Đề tài Khả năng giảm lãi suất để cứu nền sản xuất

Thời gian dài, lãi suất huy động và lãi suất cho vay ở các NHTM Việt nam đã tăng lên rất cao.Với mặt bằng lãi suất cho vay của cao như vậy, doanh nghiệp sản xuất tỏ ra không chịu dựng nổi và có doanh nghiệp dự kiến cắt giảm đầu tư sản xuất Trước tình hình này Chính phủ đã chủ trương chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất ngân hàng xuống mức thấp hơn và tập trung vốn cho khu vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên câu hỏi rằng liệu lãi suất ngân hàng có thể giảm được đến đâu và cơ sở để giảm lãi suất một cách bền vững và các nhà phải làm gì để giảm lãi suất.

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khả năng giảm lãi suất để cứu nền sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khả năng giảm lãi suất để cứu nền sản xuất Thạc sỹ Lê Văn Hinh ( Hà Nội) 1- Đặt vấn đề. 2- Ai làm tăng lãi suất ? 3- Giảm lãi suất để cứu nền sản xuất, cứu doanh nghiệp 4- Đồng thuận, mặt bằng lãi suất giảm là tất yếu 1- Đặt vấn đề. Thời gian dài, lãi suất huy động và lãi suất cho vay ở các NHTM Việt nam đã tăng lên rất cao.Với mặt bằng lãi suất cho vay của cao như vậy, doanh nghiệp sản xuất tỏ ra không chịu dựng nổi và có doanh nghiệp dự kiến cắt giảm đầu tư sản xuất … Trước tình hình này Chính phủ đã chủ trương chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất ngân hàng xuống mức thấp hơn và tập trung vốn cho khu vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên câu hỏi rằng liệu lãi suất ngân hàng có thể giảm được đến đâu và cơ sở để giảm lãi suất một cách bền vững và các nhà phải làm gì để giảm lãi suất. 2- Ai làm tăng lãi suất ? Lý thuyết kinh tế và thực nghiệm chỉ ra rằng, lãi suất quá cao là có nguyên nhân cả vĩ mô và vi mô: có nguyên nhân từ phía ngân hàng, có nguyên nhân từ phía doanh nghiệp và có cả nguyên nhân từ các yếu tố kinh tế vĩ mô. Trong chừng mực nào đó có thể kể ra một vài nguyên nhân dưới đây: - Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hiển nhiện nhận thấy rằng, cơ sở kinh tế quan trọng để đưa lãi suất xuống mức thấp là giảm lạm phát. Các nghiên cứu và trong thực tế chỉ ra rằng, trong trung hạn, để bảo toàn tài sản của mình không bị mài mòn bởi lạm phát, người gửi tiền và người cho vay đều phải đạt được mức lãi suất cao hơn mức lạm phát dự tính (lãi suất thực dương). Diễn biến lạm phát gần đay ở Việt nam cho thấy,vấn đề lạm phát ít nhiều ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất. - Ngoài ra, trên thị trường tiền tệ,lãi suất trái phiếu chính phủ lại có vai trò định hướng và là tín hiệu quan trọng cho lãi suất của các NHTM. Trong điều kiện bình thường, các NHTM thường coi lãi suất trái phiếu chính phủ làm mức chuẩn và qua đó để xác định lãi suất huy động hay cho vay của mình. Như vậy việc đảm bảo lãi suất trái phiếu chính phủ ở mức thấp chính là cơ sở của niềm tin đối với thị trường về mức lãi suất thấp.Việc lãi suất trái phiếu chính phủ gia tăng cũng phản ánh Chính phủ đã tham huy động nhiều trên thị trường tiền tệ. Khi chính phủ huy động quá mức và đầu tư không hiệu quả, hiệu ứng lấn át đầu tư cũng dẫn đến xu hướng tăng lãi suất. Thực tế trong thời gian qua cho thấy trên thị trường tiền tệ Việt Nam, khi NHNN cố gắng đưa ra lãi suất trần, nhưng nếu lãi suất trái phiếu chính phủ và lạm phát vẫn cao thì lãi suất trên thị trường vẫn ở mức cao. Bảng 1: Tình hình đấu thấu trái phiếu chính phủ gần đây tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Ngày Kỳ hạn Khối lượng trúng thầu (ngàn tỷ VND) Lãi suất trung thầu (%/năm) Lãi suất thấp nhất (%/năm) Lãi suất cao nhất (%/năm) Lãi suất trần, trả cuối kỳ (%năm) 19/11/2009 3.0 - - 10.9 10.9 9.7 19/11/2009 2.0 - - 10.7 11.2 9.4 16/12/2009 3.0 - - - - 10.8 16/12/2009 2.0 - - 12.5 12.5 10.8 16/12/2009 5.0 10.0 10.8 10.5 11.0 10.8 21/1/2010 5.0 2.0 11.0 11.0 14.5 11.0 21/1/2010 2.0 - - 11.8 13.0 10.8 4/2/2010 2.0 - - 11.7 14.5 11.2 4/2/2010 5.0 - - 12.0 12.0 11.3 4/3/2010 2.0 - - 12.0 13.5 11.4 4/3/2010 3.0 - - 13.0 14.0 11.5 Nguồn: Fitch Rating - Kinh tế đầu cơ, bong bóng giá, quản trị thanh khoản của NHTM và lãi suất cao.Có rất nhiều bằng chứng mà quan sát thông thường cũng thấy, yếu tố đầu cơ đã dẫn đến tăng mặt bằng lãi suất trên thị trường tiền tệ Việt Nam (cho dù trực tiếp hay gián tiếp). Trong thời kỳ thị trường chứng khoán, nhà đất và vàng sôi động lãi suất trên thị trường tiền tệ đã tăng rất nhanh. Lãi suất thời gian 2007-2008 tăng chóng mặt bắt nguồn từ cuộc đua lãi suất huy động của các NHTM. Thông tin không chính thức cho thấy, trong thời kỳ hoàng kim của chứng khoán và nhà đất, có NHTM đã cho vay nhà đất theo kiểu “tất tay” và đạt mức dự nợ cho vay bất động sản lên tới 70% dư nợ của ngân hàng. Trong khi nguồn vốn ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn của ngân hàng lên tới trên 80% (vốn dưới 1 năm). Trong thời kỳ này, nhiều NHTM đã dùng vốn vay từ thị trường 2 để cho vay nền kinh tế chứng tỏ ngân hàng hoạt động không chuyên nghiệp và cũng phản ánh tính kém bền vững của các NHTM. Thực tế trong thời kỳ này, mức độ vay trên thị trường liên ngân hàng -thị trường 2 (xem Bảng 3) của các NHTM cũng rất cao; Khối NHTMCP có tỷ lệ vay thị trường 2 so với dư nợ cho vay đạt trên 50%; lãi suất qua đêm trong thời kỳ này cũng dễ gây sốc với mức trên 40%/năm . Điều đó chứng tỏ nguyên nhân lãi suất tăng có nguyên nhân ít nhiều từ phía NHTM. Trong thời kỳ 2007, người ta thấy rằng, do giá chứng khoán tăng chóng mặt thì người ta vay bằng mọi giá và trong thời kỳ chứng khoán giảm giá (2008) thì lãi suất cũng tăng mạnh thì lại la hậu quả của thời gian trước đó dẫn đến tình trạng ngân hàng thiếu thanh khoản. Ngoài ra, cũng cần nhận định rằng trong thời kỳ này, trong khi NHTM nhỏ thiếu vốn, một số NHTM lớn (hoặc NHTMCP mới thành lập còn nhiều vốn) có ứng sử rất hay là chuyển rủi ro cho các NHTM nhỏ bằng cách hạn chế cho vay nền kinh tế mà chỉ cho vay qua các NHTM khác (theo nhiều cách khác nhau như gửi vốn, …) lấy lãi một cách rẩt “an nhàn”. Cách ứng xử này lại càng làm cho lãi suất thị trường có chiều hướng gia tăng. Những tháng quý II và quý III năm 2009, người ta lại thấy diễn biến tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế cùng chiều rất rõ ràng với chỉ số và doanh số chứng khoán trên hai Sở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Phản ánh của báo giới cho thấy, trong thời kỳ này, công cụ đòn bẩy tài chính lại hoạt động rất mạnh; Người ta cũng thấy, giới đầu cơ chứng khoán và đầu cơ bất động Dư nợ cho vay nền kinh tế và thị trường chứng khoán năm 2009 sản chấp nhận lãi suất rất cao lên tới 20% năm, trong khi khu vực doanh nghiệp sản xuất đơn thuần lại không thể nuốt được mức này vì họ cho rằng trong thời kỳ suy thoái thì sản suất khó đặt được lợi nhuận 20%/năm xét chung cả nền kinh tế ( ngoại trừ ngành khai thác tài nguyên ). Đến nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ro rằng các yếu tố bong bóng giá, đầu cơ mạo hiểm và yếu tố quản lý thanh khoản (quản lý rủi ro) của các NHTM trong thời gian qua đã tham gia vào quá trình đẩy mặt bằng lãi suất cao ở Việt Nam, nhưng chắc chắn khó có ai bác bỏ hoàn toàn nguyên nhân từ các yếu tố này. - Chi phí và ứng xử của NHTM làm lãi suất cho vay tăng. Có khá nhiều bằng chứng, chứng tỏ rằng chính cách ứng xử với tình hình khó khăn của NHTM Việt Nam đã làm lãi suất gia tăng. Khi khó khăn (suy thoái) các NHTM trong nước không cắt giảm chi phí ngân hàng mà trái lại lại tăng chi phí (như có NHTM một năm đã mở thêm tới 100 chi nhánh, kể cả dự kiến mở thêm chi nhánh nước ngoài; tăng lương, chia thưởng cho nhân viên một cách khá dễ dàng…). Các chi phí này đã được NHTM tìm mọi cách đẩy vào khách hàng dưới rất nhiều cách thức khác nhau bao gồm nâng lãi suất cho vay, đẻ ra rất nhiều loại phí rất mới lạ,.. Thực tế cho thấy, khi NHNN khống chế lãi suất cho vay thì NHTM vẫn đạt được mức “lãi suất” cho vay khá cao do áp thêm các loại phí. - Dân chúng và người gửi tiền cũng tham gia vào quá trình đẩy lãi suất: Quan sát trên thị trường cho thấy , việc dân chúng gửi tiền chạy theo siêu lợi nhuận (kiểu siêu lãi suất) đã tạo nên vòng xoáy về lãi suất năm 2008. Ở Việt Nam dân chúng cứ chạy theo lãi suất chứ ít quan tâm rằng hiện tượng NHTM huy động bằng mọi giá lại chính là ngân hàng đang “có vấn đề” và đầy rủi ro. Chỉ báo về mức độ an toàn về NHTM (do WB và IMF đề xuất) cũng cho rằng, NHTM nào có mức huy động quá nhiều trên thị trường liên ngân hàng, thì dó cũng có thể là ngân hàng có vấn đề. 3- Giảm lãi suất để cứu nền sản xuất, cứu doanh nghiệp Dễ dàng nhận thấy rằng, nếu lợi nhuận bình quân của