Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, là địa bàn cư trú
của 22 dân tộc anh em. Từ buổi sơ khai của lịch sử nơi đây đã có người
nguyên thuỷ sinh sống. Đất lành chim đậu mảnh đất này đã thu hút các dòng
người từ bốn phương tìm về tụ lại.
Xứ Tuyên Quang mà trung tâm là vùng Chiêm Hoá xưa nay là một địa
bàn lãnh thổ có nhiều tộc người cộng cư bên nhau.
Chiêm Hóa là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai tương
đối màu mỡ, giàu tài nguyên khoáng sản, các dân tộc Chiêm Hoá mặc dù có
nguồn gốc lịch sử khác nhau nhưng khi đã cùng nhau sinh sống tại nơi đây thì
các dân tộc đã tích cực khai phá, mở mang ruộng đồng, xây làng lập bản để
làm nơi sinh cơ lập nghiệp và phát triển lâu dài.
Tình hình cộng cư của nhiều thành phần dân tộc gắn liền với quá trình
phát triển lâu dài của đất nước.Việc xây dựng cộng đồng chính trị xã hội trong
lịch sử không tách rời với việc xây dựng cộng đồng quốc gia dân tộc gồm
nhiều thành phần dân tộc. Tình hình đó luôn gắn liền và bị chi phối bởi yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, từng vùng miền nói
riêng và bởi yêu cầu chống ngoại xâm bảo vệ sự tồn tại của quốc gia độc lập.
Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc miền núi
nói chung và Chiêm Hoá nói riêng “Với yêu cầu của công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước, việc di dân gắn liền với việc phân bố dân cư, quy hoạch, xây
dựng các vùng kinh tế. Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc xây dựng và
phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số.Việc phân bố lại dân cư
gắn với xây dựng các vùng kinh tế nhằm khắc phục dần sự cách biệt về kinh
tế xã hội giữa các dân tộc, khai thác mọi tiềm năng của đất nước, phát triển
2
kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời góp phần khôi phục
rừng bảo vệ môi trường sinh thái” [26, tr43].
99 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2812 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) nửa đầu thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ HÀ
HUYỆN CHIÊM HOÁ -TUYÊN QUANG
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ HÀ
HUYỆN CHIÊM HOÁ -TUYÊN QUANG
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Đàm Thị Uyên
Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHIÊM HOÁ TỈNH TUYÊN QUANG .... 7
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và các thành phần dân tộc ........... 7
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................. 7
1.1.2. Các thành phần dân tộc trong huyện ..................................... 9
1.2. Lịch sử hành chính .................................................................... 16
Chƣơng 2: KINH TẾ CHIÊM HOÁ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ................... 17
2.1. Vài nét về tình hình ruộng đất trước thế kỷ XIX ........................ 17
2.2. Tình hình ruộng đất Chiêm Hoá nửa đầu thế kỷ XIX theo địa
bạ Gia Long 4 (1805). ...................................................................... 21
2.3. Tình hình ruộng đất Chiêm Hóa giữa thế kỉ XIX theo địa bạ
Minh Mệnh 21 (1840) ...................................................................... 30
2.4. Tình hình hoạt động kinh tế ....................................................... 36
2.4.1. Nông nghiệp ....................................................................... 36
2.4.2. Công thương nghiệp ........................................................... 39
2.5. Thuế khóa ................................................................................. 43
Chƣơng 3: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA HUYỆN
CHIÊM HOÁ NỬA ĐẤU THẾ KỈ XIX ........................................................ 47
3.1. Chính trị - xã hội ....................................................................... 47
3.1.1. Các tầng lớp xã hội ............................................................. 49
3.1.2. Thiết chế chính trị- xã hội ................................................... 58
3.2. Một số yếu tố văn hóa tộc người ................................................ 60
3.2.1. Văn hoá vật chất. ................................................................ 61
3.2.2. Tục lệ xã hội ....................................................................... 68
3.2.3. Văn hóa tinh thần ................................................................ 75
KẾT LUẬN................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, là địa bàn cư trú
của 22 dân tộc anh em. Từ buổi sơ khai của lịch sử nơi đây đã có người
nguyên thuỷ sinh sống. Đất lành chim đậu mảnh đất này đã thu hút các dòng
người từ bốn phương tìm về tụ lại...
