Ở nước ta, trong những năm gần đây chính phủ rất coi trọng việc bảo vệ môi trường. Đề ra các giải pháp để quản lý phế thải đô thị. Với lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều tại các đô thị công việc này càng khó khăn, trong khi đó địa điểm chôn lấp rác thải ngày càng ít vì tình hình đô thị hoá, dân số tăng nhanh. Nền công nghiệp phát triển, kinh tế dịch vụ tăng do đó lượng rác thải nguy hại cũng tăng. Vì lẽ đó quản lý chất thải đô thị đã trở nên bức bách không thể trì hoãn được.
53 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động thu gom và phương pháp xử lý chất thải rắn Công ty Quản lý đô thị Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Ở nước ta, trong những năm gần đây chính phủ rất coi trọng việc bảo vệ môi trường. Đề ra các giải pháp để quản lý phế thải đô thị. Với lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều tại các đô thị công việc này càng khó khăn, trong khi đó địa điểm chôn lấp rác thải ngày càng ít vì tình hình đô thị hoá, dân số tăng nhanh. Nền công nghiệp phát triển, kinh tế dịch vụ tăng do đó lượng rác thải nguy hại cũng tăng. Vì lẽ đó quản lý chất thải đô thị đã trở nên bức bách không thể trì hoãn được.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, Thái Nguyên đã và đang phải đối mặt với những thách thức về vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì vậy từ năm 1994 sau khi nhà nước ban hành Luật Bảo vệ môi trường, với chức năng thống nhất quản lý nhà nước mọi hoạt động về bảo vệ môi trường, UBND tỉnh đã có quyết định bổ xung và bố trí cán bộ làm công tác quản lý môi trường cho Sở Khoa học và công nghệ môi trường thực hiện tham mưu và trực tiếp tổ chức thực hiện một số nội dung của Luật Môi trường tại địa phương.
Chính vì lẽ đó Công ty Quản lý đô thị Thái Nguyên đã được thành lập với nhiệm vụ thu gom và xử lý rác thải, bảo vệ môi trường thành phố Thái Nguyên nói riêng với toàn tỉnh nói chung. Từ khi công ty được thành lập tới nay, môi trường trong thành phố có nhiều đổi thay, lượng rác thu gom được xử lý, vấn đề ô nhiễm môi trường đã được cải thiện.
LỜI CẢM ƠN
Hai tháng thực tập vừa qua đã được sự giúp đỡ của các cô chú CBCNV trong Công ty và các ngành, ban có liên quan. Em đã hiểu rõ, nắm bắt được nguồn gốc phát sinh quy trình thu gom chất thải rắn, các phương pháp và công nghệ xử lý CTR đô thị của Công ty quản lý môi trường đô thị Thái Nguyên. Nắm bắt được hệ thống các quy định về quản lý môi trường của Công ty nói riêng và quản lý, bảo vệ môi trường của tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Nhân dịp này, em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn tới các cô, các chú CBCNV trong Công ty và các CBCNV trong ban, ngành có liên quan đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập vừa qua. Em kính mong tiếp tục có những ý kiến đóng góp của các cô, chú CBCNV trong Công ty, của thầy, cô giáo đã dạy dỗ em để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Bắc của nước ta, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội về phía Nam của tỉnh, phía Tây tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Đông tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang. Toàn tỉnh có diện tích 3.541 km2 và dân số hơn một triệu người, với 8 dân tộc anh em chủ yếu sinh sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Mông, Sán Chay và Hoa. Tỉnh Thái Nguyên có 09 đơn vị hành chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 07 huyện thị.
1.1.2. Địa hình
Thái Nguyên có địa hình đặc trưng là đồi núi đá vôi và đồi dạng bát úp.
1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu: Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông. Địa hình chủ yếu là đồi núi nên khí hậu của tỉnh có những đặc điểm sau:
Nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 23,60C (năm 2004). Trong đó nhiệt độ trung bình thấp nhất đạt khoảng 17,00C và nhiệt độ trung bình cao nhất đạt khoảng 28,80C (thời gian tháng 6).
Thái Nguyên là khu vực có độ ẩm khá cao. Trung bình năm đạt tới 82%. Độ ẩm trung bình thấp nhất đạt 77% và lớn nhất đạt 88%.
