Lúa (Oryza sativa. L) là một trong ba cây lương thực chủ yếu của thế giới (lúa mì, lúa gạo, ngô), đứng thứ hai sau lúa mì (về diện tích) và sau ngô (về sản lượng). Khoảng 40% dân số thế giới xem lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% dân số sử dụng làm một nửa khẩu phần hàng ngày. Như vậy lúa gạo ảnh hưởng tới 60% dân số trên thế giới.
Ý nghĩa quan trọng nhất cây lúa là giá trị dinh dưỡng của nó trong từng hạt gạo, lượng calo mà nó cung cấp nhiều hơn bất cứ loại ngũ cốc nào khác. Trong lúa gạo thành phần các hợp dinh dưỡng rất phong phú rất có lợi cho sức khỏe con người. Bởi vậy hạt gạo có trong từng bữa ăn hàng ngày.
Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu được lúa gạo nhưng trên thực tế giá gạo của nước ta luôn thấp hơn các nước khác. Người tiêu dùng sử dụng nhiều và sẵn sàng trả giá cao hơn với các loại gạo thơm, ngon. Như vậy việc nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc những giống lúa có chất lượng cao là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của ngành sản xuất lúa gạo, góp phần cung ứng cho nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, nâng cao thu nhập cho người dân và đem lại nguồn thu lớn cho đất nước.
Quảng Trị nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa. Khí hậu ở đây khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây Nam khô nóng, thời tiết khí hậu diễn biến thất thường. Vì vậy, trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn. Nhưng nhờ có hệ thống sông lớn như: Cam Lộ, Thạch Hãn, Bến Hải,. là một trong những yếu tố thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Vĩnh Thủy là xã nằm phía Tây Nam huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), với địa hình bán sơn địa, có tổng diện tích tự nhiên là 4.813ha. Từ lâu Vĩnh Thủy cùng 2 xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm (Lâm - Sơn - Thủy), được biết đến như là vựa lúa lớn cung cấp lúa gạo cho huyện Vĩnh Linh và nhiều địa phương khác trong tỉnh. Xã Vĩnh Thủy có 1.534 hộ dân với 6.238 nhân khẩu canh tác trên 496 ha lúa [40]. Tuy nhiên diện tích đất dùng cho sản xuất lúa chất lượng cao chiếm một phần rất nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, trong đó có nguyên nhân chính là chưa có các giống chất lượng cao phù hợp.
Để góp phần giải quyết khó khăn trên, cùng với sự nhất trí của khoa Nông học, tiến hành đề tài “Khảo nghiệm một số giống lúa chất lượng cao có triển vọng vụ Đông Xuân 2009 – 2010 tại Vĩnh Thủy – Vĩnh Linh – Quảng trị”.
72 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2176 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo nghiệm một số giống lúa chất lượng cao có triển vọng vụ Đông Xuân 2009 – 2010 tại Vĩnh Thủy – Vĩnh Linh – Quảng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề
Lúa (Oryza sativa. L) là một trong ba cây lương thực chủ yếu của thế giới (lúa mì, lúa gạo, ngô), đứng thứ hai sau lúa mì (về diện tích) và sau ngô (về sản lượng). Khoảng 40% dân số thế giới xem lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% dân số sử dụng làm một nửa khẩu phần hàng ngày. Như vậy lúa gạo ảnh hưởng tới 60% dân số trên thế giới.
Ý nghĩa quan trọng nhất cây lúa là giá trị dinh dưỡng của nó trong từng hạt gạo, lượng calo mà nó cung cấp nhiều hơn bất cứ loại ngũ cốc nào khác. Trong lúa gạo thành phần các hợp dinh dưỡng rất phong phú rất có lợi cho sức khỏe con người. Bởi vậy hạt gạo có trong từng bữa ăn hàng ngày.
Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu được lúa gạo nhưng trên thực tế giá gạo của nước ta luôn thấp hơn các nước khác. Người tiêu dùng sử dụng nhiều và sẵn sàng trả giá cao hơn với các loại gạo thơm, ngon. Như vậy việc nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc những giống lúa có chất lượng cao là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của ngành sản xuất lúa gạo, góp phần cung ứng cho nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, nâng cao thu nhập cho người dân và đem lại nguồn thu lớn cho đất nước.
