Đề tài Kế toán huy động vốn và từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỉ trọng rất lớn trong các ngân hàng, nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi nhuận. Chính nguồn vốn huy động giúp ngân hàng trước tiên là để tuân thủ nguyên tắc về thanh khoản, sau đó là để đáp ứng các nhu cầu rút tiền của khách hàng nhằm tôn trọng các cam kết của ngân hàng ngay cả trong giai đọan Ngân Hàng Trung Ương hạn chế tái chiết khấu. Nếu như trước kia, việc cấp tín dụng dựa vào vốn tự có thì bây giờ ngân hàng còn có thể sử dụng vốn huy động, đồng thời phải chú ý tới các điều kiện gửi tiền. Ngày nay, vốn tự có chỉ là điểm xuất phát để tổ chức hoạt động ngân hàng trung gian hay nói cách khác, nghiệp vụ ngân hàng nói chung dựa trên cơ sở vốn huy động. Nhưng để đảm bảo một khoảng cách an toàn trong hoạt động của ngân hàng, trong mối tương quan giữa vốn tự có và vốn huy động, nếu chênh lệch đó càng lớn thì hệ số an toàn của ngân hàng sẽ càng thấp. Vì vậy, để đảm bảo mức độ an toàn tối thiểu cần giới hạn giữa vốn huy động và vốn tự có, điều 23 pháp lệnh 38/LTC-HĐNN quy định tổ chức tín dụng không được huy động vốn quá 20 lần trên tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ. Vốn huy động tồn tại dưới nhiều hình thức, hay nói cách khác là ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, phổ biến nhất là các nguồn: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm định kỳ. Ngoài ra vốn còn được hình thành từ các nguồn khác như: tiền ký quỹ mở thư tín dụng, séc bảo chi, phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn, dài hạn như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, vốn đi vay của ngân hàng nhà nước, vay của các tổ chức tín dụng khác, vay của ngân hàng nước ngoài . Trong những bước đi chập chững đầu tiên khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, và bây giờ là hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống của ngân hàng thương mại Việt Nam cũng từng bước cải tạo để theo kịp với đà đổi mới của đất nước, đa dạng hóa hình thức hoạt động để tăng nguồn thu hút, từng bước vươn lên để giải quyết về cơ bản nhu cầu vốn, yếu tố chính quyết định tăng trưởng của nền kinh tế, vẫn còn hạn chế. Để có thể tồn tại, ngân hàng phải được điều hành bởi những người am hiểu chuyên môn ngân hàng, nhân viên phải thành thạo nghiệp vụ, qua đó ta cũng có thể thấy được vai trò quan trọng của các kế toán viên trong ngân hàng là giao dịch và xử lý nghiệp vụ ngân hàng. Do ngân hàng là trung tâm thanh toán, nhận mở tài khoản cho khách hàng cho nên bắt buộc ngân hàng trước khi hạch toán kế toán phải giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, kiểm soát và xử lý chứng từ xem có đầy đủ tính hợp pháp, hợp lệ, sau đó mới tiến hành hạch toán. Kế toán ngân hàng có tính cập nhật và chính xác cao độ, xuất phát từ vai trò của kế toán là cung cấp số liệu để từ đó lãnh đạo có kế hoạch, phương hướng làm cho hoạt động ngân hàng ngày càng có hiệu quả, cho nên kế toán cũng phản ánh tất cả các số liệu một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời về mọi hoạt động huy động vốn của ngân hàng khi có nghiệp vụ huy động vốn phát sinh. Ngoài ra, kế toán huy động vốn theo dõi chặt chẽ các kỳ hạn rút tiền, hạch toán trả nợ và trả lãi kịp thời, để tạo điều kiện rút tiền và rút lãi đúng thời hạn cho khách hàng nhằm tạo uy tín ngân hàng. Giám đốc và bảo vệ an toàn tuyệt đối tài sản của khách hàng mà ngân hàng đang quản lý và sử dụng. Hàng ngày bao giờ cũng căn cứ vào số liệu của kế toán để lập bảng cân đối tài khỏan và gửi giấy báo, sổ phụ về các tổ chức kinh tế để làm cơ sở hạch toán tại các đơn vị này. Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài kế toán huy động vốn và từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn.  Ý nghĩa của công tác kế toán huy động vốn Kế toán ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với huy động vốn của ngân hàng.Thông qua số liệu của kế toán huy động vốn, ngân hàng có thể biết được phạm vi huy động vốn, tỷ trọng của mỗi hình thức huy động vốn trong tổng nguồn vốn huy động và tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng nội tệ hay ngoại tệ là bao nhiêu trong tổng nguồn vốn huy động, để từ đó ngân hàng có phương hướng huy động vốn vào các nghành kinh tế cho hiệu quả, phương hướng sử dụng nguồn vốn huy động đạt hiệu quả cao và có kế hoạch trả nợ vay đúng đắn. Kế toán huy động vốn theo dõi tình hình huy động vốn của ngân hàng, qua đó ngân hàng có thể biết được mà khuyến khích việc huy động vốn từ đối tượng nào và hạn chế những đối tượng nào thông qua công cụ lãi suất huy động vốn. Ngoài ra, kế toán huy động vốn còn cho biết mức độ huy động và từ đó ngân hàng có thể cân nhắc có kế hoạch nên mở rộng hay giảm bớt nguồn vốn huy động. Ở từng thời kỳ, ngân hàng có thể biết được đối tượng nào đang cần vốn và đối tượng nào đang thừa vốn để có phuơng hướng huy động hiệu quả.

doc60 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán huy động vốn và từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỉ trọng rất lớn trong các ngân hàng, nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi nhuận. Chính nguồn vốn huy động giúp ngân hàng trước tiên là để tuân thủ nguyên tắc về thanh khoản, sau đó là để đáp ứng các nhu cầu rút tiền của khách hàng nhằm tôn trọng các cam kết của ngân hàng ngay cả trong giai đọan Ngân Hàng Trung Ương hạn chế tái chiết khấu. Nếu như trước kia, việc cấp tín dụng dựa vào vốn tự có thì bây giờ ngân hàng còn có thể sử dụng vốn huy động, đồng thời phải chú ý tới các điều kiện gửi tiền. Ngày nay, vốn tự có chỉ là điểm xuất phát để tổ chức hoạt động ngân hàng trung gian hay nói cách khác, nghiệp vụ ngân hàng nói chung dựa trên cơ sở vốn huy động. Nhưng để đảm bảo một khoảng cách an toàn trong hoạt động của ngân hàng, trong mối tương quan giữa vốn tự có và vốn huy động, nếu chênh lệch đó càng lớn thì hệ số an toàn của ngân hàng sẽ càng thấp. Vì vậy, để đảm bảo mức độ an toàn tối thiểu cần giới hạn giữa vốn huy động và vốn tự có, điều 23 pháp lệnh 38/LTC-HĐNN quy định tổ chức tín dụng không được huy động vốn quá 20 lần trên tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ. Vốn huy động tồn tại dưới nhiều hình thức, hay nói cách khác là ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, phổ biến nhất là các nguồn: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm định kỳ. Ngoài ra vốn còn được hình thành từ các nguồn khác như: tiền ký quỹ mở thư tín dụng, séc bảo chi, phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn, dài hạn như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, vốn đi vay của ngân hàng nhà nước, vay của các tổ chức tín dụng khác, vay của ngân hàng nước ngoài….. Trong những bước đi chập chững đầu tiên khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, và bây giờ là hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống của ngân hàng thương mại Việt Nam cũng từng bước cải tạo để theo kịp với đà đổi mới của đất nước, đa dạng hóa hình thức hoạt động để tăng nguồn thu hút, từng bước vươn lên để giải quyết về cơ bản nhu cầu vốn, yếu tố chính quyết định tăng trưởng của nền kinh tế, vẫn còn hạn chế. Để có thể tồn tại, ngân hàng phải được điều hành bởi những người am hiểu chuyên môn ngân hàng, nhân viên phải