Các doanh nghiệp dù kinh doanh ởlĩnh vực nào thì công tác quản lí
là hết sức quan trọng. Chỗ đứng trên thịtrường nhưthếnào phần
lớn phụthuộc vào công tác quản lí tại doanh nghiệp đó. Phải quản lí tốt,
toàn diện vềmọi mặt: quản lý sản xuất , quản lý tài chính, quản lý công
nghệ. Trong đó quản lý tài chính chi phối mọi hoạt động của doanh
nghiệp, vì vậy việc quản lý tài chính trong doanh nghiệp cần có sựhợp lý.
Quản lý tài chính bao gồm: quản lý vềcác chi phí và thu nhập . Quản lý
vềlao động và tiền lương là một phần rất quan trọng trong quản lý chi phí.
Công tác quản lí lao động tiền lương tốt thì quá trình tạo sản phẩm tốt và
kích thích người lao động hăng hái làm việc, học tập, phát huy sáng kiến
tăng năng suất lao động.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lí lao động tiền lương tại xí nghiệp ngầm - Công ty xây dựng Lũng Lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO QUẢN LÍ GVHD : ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THUỶ LỚP KẾ TOÁN-K11C 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................2
PHẦN I: VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG……………………3
I. Khái niệm, vai trò của tiền lương……………………………...3
1. Khái niệm…………………………………………………………...3
2. Vai trò……………………………………………………………….3
3. Phân biệt tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế………………3
II. Khái niệm tổng quỹ lương...........................................................4
1.. Khái niệm, phân loại tổng quỹ lương......………………………..…..4
2. Các phương pháp xây dựng quỹ lương trong doanh
nghiệp………….5
III. Các hình thức và chế độ tiền lương ở nước ta hiện
nay................5
1. Hình thức trả lương theo thời gian…………………………………..5
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm………………………………….6
3. Hình thức trả lương theo cấp bậc……………………………………6
4. Chế độ trả lương theo cấp bậc, chức danh…………………………..7
PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ TIỀN LƯƠNG TẠI XÍ
NGHIỆP NGẦM – CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ...................7
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ
NGHIỆP
1.Một số nét về tổng công ty xây dựng Lũng Lô……………………….7
2.Quátrình hình thành và phát triển của Xí nghiệp XDCT Ngầm………8
3.Đặc điểm tổ chức hoạt động & tổ chức quản lí SXKD…....................8
4.Tình hình về công tác kế toán……………………………………….10
II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ TIỀN LƯƠNG…....11
1. Quy chế trả lương………...………………………………….……...11
2. Cơ cấu lao động của Xí nghiệp………………...…………………...13
3.Hình thức trả lương……………………………………...…………..13
4.Chế độ tiền thưởng và phụ cấp…………………………………..…..17
PHẦN III: MỘT SỐ Y KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÍ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP NGẦM......20
KẾT LUẬN…………………………………………………………...21
BÁO CÁO QUẢN LÍ GVHD : ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THUỶ LỚP KẾ TOÁN-K11C 2
LỜI MỞ ĐẦU
ác doanh nghiệp dù kinh doanh ở lĩnh vực nào thì công tác quản lí
là hết sức quan trọng. Chỗ đứng trên thị trường như thế nào phần
lớn phụ thuộc vào công tác quản lí tại doanh nghiệp đó. Phải quản lí tốt,
toàn diện về mọi mặt: quản lý sản xuất , quản lý tài chính, quản lý công
nghệ... Trong đó quản lý tài chính chi phối mọi hoạt động của doanh
nghiệp, vì vậy việc quản lý tài chính trong doanh nghiệp cần có sự hợp lý.
Quản lý tài chính bao gồm: quản lý về các chi phí và thu nhập .... Quản lý
về lao động và tiền lương là một phần rất quan trọng trong quản lý chi phí.
Công tác quản lí lao động tiền lương tốt thì quá trình tạo sản phẩm tốt và
kích thích người lao động hăng hái làm việc, học tập, phát huy sáng kiến
tăng năng suất lao động.
