Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã dẫn bước cho lịch sử nhân loại bước sang một kỷ nguyên mới:kỷ nguyên của thông tin, tri thức.Và ngày nay, chìa khóa vàng để mỗi quốc gia tiến bước vào tương lai, đến với kho tàng của tri thức đú chớnh là giáo dục.
51 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3506 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Cẩm thủy III tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã dẫn bước cho lịch sử nhân loại bước sang một kỷ nguyên mới:kỷ nguyên của thông tin, tri thức.Và ngày nay, chìa khóa vàng để mỗi quốc gia tiến bước vào tương lai, đến với kho tàng của tri thức đú chớnh là giáo dục.
Giáo dục không chỉ cú chỳc năng chuyển tải những kinh nghiệm lịch sử của thế hệ trước cho thế hệ sau, mà quan trong hơn là trang bị cho mỗi người phương pháp học tập, tìm cách phát triển năng lực nội sinh, phát triển tư duy nội tại, thích ứng được với một xã hội học tập thường xuyên và học tập suốt đời. Để người học đáp ứng được những nhu cầu đó, việc cải cách, đổi mới GD là một việc hết sức cần thiết và cấp bách, trong đó đổi mới là khâu then chốt nhất trong quá trình đạt đến mục tiêu đổi mới GD.
Nhận thức được việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta, Đảng va Nhà nước cũng như bộ GD và ĐT đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay.”
Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005(điều 5 khoản 2) đã ghi: “Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lờn”
Ở cấp học PT,mụn GDCD là một trong những môn học cơ bản góp phần tạo nên nội dung dạy học, GD toàn diện.Việc hình thành và giáo dục TGQ, PPLKH, đạo đức cho học sinh do tất cả các môn học, các hình thức giáo dục của nhà trường thực hiện, song chỉ có môn GDCD mới trực tiếp GD cho học sinh những tri thức theo một hệ thống xác định toàn diện về TGQ và nhân sinh quan, mới cho học sinh hiểu được những quy luật phát triển tất yếu khách quan của xã hội loài người, giúp học sinh nhận thức đúng đắn: sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có ý thức trách nhiệm cao đối với tổ quốc, đối với nhân dân, đối với gia đình và đối với chính bản thân mình, đồng thời đây cũng là môn học kích thích mạnh mẽ sự phát triển năng lực trí tuệ chung như tư duy trừu tượng, logic, biện chứng...và rèn luyện thao tác tư duy như: phân tích tổng hợp, so sánh, khỏi quỏt...cũng như những phẩm chất của tư duy: linh hoạt, độc lập, sáng tạo.
Nhưng thực tế dạy học môn GDCD hiện nay cho thấy: phương pháp dạy học vẫn là truyền thụ theo lối một chiều chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Với phương pháp dạy học như vậy sẽ không đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ của môn học và làm giảm sút vị trí môn học, không đáp ứng đòi hỏi về đào tạo con người lao động mới phát triển toàn diện, phù hợp với yêu cầu của xã hội và thời đại.
Từ những yêu cầu bức xúc trên, và để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng học tập môn GDCD lớp 10 đồng thời tạo điều kiện cho bản thân sau này dạy học có hiệu quả hơn. Chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Cẩm thủy III tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích để hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về việc sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT mà đặc biệt là việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong phần đạo đức môn GDCD lớp 10 ở trường THPT. Ngoài ra còn cho thấy được thực trạng của việc vận dụng các phương pháp trên ở trường THPT. Từ đó đề xuất quy trình và điều kiện vận dụng việc kết hợp các phương pháp dạy học trong dạy học môn GDCD để các sinh viên khoa GDCT trường ĐHSPHN tham khảo và vận dụng vào việc giảng dạy nhằm đạt kết quả cao hơn trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT sau này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trình bày khái quát việc dạy học môn GDCD ở trường THPT
Nguyên nhân và thực trạng của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề ở trường THPT Cẩm Thủy III-tỉnh Thanh Hóa.
Đề xuất phương hướng và cách giải quyết nhằm vận dụng từng bước các phương pháp này vào việc dạy học môn GDCD lớp 10 phần “cụng dân với đạo đức”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Cẩm ThủyIII- Thanh Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng tôi chỉ giới hạn việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Cẩm Thủy III-tỉnh Thanh Hóa.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Cơ sở phương pháp luận của đề tài dưa trên cơ sở:
Quan điểm của chủ nghĩa Mỏc-Lờnin về nhận thức và giáo dục.