Với lượng mưa khá lớn trung bình năm 1800 ¸ 2500mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong khu vực tỉnh theo thời gian, không gian.
Thái Nguyên có 2 con sông chính chảy qua địa phận là sông Cầu, sông Công và chịu ảnh hưởng rất lớn về chế độ thuỷ văn của 2 con sông này.
Sông Công: Bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chảy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất của tỉnh.
Sông Cầu: có dòng chảy chính là sông Cầu với chiều dài 290km, bắt nguồn từ núi Văn rồi đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại. Chế độ thuỷ văn của các sông trong khu vực được chia thành 2 mùa: mùa lũ và mùa khô. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm 70¸80% tổng lưu lượng dòng chảy trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trước đây và hiện nay Thái Nguyên vẫn được chính phủ coi là trung tâm văn hoá và kinh tế của các dân tộc các tỉnh phía Bắc. Trong 5 năm gần đây Thái Nguyên luôn giữ tốc độ phát triển kinh tế (GDP) bình quân. Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 trong cả nước với 5 trường đại học, 16 trường cao đẳng, THCN và dạy nghề, có bệnh viện đa khoa khu vực.
1.2.1. Dân số
Dân số Thái Nguyên tính đến năm 2004 là 1.096.091 người, với mật độ trung bình » 312 người/km2. Tuy nhiên dân số tập trung cao ở thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Đặc trưng của thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công là đô thị vừa là nơi tập trung dân cư vừa là khu sản xuất công nghiệp, vừa là trung tâm hành chính văn hoá xã hội và cũng là đầu mối giao thông với các tỉnh, thành phố xung quanh.
Bảng 1: Dân cư đô thị và nông thôn tại các huyện, thành thị
Tên thành phố, huyện thị
Tổng số dân
Dân số
thành thị
Dân số
nông thôn
Thành phố Thái Nguyên
232.440
164.894
67.546
Thị xã Sông Công
44.509
22.761
21.748
Huyện Định Hoá
89.444
6.011
83.433
Huyện Võ Nhai
62.623
1.426
59.179
Huyện Phú Lương
104.483
7.769
96.714
Huyện Đồng Hỷ
123.899
13.978
109.921
Huyện Đại Từ
164.199
8.197
156.002
Huyện Phú Bình
138.760
7.987
103.773
Huyện Phổ Yên
135.634
13.035
122.599
1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua (2000-2004), tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhanh. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 30% (2000) lên tới 375 (2004). Ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản có mức giảm tỷ trọng từ 34% (2002) xuống còn 27% (2004). Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng tương đương với tốc độ tăng trưởng chung, tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2000 là 36%, tuy nhiên đến năm 2002 giảm xuống còn 34% và tăng lên 365 (2004). Năm 2000 GDP (bình quân đầu người) 2,8 triệu đồng đến 2004 đã tăng lên 4,7 triệu đồng, đến 2005 là 5,2 triệu dồng. Như vậy sau 5 năm bình quân GDP tăng 1,8 lần.
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên từ 2000-2004
Cơ cấu kinh tế năm 2000 Cơ cấu kinh tế năm 2001
Cơ cấu kinh tế năm 2002 Cơ cấu kinh tế năm 2003
Cơ cấu kinh tế năm 2004
Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế và xã hội.
a) Tiềm năng về khoáng sản
Thái Nguyên có nhiều loại khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh rất phong phú về chủng loại (than đá, than mỡ, quặng sắt, titan,…) tỉnh có trữ lượng than lớn đứng thứ 2 trong cả nước, than mỡ có trữ lượng trên 15 triệu tấn và than đá koảng 90 triệu tấn, khoáng sản vật liệu xây dựng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại, sản xuất nguyên liệu xây dựng…
b) Tiềm năng về nông lâm nghiệp
Được sự ưu đãi của thiên nhiên về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh vào khoảng 102.190ha và rừng trồng có diện tích hơn 44.400ha.
c) Tiềm năng về du lịch
Thái Nguyên có tiềm năng du lịch lớn như: Hồ Núi Cốc, khu ATK (Định Hoá), chùa Hang (Đồng Hỷ), Hang Phượng Hoàng (Võ Nhai)… tuy nhiên vẫn chưa được phát triển mạnh.
