễ mất bình tĩnh khi thị trường xuống hoặc chủ quan khi thị trường tăng điểm. Chính những nhà đầu tư này thường là người thiệt hại nhiều nhất trên thị trường chứng khoán. Điển hình là việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao: Năm 2009, các nhà đầu tư Việt Nam đã học được bài học về “ sử dụng đòn bẩy”, thuật ngữ “ cháy tài khoản” được nhắc tới khá thường xuyên khi mà các công ty chứng khoán đã thực hiện các chính sách về tỷ lệ đòn bẩy cao để thu hút, lôi kéo khách hàng, có nhiều khách hàng đã sử dụng đòn bẩy cao gấp bốn, năm lần số tiền hiện có, việc sử dụng đòn bẩy làm cho thị trường tăng giá bong bóng khi mà phần lớn các nhà đầu tư đều sử dụng đòn bẩy, đến lúc thị trường đảo chiều thì các hoạt động cắt lỗ, xử lý tài khoản của các nhà đầu tư làm cho thị trường giảm điểm sâu và nhanh hơn rất nhiều so với việc dùng tiền túi của họ. II. Vụ sụp đổ chứng khoán năm 1987: Trong lịch sử, thị trường chứng khoán ở Mỹ đã có hai lần sụp đổ, lần đầu vào năm 1929 và lần sau vào năm 1987. Như đã nói ở trên, sụp đổ chứng khoán xảy ra khi vì lý do gì đó người ta bán chứng khoán ra với một số lượng lớn trong một thời gian rất ngắn khiến cho môi giới mua bán (MGMB) không thể mua vào được nữa vì đã xuất hết vốn. Về tính chất, đổ vỡ của TTCK cũng giống như khi dân chúng đổ xô đến ngân hàng rút tiền ra, khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán. Vụ sụp đổ chứng khoán năm 1987 ở Mỹ là một điển hình cho hiện tượng này. Tình hình chung của nước Mỹ vào thời điểm xuất hiện bong bóng: Vào năm 1986, nước Mỹ không còn giữ được tốc độ hồi phục kinh tế nhanh chóng và sớm rơi vào suy giảm. Năm 1987, thị trường chứng khoán Mỹ đạt những bước tiến nhảy vọt: đạt đỉnh đểm vào tháng 8 nhưng kèm theo đó là những lời cảnh báo của các chuyên gia rằng điểm đổ vỡ đã đạt tới, thị trường có thể rơi vào chu kì “con gấu” (giá xuống). Một thị trường con gấu có nghĩa là các cổ phiếu trượt giá ít nhất từ 15 đến 20%, đồng thời tâm lý bi quan bao trùm lấy khắp các sàn giao dịch. Chắc chắn rằng không một nhà đầu tư chứng khoán nào mong muốn những thời kì như vậy xảy ra. Việc khủng hoảng nhà đất, giá dầu cao, lo ngại về lạm phát vẫn còn đang ảnh hưởng mạnh mẻ đến kinh tế Mỹ, càng kéo các chỉ số đi xuống dần. Bầu trời của thị trường chứng khoán thật ảm đạm. Bong bóng hình thành và vỡ như thế nào? Vài tháng trước thời điểm vỡ bong bóng, ngày 25/8/1987 thị trường đạt đỉnh cao nhất, chỉ số DJIA đạt kỷ lục 2722,41. Lúc này tin tức gì cũng đều tốt, nhiều nhà đầu tư háu ăn mượn tiền để mua thêm vô.Nhưng kể từ lúc đó thị trường bắt đầu rơi, 1 số nghĩ rằng thị trường sẽ lên trở lại, 1 số cảm tính bắt đầu cáu bắn vì sợ phải chung tiền đặt cọc (margin calls) cho công ty môi giới. 26/8/1987 chứng khoán thực sự bắt đầu rơi, lúc đầu nó không đáng được chú ý và quan tâm đến nhưng bán (selling) cứ tiếp tục. 21/9/1987 DJIA rớt 8,4%. Nhiều nhà đầu tư nhảy vào vì đã thuộc bà “mua ở đáy”. 22/9/1987 thị trường bung trở lại rất mạnh mẽ, tăng 75,23 điểm. Cuối ngày 2/10/87 DJIA đứng vững lại ở 2641 điểm, cao hơn ngày 21/9 5,9 %. Ngày 6/10/87 DJIA mất 91,55 điểm (3,5 %). Vào thứ sáu ngày 16/10/87 Dow được mở ra khoảng 10 điểm cao hơn và sau đó bắt đầu rơi tức khắc. Ở vị trí thấp nhất Dow mất 130 điểm trước khi đóng cửa. Hôm đó Dow đóng cửa thấp 108,35 điểm (-4,6 %), với số lượng giao dịch kỷ lục 338 triệu c/ khoán, 10 % nhiều hơn kỷ lục trước đó là 302 triệu. Ngày 17 là thứ bảy , ngày 18 là chủ nhật .
Tài liệu liên quan