Quảng Trị nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa. Khí hậu ở đây khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây Nam khô nóng, thời tiết khí hậu diễn biến thất thường. Vì vậy, trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn. Nhưng nhờ có hệ thống sông lớn như: Cam Lộ, Thạch Hãn, Bến Hải,... là một trong những yếu tố thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Vĩnh Thủy là xã nằm phía Tây Nam huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), với địa hình bán sơn địa, có tổng diện tích tự nhiên là 4.813ha. Từ lâu Vĩnh Thủy cùng 2 xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm (Lâm - Sơn - Thủy), được biết đến như là vựa lúa lớn cung cấp lúa gạo cho huyện Vĩnh Linh và nhiều địa phương khác trong tỉnh. Xã Vĩnh Thủy có 1.534 hộ dân với 6.238 nhân khẩu canh tác trên 496 ha lúa [40]. Tuy nhiên diện tích đất dùng cho sản xuất lúa chất lượng cao chiếm một phần rất nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, trong đó có nguyên nhân chính là chưa có các giống chất lượng cao phù hợp.
Để góp phần giải quyết khó khăn trên, cùng với sự nhất trí của khoa Nông học, tiến hành đề tài “Khảo nghiệm một số giống lúa chất lượng cao có triển vọng vụ Đông Xuân 2009 – 2010 tại Vĩnh Thủy – Vĩnh Linh – Quảng trị”.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Chọn được những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều kiện sinh thái để bổ sung vào cơ cấu giống của địa phương.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
Đánh giá về khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi; năng suất, chất lượng, nhằm chọn ra một số giống lúa triển vọng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của vùng để khuyến cáo đưa ra sản xuất đại trà. Thông qua việc phân tích, đánh giá kết quả thí nghiệm đồng ruộng.
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn
2.1.1. Cơ sở khoa học
Theo FAO “Giống chỉ một tập hợp cá thể cây trồng được phân biệt với trồng trọt, trồng rừng hay trồng vườn mà sau khi nhân lên (có tính chất hữu thụ) nó vẫn duy trì được tính trạng đó [15].
Các giống lúa trước khi đưa vào sản xuất đại trà phải đạt được những tiêu chuẩn về năng suất và phẩm chất nhất định, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh hại, thích ứng với điều kiện canh tác và khí hậu địa phương.
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều giống tốt sau một thời gian canh tác đã bị thoái hóa, năng suất, phẩm chất và tính chống chịu giảm rõ rệt.
Các giống lúa chất lượng cao thường có năng suất thấp, khả năng sinh trưởng thấp hơn và chịu ảnh hưởng của sâu bệnh hại cũng như tác động của điều kiện ngoại cảnh nhiều hơn các giống bình thường.
Vì vậy, việc tuyển chọn các giống lúa chất lượng cao để thay thế các giống cũ bị thoái hóa và bổ sung thêm giống cho địa phương là việc làm cấp thiết và phải được thực hiện thường xuyên. Qua đó góp phần thực hiện chủ trương sản xuất 2 triệu ha giống lúa chất lượng cao dùng cho xuất khẩu trong những năm tới.
2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Khảo nghiệm và tuyển chọn một số giống lúa chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Quảng trị.
Góp phần tìm ra giống lúa chất lượng cao để đưa và thâm canh và mở rộng sản xuất, tạo ra vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao cho tỉnh Quảng trị.
Góp phần làm phong phú về số lượng và chủng loại giống lúa chất lượng cao trong quỹ giống lúa của tỉnh.
2.2. Nguồn gốc và phân bố của cây lúa
2.2.1. Nguồn gốc
Người ta cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là một loài cây hoang dại trên siêu lục địa Gondwana cách đây ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng khắp các châu lục trong quá trình trôi dạt lục địa. Hiện nay có khoảng 21 loài cây hoang dại thuộc chi này và 2 loài lúa được đã thuần hoá là lúa châu Á (Oryza sativa) và lúa châu Phi (Oryza glaberrima) [39].
Lúa châu Phi đã được gieo trồng trong khoảng 3.500 năm. Trong khoảng thời gian từ 1500 TCN đến 800 TCN thì O. glaberrima đã lan rộng từ trung tâm xuất phát của nó là lưu vực châu thổ sông Niger và mở rộng tới Sénégal.
Tổ tiên của lúa châu Á O. sativa là một loại lúa hoang phổ biến (Oryza rufipogon) có nguồn gốc tại khu vực xung quanh chân núi Himalaya, với O. sativa thứ indica ở phía Ấn Độ và O. sativa thứ japonica ở phía Trung Quốc. Hiện nay đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới.
