Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên

Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội lớn để phát triển nhưng cũng kèm theo đó là các thách thức to lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam.

doc100 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội lớn để phát triển nhưng cũng kèm theo đó là các thách thức to lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, gây khó khăn cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng. Do vậy, trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, muốn tồn tại lâu dài các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp để khẳng định vị trí của mình trên thị trường hoạt động. Trên cơ sở các nguồn lực có hạn, để nâng cao kết quả hoạt động, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện bộ máy tổ chức và các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc tiết kiệm các yếu tố chi phí đầu vào, doanh nghiệp còn phải tổ chức phối hợp các biện pháp kinh doanh một cách khoa học và hiệu quả nhất. Ngoài ra, nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, kế toán ngày càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của Nhà nước và của doanh nghiệp. Để điều hành quản lý được toàn bộ hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp có hiệu quả nhất, các doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin kinh tế và thi hành đầy đủ các chế độ kế toán, chế độ quản lý trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh và quá trình sử dụng vốn. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích lũy cùng với vốn đầu tư của nuớc ngoài đuợc sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế- kĩ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm ở ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế tóan chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Do đó, hiệu quả họat động của các doanh nghiệp xây lắp không chỉ có ý nghĩa nội bộ mà còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn. Để quản lý tốt tình hình và hiệu quả họat động xây lắp, thì thông tin kế toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính nó là nguồn thông tin giúp cho các nhà quản trị kinh doanh, các nhà đầu tư, các cơ quan chức năng của Nhà nuớc và các đối tuợng khác có liên quan để thực hiện việc họach định, kiểm soát và ra quyết định kinh tế cần thiết, đúng đắn. Mặt khác, sản phẩm xây lắp còn mang tính đơn chiếc, kết cấu phức tạp, chu kỳ sản xuất dài, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể. Hơn nữa, hoạt động của doanh nghiệp xây lắp mang tính lưu động lớn nên công tác kế toán trong doanh nghiệp xây lắp có những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đúng, đủ, chính xác và hợp lý là hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp xây dựng. Những đặc điểm trên đã ảnh huởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất, vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp. Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian tìm hiểu thực tiễn hoạt động tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên, em chọn đề tài: “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THỤ VIÊN” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Thông qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để thấy được cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm. Đồng thời, xem xét tính hợp lý của các khoản mục cấu thành nên giá thành sản phẩm, từ đó đề ra biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm giúp công ty sử dụng tốt các tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Hạch toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Ghi chép kế toán: định khoản, lên tài khoản chữ T bằng cách hạch toán, ghi chép trên các sổ nhật kí chung, Sổ cái và sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. Kết chuyển và tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Đánh giá công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty và đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập số liệu tại phòng kế toán của công ty, căn cứ trên các sổ nhật kí chung, sổ cái, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. Tham khảo sách, báo, tạp chí và mạng internet và các thông tư mới nhất có liên quan đến đề tài. Tìm hiểu tình hình thực tế của công ty bằng cách hỏi các kĩ thuật viên và các nhân viên có liên quan đến công trình. Tìm hiểu tính đặc thù của ngành, các yếu tố chủ quan và khách quan mà công ty đang gánh chịu. 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài này chỉ nghiên cứu việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, mà cụ thể là giá thành sản xuất, không đề cập đến các chi phí khác ngoài sản xuất, các mặt công tác khác chỉ đề cập một cách sơ lược. Do đặc thù của kế toán ngành xây dựng nên đề tài không dùng số liệu của một kì kế toán cụ thể mà sử dụng số liệu của một công trình xây dựng. Số liệu sử dụng là của công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc, thời gian tập hợp chi phí sản xuất kéo dài từ kì kế toán tháng 4/2008 đến tháng 12/2008. Số liệu kế toán sử dụng được lấy từ nguồn phòng kế toán công ty TNHH xây dựng Thụ Viên. 6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI : Theo kết cấu chung của đề tài, luận văn gồm 3 phần chính như sau: PHẦN MỞ ĐẦU: giới thiệu tổng quát lý do chọn đề tài, cũng như mục tiêu, nội dung nghiên cứu và phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn. PHẦN NỘI DUNG: phản ánh nội dung chính của luận văn, gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH xây dựng Thụ Viên. Chương 3: Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH xây dựng Thụ viên. Chương 4: Nhận xét, kiến nghị và một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên. PHẦN KẾT LUẬN: Là phần tóm lược lại các nhiệm vụ đã hoàn thành và các bài học đạt được trong thời gian thực hiện luận văn. Tuy có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do kiến thức bản thân và quá trình tích lũy kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn khó có thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các anh chị phòng kế toán của công ty để luận văn được hoàn thiện hơn. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐỐI TUỢNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp: Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là tổng số các hao phí lao động và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp bao gồm chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp. các chi phí sản xuất xây lắp cấu thành giá thành sản phẩm xây lắp. Chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ các chi phí phát sinh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất xây lắp, nó là bộ phận cơ bản để hình thành giá thành sản phẩm xây lắp. Khái niệm vế giá thành sản phẩm xây lắp: Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây, lắp theo quy định.Sản phẩm xây lắp có thể là kết cấu công việc hoặc giao lại công việc có thiết kế và dự toán riêng có thể là hạng mục công trình, công trình hoàn thành toàn bộ. Giá thành hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành toàn bộ là giá thành sản phẩm cuối cùng của sản xuất xây lắp. Trong sản xuất xây, lắp cần phân biệt các loại giá thành công tác xây lắp: giá thành dự toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế. Giá thành dự toán: là tổng giá thành dự toán để hoàn thành khối lượng xây, lắp công trình.Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức, quy định của Nhà nước và khung giá quy định áp dụng theo từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán = giá trị dự toán – lợi nhuận định mức Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở một doanh nghiệp xây, lắp nhất định trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch = giá thành dự toán – mức hạ giá thành Giá thành thực tế: phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối luợng xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu. Giá thành thực tế bao gồm các chi phí theo định mức, vượt định mức và không định mức như các khoản thiệt hại trong sản xuất, các khoản về bội chi, lãng phí về trật tự, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất và quản lí của doanh nghiệp được phép tính vào giá thành. Giá thành thực tế được xác định theo số liệu của kế toán Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất gồm nhiều loại có công dụng và mục đích khác nhau trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp xây lắp chi phí sản xuất được phân thành các loại sau: Theo yếu tố chi phí Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để sắp xếp những chi phí có nội dung kinh tế ban đầu giống nhau vào một nhóm chi phí. Các phân loại này không phân biệt nơi chi phí phát sinh và mục đích sử dụng của chi phí. Mục đích của cách phân loại chi phí này là để biết được chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm những loại nào, số lượng của từng loại chi phí là bao nhiêu. Theo cách phân loại này các chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố chi phí sau: Chi phí nguyên liệu, vật liệu: gồm toàn bộ giá trị các nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản, dụng cụ…mà doanh nghiệp đã thực sự sử dụng cho hoạt động sản xuất. Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công trình, viên chức trong doanh nghiệp. Chi phí khấu hao TSCD: là toàn bộ giá trị khấu hao phải trích của tất cả các TSCD sử dụng trong doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho các dịch vụ mua từ bên ngoài: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại….phục vụ cho hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí khác bằng tiền: gồm toàn bộ chi phí khác dung cho hoạt động sản xuất- kinh doanh ở doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí trên như: chi phí tiếp khách, hội họp, hội nghị….. Tùy theo yêu cầu quản lí, các chi phí có thể được phân loại chi tiết hơn như; chi phí vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí năng lượng…. Theo khoản mục chi phí: Cách phân loại này dựa trên công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí có tác dụng tích cực cho việc phân tích giá thành theo khoản mục chi phí. Mục đích của cách phân loại này dể tìm ra các nguyên nhân làm thay đổi giá thành so với định mức và đề ra biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. Theo cách phân loại này chi phí trong doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị thực tế của các loại nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản tiền lương phải trả và các khoản tính theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Các khoản phụ cấp lương, tiền ăn ca, tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài được hạch toán vào khoản mục này. Chi phi sử dụng máy thi công: + Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công + Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công. Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phát sinh ở đội, bộ phận sản xuất ngoài các chi phí sản xuất trực tiếp như: + Chi phí nhân viên đội quản lí đội sản xuất gồm lương chính, lương phụ và các khoản tính theo lương của nhân viên quản lí đội (bộ phận sản xuất). + Chi phí vật liệu gồm giá trị nguyên vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, các chi phí công cụ, dụng cụ…ở đội xây lắp. + Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng tại đội xây lắp, bộ phận sản xuất. + Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại sử dụng cho sản xuất và quản lí ở đội xây lắp( bộ phận sản xuất). + Chi phí bằng tiền khác. Theo mối quan hệ giữa chi phí với số lượng sản phẩm sản xuất: - Chi phí cố định: là những chi phí mang tính tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất trong một mức sản lượng nhất định. Khi sản lượng sản phẩm tăng thì chi phí cố định tính trên một sản phẩm có xu hướng giảm. - Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất. Các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy…thuộc chi phí biến đổi. Dù sản lượng sản phẩm sản xuất thay đổi nhưng Chi phí biến đổi tính cho một sản lượng sản phẩm vẫn mang tính ổn định. Cách phân loại chi phí theo chi phí cố định và chi phí biến đổi có vai trò quan trọng trong phân tích điểm hòa vốn phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của giám đốc doanh nghiệp. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp theo đó. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí ( đội sản xuất xây, lắp) hoặc nơi chịu chi phí( công trình, hạng mục công trình xây lắp). Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp phù hợp với yêu cầu quản lí chi phí và yêu cầu cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm xây lắp cần phải căn cứ vào: Công dụng của chi phí. Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất trong từng doanh nghiệp. Đối tượng giá thành trong từng doanh nghiệp. Trình độ của các nhà quản lý doanh nghiệp và trình độ của cán bộ kế toán doanh nghiệp. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kì: Chi phí sản xuất xây lắp tập hợp theo từng khoản nục chi phí vừa liên quan đến sản phẩm hoàn thành, vừa liên quan đến sản phẩm đang làm dở được xác định ở thời điểm cuối kì. Để xác định Chi phí sản xuất cho sản phẩm xây lắp hoàn thành đảm bảo tính hợp lí thì cần phải xác định phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở. tùy thuộc vào đối tượng tính giá thành DNXL đã xác định mà nội dung sản phẩm dở dang có sự khác nhau. Nếu đối tượng tính giá thành khối lượng ( giai đoạn ) xây lắp hoàn thành thì khối lượng (giai đoạn) xây lắp chưa hoàn thành là sản phẩm xây lắp dở dang. Nếu đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành thì sản phẩm xây lắp dở dang là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành. DNXL có thể đánh giá theo các trường hợp cụ thể như sau: Trường sản phẩm xây lắp dở dang là các khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành Trong thường hợp này, DNXL có thể đánh giá sản phẩm làm dở theo giá dự toán hoặc giá trị dự toán, chi phí sản xuất tính cho các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kì( giá trị sản phẩm dở dang cuối kì) được tính theo công thức: Ddk + C Dck = * Zdtht Zdtht + Zdtdd Trong đó Dck : giá trị sản phẩm dở dang cuối kì. Ddk : giá trị sản phẩm dở dang đầu kì (chi phí sản xuất các giai đoạn xây lắp dở dang đầu kì). C : chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kì. Zdtht : giá thành dự toán (hoặc giá trị dự toán) các giai đoạn xây lắp hoàn thành trong kì. - Zdtdd : giá thành dự toán (hoặc giá trị dự toán) các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kì tính theo mức độ hoàn thành. Trường hợp sản phẩm xây lắp dở dang là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành: Trong thường hợp này, giá trị sản phẩm xay lắp dở dang cuối kì chính là tổng chi phí xây lắp lũy kế từ khi khởi công công trình, hạng mục công trình cho đến thời điểm cuối kì này của những công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp: Tính giá thành sản phẩm là việc xác định chi phí sản xuất cho đối tượng giá thành theo từng khoản mục chi phí ( khoản mục giá thành ). Để tính giá thành cho sản phẩm xây lắp, có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây: Tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp giản đơn: Phương pháp này thích hợp cho trường hợp đối tượng tính giá thành là khối lượng( hoặc giai đoạn) xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Nội dung: Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kì theo từng công trình, hạng mục công trình và căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kì trước và cuối kì này để tính giá thành các giai đoạn xây lắp hoàn thành theo công thức: Z = Ddk + C – Dck Trong đó: - Z là giá thành các giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này thích hợp cho trường hợp đối tượng tính giá thành theo từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Nội dung: Mỗi đơn đặt hàng ngay từ khi bắt đầu thi công được mở một phiếu tính giá thành ( bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng ). Chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp cho từng đơn đặt hàng bằng phương pháp trực tiếp hoặ gián tiếp. cuối hàng kì căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được cho từng đơn đặt hàng theo từng khoản mục chi phí ghi vào bảng tính giá thành của từng đơn đặt hàng tương ứng.Khi có chứng từ chứng minh đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành đơn đặt hàng ( công trình, hạng mục công trình hoàn thành ) bằng cách cộng lũy kế chi phí từ khi bắt đầu thi công đến khi đơn đặt hàng hoàn thành ngay trên bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó. Đối với các đơn đặt hàng chưa hoàn thành, cộng chi phí lũy kế từ khi bắt đầu thi công đến thời điểm xác định chính là giá trị sản phẩm xây lắp dở dang. Trường hợp một đơn hàng gồm một số hạng mục công trình thì sau khi tính giá thành cho công trình hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục công trình bằng cách căn cứ vào giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành và giá thành dự toán của các hạng mục công trình đó, công thức tính như sau: Zddh Zi = * Zidt Zdt Trong đó: - Zi : giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình. - Zddh : giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành. - Zdt :giá trị dự toán của hạng mục công trình thuộc đơn đặt hàng hoàn thành. - Zidt : giá trị dự toán của hạng mục công trình. Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức: Phương pháp này áp dụng trong thường hợp DNXL thực hiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức. Nội dung chủ yếu của phương pháp này như sau: Trước hết phải căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành định mức của sản phẩm. Tổ chức hạch tóan riêng biệt số chi phí sản xuất xây lắp thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch thoát ly định mức, thường xuyên thực hiện phân tích những chênh lệch này để kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Khi có thay đổi định mức kinh tế, kĩ thuật cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và xác định số chênh lệch chi phí SXXL do thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang cuối kì trước( nếu có). Trên cơ sở giá thành định mức, số chi phí SXXL chênh lệch thoát ly định mức đã được tập hợp riêng và số chênh lệch do thay đổi định mức để tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kì theo công thức: Giá thực tế Giá thành
Tài liệu liên quan