Xứ Tuyên Quang mà trung tâm là vùng Chiêm Hoá xưa nay là một địa
bàn lãnh thổ có nhiều tộc người cộng cư bên nhau.
Chiêm Hóa là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai tương
đối màu mỡ, giàu tài nguyên khoáng sản, các dân tộc Chiêm Hoá mặc dù có
nguồn gốc lịch sử khác nhau nhưng khi đã cùng nhau sinh sống tại nơi đây thì
các dân tộc đã tích cực khai phá, mở mang ruộng đồng, xây làng lập bản để
làm nơi sinh cơ lập nghiệp và phát triển lâu dài.
Tình hình cộng cư của nhiều thành phần dân tộc gắn liền với quá trình
phát triển lâu dài của đất nước.Việc xây dựng cộng đồng chính trị xã hội trong
lịch sử không tách rời với việc xây dựng cộng đồng quốc gia dân tộc gồm
nhiều thành phần dân tộc. Tình hình đó luôn gắn liền và bị chi phối bởi yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, từng vùng miền nói
riêng và bởi yêu cầu chống ngoại xâm bảo vệ sự tồn tại của quốc gia độc lập.
Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc miền núi
nói chung và Chiêm Hoá nói riêng “Với yêu cầu của công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước, việc di dân gắn liền với việc phân bố dân cư, quy hoạch, xây
dựng các vùng kinh tế. Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc xây dựng và
phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số.Việc phân bố lại dân cư
gắn với xây dựng các vùng kinh tế nhằm khắc phục dần sự cách biệt về kinh
tế xã hội giữa các dân tộc, khai thác mọi tiềm năng của đất nước, phát triển
2
kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời góp phần khôi phục
rừng bảo vệ môi trường sinh thái” [26, tr43].
Là vùng đất rộng người thưa, núi non hiểm trở, có vị trí chiến lược về
quốc phòng Chiêm Hoá từ xa xưa luôn là một bộ phận của tổ quốc Việt Nam
thống nhất. Đồng bào các dân tộc nơi đây có truyền thống đoàn kết, yêu nước,
giàu lòng nhân ái, dũng cảm trong đấu tranh chống cường quyền, áp bức,
đánh giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động và có đời sống văn hoá
tinh thần khá phong phú, độc đáo.
Ngày nay, công cuộc đổi mới đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ
quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh” là sự nghiệp của toàn xã hội, toàn dân tộc trong đó có
phần đóng góp không nhỏ của những huyện miền núi như Chiêm Hoá vào
công cuộc phát triển chung của đất nước.
Bản thân tôi là một ngưòi dân địa phương cũng như bao người dân
khác sinh sống trên mảnh đất Chiêm Hoá lịch sử đều mong muốn hiểu biết về
một thời kỳ lịch sử của địa phương mình: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
cũng như đời sống tinh thần phong phú, độc đáo của nhân dân các dân tộc
Chiêm Hoá nửa đầu thế kỷ XIX.
Việc nghiên cứu về một thời kỳ lịch sử của Chiêm Hoá (nửa đầu thế kỷ
XIX) còn góp phần làm cơ sở cho việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta: đại đoàn kết dân tộc, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, xây dựng
con người mới, cuộc sống mới trên mảnh đất Chiêm Hoá giàu truyền thống.
Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn khoa học là
PGS. TS Đàm Thị Uyên cùng các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Lịch Sử Việt
Nam và Ban Chủ nhiệm khoa Lịch Sử trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái
Nguyên, nên tôi đã chọn đề tài: “Huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) nửa đầu thế
kỷ XIX”.
