Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, HĐMBNT là loại văn bản giao dịch chủ yếu, quan trọng và phổ biến nhất. Kết quả kinh doanh hàng hóa chủ yếu phụ thuộc vào Hợp đồng mua bán.
Trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp việt nam khi kinh doanh với các đối tác nước ngoài thường gặp phải những lỗi không đáng có chẳng hạn như lỗi về chào hàng cố định, phương thức thanh toán. Mà hầu hết những lỗi đó thường do tầm hiểu biết về hợp đồng ngoại thương vẫn còn hạn chế đặc biệt là trong việc soạn thảo hợp đồng mua bán ngoại thương.
Chính vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu Ngoại Thương nói chung và hợp đồng mua bán ngoại thương là vấn đề tất yếu của chúng ta, nhất là nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới
12 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hợp đồng mua bán ngoại thương: Nội dung và cách thức soạn thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, HĐMBNT là loại văn bản giao dịch chủ yếu, quan trọng và phổ biến nhất. Kết quả kinh doanh hàng hóa chủ yếu phụ thuộc vào Hợp đồng mua bán.
Trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp việt nam khi kinh doanh với các đối tác nước ngoài thường gặp phải những lỗi không đáng có chẳng hạn như lỗi về chào hàng cố định, phương thức thanh toán. Mà hầu hết những lỗi đó thường do tầm hiểu biết về hợp đồng ngoại thương vẫn còn hạn chế đặc biệt là trong việc soạn thảo hợp đồng mua bán ngoại thương.
Chính vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu Ngoại Thương nói chung và hợp đồng mua bán ngoại thương là vấn đề tất yếu của chúng ta, nhất là nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Là sinh viên khoá 6A chuyên ngành Kế Toán Doanh Nghiệp, Em cũng được học nhiều về môn ngoại thương Em thấy việc nghiên cứu và tìm hiểu về ngoại thương là rất cần thiết cho công việc của em sau này. Theo khuôn khổ cho phép Em chỉ xin trình bày đề tài: “Hợp đồng mua bán ngoại thương. Nội dung và cách thức soạn thảo Hợp đồng mua bán ngoại thương.”
Do năng lực còn hạn chế nên bài tiểu luận chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Vậy kính mong thầy cô giáo chỉ bảo thêm để cho Em có thể hiểu rõ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
I. KHÁI QUÁT VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG(HĐMBNT).
Khái niệm và đặc điểm HĐMBNT
Khái niệm HĐMBNT:
Hợp đồng mua bán ngoại thương là một hợp đồng mua bán được ký kết giữa một tổ chức ngoại thương hoặc thương nhân trong nước với một tổ chức hay thương nhân nước ngoài.
Đặc điểm HĐNT:
Hợp đồng mua bán ngoại thương có đầy đủ những đặc điểm như một hợp đồng mua bán khác, cũng là một hợp đồng kinh tế. Sự khác nhau cơ bản giữa HĐMBNT với các hợp đồng mua bán khác là ở chổ HĐMBNT có yếu tố quốc tế, được thể hiện qua các dấu hiệu:
1.2.1. Chủ thể của hợp đồng: Một trong cỏc bờn ký kết hợp đồng có trụ sở kinh doanh ở nước ngoài (Quốc tịch khác).
1.2.2. Đối tượng của hợp đồng: Là hàng húa phải qua biên giới, hoặc không phải qua biên giới nhưng hàng được các tổ chức quốc tế dùng ở lónh thổ Việt Nam(Sứ quỏn, cụng trỡnh đầu tư nước ngoài...).
Đồng tiền thanh toán: Phải là ngoại tệ hay gốc ngoại tệ.
2. Nội dung HĐMBNT: Nội dung hợp đồng ngoại thương phải có nội dung chủ yếu sau đây:
2.1. Tờn hàng.
2.2. Số lượng.
2.3. Quy cách, chất lượng.
2.4. Giỏ cả.
2.5. Phương thức thanh toán.
2.6. Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng.
Ngoài cỏc nội dung chủ yếu quy định trên đây các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng.
3. Soạn thảo HĐMBNT.
3.1. Yờu cầu:
3.1.1. Chủ thể của HĐMBNT: Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.
_ Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân thỡ tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân mà thương nhân đó mang quốc tịch.
_ Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài.