O. sativa đã thích nghi với việc gieo trồng tại Trung Đông và Địa Trung Hải của châu Âu vào khoảng năm 800 TCN. Thời gian nửa sau của thế kỷ 15, thì lúa đã trải rộng tới Ý và sau đó là Pháp và tất cả các châu lục khác. Năm 1694, lúa đã đến South Carolina. Người Tây Ban Nha đem các giống lúa tới Nam Mỹ vào đầu thế kỷ 18 [39].
Tuy chưa có thống nhất nhưng nhiều tài liệu đều chứng minh nghề trồng lúa có từ lâu đời, nguồn gốc cây lúa có từ vùng đầm lầy Đông Nam Á, có thể từ nhiều nước khác nhau, từ đó lan truyền sang những nước khác [17].
2.2.2. Phân bố
Cây lúa thích nghi rất nhiều vùng sinh thái khác nhau, nhiệt đới, xích đạo, cận nhiệt đới. Lúa trồng châu Á có khả năng thích nghi rất rộng nên đã sớm phát triển địa bàn của nó sang châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương và cả châu Phi. Lúa trồng châu Phi chỉ thu hẹp địa bàn của nó ở Tây Phi và Guyana (Nam Mỹ).
Lúa trồng ở Tây Bắc Trung Quốc ở vĩ độ 530B, ở miền Trung Xumatra trên đường xích đạo và ở cả Neusouth Wales (châu Úc) là 350N. Lúa cũng được trồng ở Kerala (Ấn Độ) thấp hơn mặt biển hoặc bằng mặt biển và cũng được trồng ở vĩ độ cao 2000 m ở Kasmia và Nêpan (Ấn Độ). Nó có thể trồng trên cạn, dưới nước sâu trung bình hoặc nước sâu khoảng 1,5 – 5m [17].
Ở Việt Nam lúa được trồng khắp cả nước đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
2.3. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo
Trên thế giới lúa gạo là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân gạo 180 - 200kg/người/năm tại các nước châu Á, khoảng 10kg/người/năm tại các nước châu Mỹ.
Việt Nam, dân số gần 86 triệu người và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Trung bình hạt gạo chứa 80% tinh bột, 7,5% protein, 12% nước, còn lại là vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Vitamin nhóm B (B1, B2, B6) Vitamin PP, Vitamin E… Hạt gạo là loại thức ăn dễ tiêu hóa và cung cấp loại protein tốt nhất cho cơ thể [6]. Protein trong gạo là loại protein có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong các loại protein ngũ cốc, mặc dù hàm lượng của nó thấp hơn các loại ngũ cốc khác. Theo cách phân loại của Osborne (1924) thì protein dự trữ trong nội nhũ của lúa gạo bao gồm 4 nhóm Albumin, Globumin, Prolamin, Glutelin [8].
Tinh bột của gạo thuộc dạng rất dễ đồng hóa. Trong hạt gạo tinh bột chiếm tỉ lệ lớn nhất (72,18 – 80,44%). Các thực phẩm khác chiếm tỉ lệ ít hơn (6,96 – 10,43%), tro (4,68 – 6,93%), cenllulose (8,74 – 12,23%) [8].
Hàm lượng lipit của lúa gạo vào loại trung bình, phổ biến chủ yếu ở lớp vỏ, nếu ở gạo xay là 2,02% thì gạo giã 0,52% [11].
Ngày nay để sử dụng hiệu quả các thực phẩm dinh dưỡng từ hạt gạo, các nhà khoa học ở một số nước đã khuyến cáo người dân nên dùng gạo lứt trong bữa ăn hàng ngày đặc biệt với những nước sử dụng gạo làm nguồn dinh dưỡng chính.
2.4. Những đặc tính của giống lúa chất lượng
Phân loại theo các tính trạng đặc trưng thì tập đoàn lúa chất lượng cao là tập hợp các giống có chất lượng gạo cao theo yêu cầu của từng vùng khác nhau trên thế giới. Tập đoàn này cung cấp nguồn gen cho chọn tạo các giống có chất lượng gạo cao hoặc các giống đặc sản [12].
Theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh: “Lúa chất lượng cao phân thành mấy nhóm, thứ nhất là lúa thơm hạt dài thon có mùi thơm, hàm lượng amylose thấp dẻo cơm. Còn loại chất lượng cao là loại gạo hạt dài không bạc bụng có hàm lượng amylose trung bình thấp khoảng 20% tới 24% trở lại, nhưng mềm cơm dẻo xuất khẩu được. Còn lại loại trung bình thấp có hàm lượng amylose tương đối cao cứng cơm, hạt gạo ngắn, giống này chỉ thích hợp làm gạo 15% tới 25% tấm” [35].