1.3. Hiện trạng môi trường thành phố Thái Nguyên
Từ những năm 60 của thế kỷ trước, Thái Nguyên đã được chọn là nơi xây dựng khu công nghiệp sản xuất gang thép, kim loại màu, chế tạo cơ khí, chế biến lâm sản,… Đồng thời để đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, công nghiệp khai khoáng cũng được hình thành với quy mô lớn hơn như khai thác quặng sát, chì, kẽm, than đã,… nhưng công nghệ thiết bị cho sản xuất và khai thác chế biến khoáng sản đều thuộc loại cũ kỹ và lạc hậu. Khi bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, nguồn tài nguyên khoáng sản và lâm sản đều được các thành phần kinh tế đầu tư khai thác và chế biến tại chỗ bằng phương pháp thủ công hoặc công nghệ đơn giản lạc hậu. Vào những năm 90 nhiều lò luyện thiếc, chì, kẽm, lò gạch, lò vôi thủ công được xây dựng trên mặt bằng đất nông nghiệp và khu dân cư tập trung. Cùng với quá trình đô thị hoá, dân số, nhà hàng, khách sạn ở thành phố, thị xã, thị trấn tăng rất nhanh. Có thể nói các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã có những tác động gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên và môi trường tỉnh. Đến nay Thái Nguyên phải đương đầu với nhiều khó khăn trở ngại để đạt được sự phát triển bền vững.
1.3.1. Hiện trạng môi trường nước
Theo số liệu hiện có Thái Nguyên có khoảng 3-4 tỷ m3mặt/năm và 1,5 ¸ 2 tỷ m3 nước dưới mặt đất (nước ngầm)/1năm. Các kết quả phân tích hiện có cũng cho thấy nguồn nước mặt của Thái Nguyên có chứa chất gây ô nhiễm từng lúc, từng khu vực đã đến mức báo động chất lượng nước ngầm đã có dấu hiệu bị ô nhiễm.
a) Nước cấp
Trong nhiều năm qua, nhất là những năm gần đây các cấp, các tổ chức doanh nghiệp, cộng đồng dân cư đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường nhất là môi trường nước. Hiện nay Thái Nguyên đã xây dựng hơn 50 công trình cấp nước sạch tập trung đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 80% dân số đô thị và gần 50% đối với dân cư nông thôn. Tại thị xã Sông Công có một nhà máy nước với công suất hơn 5.000m3/ngày. Riêng thành phố Thái Nguyên có hai nhà máy nước với tổng công suất lên đến 45.000m3/ngày. Ngoài các công trình cấp nước tập trung, nhân dân tự khai thác và quản lý nước ngầm để sử dụng. Tỉnh Thái Nguyên đã huy động được nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng nâng cấp một số công trình trọng điểm, đào và khoan gần 200 giếng nước sạch, cải tạo hơn 13.100 giếng nước sinh hoạt…
b) Nước thải
Nước thải sinh hoạt: sông Cầu và sông Công còn là nơi tập trung nước thải của dân cư sống ven sông, thị trấn, thị xã và thành phố. Với lượng nước thải 70 lít/người/ngày (2004) thì lượng nước thải xuống sông Cầu và sông Công như bảng sau (bảng 2).
Bảng 2: Lượng nước thải sinh hoạt và sông Cầu, sông Công
Tên sông
Tên đô thị
Dân số
Tổng lượng nước thải (m3/ngày)
Sông Cầu
Thành phố Thái Nguyên
164.894
11.542,580
Thị trấn ĐH và Giang Tiên (Phú Lương)
7.769
543,830
Thị trấn Úc Sơn (Phú Bình)
7.989
559,090
Tổng cộng
12.645,400
Sông Công
Thị xã Sông Công
22.716
1.513,270
Thị trấn Đại Từ
8.197
573,790
Thị trấn Ba Hàng (Phổ Yên)
13.035
913,710
Tổng cộng
2.000,770
Theo báo cáo hiện trạng môi trường 2002-2003 của tỉnh, trong nước thải sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên năm 2002 có hàm lượng COD vượt TCVN: 5942-1995 cột B 1,3 ¸3 lần, BOD5 vượt 1,1 ¸ 2,5 lần.