thành thạo nghiệp vụ, qua đó ta cũng có thể thấy được vai trò quan trọng của các kế toán viên trong ngân hàng là giao dịch và xử lý nghiệp vụ ngân hàng. Do ngân hàng là trung tâm thanh toán, nhận mở tài khoản cho khách hàng cho nên bắt buộc ngân hàng trước khi hạch toán kế toán phải giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, kiểm soát và xử lý chứng từ xem có đầy đủ tính hợp pháp, hợp lệ, sau đó mới tiến hành hạch toán. Kế toán ngân hàng có tính cập nhật và chính xác cao độ, xuất phát từ vai trò của kế toán là cung cấp số liệu để từ đó lãnh đạo có kế hoạch, phương hướng làm cho hoạt động ngân hàng ngày càng có hiệu quả, cho nên kế toán cũng phản ánh tất cả các số liệu một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời về mọi hoạt động huy động vốn của ngân hàng khi có nghiệp vụ huy động vốn phát sinh. Ngoài ra, kế toán huy động vốn theo dõi chặt chẽ các kỳ hạn rút tiền, hạch toán trả nợ và trả lãi kịp thời, để tạo điều kiện rút tiền và rút lãi đúng thời hạn cho khách hàng nhằm tạo uy tín ngân hàng. Giám đốc và bảo vệ an toàn tuyệt đối tài sản của khách hàng mà ngân hàng đang quản lý và sử dụng. Hàng ngày bao giờ cũng căn cứ vào số liệu của kế toán để lập bảng cân đối tài khỏan và gửi giấy báo, sổ phụ…về các tổ chức kinh tế để làm cơ sở hạch toán tại các đơn vị này. Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài kế toán huy động vốn và từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn. Ý nghĩa của công tác kế toán huy động vốn Kế toán ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với huy động vốn của ngân hàng.Thông qua số liệu của kế toán huy động vốn, ngân hàng có thể biết được phạm vi huy động vốn, tỷ trọng của mỗi hình thức huy động vốn trong tổng nguồn vốn huy động và tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng nội tệ hay ngoại tệ là bao nhiêu trong tổng nguồn vốn huy động, để từ đó ngân hàng có phương hướng huy động vốn vào các nghành kinh tế cho hiệu quả, phương hướng sử dụng nguồn vốn huy động đạt hiệu quả cao và có kế hoạch trả nợ vay đúng đắn. Kế toán huy động vốn theo dõi tình hình huy động vốn của ngân hàng, qua đó ngân hàng có thể biết được mà khuyến khích việc huy động vốn từ đối tượng nào và hạn chế những đối tượng nào thông qua công cụ lãi suất huy động vốn. Ngoài ra, kế toán huy động vốn còn cho biết mức độ huy động và từ đó ngân hàng có thể cân nhắc có kế hoạch nên mở rộng hay giảm bớt nguồn vốn huy động. Ở từng thời kỳ, ngân hàng có thể biết được đối tượng nào đang cần vốn và đối tượng nào đang thừa vốn để có phuơng hướng huy động hiệu quả. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiền thân là Ngân Hàng TMCP Quế Đô được thành lập theo giấy phép số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 308 /GP-UB ngày 26/06/1992 do UBND thành phố cấp. Sau 10 năm hoạt động kinh doanh, Ngân Hàng TMCP Quế Đô vẫn không có bước tiến triển và lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài, tổng tài sản có của Ngân Hàng TMCP Quế Đô chỉ đạt 224 tỷ đồng, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi trên 37 tỷ và lỗ lũy kế gần 21 tỷ đồng chưa có nguồn bù đắp. Với quyết tâm cải tổ toàn bộ cơ cấu bộ máy tổ chức, hoạt động và tên gọi của ngân hàng, ngày 08/04/2003 Ngân Hàng TMCP Quế Đô chính thức đổi tên thành Ngân Hàng TMCP Sài Gòn theo quyết định 336/QĐ–NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước. Từ những nổ lực đổi mới, Ngân Hàng TMCP Quế Đô đã hoàn toàn thoát xác và hồi sinh với một thương hiệu mới: Ngân Hàng TMCP Sài Gòn –SCB. Sau 2 năm đổi mới, SCB đã có một bước tiến vượt bậc về quy mô cũng như chất lượng, mạng lưới hoạt động gồm