Đề tài Hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức (ViWelCo), thực trạng và giải pháp

Xuất nhập khẩu là lĩnh vực không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Để tăng trưởng kinh tế nhanh chóng các quốc gia cần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, bởi vì xuất khẩu sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong nước, còn nhập khẩu sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và có hiệu quả. Hoạt động xuất nhập khẩu đưa nền kinh tế Việt Nam hoà nhập với thế giới, tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Cụ thể là hoạt động xuất khẩu cho phép ta tận dụng được những lợi thế của đất nước, đồng thời thiết lập được các mối quan hệ về văn hoá xã hội. Hoạt động nhập khẩu cho phép ta có điều kiện tiếp cận nhanh với đời sống kinh tế thế giới, tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ cho sự phát triển đất nước. Nhập khẩu còn là công cụ thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng trong nước. Thông qua xuất nhập khẩu sản xuất trong nước đã có những biến đổi lớn lao. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức (ViWelCo), thực trạng và giải pháp." làm đề tài thu hoạch thực tập tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của bài viết gồm 3 chương với nội dung sau: Chương I: Tổng quan về công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức. Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu ở công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức. Để hoàn thành bài viết này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên trong công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức, và sự giúp đỡ trực tiếp của thạc sĩ: Vũ Thị Hiền cùng các thày cô trong khoa kinh tế Ngoại thương – Trường đại học Ngoại Thương. Với hạn chế về thời gian thực tập và trình độ có hạn của một sinh viên, trong thời gian nghiên cứu đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ dẫn bổ sung của cán bộ công ty, các thày cô giáo, cùng toàn thể bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn thạc sĩ: Vũ Thị Hiền, các thầy cô giáo cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên trong công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức đã tận tình tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.

doc44 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức (ViWelCo), thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Xuất nhập khẩu là lĩnh vực không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Để tăng trưởng kinh tế nhanh chóng các quốc gia cần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, bởi vì xuất khẩu sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong nước, còn nhập khẩu sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và có hiệu quả. Hoạt động xuất nhập khẩu đưa nền kinh tế Việt Nam hoà nhập với thế giới, tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Cụ thể là hoạt động xuất khẩu cho phép ta tận dụng được những lợi thế của đất nước, đồng thời thiết lập được các mối quan hệ về văn hoá xã hội. Hoạt động nhập khẩu cho phép ta có điều kiện tiếp cận nhanh với đời sống kinh tế thế giới, tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ cho sự phát triển đất nước. Nhập khẩu còn là công cụ thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng trong nước. Thông qua xuất nhập khẩu sản xuất trong nước đã có những biến đổi lớn lao. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức (ViWelCo), thực trạng và giải pháp." làm đề tài thu hoạch thực tập tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của bài viết gồm 3 chương với nội dung sau: Chương I: Tổng quan về công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức. Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu ở công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức. Để hoàn thành bài viết này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên trong công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức, và sự giúp đỡ trực tiếp của thạc sĩ: Vũ Thị Hiền cùng các thày cô trong khoa kinh tế Ngoại thương – Trường đại học Ngoại Thương. Với hạn chế về thời gian thực tập và trình độ có hạn của một sinh viên, trong thời gian nghiên cứu đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ dẫn bổ sung của cán bộ công ty, các thày cô giáo, cùng toàn thể bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn thạc sĩ: Vũ Thị Hiền, các thầy cô giáo cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên trong công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức đã tận tình tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này. Sinh viên thực hiện Hoàng Tiến Dũng CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT ĐỨC 1. Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức được thành lập từ tháng 3 năm 1967 mang tên “Nhà máy Que hàn điện Thường Tín”. Trong giai đoạn đầu mới thành lập công ty mới chỉ sản xuất một số loại que hàn theo chỉ tiêu kế hoạch, đến năm 1978 công ty được trang bị dây chuyền sản xuất của Đức và đổi tên thành "Nhà máy que hàn điện Việt Đức". Năm 1986 nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, bộ máy lãnh đạo của công ty đã năng động và kip thời chuyển đổi thích ứng với nền kinh tế mới. Công ty đã không còn chỉ sản xuất dựa vào kế hoạch do cấp trên đưa xuống mà chủ động trong việc khai thác nguyên vật liệu để sản xuất những sản phẩm đa dạng và phong phú. Ngoài sản phẩm chính là que hàn N46, công ty còn chú ý sản xuất thêm một số loại que hàn Đồng C5. Năm 1994, Tổng công ty hoá chất Việt Nam có quyết định đổi tên "Nhà máy que hàn điện Việt Đức" thành "Công ty que hàn điện Việt Đức". Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, bắt đầu từ những ngày tháng đầy khó khăn, bằng sự cố gắng và nỗ lực của bản thân cùng với sự quan tâm của giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, công ty đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Tháng 12 – 2003 công ty que hàn điện Việt Đức chuyển đổi cổ phần hóa công ty, với nhà nước nắm giữ 51%. Từ đây Công ty Que Hàn ĐiệnViệt Đức có tên mới là: “ Công Ty Cổ Phần Que Hàn Điện Việt Đức”. Công ty có tên giao dịch Quốc tế là: VIET DUC WELDING ELECTRODE JOINT STOCK COMPANY. Viết tắt là: ViWelCo E –Mail: ViWelCo @ FPT.Vn Websibe: WWW . ViWelCo @. Com.Vn Địa chỉ: Xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Tỉnh Hà Tây. Công ty có tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng là: 24.379m2 . Có 6 dây chuyền sản xuất que hàn có công suất thiết kế 7000tấn/ năm. Que hàn điện Việt Đức đã có mặt trên thị trường gần 40 năm qua, khách hàng của Công Ty chủ yếu là trong nước và một số nước của Châu Á. Hiện nay Công Ty đã sản xuất và cung cấp ra thị trường trên 20 loại sản phẩm que hàn có chất lượng và được phân làm 4 nhóm chính. - Que hàn thép Carbon thấp: N38-VD; N42-VD; N45-VD; J420-VD; VD 6013. - Que hàn thép Carbon thấp, độ bền cao: N50-6B; N55-6B; E7016-VD; E7018-VD. - Que hàn đắp phục hồi bề mặt: DCr60; DCr250; DMn350; DMn500; HX5. - Các loại que hàn đặc biệt: Que hàn INOX. 308-16; Que hàn đồng Hm- Cu; Que hàn gang GG33; Que cắt C5. - Dây hàn H08A-VD và bột nóng chảy F6-VD. Dây hàn với khí bảo vệ C02W49-VD. Nhiều sản phẩm của Công ty đã được tặng huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm tại Vịêt Nam. Công ty Cổ phần Que hàn Việt Đức đã được tổ chức QMS ( Australia) và Quacert (Việt Nam) cấp chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000. Với bề dày kinh nghiệm sản xuất và hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9001: 2000, sản phẩm của công ty được sản xuất ra luôn