Xí nghiệp XDCT Ngầm – Công ty xây dựng Lũng Lô là doanh nghiệp
kinh doanh xây lắp, dù tuổi đời hoạt động chưa lâu song đã tạo được uy tín
trên thị trường và công tác quản lí có hiệu quả, trong đó có công tác quản lí
tiền lương. Quá trình tìm hiểu tại Xí nghiệp XDCT Ngầm em thấy công tác
quản lí tiền lương rất thiết thực và em đã chọn đề tài này để viết báo cáo.
Báo cáo này gồm 3 phần:
Phần I: Vấn đề cơ bản về tiền lương.
Phần II: Thực trạng công tác quản lí tiền lương tại Xí nghiệp Ngầm -
Công ty xây dựng Lũng Lô.
Phần III. Một số y kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lí lao động tiền
Lương.
C
BÁO CÁO QUẢN LÍ GVHD : ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THUỶ LỚP KẾ TOÁN-K11C 3
PHẦN I: VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG
I. KHÁI NIỆM , VAI TRÒ CỦA TIỀN LƯƠNG
1. Khái niệm : Tiền lương (tiền công) là phần thù lao lao động biểu hiện
bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian ,
khối lượng và tính chất công việc của họ
Về bản chất tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động
2. Vai trò của tiền lương :
@ Đối với người lao động:
- Tiền lương là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái lao
động kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả
của họ. Nói cách khác tiền lương là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động
- Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động để ổn định
kinh tế gia đình, đủ chi trả, có tích luỹ.
@ Đối với doanh nghiệp:
- Tiền lương là một chi phí của doanh nghiệp. Việc thực hiện chính sách
trả lương có vai trò thúc đẩy doanh ngiệp hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ
chức quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Với chế độ trả tiền lương thích hợp nhất cho người lao động trong
doanh nghiệp làm cho người lao động vì lợi ích kinh tế mà ra sức học
tập nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề, khoa học kỹ thuật, phát huy
sáng kiến cải tiến công nghệ, quan tâm tới kết quả sản xuất và nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra tiền lương còn có vai trò lớn lao về mặt chính trị, xã hội.
Thông qua việc thực hiện chức năng của tiền lương: Điều phối kích
thích lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tiền lương còn có vai
trò là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước.
BÁO CÁO QUẢN LÍ GVHD : ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THUỶ LỚP KẾ TOÁN-K11C 4
3. Phân biệt tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa.
- Tiền lương danh nghĩa: tiền lương danh nghĩa là thu nhập mà người
lao động nhận được sau khi làm việc, dưới hình thức tiền tệ.
- Tiền lương thực tế: tiền lương thực tế là khối lượng hàng hoá sinh
hoạt mà người lao động mua được bằng tiền lương danh nghĩa:
Tiền lương thực tế =
- Như vậy cái mà người lao động quan tâm không phải chủ yếu ở tiền
lương danh nghĩa mà ở tiền lương thực tế. Vì chỉ có tiền lương thực tế
mới phản ánh chính xác mức sống của người lao động, vì nó phụ thuộc
vào sức mua của đồng tiền và sự biến động giá cả của hàng hoá sinh
hoạt, đặc biệt là giá cả của những hàng hoá sinh hoạt chủ yếu, khi tiền
lương danh nghĩa không đổi.
II. QUỸ TIỀN LƯƠNG
1.1 khái niệm:
Tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho
tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý (lương và các khoản phụ cấp
có tính chất lương) trong một thời kỳ nhất định.
@ Theo quy định hiện hành của nhà nước tổng quỹ lương bao gồm
các khoản:
- Tiền lương tháng, tiền lương ngày theo hệ thống thang lương và mức
lương chức vụ quy định.
- Lương trả theo sản phẩm.