3.1.2. Đối tượng của HĐMBNT: Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên mua và nước bên bán.
3.1.3. Hỡnh thức của HĐMBNT: Hợp đồng mua bán hàng hóa của Việt Nam với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản. Thư từ, điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hỡnh thức thụng tin điện tử khác cũng được coi là hỡnh thức văn bản. Mọi thỏa thuận bằng miệng kể cả sửa đổi, bổ sung đều không có hiệu lực.
3.1.4. Nguyờn tắc ký kết HĐMBNT: Khi lựa chọn luật quốc gia khác để điều chỉnh quan hệ ngoại thương, cần chú ý cỏc nguyờn tắc sau:
3.1.4.1. Hoàn toàn tự nguyện.
3.1.4.2. Không trái pháp luật của nhà nước ta.
3.1.4.3. Không hạn chế năng lực pháp lý và năng lực hành vi của chủ thể.
3.1.4.4. Không làm phương hại đến lợi ích của nhà nước.
3.2. Thể thức ký kết hợp đồng.
3.2.1. Việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương có thể thực hiện :
3.2.1.1. Hai bờn ký vào mộy hợp đồng(Một văn bản)
3.2.1.2. Người mua chấp nhận bằng văn bản thư chào hàng cố định (Acceptance of firm offer) của người bán gửi.
3.2.1.3. Người bán xác nhận bằng văn bản là người mua đó đồng ý với các điều khoản của thư chào hàng tự do, nếu người mua viết đúng thủ tục cần thiết và gửi cho người bán trong thời gian quy định (Confirmation of sale).
3.2.1.4. Người bán xác nhận bằng văn bản đơn đặt hàng(Order) của người mua. Trường hợp này thể hiện bằng hai văn bản: Đơn đặt hàng (Order) của người mua và văn bản xác nhận của người bán(Confirmation of sale).
3.2.1.5. Trao đổi bằng thư xác nhận là đó đạt được thỏa thuận giữa các bên(Nêu rừ cỏc điều kiện đó thỏa thuận) và hỡnh thành hợp đồng để ký kết.
3.2.2. Ký kết hợp đồng dưới hỡnh thức một văn bản: Có thể được coi như đó ký kết và cú hiệu lực từ lỳc ký khi cỏc bờn cựng ký vào hợp đồng(Cùng thời gian và địa điểm). Những người ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền. Người ký kể hợp đồng có thể ủy quyền bằng văn bản hợp pháp cho người khácthay mỡnh ký kết hợp đồng.
3.2.3. Trong trường hợp các bên không cùng có mặt để ký hợp đồng.
(ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt, phải trao đổi vân bản) thỡ hợp đồng được coi như đó ký kết:
3.2.3.1. Ở Việt Nam kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện ghi trong chào hàng cố định trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng (Điều 55, Luật Thương mại), hoặc nhận được hợp đồng do phía Việt Nam soạn và ký trước, gửi cho thương nhân nước ngoài ký sau.
3.2.3.2. Ở Anh, ở Hoa Kỳ, ở Nhật Bản và Thụy Sĩ: Lúc gửi thư xác nhận(theo dấu của bưu điện).
3.2.3.3. Ở Pháp, ở CHLB Đức, ở Ý, ở Áo: Vào lúc người bán nhận được thư xác nhận chào hàng hoặc xác nhận bán hàng trong đơn đặt hàng.
3.2.4. Hợp đồng ký kết giữa nhiều bờn.
3.2.4.1. Tất cả cỏc bờn cựng ký vào một văn bản hợp đồng duy nhất.Hoặc ký các văn bản hợp đồng tay đôi, có trích dẫn trong từng hợp đồng đó về việc ký kết các hợp đồng khác(ký tay đôi, trích dẫn chéo các hợp đồng khác).
3.2.4.2. Ở một số nước và thị trường quốc tế hợp đồng có thể là văn bản hoặc hợp đồng miệng(Gentlement’s Agreement). Ở sở giao dịch hàng hóa quốc tế và ở nơi bán đấu giá quốc tế, hợp đồng được thực hiện ở hỡnh thức văn bản,và hợp đồng miệng hoặc hành vi cụ thể được xác nhận bằng văn bản sau khi đó thỏa thuận, trước khi thực hiện hợp đồng.
3.3. Nội dung của HĐMBNT.
3.3.1. Phần mở đầu(preamble):
_Tờn và số hợp đồng.