có chất lượng ổn định, được sự tín nhiệm cao của khách hàng trong cả nước. Tháng 5 năm 2001, công ty đã được cấp chứng chỉ : NIPPON KAIJI KYOKAI của Nhật Bản. Hiện nay công ty đã tiêu thụ que hàn trên toàn quốc với trên 70 đại lý. Công ty đang đầu tư phát triển sản xuất và mua sắm thêm dây chuyền sản xuất, dây hàn dùng hàn với khí CO2 trên thiết bị và công nghệ của Italy. Vốn kinh doanh của công ty tính đến ngày 31-12-2005 là 45.474 triệu đồng.Trong đó : - Vốn cố định 12.174 triệu đồng -Vốn lưu động 33.300 triệu đồng -Vốn xây dựng cơ bản 3000 triệu đồng Với nguồn lực trên, sự cải tiến dây chuyền công nghệ, sự điều hành của ban lãnh đạo có hiệu quả cùng với lòng nhiệt tình và óc sáng tạo của cán bộ công nhân viên. Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức đã không ngừng mở rộng thị trường, nâng cao uy tín và phát huy những thế mạnh của mình, tiếp tục phát triển để khẳng định vai trò là một doanh nghiệp đứng đầu trong sản xuất que hàn điện. Trong quá trình hoạt động công ty đã đạt được nhiều thành tích và được tặng huân chương lao động hạng 3, hạng 2. 2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty 2.1. Tình hình lao động của công ty: - Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty: Bảng số 1: Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty Đơn vị tính : Người Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tổng CBCNV 310 250 238 Nam 168 120 126 Nữ 142 130 112 ĐH + TC 35/20 34/20 35/20 LĐ Trực tiếp 165 163 162 LĐ gián tiếp 145 87 76 LĐTT/Tổng CBCNV 53,2 65,2% 68% LĐGT/Tổng CBCNV 46,8 34,8% 32% LĐ ĐH + TC/ Tổng CBCNV 17,7% 21,6% 23,1% (Nguồn : Phòng TCHC của công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động của công ty qua một số năm như sau: - Tổng số CBCNV của công ty đã giảm trung bình 12% - Tỷ lệ số lao động nam và lao động nữ tương đối bằng nhau - Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp năm 2003 chênh lệch ít, nhưng sang năm 2004 và 2005 chênh lệch khá lớn, do công ty đã cải tiến lại phương thức sản xuất đầu tư mua sắm dây chuyền sản xuất mới, cải tiến dây chuyền sản xuất que hàn điện cũ. Vì vậy số lao động đang gián tiếp giảm đi từ 40% năm 2004 xuống còn 12,6% năm 2005. - Tuy nước ta đã chuyển sang kinh tế vận động theo cơ chế thị trường nhưng nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn phần nào bị ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập chung. Cụ thể là: Tác phong làm việc vẫn chưa linh hoạt, một số còn ỷ lại, tính tự giác chưa cao. Nhưng đối với công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức thì đã tạo được các đặc điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Kể từ khi công ty chuyển đổi cổ phần hoá công ty, nhà nước nắm 51% còn lại là công ty 49% cổ phiếu. Hội đồng quản trị công ty gồm có 5 người. Người công nhân được tự do mua góp cổ phiếu công ty theo năm công tác của mình trong công ty. Do người công nhân góp một phần vốn của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh que hàn điện nên họ tập trung cao sức lực, trí lực của mình vào công việc. Họ làm việc vì sự phát triển của công ty và vì cuộc sống của mình. Cho nên thu nhập của người công nhân ngày một cải thiện. Năm 2003 thu nhập bình quân 1,9 triệu / người /tháng. Đến năm 2005 thu nhập bình quân 2,4 triệu / người /tháng. 2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý - Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình quản trị trực tuyến chức năng bao gồm: Ban giám đốc ( Hội đồng quản trị), các phòng ban chức năng, 3 phân xưởng và các ngành sản xuất. Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức. Phân xưởng ép sấy gói Giám đốc Chủ tịch HĐQT Phó giám đốc Phân xưởng cắt chất bọc Ngành sản xuất phụ Phân xưởng cơ điện Phòng tổ chức nhân sự Phòng kế hoạch vật tư Phòng tiêu thụ Phòng kỹ thuật Phòng KCS Trạm y tế Phòng Tài vụ (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức) - Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận: + Ban giám đốc: Gồm giám đốc và phó giám đốc. - Giám đốc (Chủ tịch HĐQT) là người chỉ đạo chung có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương chính sách chế độ nhà nước. Đồng thời giám đốc có trách nhiệm điều hành chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới sự trợ giúp của phó giám đốc và các phòng ban. - Phó giám đốc: Là người được giám đốc uỷ quyền chỉ đạo và điều hành công việc sản xuất của công ty. Giúp giám đốc nắm vững tình hình hoạt động của công ty để có kế hoạch và quyết định sau cùng giải quyết các công việc được phân công. - Phòng kỹ thuật: Nắm vững các thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất que hàn Việt Đức. Nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, quản lý kỹ thuật sản xuất thiết bị máy móc, điện nước, quản lý kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Phòng KCS: Lấy mẫu phân tích hoá quản lý chất lượng vật tư đầu vào, giám sát chất lượng thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Đảm bảo sản phẩm do công ty sản xuất ra đúng tiêu chuẩn đã đặt ra. - Phòng tổ chức nhân sự: Có chức năng giúp giám đốc quản lý về tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, hành chính, quản trị và các chế độ đối với người lao động, kế hoạch đào tạo, thi đua khen thưởng. Bên cạnh đó tổ chức nhân sự có nhiệm vụ tổ chức đời sống và các mặt sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên. - Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm căn cứ vào kế hoạch mua nguyên vật liệu đáp ứng cho sản xuất kịp thời điều độ sản xuất đảm bảo tiến độ giữa các phân xưởng được nhịp nhàng. Lập và có kế hoạch thực hiện các công tác đầu tư xây dựng cơ bản, lập dự án đầu tư. - Phòng tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm: Có chức năng bán các sản phẩm của công ty và các mặt hàng do công ty kinh doanh. Lập kế hoạch ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, thiết lập mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng thực hiện công tác quảng cáo xúc tiến bán hàng. Phản ánh các thông tin về đối thủ cạnh tranh giúp giám đốc có chính sách tiêu thụ sản phẩm thích hợp. - Phòng tài vụ: Giúp giám đốc quản lý tài chính kế toán của công ty có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh toàn công ty. Phân tích hoạt động kinh doanh. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý tài chính, lập báo cáo quyết tâm quý năm theo đúng tiến độ sản xuất và hoạt động theo cơ chế khoán sản phẩm. 3. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Công ty: Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức là một doanh nghiệp chuyên sản xuất ra các vật liệu hàn, được tổ chức hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực kinh doanh bán hàng nội địa, nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu các sản phẩm vật liệu hàn. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu như ; quặng Felomangan , Iminhit , lõi thép , dầu bôi trơn và khuôn vuốt dây thép các loại . Các sản phẩm xuất khẩu và bán trong nước là que hàn các loại , dây hàn . Mục đích hoạt động của Công ty là thông qua các hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu để khai thác một cách có hiệu quả các nguồn vốn , vật tư nhân lực để phục vụ nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu , tăng thu ngoại tệ cho đất nước . Công ty được chủ động trong giao dịch , đàm phán , ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương , hợp đồng kinh tế với các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước . CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT ĐỨC 1.