- Tiền lương trả cho công nhân khi họ làm ra sản phẩm hỏng theo chế
độ quy định.
tiền lương danh nghĩa
chỉ số giá
BÁO CÁO QUẢN LÍ GVHD : ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THUỶ LỚP KẾ TOÁN-K11C 5
- Tiền lương thời gian trả cho công nhân được huy động đi làm các
công việc khác.
- Lương thời gian trả cho người lao động khia họ đi học.
- Phụ cấp làm thêm giờ, thêm ca, làm việc vào các ngày nghỉ phép lễ,
thứ 7, chủ nhât.
- Phụ cấp dạy nghề trong sản xuất.
- Phụ cấp trách nhiệm.
- Phụ cấp thâm niên.
- Phụ cấp khu vực độc hại.
- Phụ cấp thôi việc.
- Các khoản thưởng thường xuyên.
1.2. Phân loại tổng quỹ lương trong doanh nghiệp.
@ Phân loại tổng quỹ lương theo tiêu thức lao động.
Theo tiêu thức lao động tổng quỹ lương bao gồm:
- Toàn bộ tiền lương.
- Phụ cấp có tính chất lương.
- Các thưởng thường xuyên.
@ Phân loại tổng quỹ lương theo tiêu thức thời gian.
- Tổng mức lương giờ: tổng mức lương giờ là tổng số tiền trả cho cán
bộ công nhân viên căn cứ vào tổng số giờ làm việc thực tế của họ.
- Tổng mức lương ngày: tổng mức lương ngày là tổng số tiền trả cho
cán bộ công nhân viên căn cứ vào tổng số ngày làm việc thực tế của họ.
- Tổng mức lương tháng: tổng mức lương tháng là tổng số tiền trả cho
cán bộ công nhân viên căn cứ vào phạm vi tháng làm việc của họ.
BÁO CÁO QUẢN LÍ GVHD : ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THUỶ LỚP KẾ TOÁN-K11C 6
2. Các phương pháp xây dựng tổng quỹ lương trong doanh nghiệp.
- Từ năm 1986 trở về trước nhà nước quản lý quỹ tiền lương của doanh
nghiệp, tổng quỹ tiền lương đựơc xây dựng bằng cách :
Tổng quỹ
lương
=
Tiền lương
bình quân
x
Số công
nhân bình
quân
- Từ năm 1986 trở về đây các doanh nghiệp có hai phương pháp xây
dựng tổng quỹ lương.
Tổng quỹ lương được tính theo phần trăm trên doanh thu hoặc
lợi nhuận.
Tổng quỹ lương = nKH * DTKH
nKH: Hệ số tiền lương kế hoạch
DTKH: Doanh thu kế hoạch
III. CÁC HÌNH THỨC VÀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG HIỆN NAY.
Việc trả tiền lương cho lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức
khác nhau, tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, tình chất công việc và trình độ
quản lý của doanh nghiệp. Mục đích của chế độ tiền lương là quán triệt
phân phối theo lao động. Trên thực tế thường áp dụng các hình thức chế
độ tiền lương sau:
1. Hình thức trả lương theo thời gian:
Tiền lương theo thời gian thường áp dụng cho lao động làm công tác
văn phòng như: hành chính, quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ, kế
toán... Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động
căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Tiền lương thời gian có thể chia ra
các loại sau:
BÁO CÁO QUẢN LÍ GVHD : ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THUỶ LỚP KẾ TOÁN-K11C 7
1.1. Tiền lương tháng:
- Tiền lương tháng là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cớ
sở hợp đồng lao động.
1.2. Tiền lương tuần:
- Tiền lương tuần là tiền lương trả cho một tuần làm việc được
xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 và chia cho 52
tuần:
1.3. Tiền lương ngày
- Tiền lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc được
xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc
trong tháng (theo chế độ hiện hành nhà nước qui định là 22 ngày)
1.4. Tiền lương giờ
- Tiền lương giờ là tiền lương trả cho một giờ làm việc của
người lao động và được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày
chia cho số giờ làm việc theo qui định của luật lao động (không quá
8 giờ/ngày)
- Do hạn chế nhất định của hình thức trả lương theo thời gian
(mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất) nên
để khắc phục phần nào hạn chế đó, trả lương theo thời gian có thể
được kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động
hăng hái làm việc.