Đặc điểm nhóm giống lúa có phẩm chất cao.
Thứ nhất là nhóm giống lúa cao sản ngắn ngày. Có thời gian sinh trưởng từ 90 – 110 ngày, chiều cao cây từ 90 – 115cm, P1000 hạt từ 22 – 31g, năng suất trung bình chỉ đạt 5 – 8 tấn/ha, hơi nhiễm hoặc hơi kháng với rầy nâu, bệnh cháy lá,… gạo hạt dài, ít hoặc không bạc bụng.
Thứ hai là nhóm giống lúa mùa, đặc sản địa phương. Nhóm giống này thích nghi rộng, dễ canh tác, gạo phẩm chất cao. Tỉ lệ gạo trắng cao thường 60 – 70%, tỉ lệ gạo nguyên 50 – 60% cao hơn hẳn giống lúa cao sản ngắn ngày. Hàm lượng amylose là chỉ tiêu quan trọng quyết định phẩm chất cơm. Các giống lúa mùa địa phương phần lớn có hàm lượng amylose từ trung bình đến thấp, một số giống có mùi thơm… Nhược điểm của các giống lúa mùa địa phương là tiềm năng cho năng suất thấp, đa số không kháng rầy nâu [19].
Các giống lúa chuyên mùa phản ứng với ánh sáng ngày ngắn. Nó chỉ phân hóa đòng khi độ chiếu sáng trong ngày xuống dưới 12 giờ 30 phút. Dù cấy sớm hay cấy muộn thì các giống lúa chuyên mùa cũng phải đợi đến thời kì “ngày tháng mười chưa cười đã tối” mới trổ bông.
Các yếu tố cần thiết để hoàn thành chu kì sinh trưởng gồm 3 yếu tố: yếu tố ngày ngắn, sinh trưởng đủ số lá tối thiểu và không gặp nhiệt độ quá thấp ở giai đoạn trỗ đến chín.
Yếu tố ngày ngắn thõa mãn trong khoảng thời gian 23/9 đến 21/3 năm sau. Số lá tối thiểu là 14 – 15 lá. Trổ khi 11 – 12 lá gặp thời tiết lạnh thì năng suất thấp. Do đó cần bố trí thời vụ sao cho sinh trưởng được 15 lá (7,5 – 8,5 lá thời kì mạ).
Giai đoạn trổ gặp nhiệt độ quá thấp (dưới 150C) thì các giống chuyên mùa rất khó hoặc không trổ bông. Sau trỗ ở miền Bắc gặp nhiệt độ thấp kéo dài dẫn đến hạt lúa không vào chắc, lép lững. Ở miền Nam muốn đạt năng suất cao chú ý cung cấp đủ nước giai đoạn cuối, đảm bảo điều kiện các giống lúa đạt số lá cần thiết [12].
2.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới
2.5.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Dân số thế giới ngày càng tăng, theo Cục điều tra dân số Mỹ, tính đến ngày 13/8/2009 dân số toàn cầu 6,777 tỉ người và sẽ đạt ngưỡng 9 tỉ người vào năm 2040 [39]. Với mức gia tăng dân số như hiện nay vấn đề an ninh lương thực toàn cầu đang là vấn đề cấp bách.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới giai đoạn 2004 – 2008
Năm
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
2004
151,0
40,0
606,0
2005
153,5
40,1
614,0
2006
152,6
41,0
622,1
2007
153,0
41,0
622,2
2008
158,9
43,0
685,0
(Nguồn: FAOSAT)
Toàn thế giới có khoảng 158 triệu ha diện tích trồng lúa, châu Á 141 triệu ha chiếm hơn 89% diện tích trồng lúa của thế giới, tiếp đến là châu Phi (9 triệu ha), châu Mỹ (6 triệu ha), châu Âu và châu Đại Dương diện tích ít nhất. Châu Á có sản lượng lúa gạo cao nhất thế giới (622684,34 nghìn tấn) nhưng năng suất trung bình lại thấp (43,86 tạ/ha) so với các nước châu Âu (58,22 tạ/ha), do châu Âu có khoa học kĩ thuật, trình độ canh tác phát triển hơn hẳn các nước châu Á và châu Phi.