Đặc điểm thị trường Việt Nam và thị trường thế giới : Que hàn nói riêng và vật liệu hàn nói nói chung là những mặt hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu của sản xuất, có nghĩa là nó không phải là hàng hoá tiêu dùng thông thường. Vật liệu hàn là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau từ các ngành công nghiệp nặng dễ nhận biết như đóng và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất sửa chữa ô tô, xe máy, ngành xây dựng dầu khí cho tới những ngành có những đòi hỏi hết sức tinh tế như ngành có những đòi hỏi hết sức tinh tế như ngành dụng cụ y tế. Trong tất cả các ngành nêu trên thì vật liệu hàn đều có công dụng chung là ghép nối các kết cấu kim loại. Về mặt kỹ thuật, que hàn điện có thể được mô tả như sau: Cấu tạo của que hàn gồm 2 phần chủ yếu là lõi que và thuốc vỏ bọc. Lõi que có tác dụng dẫn điện là nguồn năng lượng để làm nóng chính nó, sau đó hoá lỏng để liên kết các kết cấu kim loại cần ghép nối hoặc phủ lên bề mặt kim loại cần phục hồi. Lớp vỏ bọc có tác dụng giúp cho quá trình nóng lên và tan chảy của lõi que được nhanh hơn đồng thời làm sạch các bề mặt kim loại cần hàn, giúp mói hàn thêm bền vững. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào nhu cầu đặc thù mà cấu tạo này có thể thay đổi đôi chút như dây hàn lõi thuốc thì thuốc bọc lại nằm trong vỏ bọc kim loại. Sơ đồ 2 ; Cấu tạo chung của que hàn. Vỏ que Lõi que Để phân biệt các vật liệu hàn, cách làm phổ biến nhất của các công ty trên thế giới hiện nay, trong đó có cả các công ty Việt Nam đó là phân chia theo tính chất của lõi que hàn và độ bền mối hàn. Theo cách làm đó ta có các loại que như: Que hàn cacbon thấp độ bền cao; Que hàn đắp phục hồi bề mặt, que hàn thép không gỉ, dây hàn... Ngoài ra người ta có thể phân chia theo trình độ phức tạp về mặt công nghệ sản xuất đó là vật liệu hàn thông thường và vật liệu hàn cao cấp. - Vật liệu hàn thông thường bao gồm các loại que hàn dùng hàn các loại thép thông thường và có thông số về độ bền, tính thẩm mĩ mối hàn không cao. Phục vụ cho nhu cầu hàn các chi tiết không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật. - Vật liệu hàn cao cấp: gồm các loại đòi hỏi trình độ sản xuất cao do chúng phải đáp ứng các yêu cầu cơ lý cao như độ bền kéo, độ dãn dài va đập...và đòi hỏi về tính chính xác, độ bóng ... Những yêu cầu này dẫn đến một đòi hỏi chung đối với sản xuất loại que hàn này là nguyên liệu cao cấp và hiện đại. Với công dụng như vậy, sự phát triển của ngành vật liệu hàn gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của công nghiệp hoá. Với lập luận đó và những thông tin thực tế có thể khẳng định ngành sản xuất này đã và đang rất phát triển của công nghiệp phát triển trên thế giới do nhu cầu to lớn của các nghành công nghiệp ở Việt Nam, mối quan hệ này cũng đang được thể hiện một cách rõ nét ở các nghành: Ngành xây dựng: Hàn kết nối các đường ống ( dẫn khí, dẫn dầu, kết nối các cột thép giằng nối...) Ngành đóng tàu : Dùng dây hàn, que hàn hàn nối các tấm thép làm khung tàu, vỏ tàu... Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy: Sử dụng vật liệu hàn để hàn các chi tiết như khung xe, bô xe và một số bộ phận khác. - Nhu cầu sửa chữa của các ngành khác. Sơ đồ 3 : Quan hệ cung cấp giữa các ngành vật liệu hàn với các ngành khác. Vật liệu hàn Đóng tàu Xây dựng Ngành khác Ô tô, xemáy Trên thị trường Việt Nam hiện nay tồn tại trên dưới 10 công ty nội địa chuyên sản xuất và cung cấp vật liệu hàn cùng một số lượng chưa được thống kê các doanh nghiệp và cá nhân cung cấp các vật liệu nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc... các công ty que hàn Việt Nam đuợc phân bố : Phía Nam là Nam Hà Việt, Kim Tín, Khánh Hội và phía Bắc là Việt Trung, Hữu Nghị, Bắc Hà Việt, Viẹt Đức, Thái ý, Atlantic. Do lượng que hàn nhập khẩu không đáng kể và sản lượng của que hàn Việt Trung, Thái