3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tham khảo các tác
phẩm sau:
- Trước hết là cuốn “Đồng Khánh dư địa chí”, đã nêu một cách đầy đủ,
khái quát về: Vị trí địa lí, tài nguyên, khí hậu, tình hình kinh tế - xã hội, phong
tục tập quán; về đồn lũy, cửa quan, số dân, diện tích ruộng đất… của các
huyện trong tỉnh, trong đó có huyện Chiêm Hoá.
- Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) - (1943-1991) của
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chiêm Hoá, là một công trình nghiên cứu
khoa học đầy đủ và có hệ thống về huyện Chiêm Hoá trong thời kì kháng
chiến cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Tiếp đến là tài liệu nghiên cứu “Tìm hiểu vài nét về chế độ Quằng ở
vùng Mường Giàng thuộc Chiêm Hoá Tuyên Quang trước năm 1945” của Vũ
Xuân Bân. Tài liệu đã nêu khá đầy đủ và chi tiết về chế độ Quằng ở vùng
Mường Giàng (Chiêm Hoá) - Tuyên Quang như: quá trình hình thành và tồn
tại của chế độ Quằng từ khi hình thành, khi thực dân Pháp xâm lược và sự tan
rã của nó; chế độ ruộng đất, chính sách cai trị của Quằng và quan hệ giai cấp
trong chế độ Quằng ở Mường Giàng (Chiêm Hóa) – Tuyên Quang.
Nguồn tài liệu trên là ý kiến gợi mở quý báu tạo điều kiện cho tôi thực
hiện đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Trước hết bản thân là một người dân địa phương có mong
muốn tìm hiểu về quê hương trong lịch sử và nhằm góp thêm cơ sở khoa học về
cư dân miền núi nói chung và phía Bắc nói riêng lâu nay còn ít người quan tâm.
Đồng thời, việc tìm hiểu nghiên cứu này mong muốn góp phần nêu lên
một cách chân thực, khoa học về một thời kì lịch sử trong quá khứ của mảnh đất
4
cũng như con người Tuyên Quang. Ngoài ra, còn có thể bổ sung thêm nguồn tư
liệu góp phần lí giải một số vấn đề lịch sử Việt Nam trung đại: lịch sử đấu tranh
và bảo vệ biên cương, bảo vệ chính quyền quốc gia dân tộc, mối quan hệ giữa
các dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển của đất nước, góp phần lí giải về
cơ sở xuất phát cho những chính sách của Đảng và nhà nước ta....
- Nhiệm vụ: Bước đầu nghiên cứu tương đối toàn diện và đầy đủ về các
mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Chiêm Hóa Tuyên Quang nửa
đầu thế kỉ XIX để qua đó thấy được bức tranh về một thời kì lịch sử trong quá
khứ của mảnh đất và con người Tuyên Quang.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm nguồn gốc các dân tộc, tổ chức
hành chính, chế độ sở hữu ruộng đất, văn hoá xã hội của Chiêm Hoá nửa
đầu thế kỷ XIX.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về huyện Chiêm Hoá
(Tuyên Quang) khoảng thời gian nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử
Việt Nam có nhiều sự kiện quan trọng, tác động mạnh mẽ đến quá trình tồn tại
và phát triển của huyện Chiêm Hoá nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chung: Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương
loại chí, Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam
thực lục, Đồng Khánh Dư địa chí…
Nguồn tài liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940 -
1975). Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hoá (1943 - 1991); Văn hoá truyền
thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang, di tích lịch sử Tuyên
Quang, huyện Chiêm Hoá anh hùng, Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang...
5
Nguồn tài liệu thực địa, điền dã: Các tài liệu truyền miệng, chuyện kể,
truyền thuyết, ca dao, tục ngữ địa phương, quần thể bia mộ của dòng họ Quằng
Ma Doãn ở xã Thổ Bình, Minh Đức huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang)...