_Ngày và nơi ký hợp đồng.
_Cỏc bờn ký hợp đồng(bên bán, bên mua): Tên đơn vị, địa chỉ thư, tên điện tín, số điện thoại, fax, tên và chức vụ người ký hợp đồng.
_Cam kết ký hợp đồng.
3.3.2. Các điều khoản của hợp đồng.
3.3.2.1. Điều khoản chủ yếu: Là những điều khoản nếu một bên trong hợp đồng không thực hiện, bên kia có quyền hủy hợp đồng và bắt phạt bên gây thiệt hại. Các điều khoản chủ yếu(theo điều 50 Luật Thương mại, Việt Nam) là
_Tờn hàng,(Commodity object of Contract)
_Chất lượng,(Quanlity of goods)
_Thời hạn giao hàng,(Term of delivery)
_Giỏ cả,(Price)
_Thanh toỏn,(Payment, settlement)
_Địa điểm giao hàng.( place to delivery)
3.3.2.2. Điều khoản không chủ yếu(Warranty): Nếu một bờn vi phạm bờn kia không có quyền hủy hợp đồng mà chỉ có quyền đũi hỏi bờn kia thực hiện và bắt phạt.
_Các điều khoản thương mại như: Đối tượng hợp đồng(tên hàng); số lượng; chất lượng hàng; giá cả; thời hạn và điều kiện giao hàng; điều kiện thanh toán; bao bỡ đóng gói; trỡnh tự giao nhận hàng; khiếu nại...
_Các điều khoản về vận tải: Quy định nghĩa vụ các bên đưa hàng từ người bán tới người mua.
_Các điều kiện pháp lý: Quy định thượng phạt.
3.3.3. Phần ký kết.
_Hợp đồng là thành mấy bản, mỗi bên giữ mấy bản, hiệu lực như nhau.
_Hiệu lực hợp đồng từ lúc nào.
_Bờn bỏn, bờn mua ký.
II. MỘT SỐ RỦI RO TRONG SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG.
Rủi ro trong phương thức giao dịch.
Trong đàm phán trực tiếp: Người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau(không qua trung gian) bằng trao đổi thư từ, hoặc gặp mặt trực tiếp, hoặc bằng điện thoại nhằm thỏa thuận với nhau các điều kiện của hợp đồng dự định ký kết, hoặc để tỡm hiểu thị trường.
Giao dịch bằng thư(hỡnh thức viết, là thư và điện): Hỡnh thức này thường bị chậm trễ, mất thời gian.
Giao dịch bằng điện thoại: Hỡnh thức này về tớnh phỏp lý vẫn khụng được pháp lý của nhiều nước công nhận. Hạn chế của điện thoại là thường chỉ một người nói, ngôn ngữ khác nhau dễ bị hiểu sai.
Giao dịch bằng gặp mặt trực tiếp: Người đàm phán thường bị căng thẳng, sốt ruột ... Do vậy dễ bị đối tác lợi dụng để “khai thác tỡnh huống”
Trong giao dịch qua trung gian(Middlement agent):
_Người xuất khẩu thường mất quan hệ trực tiếp với thị trượng,hoàn toàn phụ thuộc vào trung gian.
_Hàng gửi trung gian chưa chắc có tiêu thụ được hay không, thường tiêu thụ chậm so với bán trực tiếp, có khi không tiêu thụ được, đọng vốn và nhận hàng trở lại.
_Có trường hợp trung gian bán hàng xong chưa hoàn trả tiền ngay cho chủ hàng, tạm dùng vốn ấy để kinh doanh. Củng cú khi trung gian làm việc cho hai chủ hàng, tiờu thụ cho bờn này thỡ gõy ắch tắc cho bờn kia.
Trong đàm phán gián tiếp với các bước giao dịch như hỏi giá, phát giá, đặt giá, hoàn giá, chấp nhận, xác nhận. Thỡ khi đó bước giao dịch chấp nhận( tức là đồng ý hoàn toàn tất cả cỏc nhiệm vụ chào hàng mà phớa bờn kia đưa ra) cùng với việc xác định rừ thời hạn hiệu lực của đơn chào hàng là quan trọng nhất.
Rủi ro trong soạn thảo các điều khoản của hợp đồng.