Nước thải công nghiệp: sông Cầu, sông Công và một số nhánh chảy vào hai sông này, hiện nay vẫn là nơi xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý sơ bộ của một số cơ sở sản xuất công nghiệp như Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty luyện kim mầu, Công ty nông sản Phú Lương, Nhà máy bia Vicoba, nhà máy tấm lợp Amiăng, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty Diezen sông Công, Xí nghiệp chè Đại Từ,… Trong nước thải của các cơ sở sản xuất này có chứa một số chất gây ô nhiễm nguồn nước như nước thải của Công ty gang thép Thái Nguyên có nồng độ BOD, NH4, SO2, Zn, Cn, Phenol, dầu mỡ… đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Nước thải của Công ty Luyện kim mầu có chứa As, CN, Fe, Phenol và khu công nghiệp sông Công trong nước thải có chứa BOD, COD, CN, phenol, suyfua. Nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đang là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nước sông Cầu, cụ thể được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3: Thành phần nước thải của một số nhà máy vượt tiêu chuẩn cho phép tại tỉnh Thái Nguyên
Thời gian
Tên nhà máy
Năm 2003
Năm 2004
Mùa khô
Mùa mưa
Mùa Khô
Mùa mưa
Công ty Gang thép
Thái Nguyên
Chỉ tiêu
Kết quả
Chỉ tiêu
Kết quả
Chỉ tiêu
Kết quả
Chỉ tiêu
Kết quả
NH4
2,43
BOD
64,5
TSS
12,6
TSS
145
Zn
2,77
Mn
1,03
Phenol
2,92
Phenol
0,29
NH4
5,20
CN
0,63
CN
0,14
Coli
19000
Sunfua
0,50
Sunfua
4,46
Dầu
3,85
Công ty luyện kim Mầu
Pb
0,50
Mn
2,97
PH
9,10
Fe
8,32
NH4
1,43
NH4
1,77
TSS
126
TSS
153
AS
0,52
AS
0,34
Phenol
2,92
NH4
2,24
Zn
3,19
NH4
1,36
Cf+4
0,14
Dầu
1,12
AS
0,16
Phenol
0,12
Sunfua
7,23
Khu công nghiệp Sông Công
BOD
84,46
Mn
2,96
COD
314,70
TSS
105
NH4
6,02
NH4
1,77
BOD
165,54
NH4
4,72
TSS
105
AS
0,34
TSS
133,00
Sunfua
0,82
Phenol
0,15
Phenol
0,08
CN
0,12
NH4
5,63
Cf+4
0,18
Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ
COD
2186
COD
2224
PH
11,40
COD
200,33
BOD
1238
BOD
910
COD
321,33
BOD
135,10
Fe
5,00
NH4
33,6
BOD
297,30
Phenol
0,11
Coli
13000
TSS
158
TSS
136,00
TSS
319
TSS
269
Phenol
0,58
NH4
1,97
Phenol
0,32
NH4
3,86
Cf
0,14
CN
0,12
Mn
1,29
Clo dư
2,85
CN
0,12
Sunfua
1,28
Nhà máy tấm lợp
COD
102
TSS
130
PH
12,80
PH
12,10
BOD
57,43
TSS
1208
TSS
333,00
AS
0,14
NH4
1,57
NH4
1,68
Cf
0,14
Sunfua
5,10
1.3.2. Hiện trạng môi trường không khí tỉnh Thái Nguyên
Theo số liệu khảo sát của trung tâm kỹ thuật môi trờng đô thị và khu công nghiệp năm 2000 cho thấy một số đoạn đường trong thành phố Thái Nguyên nồng độ các chất C0, CO2, N02 đến dưới tiêu chuẩn cho phép, cụ thể trong bảng 4.
Bảng 4: Nồng độ bụi và các khí độc tại một số đoạn đường trong
thành phố Thái Nguyên (2000).