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
- Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao
động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra. Việc trả
lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác
nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả lương sản
BÁO CÁO QUẢN LÍ GVHD : ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THUỶ LỚP KẾ TOÁN-K11C 8
phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, theo sản phẩm luỹ
tiến, sản phẩm tập thể, sản phẩm khoán.
+ Lương sản phẩm luỹ tiến: Hình thức này được áp dụng trong
những khâu quan trọng trong sản xuất.
+ Lương sản phẩm cá nhân gián tiếp: Lương gián tiếp sản phẩm
cá nhân gián tiếp được áp dụng cho công nhân phụ, phụ thuộc
vào mức lương của công nhân chính.
+ Lương sản phẩm khoán: một công việc cụ thể được trả một
khoản lương nhất định khi hoàn thành xong công việc đó.
3. Hình thức trả lương theo cấp bậc
Hình thức trả lương theo cấp bậc là chế độ trả lương cho công nhân
những người trực tiếp sản xuất:
- Chế độ cấp bậc: tiêu chuẩn kỹ thuật đó là văn bản quy định mức độ
phức tạp và yêu cầu trình độ lành nghề của công nhân.
- Thang, bảng lương: thang, bảng lương xác định quan hệ về tỷ lệ tiền
lương giữa các công nhân cùng nghề, nhóm nghề giống nhau theo trình
độ cấp bậc của họ. Mỗi thang bảng lương gồm một số cấp bậc nào đó
đựơc trả lương cao hơn người lao động đơn giản mấy lần.
- Mức lương là số lượng tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vị
thời gian phù hợp với cấp bậc lương trong thang lương.
4. Chế độ trả lương theo chức vụ, chức danh
Chế độ trả lương này được áp dụng rộng rãi cho cả cán bộ và nhân
viên trong các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị
lực lượng vũ trang khi hoạt động nhiệm vụ hoặc chức danh trong đơn vị
mình.
BÁO CÁO QUẢN LÍ GVHD : ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THUỶ LỚP KẾ TOÁN-K11C 9
- Mức lương: mức lương được quy định cho từng chức vụ, chức danh
và mỗi chức vụ, chức danh đều quy định người đảm nhiệm nó phải có đủ
tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn để hoàn thành
nhiệm vụ.
- Mức lương theo chức vụ cần chú ý tới quy mô của từng đơn vị, tầm
quan trọng của từng vị trí và trách nhiệm trong đơn vị đó.
- Cơ sở để lập lương đối với viên chức nhà nước là tiêu chuẩn nghiệp
vụ và chuyên môn, còn với chức vụ quản lý doanh nghiệp đó chính là các
tiêu chuẩn xếp hạng của doanh nghiệp.
- Thang, bảng lương: xác định về tỷ lệ tiền lương giữa các chức vụ,
chức danh. Mỗi thang, bảng lương bao gồm một chức vụ, chức danh có
hệ số lương tương ứng.