nền kinh tế chỉ khoảng 20%/năm và với mức lãi suất cho vay của ngân hàng ở mức gần 20%/năm thì trước hết thứ lãi suất đó sẽ bóp chế doanh nghiệp và xa hơn là bóp chết nền sản xuất trong nước và tiếp sau đó sẽ bóp chết NHTM (vì doanh nghiệp mới là người tạo ra lợi nhuận thực sự). Hiện tại nhiều ước tính cho rằng lợi nhuận của khu vực doanh nghiệp sản xuất chỉ khoảng 10-15%/năm thì mức lãi suất hiện nay thực sự là doanh nghiệp không thể chịu đựng được. Một điều đáng quan ngại hiện nay là, khi lãi suất cao, người ta cứ đổ lỗi cho tại NHNN hoặc tại NHTM. Nhưng như trên đã phân tích cho thấy, nguyên nhân lãi suất cao không chỉ là lỗi của NHNN hay đơn thuận là do NHTM. Do đó, để giảm lãi suất thì mọi “nhà” (nhà nước, nhà băng, nhà doanh nhiệp…) cùng phải vào cuộc. Các nhà khoa học cũng phải đông thuận như vậy. Cụ thể: *Nhà nước: Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc giảm mặt bằng lãi suất một cách bền vững. Cụ thể, nhà nước cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, kiểm chế lạm phát ở mức vừa phải; đảm bảo ngân sách bền vững (thâm hụt ngân sách, chi tiêu, nợ công… hợp lý). Khi các yếu tố đó được đảm bảo, khu vực ngân hàng không bị sức ép và lãi suất khi đó sẽ được ổn định và đó là cơ sở cho việc duy trì lãi suất thấp. Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong những năm gần đây (% so với năm trước; nguồn: Báo cáo thường niên NHNN và ước tính) NHNN cũng nên có các giải pháp hạn chế tận gốc tín dụng cho đầu cơ (chứng khoán, nhà đất, sàn vàng…), đảm bảo NHTM hoạt động bền vững, lành mạnh, an toàn; Kiểm soát tín dụng tăng trưởng ở mức hợp lý, không quá nóng để dẫn đến NHTM mất cân đối. Thời gian qua, khi các NHTM khó khăn về thanh khoản, người ta mới thấy rằng, vai trò của NHNN là quan trọng. Khi hệ thống NHTM Việt Nam thoát ra khỏi tình thế khó khăn về thanh khoản, giới phân tích (kể cả IMF và WB) mới công nhận rằng, việc hạn chế cho vay chứng khoán, việc đóng cửa sàn vàng, việc hạn chế vay thị trường 2 quá mức (so với tổng dư nợ) là điều cần thiết và đó là cơ sở để làm dịu đi sự căng thẳng của NHTM và là cơ sở cho một mặt bằng lãi suất thấp một cách bền vững. Nhà nước mà cụ thể là Bộ tài chính, cần phát triển thị trường trái phiếu có chiều sâu, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả của NHNN, tao công cụ quản lý vốn khả dụng ở NHTM…Việc phát triển thị trường trái phiếu một cách có chiều sâu là vô cùng quan trọng. Khi đó thị trường sẽ hình thành được đường cong lãi suất trái phiếu chính phủ-là cơ sở tham chiếu và là định hướng lãi suất cho thị trường tiền tệ. Khi thị trường trái phiếu phát triển, công cụ trái phiếu sẽ là công cụ quan trọng trong danh mục đầu tư của các N HTM và đó cũng là cơ sở đê cho các NHTM quản lý thanh khoản hữu hiệu; Cùng với việc thị trường trái phiếu phát triển, các NHTM nắm giữ nhiều trái phiếu thì chính sách