. Chủ thể của hợp đồng: Một số hợp đồng được ký kết mà chủ thể của hai bờn khụng đủ tư cách pháp lý để tham gia ký kết hợp đồng.
2.2. Đối tượng của hợp đồng: Hàng hóa theo hợp đồng phải là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên mua và bên bán.
2.3. Chất lượng và số lượng của hàng hóa: Khi ghi trong hợp đồng về điều kiện chất lượng thỡ lại khụng rừ ràng, mơ hồ, nhất là sai số lại không hợp lý như theo quy định. Chẳng hạn như “Ứơc khoảng”, “trên dưới”, “sai số hợp lý” v.v...Về số lượng thỡ lại phụ thuộc vào cách quy định của mỗi quốc gia do vậy dễ gây nhầm lẩm trong giao hàng.
Điều khoản thanh toán: Việc ghi ngoại tệ đúng với những gỡ đó thỏa thuận vẫn cũn mắc phải ở một số hợp đồng. Do vậy khi thanh toỏn sẽ cú một số tranh chấp do chờnh lệch về tỷ giỏ giữa cỏc ngoại tệ.
Thời hạn thanh toỏn: Trong thực tế, người mua thường muốn thanh toán tiền hàng chậm hoặc sau khi đó nhận được hàng. Việc thanh toán này sẽ cho phép người mua có được một khoảng chênh lệch về lói suất tiền trả chậm nếu thời hạn khụng được quy định rừ trong hợp đồng.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CHẶT CHẺ HƠN VÀ ĐẢM BẢO HIỆU LỰC PHÁP Lí KHI Kí KẾT.
1. Giải phỏp hạn chế rủi ro trong giao dịch.
1.1. Trong đàm phán trực tiếp.
Giao dịch bằng thư, điện tín:
_ Về nội dung thư từ, điện tín, fax: Cần chú ý đây là văn bản có tính pháp lý về thương mại, Vỡ vậy phải rất cận thận chu đáo, không đẻ sơ hở để đối phương lợi dụng khai thác. Đó cú trường gửi chào hàng sơ suất gây thiệt hại về tài chính, ảnh hưởng đến quan hệ. Do vậy văn bản giao dịch phải rừ ràng, ngắn gọn, chớnh xỏc chặt chẻ, dể hiểu, và lịch sự, hợp với đối ngoại.
_Về hỡnh thức thư tín: Cần phải theo mẩu quy định, có tên, địa chỉ, điện thoại, điện tín, fax. Trước khi gửi phải kiểm tra kỹ nội dung và hỡnh thức văn bản. Và phải gửi bằng thư bảo đảm.
1.1.2. Giao dịch bằng điện thoại: Khi giao dịch bằng điện thoại, chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ về nội dung và ngôn từ trước khi đàm phán để tránh bị hiểu nhầm về lời nói.
1.1.3. Giao dịch bằng gặp mặt trực tiếp: Cần tỉnh táo, tự chủ, giữ bí mật những chủ trương đàm phán, không lộ ý đồ để đối phương ép ta. Đàm phán dù cang thẳng cũng không sốt ruột, dẽ bị đối tác lợi dụng để”khai thác tỡnh huống”. Ở bàn đàm phán không nên trao đổi ý riờng với nhau để lộ ý đồ. Nhiều khi đối tác có người biết tiếng Việt.
1.2. Trong đàm phán gián tiếp:Trong trường hợp này người nhập khẩu muốn hợp đồng được ký kết cần phải chú ý đến điều kiện hiệu lực của chất nhận chào hàng. Thực tế có rất nhiều những tranh chấp đó xảy ra do người được chào không hiểu rừ hiệu lực phỏp lý của một chấp nhận chào hàng.
2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong soạn thảo các điều khoản của hợp đồng
Trong soạn thảo chủ thể của hợp đồng: Khi soạn thảo ta phải xem xét người tham gia ký kết có đầy đủ tư cách pháp lý để ký kết hay không. Nếu cũng không hiểu rừ, ta phải nhờ đến sự bảo lónh của đại sứ quán của nước đối tác bảo lónh.
Trong soạn thảo đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng phải được phép mua bán theo quy định của pháp luật nước bên mua và bên bán. Nếu hàng hóa mà không được phép mua bán thỡ hợp đồng sẽ trở nên vô hiệu.