BÁO CÁO QUẢN LÍ GVHD : ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THUỶ LỚP KẾ TOÁN-K11C 10
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI XÍ
NGHIỆP XDCT NGẦM - CÔNG TY XD LŨNG LÔ
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP
Là một thành viên của công ty xây dựng Lũng Lô nên sự ra đời của xí
nghiệp gắn liền với công ty xây dựng Lũng Lô
Xí nghiệp là một doanh nghiệp xây dựng, hạch toán kinh tế độc lập, có
tư cách pháp nhân và chịu sự quản lí của tổng công ty xây dựng Lũng Lô
1.Một số nét khái quát về tổng công ty xây dựng Lũng Lô
+Tên công ty: Công ty xây dựng Lũng Lô - Bộ quốc phòng
Tổng công ty xây dựng Lũng Lô thuộc bộ tư lệnh công binh - Bộ quốc
phòng
+Trụ sở:162 đường Trường Chinh - Đống Đa - Hà Nội
+Năm thành lập: Tiền thân của tổng công ty xây dựng lũng Lô là công
ty xây dựng công trình Lũng Lô được thành lập vào ngày 16/11/1989 theo
quy định số 294/QĐ_BQP của Bộ quốc phòng
Ngày 17/4/1996 BQP có quyết định số 466/QĐ - QP thành lập công ty
xây dựng Lũng Lô trên cơ sở xác lập 3 Doanh nghiệp
Công Ty xây dựng Lũng Lô cũ
Công ty xây dựng 25/3
Xí nghiệp khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng
Vốn pháp định của công ty là 3.625 triệu đồng
2. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp XDCT Ngầm
Xí nghiệp XDCT Ngầm được thành lập ngay sau khi công ty xây dựng
Lũng Lô ra đời. Ban đầu xí nghiệp chỉ là một đội thi công nhỏ, quân số ít,
BÁO CÁO QUẢN LÍ GVHD : ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THUỶ LỚP KẾ TOÁN-K11C 11
vốn nhỏ (hơn 300 triệu đồng) sau nhiều năm thành lập đến nay Xí nghiệp
đã lớn mạnh.
- Trụ sở của Xí nghiệp đặt tại 1000 Hoàng Quốc Việt - Hà Nội
- Xí nghiệp có chi nhánh tại TP Vinh - Nghệ An
- Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp: Với trang thiết bị cơ giới đa dạng
và hiện đại cùng đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm lực lượng công nhân kĩ
thuất lành nghề, Xí nghiệp chuyên:
Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng giao thông,
thuỷ lợi, cầu cảng.
Dò tìm và xử lí bom đạn, vật liệu nổ.
- Những thành tích đã đạt được của Xí nghiệp trong những năm gần đây
tuy là một doanh nghiệp mới thành lập nhưng đã Xí nghiệp đã tạo được cho
mình chỗ đứng cũng như Tổng công ty xây dựng Lũng Lô một uy tín lớn
mà không phải doanh nghiệp xây dựng nào cũng có được .
Trong những năm qua xí nghiệp đã xây dựng và hoàn thành nhiều công
trình, các công trình bàn giao,được chủ đầu tư đánh giá cao thi công đúng
tiến độ.
Có được những thành tựu là do sự cố gắng nỗ lực của tập thể ban Giám
đốc,các phòng ban, của từng cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Bên sự
giúp đỡ của bộ Quốc phòng, Binh chủng công binh, Tổng công ty xây dựng
Lũng Lô, kết hợp với sự vươn lên, XNXDCT Ngầm đã đạt được những
thành tưu đáng kể. Tổng doanh thu thu được thực hiện hàng năm đều tăng,
năm sau cao hơn năm trước.
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản
lí sản xuất kinh doanh.
a. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
BÁO CÁO QUẢN LÍ GVHD : ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THUỶ LỚP KẾ TOÁN-K11C 12
- Là một xí nghiệp kinh doanh xây lắp, chính vì vậy mà đặc điểm tổ
chức sản xuất của Xí nghiệp cũng có nhiều khác biệt so với nghành khác.
+ Sản phẩm của xí nghiệp là các công trình nhà cửa được xây dựng và
sử dụng tại chỗ, đứng cố định tại địa điểm xây dựng và phân bố tản mạn ở
nhiều nơi trên lãnh thổ.Đặc điểm nay làm cho sản xuất xây dựng có tính
lưu động và thiếu ổn định.
+ Sản phẩm xây lắp lại phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương có
tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, về cấu tạo và phương pháp chế
tạo.
+ Sản phẩm xây lắp thường có kích thước lớn , chi phí lớn, thời gian xây
dựng và sử dụng lâu dài. Do đó những sai lầm về xây dựng có thể gây nên
những lãng phí lớn tồn tại lâu dài và khó sửa đổi.