Quan điểm, chính sách của Đảng về giáo dục và đào tạo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát (dự giờ,thăm lớp) nhằm tri giác trực tiếp đối tượng và thu được những thông tin đầy đủ về thực nghiệm và đối chứng.
Phương pháp điều tra:điều tra thực trạng việc dạy và học GDCD ở trường THPT Cẩm Thủy III-tỉnh Thanh Hóa.
Phương pháp phỏng vấn: trao đổi trò chuyện với giáo viên và học sinh nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học môn GDCD ở trường THPT Cẩm Thủy III-tỉnh Thanh Hóa.
5. Những đóng góp của đề tài:
Xây dựng quy trình vận dụng việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học giáo dục công dân lớp 10.
Đề tài khẳng định con đường đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Giúp học sinh ngày càng thích thú hơn và nhận thấy được tầm quan trọng của việc học tập môn Giáo dục công dân ở trường THPT.
6. Cấu trúc của đề tài:
Cấu trúc của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về PPDH.
Chương II: Thực trạng của việc dạy và học môn giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Cẩm thủy III-tỉnh Thanh Hóa và việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần đạo đức môn GDCD lớp 10.
Chương III: Những phương hướng và giải pháp nhằm vận dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần đạo đức môn GDCD lớp 10.
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1.1. Lý luận chung về phương pháp.
“Phương phỏp” một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “Methodos” ghĩa là “con đường nghiên cữu”, “cỏch thức nhận thức”, nguyên văn là con đường đi tới một cái gì đó; có nghĩa là cách thức đạt tới mục đích.
PPDH được hiểu là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất giữa GV và HS nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.
PPDH GDCD là một khoa học, thuộc chuyên ngành khoa học giáo dục, một bộ phận của lí luận dạy học.
1.1.1. PP nêu vấn đề trong day học môn giáo dục công dân.
PPDH nêu vẫn đề là PPDH, trong đó GV tạo ra các tình huống mâu thuẫn, đưa HS vào trạng thái tâm lý tìm tòi, khám phá, từ đó hướng dẫn, khích lệ HS tỡm cỏc giải quyết để nắm được kiến thức, phát triển trí tuệ và thái độ học tập.
Đây không phải là một PP dạy học cụ thể đơn thuần mà là một tập hợp nhiều PP dạy học liên kết chặt chẽ và tương tác với nhau trong đó phần nêu vấn đề (xây dựng bài túan nhận thức) giữ vai trò chung tâm chủ đạo. PP dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó học HS được lôi cuốn tham gia vào một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề (bài toán nhận thức), đòi hỏi người học phải tìm tòi phát hiện vấn đề và cách giải quyết vấn đề.
- Đặc điểm của PP vấn đề là:
+ HS tiếp nhận mâu thuẫn và được đặt vào trạng thái có nhu cầu giải quyết mâu thuấn giữa cái đã biờt và cái phải tìm .
+ HS tiếp nhận mâu thuẫn và được đặt vào trạng thái có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn, mong muốn giải quyết mâu thuẫn (vẫn đề) đó.
Cách thức tiến hành phương pháp nêu vấn đề.
Xây dựng tình huốn có vấn đề:
Tạo tình huống có vấn đề.
Phát hiện nhận dạng vấn đề nảy sinh.
Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
Giải quyết vấn đề đặt ra:
Đề xuất cách giải quyết.
Lập kết hoạch giải quyết.
Thực hiện kế hoạch giải quyết.
3 Kết luận:
a. Thảo luận kết quả và đánh giá.
b. khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra.
c. Phát biểu kết luận.
d. Đề xuất vấn đề mới.
Trong dạy học nêu vấn đề có thể phân biệt bốn mức trình độ:
Mức 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
Mức 2: GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cỏch giỏi quyết vấn đề với sự giúp đớ của GV khi cần GV và HS cùng đánh giá.
Mức 3: GV cung cấp thông tin có vấn đề. HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh , tự đề xuất cách giả thuyết và lựa chon giải pháp . HS thực hiện cách giải quyết vấn đề. GV và HS cùng đánh giá.