Điểm quan trắc
CO (mg/m3)
SO2 (mg/m3)
NO2
(mg/m3)
Pb
(mg/m3)
Bụi
(mg/m3)
Trước cổng bệnh việ đa khoa
2,831
0,036
0,032
0,0059
0,432
Đường Lương Ngọc Quyến - Quán Triều
2,816
0,037
0,034
0,0060
0,401
Đường CM T8
2,718
0,032
0,027
0,0056
0,392
Ngã tư Đồng Quang
4,405
0,052
0,034
0,0063
0,387
Quán Triều
3,577
0,036
0,043
0,0059
0,494
TCVN5937-1995
5,0
0,30
0,10
0,0050
0,20
Tuy nhiên riêng chỉ có nồng độ bụi lơ lửng tại các điểm quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,9 - 2,2 tấn. Một phần do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông lưu lượng xe trên các tuyến đường, trục đường chính tại thành phố Thái Nguyên số lượng xe con và xe khách đều tăng từ 2000 - 2005, đặc biệt là lưu lượng xe máy tăng nhiều ở những đầu mối giao thông chính (ngã ba Mỏ Bạch, ngã ba Bắc Nam…).
Bảng 5: Lưu lượng xe trên các tuyến đường
Loại xe
Ô tô tải
Ô tô con + xe khách
Mô tô + xe máy
Thời gian
Đoạn đường
2000
2005
2000
2005
2000
2005
Ngã ba Mỏ Bạch (Đường Lương Ngọc Quyến)
162
83
92
184
874
2160
Đường tròn Gang Thép (Đường CMT8)
26
30
24
18
536
677
Ngã ba Bắc Nam
(Quốc lộ 3)
116
63
86
197
636
1995
Cầu Gia Bẩy
(Đường Dương Tự Minh)
144
54
20
30
1510
1567
Trung bình mỗi ngày mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 2 viên than tổ ong đẻ đun nấu (bình quân mỗi hộ gia đình có 5 người), lượng than sẽ vào khoảng 300g/người/ngày còn các nhà hàng ăn uống khách sạn sử dụng từ 10kg - 30kg/ngà. Với dân số như hiện nay và nếu kinh tế đang phát triển mạnh thì lượng than sử dụng hàng ngày và tải lượng khí thải độc hại trong một ngày là tươg đối lớn, cụ thể được thể hiện trong bảng 6.
Bảng 6: Khối lượng các tác nhân gây ô nhiễm dạng khí phát sinh
do đun nấu bằng than
Địa điểm
Lượng than sử dụng trong hộ gia đình (kg/ngày)
Lượng than sử dụng cho nhà hàng (kg/ngày)
Tổng lượng than sử dụng (kg/ngày)
Tài lượng khí thải (kg/ngày)
S02
N02C
CO
Bụi
V0C
Thái Nguyên
69.732
16.000
85.732
836,8
771,6
25,7
128,6
4,715
Thị xã
Sông Công
13.352
4.000
17.353
169.2
167,2
5,2
26,0
0,954
Ghi chú: Thành phố Thái Nguyên: Dân số: 232.440
Số nhà hàng khoảng 800
Thị xã Sông Công: Dân số 44.509
Số nhà hàng khoảng 200
Thái Nguyên có lượng khoáng sản lớn và phong phú về chủng loại. Thái Nguyên có nhiều điểm, mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, năm 2003 còn trên 300 điểm và mỏ, trong đó có nhiều điểm khai thác trái phép của tư nhân và cá thể, tình trạng này diễn ra hầu như khắp mọi nơi trong địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai. Bụi của các mỏ được thải vào không khí ở khu vực xung quanh. Tài lượng bụi trong khai thác một số loại khoáng sản được trình bày trong bảng 7.
Bảng 7: Tải lượng bụi thải trong khai thác khoáng sản
Loại khoáng sản
Số mỏ
Lượng bụi thải
2001
2002
2003
2004
Than
6
33740
32466
31867
42182
Đá
15
19570
24882
23618
44162
Quặng các loại
10
10477
16448
24169
19614
Đất sét
3
1336
1410
2747
2792
1.3.3. Hiện trạng môi trường chất thải rắn (CTR)
CTR là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng….)
