Do tầm quan trọng của giờ dạy trên lớp nên cả giáo viên và hiệu trưởng đều
tập trung nhiều thời gian và sự chú ý, mọi cố gắng của mình vào giờ dạy trên lớp.
Giáo viên là người trực tiếp quyết định kết quả thông qua sự đầu tư cho tiết dạy,
việc thể hiện tiết dạy trên lớp như thế nào. Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý,
kiểm tra để các giờ dạy trên lớp có kết quả tốt nhất. Ở trường THPT Nguyễn
Trường Tộ tỉnh Bình Thuận, hiệu trưởng đã nhận thức được vai trò quan trọng của
việc kiểm tra nội bộ trường học và đặc biệt là công tác kiểm tra giời dạy trên lớp
của giáo viên, công tác này được tiến hành thường xuyên trong năm học.
Qua lớp bồi dưỡng, được nghiên cứu chuyên đề kiểm tra nội bộ trường học
trong đó có việc kiểm tra giờ dạy trên lớp (GDTL) đối chiếu với thực tiễn tại
trường, tôi thấy việc tổ chức kiểm tra GDTL ở trường có khi chưa đúng quy trình,
còn những hạn chế nhất định, điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả đánh giá
GDTL của giáo viên.
34 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010 - 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24 1
PHẦN MỘT
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giảng dạy là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên trong nhà
trường, để nắm bắt được tình hình giảng dạy của giáo viên thì việc kiểm tra nội bộ
trường học là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình
quản lý, đảm bảo tạo ra mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp hiệu trưởng
điều chỉnh trong quá trình quản lý nhà trường. Kiểm tra nội bộ trường học có nội
dung kiểm tra giờ dạy trên lớp (GDTL) là một công cụ hữu ích góp phần tăng
cường công tác quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo
dục của nhà trường.
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của nhà quản lý. Kiểm tra nếu
được đánh giá tốt, công bằng sẽ dẫn đến việc tự kiểm tra, tự đánh giá tốt của đối
tượng cần kiểm tra. Việc kiểm tra được đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu
trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị cũng như xác định các mức
độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp
điều chỉnh uốn nắn có hiệu quả. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ
và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn.
Kiểm tra giờ dạy trên lớp giúp hiệu trưởng nắm được thực trạng việc giảng
dạy và tay nghề của giáo viên, nhằm đảm bảo được việc giảng dạy của giáo viên
ngày càng có hiệu quả hơn, tạo điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao chất lượng
giờ dạy trên lớp của giáo viên. Từ đó có thể động viên, khen thưởng những giáo
viên thực hiện tốt giờ dạy trên lớp trong nhà trường, phổ biến kinh nghiêm tốt trong
tập thể sư phạm, đồng thời phát hiện những thiếu sót, lệch lạc để uốn nắn, điều
chỉnh kịp thời.
Hoạt động dạy học được thể hiện chủ yếu bằng hình thức dạy học trên lớp
thông qua giờ dạy trên lớp và hệ thống các bài học. Giờ dạy trên lớp của giáo viên
thể hiện được toàn bộ những gì giáo viên đã nghiền ngẫm, tích lũy, đã luyện tập
được đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công tác giảng
dạy và thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường. Trong giờ dạy trên lớp, thái
độ của giáo viên qua phương pháp giảng dạy, thể hiện sự hài hòa giữa thầy và trò,
sự cân đối giữa cá bước lên lớp, sự đúng lúc, đúng thái độ, động viên, khuyến khích
hặc uốn nắn, chê trách học sinh. Khi lên lớp giáo viên phải khơi dậy được các chức
năng tâm lý, những nét tích cực của học sinh để các em biến những kiến thức, thông
tin thu nhận được thành vốn hiểu biết riêng của chính mình.
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24 2
Do tầm quan trọng của giờ dạy trên lớp nên cả giáo viên và hiệu trưởng đều
tập trung nhiều thời gian và sự chú ý, mọi cố gắng của mình vào giờ dạy trên lớp.