tiền tệ của NHNN sẽ hiệu quả, sự truyền tải của chính sách tiền tệ cũng sẽ tốt hơn ; * Dân chúng và người gửi tiền: Dân chúng gửi tiền nên thận trọng, không nên đùa với lãi suất cao (chạy theo lãi suất cao), cẩn trọng với tất cả những nơi nào, ngân hàng siêu lãi suất. Vì lẽ thường tình là NHTM lãi suất tiền gửi cao chính là rủi ro cao. * Nhà băng: Các NHTM hãy chia sẻ khó khăn, đồng cảm cộng khổ cùng doanh nghiệp. Các chuyên gia kinh tế và các nhà chiến lược cho rằng, các NHTM nên chia sẻ khó khăn cùng nền kinh tếm, cứu doanh nghiệp, cứu nền sản xuất chính là cứu mình. Trên quan điểm đó, các NHTM cần thay đổi cách ứng xử với khó khăn. Trên quan điểm toàn diện, một ngân hàng thực sự tốt có trách nhiệm với cộng đồng không đồng nghĩa là NHTM đó đã đóng góp bao nhiêu cho các quỹ từ thiện (hay tương tự như vậy); hoặc ngân hàng đó quảng cáo, tài trợ la liệt một cách rất dẽ dàng. Thực tế ở Việt Nam trong thời gian vừa qua (nhất là khi tình hình khó khăn do suy thoái) có rất nhiều NHTM đã chi cho quảng cáo hay chi cho các hoạt động từ thiện lên tới hàng trăm tỷ đồng. Phân tích về cách ứng xử với nguồn tài lực (tiền) của các NHTM Việt Nam theo quan điểm này cho thấy cách ứng xứ đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng lãi suất đầu ra . Một mặt khác, thời gian qua, các quan sát cũng cho thấy, khi khó khăn, các NHTM Việt Nam chỉ tìm mọi cách tăng lãi suất cho vay và tìm mọi cách áp phí lên khách hàng (phí ATM, phí dàn xếp, phí quản lý tài khoản,…). Nhiều NHTM trước đây đã cam kết cho khách hàng vay với mức lãi suất thấp, khi thấy lãi suất lên cao đã tự ý tăng lãi suất (vi phạm hợp đồng tín dụng), hoặc ép khách hàng chấp nhận lãi suất cao hơn. Bảng 2: Lợi nhuận trước thuế của một số NHTM (tỷ VND) (Nguồn: Tổng hợp từ công bố của các NHTM trên các phương tiện thông tin đại chúng) 2009 QI-2010 Kế hoạch 2010 VCB 5,150 Na (không có thông tin) na ViettinBank 3,380 1,000 4,000 ACB 2,838 560 3,600 Techcombank 2,250 na Na Sacombank 1,600 510 2,600 Maritime Bank 1,084 Na Na SCB 900 Na na DongA Bank 750 Na 1100 LienVietBank 465 Na Na SHB 415 Na na ABBANK 411 150 580 OceanBank 300 Na Na PG Bank 230 Na Na TienPhongBank 165 Na na 4- Đồng thuận, mặt bằng lãi suất giảm là tất yếu Phân tích trên cho thấy, mặt bằng lãi suất ở Việt Nam thời gian qua là cao thực sự. Nguyên nhân của tình trạng lãi suất cao là từ “mọi nhà”. Do đó việc đồng thuận về giảm lãi suất sẽ đạt được kết quả như mong đợi mà không làm cho thị trường méo mó. Nhà nước có trách nhiệm điều hành kinh tế vĩ mô ổn định, chi tiêu hợp lý NSNN, cẩn trọng với bất kỳ khoản vay chính phủ nào (chứ không nên vay bằng mọi giá với bất kỳ lãi suất nào, để cho con cháu phải trả nợ); NHTM cần thay đổi cách ứng xử có trách nhiệm hơn nữa và cam kết hơn nữa với cộng đồng; Cụ thể, khi khó khăn, NHTM trước hết hãy cắt giảm các chi phí sau đó mới nghĩ đến