Lượng chất thải tạo thành đối với dân thành thị là khoảng 0,6 kg/người/ngày đêm, đối với dân cư nông thôn khoảng 0,4 kg/người/ngày. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người mang tính đặc thù của từng địa phương, mức sống văn minh của dân cư ở mỗi khu vực đó. Căn cứ vào số lượng các cơ sở kinh doanh đã đăng ký (2004), ở khu vực thành phố, ước tính lượng rác thải ra hơn 32 tấn/ngày.
Rác thải của các cơ quan, công sở trường học 6 tấn/ ngày. Theo báo cáo của công ty Gang thép Thái Nguyên khoảng từ 60.000 - 70.000 tấn CTR, với hơn 50 năm hoạt động .
Hiện nay lượng CTR này được lưu trữ tại một bãi có tổng diện tích là: 230m2.
Rác thải xây dựng ước trừng có khoảng 1.000 tấn/ngày phần lớn lượng CTR này được thu gom và vận chuyển bởi các tư nhân, lượng rác còn lại được đổ lại các khu đất trống và trên các dìa đường của các xã.
Những nguồn chất thải y tế chính ở vùng đô thị gồm các bệnh viện, phòng khám, các trung tâm chuyên khoa tại thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Các cơ sở này phần lớn điều trị nội trú, là nơi sản sinh ra nhiều chất thải y tế. Nguồn chất thải y tế ở vùng cận đô thị, vùng nông thôn gồm các trung tâm y tế huyện, bệnh viện phong và da liễu, các trạm y tế của xã phường, thị trấn… tất cả đều thải ra lượng CTR mang tính độc hại cao và lượng rác thải sinh hoạt (bảng 8).
Bảng 8: Lượng chất thải phát sinh tại các bệnh viện của tỉnh Thái Nguyên
Tuyến bệnh viện
Tổng lượng chất thải (kg/giường bệnh/ngày)
Chất thải y tế nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày)
Bệnh viện ĐKTƯ Thái Nguyên
0,90
0,14
Bệnh viện tỉnh (BVA)
0,86
0,12
Bệnh viện tuyến huyện
0,6
0,10
1.4. Hướng phát triển trong tương lai của thành phố Thái Nguyên
Thái Nguyên đang phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cơ cấu "Nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ" chuyển sang cơ cấu kinh tế "công nghiệp - dịch vụ nông nghiệp" vào năm 2010.
Tỉnh Thái Nguyên quy hoạch phương hướng phát triển một số ngành mũi nhọn như sau:
a. Phương hướng phát triển ngành Nông lâm nghiệp đến năm 2010
Tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu trong ngành Nông nghiệp thông qua các chương trình trọng điểm của ngành.
Thúc đẩy phát triển chế biến lâm sản.. đặc biệt là công nghiệp chế biến và xuất khẩu chè, hoa quả và sản phẩm chăn nuôi.
b. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp đến năm 2010
Với khu công nghiệp gang thép đã hình thành từ trước đây, công ty Gang thép Thái Nguyên là đơn vị sản xuất thép từ quặng sắt. Năm 2001 công ty đã được đầu tư chiều sâu cho phát triển và hiện nay đang tiếp tục tự mở rộng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
c. Phương hướng phát triển ngành du lịch
CHƯƠNG II
SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN
2.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1. Quá trình hình thành
Công ty thành lập ngày 23 tháng 8 năm 1989 trên cơ sở công ty phục vụ công cộng. Đến ngày 21 tháng 7 năm 1997 được UBND tỉnh Thái Nguyên quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích công ty quản lý đô thị Thái Nguyên. Ngày 18 tháng 10 năm 2005 chuyển thành công ty TNHH một thành viên môi trường và quản lý đô thị Thái Nguyên.
2.1.2. Quá trình phát triển
Trụ sở văn phòng công ty cách trung tâm thành phó 2km về phía Đông nam.Trên đường CMT8 - Số 302 với diện tích sử dụng 300m2.
Công ty tiến hành thu gom chất thải rắn đô thị thuộc khu vực thành phố Thái Nguyên với tổng CBCNV là 278 người (2002). Đến nay công ty đã mở rộng địa bàn thu gom chất thải rắn, đã xây dựng bãi chôn lấp chất thải, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại bằng phương pháp đốt (lò bảo ôn). Đến nay (2005) đã nâng tổng số CBCNV lên tới 349 người
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty gồm 03 ph