Giáo viên là người trực tiếp quyết định kết quả thông qua sự đầu tư cho tiết dạy,
việc thể hiện tiết dạy trên lớp như thế nào. Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý,
kiểm tra để các giờ dạy trên lớp có kết quả tốt nhất. Ở trường THPT Nguyễn
Trường Tộ tỉnh Bình Thuận, hiệu trưởng đã nhận thức được vai trò quan trọng của
việc kiểm tra nội bộ trường học và đặc biệt là công tác kiểm tra giời dạy trên lớp
của giáo viên, công tác này được tiến hành thường xuyên trong năm học.
Qua lớp bồi dưỡng, được nghiên cứu chuyên đề kiểm tra nội bộ trường học
trong đó có việc kiểm tra giờ dạy trên lớp (GDTL) đối chiếu với thực tiễn tại
trường, tôi thấy việc tổ chức kiểm tra GDTL ở trường có khi chưa đúng quy trình,
còn những hạn chế nhất định, điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả đánh giá
GDTL của giáo viên.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN
TRƯỜNG TỘ TỈNH BÌNH THUẬN TỔ CHỨC KIỂM TRA GIỜ DẠY TRÊN
LỚP CỦA GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2010-2011. Nhằm phân tích thực trạng, tím
nguyên nhân và đề ra một số biện pháp cải tiến, để những năm tiếp theo hoạt động
kiểm tra GDTL được thực hiện đúng quy trình với nmong muốn nhắm đạt được
mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THPT Nguyễn Trường Tộ tỉnh Bình Thuận.
II/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu và phân tích thực trạng kiểm tra GDTL ở trường THPT Nguyễn
Trường Tộ tỉnh Bình Thuận năm học 2010-2011. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm
và đế xuất những giải pháp cải tiến công tác kiểm tra GDTL nói riêng và công tác
quản lý nói chung tạc trường THPT Nguyễn Trường Tộ tỉnh Bình Thuận.
III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý liên quan đến đề tài
Phân tích thực trạng công tác kiểm tra GDTL của hiệu trưởng trường THPT
Nguyễn Trường Tộ tỉnh Bình Thuận, năm học 2010-2011.
Rút ra bài học kinh nghiệm và đế xuất những giải pháp cải tiến công tác kiểm
tra GDTL trong thời gian tới.
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24 3
PHẦN HAI
NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI
I/CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các khái niệm
- Kiểm tra: Tra xét kỹ lưỡng việc làm đúng hay không? (Từ điển Tiếng Việt).
Kiểm tra là quan sát và kiểm nghiệm sự phù hợp của quá trình hoạt động ở khách
thể với các quyết định của quản lý.
- Kiểm tra nội bộ trường học: là hoạt động xm xét đánh giá các hoạt động
giáo dục nói chung, phát triển giáo viên và học sinh nói riêng.
- Giờ dạy trên lớp: là hình thức tổ chức các hoạt động trên lớp của giáo viên,
là hoạt động cơ bản của quá trình dạy học. Trong mỗi giờ dạy trên lớp, hoạt động
dạy của thầy và hoạt động học của trò được thực hiện dưới sự tác động tương hỗ
giữa các yếu tố cơ bản của các quá trình dạy học, đó là mục đích, nội dung, phương
pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.