ý rất nhỏ bé nên những kết quả phân tích dưới đây có thể áp dụng cho toàn bộ thị trường vật liệu hàn Việt Nam. Trong năm 2005 Công ty Việt Đức đã tiêu thụ được 6.822 tấn vật liệu hàn các loại ( gồm 7.936 tấn que hàn và 686 tấn dây hàn) . Theo như bảng thống kê dưới đây so sánh với các công ty khác trong ngành ta thấy con số tương đối lớn, chỉ đứng thứ 3 sau Hà Việt và Kim Tín. Bảng số 2: Sản lượng tiêu thụ của các Công ty vật liệu hàn Việt Nam trong năm 2005 Tên công ty Sản lượng tiêu thụ 2005 ( Tấn) Tỷ lệ sản lượng tiêu thụ % Kim Tín 11.200 25,8 Hà Việt 9.500 21,9 Việt Đức 8.622 19,9 Hữu Nghị 2.851 6,5 Khánh Hội 2.100 4,84 Nam Triệu 6.500 14,9 Atlantic 2.600 6,1 Tổng 43.373 100% (Nguồn Tổng hợp từ tài liệu tham khảo về doanh thu). Về doanh thu Bảng số 3 ; Doanh thu từ que hàn và tỷ lệ theo doanh thu của 1 số công ty vật liệu hàn Việt Nam 2005 Tên công ty Doanh thu ( tỷ đồng) Tỷ lệ % theo doanh thu Kim Tín 120.1 25,8 Hà Việt 101.9 21,7 Việt Đức 92.6 19,9 Hữu Nghị 30.6 6,5 Khánh Hội 22.5 4,84 Nam Triệu 69.75 14,9 Atlantic 27.9 6,1 Tổng 465.35 100% (Nguồn tổng hợp từ tài liệu tham khảo). Những kết quả tổng kết về doanh thu và tỷ lệ theo doanh thu nêu trên sử dụng những con số thực tế của một số công ty. Với những Công ty không có doanh thu được công bố chính thức, kết quả ở đây được tính toán trên cơ sở sản lượng được công bố của công ty đó và giá bình quân của một công ty khác có cơ cấu sản phẩm tương tự. Đó là tình hình thị trường năm 2005 nhưng cũng là bức tranh mô tả năng lực sản xuất của các công ty trên thị trường Việt Nam. Như vậy, hiện công ty cổ phần que hàn Việt Đức nắm giữ một khoản thị phần khoảng19,9% thị trường Việt Nam. Trên thị trường thế giới, các sản phẩm vật liệu hàn của Việt Nam rất khó cạnh tranh được trong khu vực. Một là các nước có nền công nghiệp phát triển hơn Việt Nam do đó họ sản xuất được các vật liệu hàn có chất lượng hơn ta. Thứ hai một số nước trong khu vực và Châu Á nhập khẩu vật liệu hàn Việt Nam với số lượng rất khiêm tốn, hầu hết họ nhập khẩu các sản phẩm này từ Trung Quốc, Đài Loan, Inđônêsia...Bởi vì các nước này sản xuất ra các sản phẩm vật liệu hàn có chất lượng cao hơn, rẻ hơn Việt Nam. Cho nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất vật liệu hàn ở Việt Nam chỉ phục vụ nhu cầu trong nước là chính. Cũng vì lý do đó mà các doanh nghiệp sản xuất que hàn nói chung và Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức nói riêng có kim nghạch xuất khẩu là khá khiêm tốn , kim ngạch xuất khẩu của công ty trong năm 2005 là : 60.500 USD so với tổng doanh thu là 92,6 tỷ Việt Nam đồng chiếm tỷ lệ 1%). 2. Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu ở công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức. 2.1. Tình hình hoạt động sản xuất que hàn của công ty. 2.1.1. Quy mô sản xuất: Trong những năm gần đây công ty phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất và công nghệ . Từ năm 1999, công ty đã đầu tư chuyển giao công nghệ sản xuất thêm những loại que hàn mới phục vụ thị trường hàn vặt để cạnh tranh với que hàn Trung Quốc. Bên cạnh đó công ty cũng đã đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị và công nghệ của Italy cùng với một số máy móc mà nước Đức cung cấp trước đây sản xuất ra các sản phẩm vật liệu hàn từ trung đến cao cấp, đáp ứng được nhu cầu trong nước cho các công ty xây dựng cầu đường, đóng sửa chữa tàu thuyền, sửa chữa và lắp ráp ô tô xe máy và một số nhu cầu khác. 2.1.2. Cơ cấu sản xuất: +Hiện nay công ty có hai phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng cắt chất bọc và phân xưởng ép sấy (PXI). Ngoài ra để phục vụ cho hai phân xưởng sản xuất trên có phân xưởng cơ điện và ngành sản xuất phụ. Sơ đồ số 4 ; công nghệ sản xuất sản phẩm que hàn: Xử lý lõi que Cắt lõi
Tài liệu liên quan