+ Sản phẩm xây lắp thuộc phần kết cấu xây dựng chủ yếu , đóng vai trò
nâng đỡ và bao che, không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động trong
quá trình sản xuất (trừ một số công trình đặc biệt như đường ống, công
trình thuỷ lực…)
+ Sản phẩm xây lắp có liên quan đến nhiều nghành cả về phương diện
cung cấp nguyên vật liệu và cả về phương diện sử dụng sản phẩm của xây
dựng làm ra.
+ Sản phẩm xây lắp mang tính tổng hợp về kĩ thuật, kinh tế , xã hội, văn
hoá, nghệ thuật, quốc phòng.
+ Xí nghiệp có một lĩnh vực rất đặc biệt đó là dò mìn và xử lí bom đạn.
Đây là công việc mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đảm nhận
được. Đây cũng là ưu thế lớn của doanh nghiệp trong cạnh tranh.
+ Chính tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu ổn định
luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng cụ thể nên con
người và công cụ lao động luôn phải di chuyển từ công trình này đến công
BÁO CÁO QUẢN LÍ GVHD : ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THUỶ LỚP KẾ TOÁN-K11C 13
trình khác còn sản phẩm xây dựng thì đứng yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm
thấy ở các nghành khác. Các phương án xây dựng về mặt kĩ thuật và tổ
chức sản xuất cũng phải luôn thay đổi theo từng địa điểm và giai đoạn cụ
thể.
Đặc điểm này làm khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện cho
người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng
sản xuất và cho công trình tạm phục vụ sản xuất. Đặc điểm này đòi hỏi các
tổ xây dựng phải tăng cường tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt
trang thiết bị sản xuất, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt,
tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí có liên quan đến
vận chuyển, lựa chọn vùng họat động thích hợp, lợi dụng tối đa lực lượng
lao động tại chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ýy đến nhân
tố vận chuyển khi lập giá tranh thầu. Đặc điểm này cũng đòi hỏi phải phát
triển rộng khắp trên lãnh thổ các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây
dựng cũng như thuê máy xây dựng, cung ứng và vận tải, sản xuất vật liệu
xây dựng…
b. Đặc điểm về tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh
Xí nghiệp XDCT Ngầm tổ chức quản lí theo 2 cấp :Mô hình tổ chức
quản lí của xí nghiệp được xây dựng trên cơ sở mô hình quản lí của Tổng
công ty xây dựng Lũng Lô đã được điêu chỉnh cho phù hợp với quy mô và
hình thức hoạt động của xí nghiệp. Xí nghiệp giám sát các công trường,
quản lí các công trường trong quá trình hoạt động, hướng dẫn các công
trường thực hiện đường lối kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra. Đồng
thời nhận và thi hành đường lối chung của Tổng công ty. Tuy Xí nghiệp
hạch toán độc lập song đường lối chung trong quá trình hoạt động cũng
như nhiệm vụ các phòng ban trong xí nghiệp đều nhất quán theo sự chỉ đạo
của Bộ quốc phòng, của Tổng công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Xí nghiệp
BÁO CÁO QUẢN LÍ GVHD : ĐOÀN TRẦN NGUYÊN
SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THUỶ LỚP KẾ TOÁN-K11C 14
4. Tình hình chung về công tác kế toán
- Bộ máy kế toán xí nghiệp được tổ chức theo mô hình tập trung .Mô
hình tập trung còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Xí nghiệp chỉ mở một
bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn
hạch toán ở phần hành kế toán. Phòng kế toán của xí nghiệp thực hiện toàn
bộ công tác kế toán, còn các công trường và đơn vị trực thuộc không được
mở sổ sách và hình thành bộ máy nhân sự riêng.Toàn bộ công tác ghi sổ,
lập báo cáo được thực hiện ở phòng kế toán của xí nghiệp, các đơn vị trực
thuộc, các công trường có thể trở thành đơn