Nguồn tư liệu địa bạ: 25 đơn vị địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805)
với các kí hiệu từ 8073 F1:10 đến 8099 F1:8; 7 đơn vị địa bạ có niên đại Minh
Mệnh 21 (1840) với các kí hiệu từ 8101 F1:8 đến 8107 F3:11. Các bản địa bạ
nêu trên hiện đang lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I – Hà Nội. Hầu hết các
thôn xã đều có địa bạ, đó là cơ sở để chúng tôi phục dựng lại tổ chức làng bản
cũng như kết cấu kinh tế xã hội của Chiêm Hoá nửa đầu thế kỉ XIX.
- Phương pháp nghiên cứu
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài chúng tôi đặc biệt chú ý khâu
giám định tư liệu nhất là các tư liệu bằng chữ Hán để thấy được mức độ chính
xác của nó. Kết hợp với việc sử dụng phương pháp khai thác tài liệu thành
văn kết hợp với phương pháp điền dã lịch sử. Đồng thời sử dụng các phương
pháp lịch sử, logic, phân tích, mô tả, so sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu,
phương pháp tổng hợp bằng hệ thống các bảng biểu.
Chúng tôi đặt việc nghiên cứu lịch sử huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên
Quang) trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc (trong khoảng thời gian nửa đầu
thế kỷ XIX) để thấy được những tác động, ảnh hưởng giữa lịch sử địa phương
với lịch sử dân tộc.
6. Đóng góp của luận văn
Dựa trên những nguồn tài liệu có thể khai thác được, đề tài bước đầu
khôi phục một cách có hệ thống bộ mặt Chiêm Hoá trong một giai đoạn lịch
sử, mối quan hệ tộc người, loại hình kinh tế xã hội, thiết chế chính trị xã hội,
các hoạt động kinh tế, những nét văn hoá tiêu biểu gắn với môi trường sinh
thái địa phương, vùng miền, những nhân tố thúc đẩy sự biến đổi về kinh tế xã
hội địa phương... trong thời kì lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam.
6
7. Cấu trúc của luận văn
Đề tài gồm 87 trang, ngoài phần mục lục, phần mở đầu, tài liệu tham
khảo, phụ lục, đề tài được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang.
Chương 2: Kinh tế huyện Chiêm Hoá nửa đầu thế kỉ XIX.
Chương 3: Tình hình chính trị - xã hội và văn hóa huyện Chiêm Hoá
nửa đầu thế kỉ XIX.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH TUYÊN QUANG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
7
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHIÊM HOÁ TỈNH
TUYÊN QUANG
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và các thành phần dân tộc
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Chiêm Hoá là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, mang đậm
nét đặc thù của vùng núi phía Bắc Việt Nam; Phía bắc giáp huyện Na Hang;
phía nam giáp huyện Yên Sơn; phía đông giáp huyện chợ Đồn (Bắc Cạn);
phía tây giáp huyện Hàm Yên và huyện Bắc Quang (Hà Giang), huyện lị đặt
tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách tỉnh lị Tuyên Quang 67 km về phía Bắc. Tính từ
các điểm tận cùng theo Bắc- Nam, Đông- Tây, chiều rộng của huyện là 75
km, chiều dài là 120 km. “Châu Chiêm Hoá, ở cách phủ 106 dặm về phía
nam, đông tây cách nhau 73 dặm, nam bắc cách nhau 139 dặm, phía đông đến
địa giới châu Bạch Thông tỉnh Thái Nguyên 22 dặm, phía tây đến địa giới
huyện Vị Xuyên 51 dặm, phía nam đến địa giới huyện Vĩnh Điện 65 dặm.
Đời Đinh, Lê là châu Vị Long; thời thuộc Minh là châu Đại Man, thổ tù họ
Ma nối đời quản trị…”[21, tr340].
Nhìn chung địa hình của Chiêm Hoá bị chia cắt khá lớn bởi hệ thống
sông ngòi và nhiều dãy núi lớn. Nét chung của địa hình là sự xen kẽ không
đều giữa các núi đá vôi và núi đất, giữa các dãy núi cao và vùng đồi đất có độ
cao trung bình hoặc thấp. Giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có diện
tích không lớn song đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân
cư, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao, điển
hình là dãy núi phía nam có đỉnh cao nhất là núi Quạt (745m), dãy núi phía
bắc có đỉnh cao nhất là núi Phia Gioòng (1229m), dãy núi phía đông có đỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8
cao nhất là núi Khau Bươn (957m), dãy núi phía tây có đỉnh cao nhất là núi
Chặm Chu (1587m).