Mức 4: HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. HS giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của GV kết thúc.
Các mức
Đặt vấn đề
Nêu giả thuyết
Lập kế hoạch
Giải quyết vấn đề
Kết luận đánh giá
1
GV
GV
GV
HS
HV
2
GV
GV
HS
HS
GV+HS
3
GV+HS
HS
HS
HS
GV+HS
4
HS
HS
HS
HS
GV+HS
Ưu điểm:
+ PPDH nêu vấn đề phát huy được tính tích cực, tự giác học tập của HS, giúp hình thành tính độc lập và sáng tạo trong tư duy, khắc phục được tình trạng thụ động trong việc tiếp nhận tri thức của HS.
+ Áp dụng PP này là một biện pháp tốt để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
+ PPDH nêu vấn đề giúp cho HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được PP chiếm lĩnh tri thức đó. Phát triển tư duy tích cực sáng tạo. chuẩn bị được một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, đó là phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề mới nảy sinh, thực hiện tốt PP này chính là “dạy học cách học” cho người học.
+ PPDH nêu vấn đề giúp HS vứng tin vào chân lý của các tư tưởng do chính mình rút ra và kiêm nghiệm, rèn luyện tác phong mạnh dạn, tự tin, tính độc lập trong học tập và sinh họat tập thể, tạo niềm vui sướng cho sự khám phá tri thức cho HS.
+ Áp dụng PP này giúp kiến thức được củng cố và được khắc sâu trong trí nhớ HS.
+ PPDH nêu vấn đề giúp cho GV thu được những thông tin phản hồi của HS, tự đú GV điều chỉnh hướng suy nghĩ giải quyết vấn đề của HS được đúng hướng.
+ PP này thích hợp cho mọi cấp học và mọi môn học.
+ PP này không yêu cầu phải sử dụng các phương tiện hiện đại, rất phù hợp cho điều kiện còn thiếu trang thiết bị day học hiện đại ở trường PT hiện nay.
- Hạn chế:
+ PP nêu vấn đề yêu cầu GV đầu tư nhiều công sức và thời gian vào việc soạn giáo án, GV phải đặt ra được tình huống có vấn đề, dự kiến các hướng giải quyết vấn đề của HS và các phương án để điều chỉnh tư duy của HS vào phương án giải quyết vấn đề đúng.
+ Mức độ tham gia của HS phụ thuộc vào trạng thái tâm lý và phụ thuộc vào GV đặt ra tình huống có vấn đề có thật sự là “cú vấn đề” đối với HS hay không?
+ Không phải bất cứ chủ đề gì, nội dung gì cũng có thể sử dụng PP nêu vấn đề.
+ HS sẽ dễ bị lạc hướng trong quá trình giải quyết tình huống, dễ nản khi gặp tình huống khó hoặc không nhiệt tình tham gia khi tình huống thiếu tính hấp dẫn. chưa kể đến tình huống khó thực hiện do tốn kém kinh phí.
1.1.2. PP thảo luận trong dạy học môn GDCD.
PP thảo luận nhóm là PPDH trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành cỏc nhúm nhỏ để tất cả các thành viên ở trong lớp đều được làm việc, được bàn bạc và trao đổi về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhúm mỡnh về vẫn đề đó.
Thảo luận nhóm là PP dùng để trao đổi ý kiến với người khác về một vấn đề nào đó nhằm phát hiện ra mọi khía cạnh của vấn đề với mục đích cuối cùng là cả nhóm đạt được một cách hiểu thống nhất về vấn đề đó.
PP thảo luận nhóm là sự phát triển của PP thảo luận trên lớp (xemina). PP này hiện nay được sử dụng khá phổ biến ở tất cả các môn học trong trường THPT, trong đó cú mụn GDCD.
Mục đích của PP thảo luận nhóm là làm tăng tối đa cơ hội để học sinh làm việc và thể hiện khả năng của mình, được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
Đây là PPDH hợp quy luật tâm lý con người. Mọi cá nhân từ nhỏ đến lớn đều có xu hướng thích sinh hoạt, quan hệ và làm việc trong cỏc nhúm nhỏ. ở đó cá nhân không những được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, có cảm giác an toàn mà còn xuất hiện những hứng khởi làm tăng hiệu xuất là việc do có sự tương tác mặt đối mặt giữa các thành viên, có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực và trách nhiệm phải giải thích vấn đề thuộc về từng cá nhân trong nhóm và kĩ năng xử lý tình huống trong nhóm.