- Tổ chức: là tập hợp người được tổ chức theo cơ cấu nhất định để hoạt động
vì lợi ích chung. (Từ điển Tiếng Việt)
-Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp: Là một trong những hoạt động kiểm tra
theo kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của hiệu trưởng. Đó là hoạt động xem xét,
đánh giá hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên, hoạt động học tập, rèn luyện
của học sinh và các mối quan hệ trong hoạt động dạy – học. Nhằm phát hiện và điều
chỉnh những lệch lạc, thiếu sót trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học
sinh, đồng thời phổ biến những kinh nghiệm, những thành công trong học tập của
học sinh, đồng thời phổ biến những kinh nghiệm, những thành công trong tập thể sư
phạp nhà trường. Qua việc kiểm tra giờ dạy trên lớp, giúp Hiệu trưởng năm vững
tình hình, lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tổ chức việc học của học sinh
và điều chỉnh các quyết định quản lý chưa phù hợp của mình.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Nguyên tắc kiểm tra GDTL:
Khi thực hiện công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp cần quán triệt các nguyên tắc
cơ bản sau:
+ Kiểm tra giờ dạy trên lớp phải chính xác, khách quan: Đây là nguyên tắc
hàng đầu của kiểm tra giờ dạy trên lớp. Kết quả kiểm tra giờ dạy trên lớp phải phản
ánh đúng thực trạng về hoạt động giáo dục, về việc giảng dạy của Giáo viên được
kiểm tra. Tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh nhận xét cá nhân.
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24 4
+ Kiểm tra giờ dạy trên lớp phải có hiệu quả.
Kiểm tra giờ dạy trên lớp không phải là “vạch lá tìm sâu” mà là “đãi cát tìm
vàng”. Kiểm tra giờ dạy trên lớp phải có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy giáo viên được
kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn. Đặc biệt, trong giáo dục còn phải tính
đến hiệu quả giáo dục trong kiểm tra.
Kiểm tra giờ dạy trên lớp phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản
lý nhờ những thông tin xác thực về hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên.
Hoạt động học tập của học sinh và các hoạt động phục vụ dạy - học khác trong nhà
trường.
Ngoài ra, còn phải tính đến hiệu quả kinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi
ích mà kiểm tra mang lại phải lớn hơn các chi phí cùng hậu quả do kiểm tra gây ra.
+ Kiểm tra giờ dạy trên lớp là một chức năng quản lý, một công việc của nhà
quản lý nên phải thực hiện thường xuyên, không phải “khi có vấn đề” mới kiểm tra
+ Kiểm tra giờ dạy trên lớp phải công khai
Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên, thu hút cá nhân
đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra giờ dạy trên lớp, biến quá trình tự kiểm tra
giờ dạy trên lớp của từng giáo viên, các tổ chuyên môn trong nhà trường.
2.2. Nhiệm vụ kiểm tra GDTL:
+ Kiểm tra:
Xem xét việc hoạt động dạy trên lớp của giáo viên so với các văn bản quy
định như: phân phối chương trình, sách giáo khoa, chuẩn đánh giá của Bộ và các
hướng dẫn của Sở, của Trường.
Yêu cầu của kiểm tra giờ dạy trên lớp là phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều
làm được của đối tượng kiểm tra. Còn đối với giáo viên được kiểm tra thì cảm
thông, hợp tác, chấp nhận việc làm của bộ phận kiểm tra.
+ Đánh giá:
Căn cứ vào chuẩn đánh giá của Bộ xác định mực độ đạt được của giáo viên
khi thực hiện giờ dạy trên lớp có kết hợp xem xét tình hình học sinh, cơ sở vật chất,
để đánh giá, xếp loại đúng với giáo viên được kiểm tra.
Yêu cầu của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định
hướng khuyến khích nhằm tạo cơ sở cho sự tiến bộ của giáo viên được kiểm tra.
Yêu cầu của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định
hướng khuyến khích nhằm tạo cơ sở cho sự tiến bộ của giáo viên được kiểm tra.
+ Tư vấn:
Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho giáo viên thực hiện ngày càng tốt
hơn việc thực hiện giờ dạy trên lớp của mình
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24 5
Yêu cầu của tư vấn là các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi nhằm giúp cho
giáo viên được kiểm tra nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của mình.
+ Thúc đẩy:
Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt, những định
hướng mới và kiến nghị với các ấp quản lý nhằm hoàn thiện dần các hoạt động trên
lớp của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học, phát triển hệ thống giáo
dục quốc dân.