tăng lãi suất (bao gồm cả phí ngân hàng), khi đó lãi suất sẽ trên thị trường sẽ giảm. Nhìn vào mức lợi nhuận công bố trong năm 2009 và quý I/2009 của rất nhiều NHTM Việt Nam (bảng 2) cho thấy, ngay cả khi doanh nghiệp khó khăn, các NHTM vẫn lãi đáng kể. Khi các NHTM công bố mức lãi rất cao như vậy chứng tỏ các NHTM có đầy đủ cơ sở kinh tế để giảm lãi suất; kể cả việc giảm lãi suất xuống càng nhanh càng tốt. Và như vậy, từ phía NHTM ta cũng đã thấy có cơ sở kinh tế để tin rằng lãi suất trong thời gian tới chắc chắc sẽ giảm nhanh và thấp hơn mức hiện nay rất nhiều. Doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm giảm chi phí sản xuất, sử dụng vốn cẩn trọng đảm bảo làm ăn có lãi… về trung hạn cần nâng cao uy tín của doanh nghiệp để từ đó giảm mức rủi ro cua doanh nghiệp xuống- doanh nghiệp tốt lãi suất chắc chắn sẽ tốt; Dân chúng không nên chạy theo siêu lãi suất- nơi lãi suất cao là nơi đầy rủi ro và cạm bẫy./. Bảng 3: Bảng Tổng hợp số chỉ số bền vững tài chính của cả hệ thống NHTM Việt Nam (trong thời kỳ 2006-2008) Khối các NHTMNN (a) Khối Các NHTM khác (b) Cả hệ thống NHTM VN 2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008 T6 T12 T6 T12 T6 T12 Tăng trưởng trong Bảng Cân đối tài sản  1- Tăng trưởng tín dụng (so với năm trước) 15.5 30.3 25 21.5 51.3 103 59.7 46.8 25.9 54.4 38.9 31.9 2- Tăng trưởng tiền gửi (so với năm trước) 28.9 24.1 12.1 12.5 59.8 99.5 48.2 39.2 35.5 46.5 25.4 22.7 Mức an toàn vốn (tỷ lệ an toàn vốn)  Vốn so với tổng tài sản (c) 4.1 5.1 5.1 5.1 10.7 10.2 12.8 12.6 6.1 7.1 8.2 8.2 Rủi ro thanh khoản 1- Tổng dư nợ so với nguồn vốn huy động 78.4 82.3 86.2 84.7 92.4 93.9 95.5 94.7 82.5 87 90.3 89 2- Tài sản thanh khoản so với tổng tài sản (d) 14.7 16.3 17.2 14.9 13.9 9.7 11.9 12.2 14.4 13 14.5 13.5 2- Tài sản thanh khoản so với tổng nợ ngăn hạn (e) 15.8 17.6 18.8 16.4 16.8 11.9 14.4 15.4 16.1 15 16.7 15.9 3-Vay liên ngân hàng so với tổng dự nợ 8.8 7.6 8.3 7.1 44.3 49.9 28.7 27.9 20.6 26.1 17.8 16.7 4-Vay liên ngân hàng so với tổng tiền gửi 7.4 6.7 7.7 6.5 41.1 46.9 27.5 26.4 17.8 23.5 16.7 15.5 5-Tổng nợ nước ngoài so với tổng nguồn vốn huy động (f) 1.6 1.6 2.5 2.1 5.6 5.2 8.1 8.1 3 3.4 5.2 5.1 Ghi chú: (a)-Đơn vị tính + % trừ phi có sự chú thích khác (b)- NHTMNN không kể NHPT Nhà đồng bằng sông Cửu long (c)- Bao gồm cả vốn chủ sở hữu và lợi nhuận để lại; không kể dự phòng rủi ro; Tài sản không được hiệu chỉnh rủi ro theo trọng số (d)- Tài sản thanh khoản bao gồm: tiền mặt, ngoại tệ, vàng, tiền gửi tại NHTM, tiền gửi tại NHNN VN; tín phiếu NHNN; Loại trừ đi các chứng khoán chính phủ (e)- Nguồn vốn huy động ngắn hạn bao gồm toàn bộ tiền gửi, vay liên ngân hàng, và vay NHNN VN (f)- Nguồn vốn nước ngoài bao gồm các trái quyền của các tổ chức không cư trú bằng cả VND và ngoại tệ Nguyền: Báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế tại Việt Nam