Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu của luận án, NCS đưa ra những những đề xuất sau:
- Tổng cục Thống kê nên qui định các doanh nghiệp vận tải cần nộp báo cáo
trực tiếp cho Vụ Hệ thống Tài khoản quốc, đồng thời qui định thời hạn nộp báo cáo
của các doanh nghiệp vận tải sớm hơn (bằng cách nộp báo cáo qua mạng trước rồi nộp
bản cứng sau) nhằm đáp ứng được nhu cầu tổng hợp số liệu của Vụ Hệ thống Tài
khoản quốc gia Tổng cục Thống kê trong việc tính VA ngành Vận tải theo giá hiện
hành từ nguồn thông tin báo cáo, tránh tình trạng tính chuyển từ giá so sánh về giá
hiện hành như hiện nay đang tính VA ngành Vận tải .
- Khi có đủ thông tin để tính GO, IC vận tải theo giá hiện hành và chỉ số giá
cước vận tải, nhưng không có chỉ số giá chi phí sản xuất ngành Vận tải như hiện nay
thì có thể tính VA ngành Vận tải theo giá so sánh từ tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá
trị sản xuất theo giá thực tế năm báo cáo.
- Trường hợp nguồn thông tin không đủ để tính GO ngành Vận tải từ giá hiện
hành mà áp dụng theo cách tính GO ngành Vận tải hiện nay của Vụ Hệ thống Tài
khoản quốc gia thì nên tính GO ngành Vận tải theo giá so sánh từ tốc độ phát triển
khối lượng hàng hóa và hành khách luân chuyển liên hoàn.
2 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện phương pháp tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Hoàn thiện phương pháp tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải
Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế (Thống kê kinh tế - xã hội) Mã số: 62.31.01.01
Nghiên cứu sinh: Chu Thị Bích Ngọc Mã NCS: NCS30.12TK
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Bùi Đức Triệu 2. GS.TS Phan Công Nghĩa
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Luận án có một số đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận như sau:
(1) Luận án đã đề xuất cách tính giá trị gia tăng ngành Vận tải áp dụng cho các
doanh nghiệp vận tải Nhà nước, doanh nghiệp Vận tải ngoài Nhà nước và các cơ sở
kinh tế Vận tải cá thể.
(2) Luận án đề xuất bổ sung thêm bổ sung các chỉ tiêu doanh thu, tổng chi phí
vận tải và qui mô lao động vào biểu số 01-CS/VTKB theo Quyết định số 77/2010/QĐ-
TTG ngày 30/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ.
(3) Luận án đã đề xuất một số phương trình kinh tế trong áp dụng phân tích
nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng ngành Vận tải.
Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu của luận án, NCS đưa ra những những đề xuất sau:
- Tổng cục Thống kê nên qui định các doanh nghiệp vận tải cần nộp báo cáo
trực tiếp cho Vụ Hệ thống Tài khoản quốc, đồng thời qui định thời hạn nộp báo cáo
của các doanh nghiệp vận tải sớm hơn (bằng cách nộp báo cáo qua mạng trước rồi nộp
bản cứng sau) nhằm đáp ứng được nhu cầu tổng hợp số liệu của Vụ Hệ thống Tài
khoản quốc gia Tổng cục Thống kê trong việc tính VA ngành Vận tải theo giá hiện
hành từ nguồn thông tin báo cáo, tránh tình trạng tính chuyển từ giá so sánh về giá
hiện hành như hiện nay đang tính VA ngành Vận tải .
- Khi có đủ thông tin để tính GO, IC vận tải theo giá hiện hành và chỉ số giá
cước vận tải, nhưng không có chỉ số giá chi phí sản xuất ngành Vận tải như hiện nay
thì có thể tính VA ngành Vận tải theo giá so sánh từ tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá
trị sản xuất theo giá thực tế năm báo cáo.
- Trường hợp nguồn thông tin không đủ để tính GO ngành Vận tải từ giá hiện
hành mà áp dụng theo cách tính GO ngành Vận tải hiện nay của Vụ Hệ thống Tài
khoản quốc gia thì nên tính GO ngành Vận tải theo giá so sánh từ tốc độ phát triển
khối lượng hàng hóa và hành khách luân chuyển liên hoàn.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án mong muốn là cơ sở để Tổng cục Thống kê
nghiên cứu ban hành chế độ báo cáo thống kê của ngành Vận tải phù hợp hơn cho các
đối tượng, nhằm khắc phục hạn chế hiện nay của Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia
trong việc tính giá trị gia tăng ngành Vận tải là phải tính ngược GO ngành Vận tải từ
giá so sánh về giá hiện hành, không có chỉ số giá sản xuất vận tải nên đã sử dụng 2 lần
hệ số IC ngành Vận tải để tính IC ngành Vận tải theo giá hiện hành và giá so sánh.
- Từng ngành Vận tải hàng năm nên tiến hành tính và phân tích giá trị gia tăng
nhằm đánh giá thị phần của mình trên thị trường, cũng như phát hiện ra được những
yếu tố chi phí cần cắt giảm để làm tăng giá trị gia tăng từng ngành Vận tải góp phần
nâng cao đóng góp của ngành Vận tải trong GDP của nền kinh tế.
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh
1. PGS.TS Bùi Đức Triệu 2. GS.TS Phan Công Nghĩa Chu Thị Bích Ngọc