- Các hình thức thảo luận nhóm.
+ Nhóm nhỏ thông thường: GV chia lớp học thành cỏc nhúm (từ 5 đến 7 HS) để thảo luận một vấn đề cụ thể và nhanh tróng đưa ra kết luận của tập thể về vấn đề đó. Hình thức này thường được sử dụng kết hợp với các PP dạy học khác trong một bài học, một tiết học, nội dung thảo luận của một nhóm nhỏ thông thường là các vấn đề ngắn, thời lượng ít (từ 10 đến 15 phút).
+ Nhóm nhỏ rì rầm: GV chia lớp thành cỏc nhúm “cực nhỏ” tù 2 đến 3 HS (thường là cùng một bàn) để trao đổi (rì rầm) và thống nhất một câu hỏi trả lời, giải quyết một vấn đề nêu một ý tưởng, một thái độ… để nhóm rì rầm có hiệu quả, GV cần cung cấp đầy đủ, chính xác các dữ kiện, gợi ý và nêu rõ yêu cầu đối với các câu trả lời để các thành viên tập trung vào giải quyết.
+ Nhóm kim tự tháp: Đây là hình thức mở rộng của nhóm rì rầm, sau khi thảo luận theo cặp(nhúm rì rầm) các cặp (nhóm rì rầm) kết hợp thành một nhóm để hoàn thiện một vấn đề chung. Nếu cầm thiết có thể kết hợp nhóm này thành nhó lớn hơn (8 – 16 HS).
+ Nhóm đồng tâm: GV chia lớp thành hai nhóm: nhóm thảo luận và nhóm quan sát (sau đó hoán vị cho nhau) Nhóm thảo luận là nhóm nhỏ (6 đến 12 HS) có nhiệm vụ thảo luận, trình bầy vấn đề được giao, còn lại các thành viên khác trong lớp đóng vai trò là quan sát và phản biện. hình thức nhóm này rất có hiệu quả đối với việc dạy học các nội dung tri thức có tính khái quát, trừu tượng của môn GDCD, nó làm tăng ý thức trách nhiệm của cá nhân HS trước tập thể và tạo động cơ cho những HS ngại trình bày ý tưởng của mình trước tập thể.
- Ư điểm và hạn chế.
+ Ư điểm.
Kiến thức của HS sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện làm tăng tính khách quan khoa học.
Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu học hỏi giữa các thành viờn trong nhóm. HS được rèn luyện kĩ năng diễn đạt, phương pháp tư duy.
Nhờ không khí thảo luận sôi nổi, cởi mở giúp HS thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bầy ý kiến của mình và biết lăng nghe có phê phán ý kiến của những thành viên khác. Tạo yếu tố kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau, đặc biệt là trong những chủ đề có tính sáng tạo cao.
Tạo điều kiện cho GV nhận được nhiều thông tin phản hồi từ HS, thu được những tri thức kinh nghiệm qua các ý kiến phát biểu có suy nghĩ và sáng tạo của HS.
PP thảo luận nhúm giỳp cỏc thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản than, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. bằng cách nói ra điều mình nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy minh cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV. Thành công của bài học phụ thuộc vào sự tham gia nhiệt tình của các thành viên. Vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia.
Như vậy thảo luận nhóm được thực hiện tốt sẽ tăng cường tính tích cực, chủ động của HS, giúp HS tập trung vào bài học, phát triển được kĩ nằng tư duy, óc phê phán, kĩ năng giao tiếp xã hội quan trọng khác.
Không yêu cầu sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại.
+ Hạn chế.
Cỏc nhóm và cá nhấn trong nhóm dễ bị chờch hướng với các chủ đề mà GV đưa ra. Với các chủ đề thảo luận nội dung phong phú, hấp dẫn, phát biểu của HS dễ tản nạn, thiếu tập trung do mải theo đuổi ý tưởng riêng.
Thảo luận nhóm là phương pháp tốn nhiểu thời gian đặc biệt với những tri thức khoa học có logic tường minh hoặc những tri thức có tính xác định cao.