Yêu cấu của thúc đẩy là người kiểm tra phải thực hiện, lựa chọn được những
kinh nghiệm (của đối tượng kiểm tra, của bản thân mình của những người khác,..),
đống thời phổ biến được kinh nghiệm tốt, có những định hướng cho giáo viên và có
những kiến nghị phù hợp với các cấp quản lý nhằm phát triển đội ngũ, nâng cao tay
nghề, kinh nghiệm của những giáo viên được kiểm tra, của giáo viên trong đơn vị.
2.3. Nội dung kiểm tra GDTL:
Kiểm tra việc thực hiện chương trình, thực hiện kế hoạch giảng dạy bộ môn
được phân công.
Xem xét đánh giá giáo viên khi thực hiện giờ dạy trên lớp theo 5 tiêu chí: Nội
dung; phương pháp; phương tiện; tổ chức; kết quả. Đánh giá trình độ tay nghề của
giáo viên qua bài giảng, đã đạt được những mục tiêu về kiến thức, kỷ năng, thái độ
đã hình thành cho học sinh và việc vận dụng các phương pháp giảng dạy thể hiện
qua các tiết dạy thực tế trên lớp như thế nào.
So sánh, đối chiếu mức độ tiến bộ của người được kiểm tra với các lần kiểm
tra trước, từ đó có những ý kiến tư vấn, thúc đẩy người được kiểm tra tiến bộ hơn.
2.4. Phương pháp kiểm tra GDTL
+ Phương pháp giám sát
Đây là phương pháp quan trọng và chủ yếu của việc kiểm tra giờ dạy trên lớp
của giáo viên. Khi sử dụng phương pháp này để kiểm tra giờ dạy trên lớp, người
kiểm tra phải xác định rõ mục tiêu của bài giảng, phác thảo trước những nội dung
cần quan sát, đánh giá.
Quan sát giờ dạy trên lớp phải quan sát toàn bộ diễn biến của tiết dạy, ghi lại
các hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh và các mối
quan hệ trong hoạt động dạy và học, đồng thời ghi nhận thông tin, tình huống xãy ra
và cách xử lý tình huống của giáo viên.
+ Phương pháp phân tích tài liệu, sản phẩm
Phương pháp này cho phép người kiểm tra hình dung quá trình chuẩn bị của
giáo viên cho tiết dạy được kiểm tra. Người kiểm tra có thể phân tích nhiều loại tài
liệu, sản phẩm trong quá trình kiểm tra có liên quan đến việc giảng dạy như: sổ kế
hoạch giảng dạy, sổ báo giảng, phân phối chương trình, giáo án, thiết bị dạy học,
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24 6
đối chiếu với những vấn đề quan sát được trong giờ dạy của giáo viên, vở ghi chép
của học sinh, phiếu kiểm tra cuối giờ dạy.
+ Phương pháp tác động trực tiếp đến đối tượng
Được thực hiện sau khi dự giờ xong, người kiểm tra gặp gỡ, trao đổi với
người dạy để người dạy trình bày mục đích, yêu cầu của bài dạy, phương pháp đã
vận dụng, hình thức tổ chức dạy học đã thực hiện, những thuận lợi, khó khăn gặp
phải khi thực hiện giờ dạy qua đó tự đánh giá tiết dạy. Mặt khác, người kiểm tra
phải tạo được sự an toàn cho người dạy, phải đưa ra được những lời khuyên cụ thể,
khả thi; đánh giá được mức độ tiến bộ hay thụt lùi so với lần kiểm tra trước đó.
2.5. Hình thức kiểm tra GDTL
Kiểm tra giờ dạy trên lớp có thể tiến hành bằng các hình thức sau:
+ Dự giờ kiểm tra có báo trước: Hiệu trưởng tổ chức dự giờ theo kế hoạch
được xáx định từ đầu năm học và được công khai cụ thể, người được kiểm tra có
thời gian chuẩn bị tốt nhất cho bài dạy của mình. Với hình thức này Hiệu trưởng
đánh giá được mức độ tiến bộ của giáo viên.