Trong soạn thảo về chất lượng của hợp đồng:
2.3.1. Về chất lượng: Khi xác định chất lượng cần làm cho khoa học và hợp lý để tránh tranh chấp khi thực hiện hợp đồng:
_Cần xuất phát từ thực tiển sản xuất, tiêu thụ, tránh xác định gượng ép quá cao, quá thấp so với hàng thực. Không chấp nhận chất lượng quá cao mà trên thực tế sản xuất chưa được.
_Ghi điều kiện chất lượng rừ ràng.
2.3.2. Về số lượng: Số lượng phải được ghi chính xác về số lẫn đơn vị đo lường của nó. Nên ghi theo hệ thống đo lường quốc tế.
Trong soạn thảo điều khoản thanh toán: Như ta được biết việc dùng ngoại tệ nào để thanh toán là hết sức quan trọng đối với cả hai bên. Bởi vỡ tỷ giỏ giữa cỏc ngoại tệ là khỏc nhau, đồng thời tỷ giá của các ngoại tệ này vẩn luôn thay đổi trong một giới hạn nhất định. Do vậy khi soạn thảo hợp đồng phải ghi rừ là thanh toỏn phải bằng ngoại tệ nào.
Trong soạn thảo về thời hạn thanh toỏn: Phải ghi rừ thời gian giao hàng một cỏch cụ thể, chi tiết và rừ ràng trong hợp đồng.
Quá trình đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu là một quá trình tương đối phức tạp. Ngay từ các bước nghiên cứu thị trường, chọn đối tác, tới bước đàm phán, thoả thuận để đi đến ký kết và thực hiện hợp đồng luôn nảy sinh các yêu cầu đòi hỏi người nhập khẩu phải xem xét, nghiên cứu kỹ. Do đó, để trở thành một nhà kinh doanh am hiểu về nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ cũng như nghệ thuật đàm phán kinh doanh sẽ là một yếu tố quan trọng giúp cho các nhà nhập khẩu thành công trong mọi giao dịch.
Nội dung của hợp đồng nhập khẩu cũng là một yếu tố giữ vai trò chủ chốt trong việc thành công hay thất bại của một giao dịch kinh doanh, bởi hợp đồng là một văn bản pháp lý quan trọng điều chỉnh quan hệ giữa người nhập khẩu và xuất khaảu nước ngoài. Ký kết được một hợp đồng nhập khẩu hợp pháp, chặt chẽ, đầy đủ, rõ ràng, người nhập khẩu bước đầu đã đảm bảo được quyền lợi của mình sẽ không bị vi phạm Với một hợp đồng như vậy, người nhập khảu không chỉ phòng ngừa được ý định vi phạm hợp đồng của người xuất khẩu mà khi ngươì xuất khẩu vẫn cố tình vi phạm hợp đồng, người nhập khẩu có thể dựa vào chính hợp đồng để buộc người xuất khẩu nước ngoài bồi thường cho mình tất cả những thiệt hại có thể phát sinh.
MỤC LỤC
KHÁI QUÁT VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG(HĐMBNT).
1. Khái niệm và đặc điểm HĐMBNT
1.1. Khái niệm HĐMBNT:
1.2. Đặc điểm HĐNT:
2. Nội dung HĐMBNT:
3. Soạn thảo HĐMBNT.
3.1. Yờu cầu:
3.2. Thể thức ký kết hợp đồng.
3.3. Nội dung của HĐMBNT.
II. MỘT SỐ RỦI RO TRONG SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG.
1. Rủi ro trong phương thức giao dịch.
1.1. Trong đàm phán trực tiếp.
1.2. Trong đàm phán gián tiếp.
2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong soạn thảo các điều khoản của hợp đồng.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CHẶT CHẺ HƠN VÀ ĐẢM BẢO HIỆU LỰC PHÁP LÍ KHI KÍ KẾT.
1. GIẢI PHỎP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG GIAO DỊCH.
1.1. Trong đàm phán trực tiếp.
1.2.Trong đàm phán giỏn tiếp.
2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong soạn thảo các điều khoản của hợp đồng.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Luật- Trường Đại học Quản lý Kinh doanh Hà Nội
2. Giáo trình Ngoại Thương - Trường Đại học Quản lý Kinh doanh Hà Nội
3.Mạng
4.Mạng
5.Mạng
6.Mang