Hiệu quả của PP này phụ thuộc nhiều vào tinh thần tham gia của các thành viên trong nhóm. Nếu chỉ có vài HS tham gia nhiệt tình và số còn lại chỉ ngồi nghe, để mặc cho người khác dẫn dắt và quyết định.
Đây là PP dễ gây hưng phấn cho HS nhưng cũng dễ tạo ra trạng thái mệt mỏi, trì trệ.
PP này đòi hỏi không gian rộng nhưng trên thực tế thì ở các trường THPT hiện nay, việc sử dụng PP này còn bị hạn chế, đồng thời do thời gian hạn định của tiết học. Cho nên GV phải biết tổ trức hợp lí và HS đó khỏ quen với PP này thì mới có kết quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của PP này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phong lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất cho đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ PPDH càng đổi mới.
Thực hiện PP này mất nhiều thời gian để chuẩn bị và tiến hành cuộc thảo luận. Vì vậy, Người dạy cần phải cân nhắc giữa việc bảo đảm mục tiêu bài học với thời gian quy định.
Nếu lớp đông mà chia thành nhiều nhúm thỡ người dạy sẽ rất vất vả trong việc bao quát toàn bộ lớp học.
Sẽ có nhiều yếu tố gây nhiễu và làm mất thời gian trong quá trình thảo luận. Chẳng hạn tiếng ồn của cỏc nhúm sẽ làm ảnh hưởng đến cỏc nhúm xung quanh, các thành viên quá tập trung vào một vài vấn đề thú vị.
1.2. Vị trí và vai trò của hai phương pháp này.
Vai trò vận dụng hai PP này sẽ giúp người học tham gia vào các hoạt động học tập ở mức độ cao. Người học không học thụ động, chỉ nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức, mà học tập tích cực bằng hành động của chính mình.
Người học sẽ tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng và điều chỉnh thái độ phù với những tác động của nhà trường cũng như thực tiễn.
Những tri thức trong môn GDCD mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao, vận dụng hai PPDH này sẽ giúp HS chiếm lĩnh tri thức một cách sâu sắc, vững bền.
Mối quan hệ giữa mức độ lưu giữ thông tin của HS với các PP dạy học.
PP
ĐỘ LƯU TRỮ THÔNG TIN
- Nghe thuyết trình.
5%
- Đọc.
10%
- Nghe nhìn.
20%
- Trình diễn.
30%
- Nhóm thảo luận.
50%
- Thực hành bằng cách làm thực tế.
75%
- Dạy người khác(vừa nói vừa làm).
90%
Nguồn: theo nghiên cứu được tiến hành tại phòng thí nghiệm đào tạo quốc gia tại Bethel Maine, Mỹ (54:129)
Vận dụng hai PP này sẽ giúp HS có cơ hội tranh luận về các nội dung học tập: khái niệm, quy luật…từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ đó HS có cơ sơ khoa học về các giá trị, các tư tưởng , các quy luật…
Áp dụng hai PP nay người học có cơ hội đưa ra những quan điểm, cách hiểu, cách nhận thức của mình về một vấn đề cụ thể, bảo vệ quan điểm của mình, và cùng nhau giải quyết vấn đề trên cơ sở hợp tác, chia sẻ lấn nhau. Từ đó người học, học được nhiều các tiếp cận, cách nhìn nhận, cách đánh giá các vấn đề khác nhau.
Hai PP này tạo ra các điều kiện, cơ hội để cho người học làm việc với nhau, học tập lẫn nhau và giúp đỡ nhau trong quá trình học tập. Điều này sẽ không thể có được trong các tiếp cận dạy học lấy người dạy làm trung tâm. Hợp tác, học tập, và giúp đỡ lẫn nhau cũng là một yêu cầu của đào tạo con người mới toàn diện của môn GDCD.
Vận dụng hai PP này sẽ khuyến khích lòng say mê học hỏi, tính tự giác, chủ động trong học tập của người học. Từ đó người học nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình học tập, có khả năng tạo ra được tính chủ động, độc lập hành động cho cuộc sống sau này.
Vận dụng hai PP này sẽ giúp cho người học phát triển các kỹ năng tư duy và kỹ năng giao tiếp cơ bản. Điều này rất quan trọng trong