+ Dự giờ kiểm tra đột xuất: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra theo kế hoạch
riêng. Hình thức này cho phép xác đỉnh rõ giao viên đã chuẩn bị như thế nào và lớp
học hoạt động ra sao trong điều kiện hoạt động bình thường hàng ngày. Để không
gây áp lực hoc giáo viên trong khi dự giờ đột xuất, Hiệu trưởng nên tạo không khí
thoải mái, ân cần với tinh thần kiểm tra để góp ý xây dựng, nhắc nhỡ khi cần thiết
và rèn luyện bản lĩnh tự tin cho giáo viên được kiểm tra. Hình thức này có tác dụng
duy trì kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần tự kiểm tra, tự giác của đội ngũ giáo
viên.
+ Dự giờ theo đề tài: Hiệu trưởng tổ chức dự giờ một chu trình các bài giảng
về một đơn vị bài học hay một nhóm các bài học (từ 3-5 tiết) của một giáo viên
nhằm mục đích nghiên cứu toàn diện hệ thống làm việc của giáo viên đó. Hình thức
này cho phép xác định những mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên từ đó đưa ra lời
khuyên đối với giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hình thức
này cần thiết đối với việc tìm hiểu năng lực của những giáo viên mới, giúp hiệu
trưởng dễ dàng phát hiện và biết rõ nguyên nhân mà giáo viên đó mắc phải.
+ Dự các giờ lên lớp song song: Hiệu trưởng có thể dự giờ lên lớp của hai
hay nhiều giáo viên cùng khối lớp về một bài hay một mục trong bài. Khi đi dự nên
có mặt của giáo viên có giờ song song. Nhờ phương pháp so sánh, hiệu trưởng có
thể phát hiện những ưu điểm và hạn chế của mỗi giáo viên, hiệu quả của từng
phương pháp mà các giáo viên đang giảng dạy.
+ Dự giờ có mục tiêu và mời chuyên gia cùng dự: Hiệu trưởng mời những
chuyên gia thường là cán bộ chỉ đạo chuyên môn hoặc cán bộ thanh tra chuyên môn
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24 7
của Sở Giáo Dục cùng dự giờ giáo viên khi xuất hiện một sự hoài nghi nào đó hoặc
khi muốn nghiên cứu sâu hơn một phương pháp mới. Hiệu trưởng nên đề nghị
những chuyên gia này cùng dự để rút kinh nghiệm vế các vấn đề có liên quan.
2.6. Quy trình kiểm tra GDTL
Quy trình kiểm tra giờ dạy trên lớp (GDTL) được thực hiện theo 4 bước sau:
2.6.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra GDTL
Kế hoạch kiểm tra GDTL là một nội dung quan trọng của kế hoạch chuyên
môn trong kế hoạch năm học của nhà trường đồng thời là yếu tố chủ yếu của quá
trình quản lý. Khi xây dựng kế hoạch, hiệu trưởng cần xác định rõ yêu cầu, mục
đích; lưu ý những hạn chế cón gặp phải trong công tác quản lý năm trước như: giáo
viên ít đổi mới phương pháp giảng dạy, ít sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp, ít áp
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hay tình trạng giáo viên đọc cho học sinh
chép, tổ chức hoạt động nhóm chưa hiệu quả,.. Kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp
của hiệu trưởng cần phải phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện cụ thể của trường
và phải có tính khả thi.
Kế hoạch kiểm tra GDTL được thiết kế dưới dạng sơ đồ hay biểu bảng, trong
kế hoạch cần nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình
thức, bộ phân hay cá nhân nào được kiểm tra, lực lượng kiểm tra phải phù hợp với
nội dung cần kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra GDTL được xây dựng ngay từ đầu năm học và công bố
công khai cho mọi thành viên trong nhà trường biết.