Sông, suối Chiêm Hoá có độ dốc cao , hướng chảy khá tập trung, các
con suối, ngòi đều đổ về sông Gâm và sông Lô. Con sông lớn nhất là sông
Gâm, bắt nguồn từ Trung Quốc, sau khi chảy qua Cao Bằng, Na Hang, sông
Gâm chảy qua Chiêm Hoá trên một độ dài 40 km và là đường thuỷ duy nhất
nối huyện với tỉnh lỵ Tuyên Quang và các vùng trung du và đồng bằng Bắc
Bộ. Các con suối lớn như: ngòi Quẵng, ngòi Đài, ngòi Nhụng… cùng nhiều
khe nhỏ khác với chiều dài 317 km tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú,
cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất cua nhân dân và là những
con đường giao thông, vận tải quan trọng.
Trong hoàn cảnh đặc thù của một huyện miền núi, giao thông đường bộ
của Chiêm Hoá có vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội, quốc
phòng, an ninh… Song đây cũng là ngành đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, khó
thực hiện và cho tới nay, kết quả đạt được vẫn chưa hoàn toàn thoả mãn được
nhu cầu. Con đường chiến lược của huyện là tuyến đường khởi xuất từ km31
của quốc lộ II chạy qua huyện lỵ lên Na Hang. Sau nhiều năm xây dựng nâng
cấp huyện đã có một mạng lưới đường liên xã, liên thôn trải rộng khắp địa
bàn. Đương nhiên, đây chủ yếu là đường đất, lòng đường hẹp, nhiều dốc, việc
giao thông vận tải còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa.
Theo Đại Nam nhất thống chí, khí hậu của Chiêm Hoá: “Mùa hè và mùa
thu thường mưa nhiều, mùa đông và mùa xuân thường âm u mỗi khi mưa lâu
tiếp đến ngày nắng, thì khí nóng khác thường, đến tiết sương giáng thì có gió
rét, tháng 3 và tháng 9 khí nóng nung nấu, nhiều người bị cảm” [21, tr314].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
9
Chiêm Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp được phân chia thành hai
mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có mưa nhiều và mưa
rào tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, với lượng mưa cao nhất là 300,3 mm,
mùa này thường xảy ra lũ lụt ; mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 11 năm
trước tới tháng 3 năm sau, thường có gió mùa đông bắc, sương mù và sương
muối ; nhiệt độ trung bình năm là 22,60 C cao nhất là 39,70 C và thấp nhất là
4,2
0
C; độ ẩm trung bình là 85%.
Điều kiện tự nhiên mang lại cho Chiêm Hoá nhiều lợi thế, sự giàu có về
tài nguyên khoáng sản cũng như thế mạnh về sản xuất nông, lâm nghiệp.
Rừng Chiêm Hoá có nhiều lâm thổ sản và nhiều muông thú quý hiếm : Đinh,
lim, nghiến, lát... gấu, nhím, tê tê, tắc kè... Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản
như : Ăngtimoan, mangan, vàng sa khoáng... Đất đai có độ phong hoá cao,
lượng mưa và độ ẩm thích hợp. Chiêm Hoá có đầy đủ các điều kiện để trồng
cây lương thực (lúa, ngô, sắn)... Cây công nghiệp (sả, chè, các cây họ đậu,
mía) chăn nuôi gia súc gia cầm và phát triển nghề rừng cũng như các ngành
công nghiệp khai thác, chế biến.
1.1.2. Các thành phần dân tộc trong huyện
Từ lâu Tuyên Quang đã là một tỉnh có nhiều dân tộc anh em sinh sống.