hội sở chính, một chi nhánh, 7 phòng giao dịch tại Tp.HCM. Hiện SCB có 89 cổ đông trong đó 6 cổ đông là pháp nhân (chiếm 6,7%) và 83 cổ đông là cá nhân (chiếm 93,3%). Vốn điều lệ vào ngày 31/12/2003 là 92.8 tỷ đồng theo quyết định chuẩn y vốn điều lệ của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn số 841/NHNN–HCM .02 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ngày 21/10/2003. Đến cuối năm 2005, vốn điều lệ SCB đạt 271.788 tỷ đồng với 235 cổ đông, mạng lưới họat động của SCB gồm hội sở chính, sở giao dịch, 12 chi nhánh và phòng giao dịch, điểm giao dịch tại Hà Nội, Tp.HCM và An Giang. SCB đặc biệt chú trọng phát triển bộ máy tổ chức nhân sự cả lượng và chất đi đôi với đổi mới công nghệ, sắp tới, SCB sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới ra các tỉnh phía Bắc, miền Đông và Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó mở rộng hợp tác với ngân hàng thương mại trong nước đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, tạo dựng uy tín và khẳng định vị thế của SCB trên thị trường tài chính tiền tệ trong và ngoài nước 1.1.2. Chức năng và hoạt động của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn. Huy động vốn: Khai thác nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, dân cư trong và ngoài nước. Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Phát hành kỳ phiếu ngân hàng. Nhận vốn ủy thác, đầu tư và phát triển của các tổ chức kinh tế. Vay vốn Ngân Hàng Nhà Nước và các tổ chức tín dụng khác. Các nghiệp vụ sử dụng vốn: Thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ nhằm duy trì khả năng thanh toán thường xuyên cho khách hàng và chính bản thân ngân hàng như tiền mặt tại quỹ, tiền mặt gửi tại Ngân Hàng Nhà Nước… Nghiệp vụ tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá 1.1.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự Ban giám đốc: Gồm 1 Tổng Giám Đốc và 5 Phó Tổng Giám Đốc với các nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, điều hành các họat động kinh doanh ngân hàng, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan. Đồng thời quản lý, kiểm tra, đôn đốc nhân viên dưới quyền thực hiện đúng theo chế độ chính sách nhà nước đề ra. Khối tham mưu, quản lý: - Phòng kế hoạch và quản trị vốn (P.kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ đối ngoại). - Phòng nghiên cứu và phát triển (P.tiếp thị và tư vấn khách hàng). - Phòng nhân sự đào tạo - Phòng điện toán và công nghệ thông tin. - Phòng kế toán tài chính - Phòng kiểm tra kiểm soát Khối kinh doanh: - Phòng tín dụng và bảo lãnh - Phòng kế toán giao dịch. - Phòng ngân quỹ. - Quỹ tiết kiệm trung tâm. - Phòng thanh toán quốc tế (TTQT). Khối văn phòng, hành chính quản trị: + Phòng hành chính quản trị (HCQT) + Phòng TH pháp chế. Sơ đồ tổ chức: Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát Ban tư vấn Ban thư ký HĐQT Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc P.hành chính P.nhân sự đào tạo P.nghiên cứu phát triển P.kiểm tra kiểm sóat nội bộ P.kế họach và QT vốn P.KD ngoại tệ và DV đối ngoại P. pháp chế P.tín dụng và bảo lãnh P.quan hệ đại lý và tư vấn khách hàng P.kế tóan tài chính P.tiếp thị và tư vấn khách hàng P.điện tóan và CNTT Quỹ tiết kiệm trung tâm P. ngân quỹ Chi nhánh Hà Nội Phó tổng giám đốc 1.1.4. Kết quả kinh doanh trong những năm vừa qua của Ngân Hàng Sài Gòn Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 1. Thu từ lãi Tổng thu từ lãi và các khoản thu nhập có tính chất lãi. 59,787 193,328 282,157 2. Chi trả lãi Tổng chi trả lãi 37,236 118,553 178,654 3. Thu nhập từ lãi (thu nhập lãi ròng) 22,552 74,776 103,503 4. Thu ngoài lãi Tổng thu ngoài lãi 8,005 9,599 21,864 5. Chi phí ngoài lãi Tổng chi phí ngoài lãi 31,778 65,253 78,672 6. Thu nhập ngoài lãi -23,773 -55,653 -56,808 7. Thu nhập trước thuế -1,222 19,123 46,695 8. Thu nhập sau thuế 54,7 19,123 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2003, 2004, 2005. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Tiếp tục phát huy những kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm trước, năm 2005, SCB càng khẳng địng vị thế thương hiệu trên thị trường tiền tệ-ngân hàng, Ngân Hàng Nhà Nước TW và Tp.HCM ngày càng tin tưởng, yên tâm về quá trình hoạt động kinh doanh của SCB. Họat động của SCB luôn đảm bảo có lãi qua các tháng, đến cuối năm, lợi nhuận toàn hàng đạt được 47 tỷ, vượt cả kế hoạch của Hội Đồng Quản Trị và Ban Điều Hành, đây là thắng lợi lớn của toàn thể Ngân Hàng. Riêng tháng 7/2005, lãi thấp nhất chỉ hơn 700 triệu do SCB phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493. Đến cuối năm, tình hình lãi dự thu – dự chi ở trạng thái cân bằng (53.4 / 53.5 tỷ đồng). Với việc bán cổ phiếu cao hơn mệnh giá, trong năm 2005 SCB đã tạo ra một khoản thặng dư cổ phiếu trên 30 tỷ; từ đó, Hội Đồng Quản Trị đã lấy ý kiến của cổ đông thông qua phương án phục hồi mệnh giá cổ phiếu số tiền 21.8 tỷ, số còn lại đưa vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, việc này có ảnh hưởng tốt đối với hình ảnh của Ngân Hàng trong các cổ đông cũng như đối với thị trường cổ phiếu không chính thức. Từ năm 2003 đến cuối năm 2005, tình hình tài chính của SCB đã từng bước được lành mạnh hóa và hoạt động kinh doanh liên tục có lãi, năm sau cao hơn năm trước: thu nhập trước thuế năm 2003 lỗ 1,222 triệu đồng, năm 2004 lãi 19,123 triệu đồng, đến năm 2005 lãi đạt được 46,695 triệu đồng, tăng 27,570 triệu đồng. Với kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, chắc chắn uy tín thương hiệu của SCB trên thị trường sẽ càng nâng cao. Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng. Các chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2004 Tốcđộ tăng trưởng Tổng tích sản 4,032,299 2,268,912 77.7 % Tổng thu nhập 304,230 Tổng chi phí 257,535 Tổng vốn huy động vốn 3,628,856 2,058,941 76.3 % Tổng dư nợ tín dụng 3,357,136 1,812,966 85.2 % Tổng thu nhập trước thuế 46,695 19,122 145.6 % Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu (ROE) 17.96 % 12.39 % Tỷ lệ lợi nhuận / tổng tài sản (ROA) 1.22 % 1.1 % Tỷ lệ cổ tức chia cho cổ đông 12 % 8.04 % Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Các chỉ tiêu tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ đầu tư tín dụng đều có mức tăng trưởng cao và ổn định, năm 2004, SCB đã bắt đầu chia cổ tức cho cổ đông là 8.04 %, năm 2005, mức cổ tức là 12 %. Tổng thu nhập năm 2005 là 304.2 tỷ đồng, tăng 49.8% so với 2004 và tổng chi phí 257.5 tỷ đồng, tăng 39.93%; trong đó chi dự phòng rủi ro là 18.1 tỷ đồng. Tỷ lệ tổng chi phí/tổng thu nhập là 84.65%, thấp hơn kế hoạch 1.15%, SCB đã tiết kiệm được chi phí. Các chỉ số ROE, ROA đều có sự cải thiện, ROE là 17.96% (năm 2004: 12.39%) vượt kế hoạch 1.72% và ROA là 1.22% (năm 2004: 1.1%), đạt kế hoạch Lợi nhuận trước thuế là 46,695 triệu đồng, vượt 19.04% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế / vốn tự có bình quân là 26.12%, vượt 3.71%. Lợi nhuận bình quân đầu người là 135.45 triệu / người, vượt 25% (27.09 triệu / người). Tổng huy động vốn cuối kỳ của năm 2005 vượt 42.58%, trong đó huy động vốn ngắn hạn dưới 12 tháng vượt 76.62% kế hoạch năm Tổng dư nợ tín dụng đạt 3,357,136 triệu đồng tăng 85.2% so với năm 2004, trong đó cho vay ngắn hạn tăng 172.7%, chiếm 73.4% tổng dư nợ, việc đầu tư tín dụng trung