Giới thiệu một số mẫu bảng xây dựng kế hoạch kiểm tra GDTL
* Kế hoạch kiểm tra GDTL được rãi đều trong năm học, nếu có điều kiện cần
xây dựng kế hoạch kiểm tra theo tháng hoặc kế hoạch kiểm tra theo tuần.
Kế hoạch kiểm tra trong năm học:
Thời gian Đối tượng KT Nội dung KT Phương pháp KT Lực lượng KT
Tháng 9
Tháng 10
Tháng
Tháng 4
Kế hoạch kiểm tra GDTL theo tháng:
Thời gian Người dạy Tổ CM Tên bài dạy Hình thức dự Người dự
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24 8
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Kế hoạch kiểm tra GDTL theo tuần:
Thời gian Tiết/lớp Tên bài dạy Người dạy Người dự
Thời gian họp
rút kinh nghiệm
Thứ 2/
Thứ 3/
Thứ 4/
.
Thứ 7/
2.6.2. Tổ chức kiểm tra GDTL
+ Xây dựng lực lượng kiểm tra GDTL:
* Cơ chế kiểm tra GDTL
- Cơ chế kiểm tra trực tiếp: Lãnh đạo trường, Ban kiểm tra nội bộ trường học
kiểm tra GDTL của giáo viên. Cơ chế này chỉ phù hợp với những trường có số giáo
viên ít và lực lượng kiểm tra ở tổ, nhóm chuyên môn không đủ mạnh. Khi áp dụng
cơ chế này có thể vô hiệu hóa cấp tổ, không có tác dụng chuyển hóa công tác kiểm
tra thành tự kiểm tra của giáo viên, tốn nhiều thời gian.
- Cơ chế kiểm tra gián tiếp: Lãnh đạo trường kiểm tra tổ chuyên môn về hoạt
động kiểm tra GDTL của giáo viên và kiểm tra xác suất giáo viên để đối chiếu với
kết quả kiểm tra của tổ. Cơ chế này phù hợp với các trường có số lượng giáo viên
nhiều và lực lượng kiểm tra ở tổ, nhóm chuyên môn khá mạnh và có kinh nghiệm.
Ưu điểm là góp phần làm tăng quyến hạn và trách nhiệm cho tổ, tạo điều kiện
chuyển hóa kiểm tra váo tự kiểm tra và tiết kiệm được thời gian.
Cơ chế kiểm tra có thể được tổ chức bởi các tuyến sau:
Tuyến trường: Do ban kiểm tra của trường chịu trách nhiệm
Tuyến trung gian: Do tổ chuyên môn phụ trách
Tuyến cá nhân: do giáo viên tự kiểm tra, đánh giá.
* Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra GDTL
Xác định số lượng của Ban kiểm tra GDTL: Do tính đa dạng và phức tạp của
công tác kiểm tra GDTL; Hiệu trưởng không thể thông thạo tất cả các bộ môn,
không có thời gian đệ trực tiếp dự giờ kiểm tra GDTL của giáo viên toàn trường,
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24 9
nhất là những trường có số lượng giáo viên đông. Hiệu trưởng phải tập hợp nhiều
thành viên có năng lực vào Ban kiểm tra; Xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành
phần, đảm bảo tính khoa học, dân chủ.
Xác định tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm tra GDTL; Thành viên của Ban
kiểm tra phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có khả năng quan sát,
phân tích, tổng hợp; thận trọng, tế nhị trong giao tiếp, có uy tín đối với đồng nghiệp.
Thành viên Ban kiểm tra có thể là các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, giáo
viên có kinh nghiệm, giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh; có thể mời BCH công
đoàn, đại diện cấp ủy.
Trong từng đợt kiểm tra, tùy theo mục đích kiểm tra mà hiệu trưởng cử lực
lượng kiểm tra cho phù hợp.
Hiệu trưởng là người ra quyết định thành lập Ban kiểm tra