Lê Quý Đôn trong “Kiến Văn Tiểu Lục” đã chép: Tuyên Quang có các giống
người như: giống người Nùng, giống người Răng Vàng, giống người Hoá
Thường, giống người Ngô Ngàn, bảy chủng tộc ngưòi Mán trong đó có Sơn
Trang, Sơn Tử, Cao Lan, Sơn Man, Sơn Bán, Sơn Miêu...giống người Sá
Ngoại, giống người La Quả, giống người Sá Tụ...[2, tr11- 12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
10
Theo sách Đại Nam nhất thống chí : “Nhân dân thì người Thanh, người
Thổ, người Nùng, người Mán ở lẫn lộn với nhau, mỗi chủng tộc nói một thứ
tiếng khác nhau...”[21, tr342].
Theo số liệu thống kê năm 2008 của tỉnh Tuyên Quang, huyện Chiêm
Hóa có 135.873 người (chiếm 18,57% dân số cả tỉnh). Chiêm Hoá là một
huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang bao gồm nhiều dân tộc sinh sống,
trong đó tập trung nhiều nhất là dân tộc Tày, Kinh, Dao, Nùng, Hoa, Mông...
BẢNG THỐNG KÊ CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC Ở CHIÊM HOÁ
(SỐ LIỆU NĂM 2008)
STT Dân tộc Dân số Tỉ lệ (%)
1 Tày 82578 60.8
2 Kinh 29332 21.6
3 Dao 17839 3.04
4 Hoa 1885 1.39
5 Mông 1571 1.16
6 Nùng 1483 1.09
7 Các dân tộc khác 1185 1
Tổng số 135873 100
Nơi cư trú của các dân tộc chủ yếu là những vùng rừng núi xa xôi, hiểm
trở, nơi đất rộng người thưa, giàu tài nguyên, giáp với các tỉnh bạn, có vị trí
quan trọng về kinh tế và quốc phòng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
11
Trên cơ sở tư liệu lịch sử, truyền miệng, khảo sát thực tế các xã của
huyện Chiêm Hoá, cho biết khái quát về địa bàn cư trú, nguồn gốc, quê quán
của các dân tộc Chiêm Hoá như sau:
1.1.2.1. Dân tộc Tày
Dân tộc Tày là một cộng đồng thuộc ngôn ngữ Tày - Thái. Trước kia
dân số đông nhất tỉnh Tuyên Quang. Người Tày Chiêm Hoá sống xen kẽ với
các dân tộc khác trong huyện, tập trung ở các xã: Vi Sơn, Khúc Phụ, Miện
Dương, Xuân Quang, Thổ Bình, Minh Đức...
Người Tày còn có tên là “Thổ”, Thổ chỉ thổ dân, người bản xứ.
Ngoài ra, dân tộc Tày còn có các tên gọi theo các nhóm địa phương: Thổ
(tên cũ); Ngạn: do mặc áo ngắn hơn; Phén: mặc áo nâu; Thu Lao: quấn
khăn thành chóp nhọn trên đầu; PaDí: áo có thêu hoa văn ở cổ và vải vắt
ngang ngực, ống tay áo nối nhiều đoạn vải màu, mũ hình mái nhà [25,tr14].
Tuy nhiên, là một cộng đồng khá thuần nhất với một yếu tố rõ rệt, các
cư dân Tày đều thống nhất tên tự gọi là Tày và tên đó đã trở thành tên gọi
chính thức của dân tộc từ cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
Người Tày ở Chiêm Hoá đã lâu đời, chắc chắn lâu đời nhất trong các
dân tộc. Điều chắc chắn là đến thế kỉ XI có một họ Hà đã có công giúp triều
đình nhà Lý đánh đuổi quân phong kiếm nhà Tống (Trung Quốc) xâm lược
nước ta, được vua nhà Lý gả công chúa và dựng bia ghi công họ Hà ấy. Tấm
bia hiện còn ở xã Yên Nguyên (Chiêm Hoá). Ngoài ra cũng có một số bộ
phận từ Trung Quốc