dài hạn chủ yếu sử dụng nguồn vốn trung dài hạn và vốn chủ sở hữu, không sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Chính sách tín dụng trong chiến lược của SCB nhằm vào việc đảm bảo phát triển an toàn, hiệu quả và ổn định, mang tính cạnh tranh khả thi trong thời kỳ hội nhập. Tỷ lệ tổng dư nợ/tổng huy động là 92.51% cao hơn kế hoạch năm 7.51%, việc sử dụng vốn huy động còn cao sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn cho hoạt động ngân hàng. Biểu đồ 1.1 Tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Đơn vị tính: tỷ đồng. Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Biểu đồ 1.2 Cơ cấu nguồn vốn năm 2005 Đơn vị tính: % Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn. Tổng nguồn vốn đạt 4071 tỷ đồng, tăng 79.42% so với năm 2004, trong đó, vốn điều lệ 271.78 tỷ đồng, chiếm 7% tổng nguồn vốn tăng 121.78 tỷ đồng. Trong năm, SCB đã hai lần thực hiện tăng vốn điều lệ: từ 150 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng (từ việc phát hành cổ phiếu) và từ 250 tỷ đồng lên 271.8 tỷ đồng (từ nguồn quỹ bổ sung vốn điều lệ), nhờ vậy các tỷ lệ về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng được cải thiện đáng kể. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư là 1616 tỷ đồng chiếm 40% tổng nguồn vốn, tăng 219 tỷ đồng (15.8%) so với đầu năm, đạt 78.7% kế hoạch cả năm, trong đó tiền gửi tiết kiệm của dân cư liên tục tăng khá ổn định, đạt 1287 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng ổn định và tăng trưởng khá (2012 tỷ đồng), tăng 1350 tỷ, tương ứng tăng 203.9% so với đầu năm tuy chiếm tỷ lệ tương đối cao (49%) nhưng SCB luôn đảm bảo thanh toán kịp thời, đúng hạn, tạo dựng chữ tín trên thị trường. Trong điều kiện chưa mở rộng mạng lưới hoạt động như các ngân hàng lớn trên địa bàn Tp.HCM, SCB đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp tích cực và hiệu quả như đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và thực hiện các chính sách khuyến mãi phong phú, hấp dẫn, mang tính xã hội cao để không ngừng tăng trưởng và cải thiện cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh toán. 1.1.5. Định hướng phát triển trong thời gian sắp tới Định hướng mục tiêu cơ bản theo tầm nhìn dài hạn của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là không ngừng đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh đã đạt hiệu quả cao trong các năm qua; tiếp cận kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại Việt Nam và Quốc Tế; phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, trên nguyên tắc kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; chú trọng gây dựng và mở rộng thị phần; giữ vững chữ tín của thương hiệu SCB trên thương trường tiền tệ Việt Nam, làm cơ sở để từng bước triển khai các hoạt động kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại trên thị trường quốc tế. “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện, thành công của khách hàng là mục tiêu của chúng tôi“ là phuơng châm hoạt động tác nghiệp kinh doanh từ lãnh đạo điều hành đến đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn hệ thống SCB. Hướng đến sự hoàn thiện đồng nghĩa với ý chí quyết tâm xây dựng nội bộ đoàn kết thống nhất; phát huy những thành quả đã đạt được; ra sức nhanh chóng khắc phục những tồn tại, yếu kém; kiên trì thực hiện lộ trình theo chiến lược xây dựng SCB trở thành Ngân Hàng Thương Mại đa năng bậc vừa trong hệ thống các tổ chức Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam, giữ vững hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước Việt Nam đổi mới, mở cửa và hội nhập. Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được và khắc phục triệt để những tồn tại yếu kém của năm trước, làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển của SCB trong năm 2006 và những năm tiếp theo. Lợi nhuận trước thuế đạt 73 tỷ đồng, tăng 72.4 % so với năm 2005, tổng thu nhập: 464.95 tỷ đồng, tăng 59.78 % so với năm 2005. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn tiếp tục thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ lên 600 tỷ; gấp 1.21 lần so với năm 2005 để cải thiện năng lực tài chính, tạo điều kiện trang bị thêm cơ sở vật chất, kỷ thuật công nghệ nhằm nâng cao vị thế và sức cạnh tranh trên thị trường tài chính trong nước. Đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới, xem công tác phát triển mạng lưới là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển ngân hàng về dài lâu cũng như trong năm 2006, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn phải nhanh chóng mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế và các khu vực giàu tiềm năng, các đơn vị chức năng cũng đã phối hợp khảo sát địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đề án thành lập chi nhánh tại tỉnh Vĩnh Long và An Giang đã hoàn tất, mọi công tác chuẩn bị đang được gấp rút tiến hành mở chi nhánh ngay khi được phép (dự kiến vào đầu quý 2/2006) trong đó địa bàn Hà Nội và Tp.HCM là chủ yếu. Phát triển mạng lưới rộng hơn gồm Hội sở chính, Sở giao dịch, 08 chi nhánh, 12 phòng giao dịch, cùng với việc phát triển cơ sở mới vẫn phải duy trì và củng cố chất lượng và hiệu quả hoạt động của những đơn vị hiện hữu. Mọi đơn vị kinh doanh của SCB đều phải đảm bảo an toàn và có lãi ổn định, ngày càng tăng cao. Tăng cường phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại để cung cấp nhiều tiện ích dịch vụ phục vụ khách hàng. Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng sẽ cải thiện đáng kể hình ảnh SCB trong công chúng, đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của mình. Trong đó, khẩn trương xin phép Ngân Hàng Nhà Nước triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh đối ngoại vào năm 2006 phải xem là một bước đột phá trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa ngân hàng, đổi mới trang thiết bị tin học phục vụ cho việc ứng dụng các kỷ thuật công nghệ tiên tiến và tiếp cận với công nghệ hiện đại nhằm phục vụ tốt cho mục tiêu quản trị, điều hành ngân hàng an toàn hiệu quả cao. GIỚI THIỆU VỀ QUỸ TIẾT KIỆM TRUNG TÂM. Quá trình hình thành và phát triển Căn cứ quyết định số 155B/HĐQT- 2003 ngày 15 tháng 7 năm 2003 do chủ tịch Ngân Hàng TMCP Sài Gòn ban hành về việc thành lập Quỹ Tiết Kiệm Trung Tâm. Căn cứ quyết định số 53/SCB–VP03 ngày15tháng7năm2003 do Tổng Giám Đốc Ngân Hàng TMCP Sài Gòn ban hành về việc qui định tổ chức hoạt động của Quỹ Tiết Kiệm Trung Tâm. Căn cứ quyết định số 169/QĐ–SCB –HDQT.06 ngày 01 tháng 02 năm 2006 do Chủ Tịch Ngân Hàng TMCP Sài Gòn ban hành về việc thành lập khối kinh doanh. Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2003 tại địa điểm 422 Nguyễn Thị Minh Khai, hiện nay để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, Ban Tổng Giám Đốc cho phép chuyển Quỹ Tiết Kiệm Trung Tâm về trụ sở chính 426 Nguyễn Thị Minh Khai và sau đó chuyển về 193-203 Trần Hưng Đạo Q1, đây là điều kiện rất tốt để Quỹ Tiết Kiệm Trung Tâm mở rộng thị trường huy động vốn. 1.2.2. Tổ chức bộ máy. Quỹ tiết kiệm trung tâm có con dấu riêng với biên chế gồm 10 cán bộ công nhân viên được tổ chức theo mô hình sau: Cán bộ điều hành (-trưởng quỹ tiết kiệm -phó trưởng quỹ) Ngân quỹ (thủ quỹ và kiểm ngân) Giao dịch viên tiền gửi.tiết kiệm Giao dịch viên tiền gửi than
Tài liệu liên quan