Bảng 2.2. Tổng hợp sản lượng lúa Thế giới và Châu lục năm 2008
Vùng/châu lục
Diện tích (1000ha)
Năng suất (hg/ha)
Sản lượng (1000tấn)
Thế giới
158955,39
43,09
685013,37
Châu Phi
9526,58
24,32
23175,09
Châu Mỹ
6862,94
51,94
35643,75
Châu Á
141959,89
43,86
622684,34
Châu Âu
596,53
58,22
3473,00
Châu Đại Dương
9,44
39,40
37,20
(Nguồn: FAOSAT)
Thái Lan luôn giữ vị trí số một về sản lượng xuất khẩu lúa gạo (8.570 nghìn tấn), thứ hai là Việt Nam (5.950 nghìn tấn), tiếp đến là Hoa Kỳ, Pakistan, Ấn Độ,… Quốc gia nhập khẩu nhiều nhất là Philippine với 2.000 nghìn tấn và Nigeria (1.900 nghìn tấn), Iran (1.700 nghìn tấn).
Bảng 2.3. Thống kê và dự báo top 10 nước xuất nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới
(Đvt: 1000tấn)
STT
Tên các nước XK()
2008/09
2009/10
Tên các nước NK()
2008/09
2009/10
1
Thái Lan
8.570
10.000
Philippine
2.000
2.600
2
Việt Nam
5.950
5.500
Nigeria
1.900
1.600
3
Hoa Kỳ
3.100
3.150
Iran
1.700
1.700
4
Pakistan
3.000
3.800
Arập Xêút
1.370
1.400
5
Ấn Độ
2.000
2.000
EU-27
1.350
1.350
6
Myanmar
1.052
800
Iraq
1.000
1.100
7
Uruguay
926
750
Malaysia
830
850
8
Campuchia
800
800
Nam Phi
800
800
9
Trung Quốc
760
1.500
Cote d'Ivoire
800
860
10
Brazil
650
300
Senegal
715
700
Thế giới
29.029
30.845
Thế giới
29.029
30.845
(Nguồn: Bộ nông nghiệp Mỹ)
Thị trường gạo chất lượng cao là thị trường cao cấp. Thị trường này chiếm 25% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới, thị trường tiêu thụ trước hết là các nước phát triển, khu vực Tây Âu và Nhật sau đó là các nước NIC(3). Thị trường này đặc biệt chú trọng quy cách phẩm chất và vệ sinh công nghệ. Các nhà xuất khẩu chính là Mỹ và Thái Lan. Thực tế những năm qua gạo xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế được xếp loại A là gạo Mỹ số 2, tỉ lệ tấm không quá 4%, hạt dài, trắng trong, kích cỡ hạt đều, không lẫn tạp chât, không có mùi vị lạ, không lẫn hạt đỏ, vàng, sọc…Ngay gạo Mỹ số 5 giá cao hơn gạo Thái Lan 100B (loại gạo trắng hạt dài 100%, không tấm) [27].
2.5.2. Tình hình nghiên cứu chất lượng lúa gạo trên thế giới
Việc nghiên cứu chất lượng lúa gạo đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm từ lâu. Tuy nhiên, đến sau đại chiến lần thứ hai, các công trình nghiên cứu về chất lượng lúa gạo mới được triển khai một cách mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới.
Ngày 10/1978 cuộc hội thảo các nhà di truyền chọn giống, hóa sinh, hóa học hạt của nhiều nước trên thế giới được tổ chức ở Viện lúa quốc tế IRRI4, đã phân chia chất lượng lúa gạo thành bốn nhóm: Chất lượng xay xát, chất lượng thương phẩm, chất lượng nấu nướng và ăn uống, chất lượng dinh dưỡng. Ngày nay bốn nhóm đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như sản xuất lúa gạo [8].
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện được giống lúa mới, giống này có hàm lượng hoocmon GLP – 1 cao, kích thích tuyến tụy tiết ra insulin. Đây là giống lúa biến đổi gen, kết quả phối hợp của Viện khoa học Nông – Sinh quốc gia (NIAS), ngành công nghiệp giấy tư nhân Nhật Bản và Viện nghiên cứu Sanwan Kagaku [23].
Theo tiến sĩ Subra Chakraborty thì Việc tăng hàm lượng protein được thực hiện bằng cách bổ sung gen AmA1 của rau dền vào hệ gen của cây lúa. Với việc làm này dự tính sẽ làm tăng hàm lượng protein, amino axit trong hạt gạo. Hiện gen AmA1 được bổ sung vào 4 giống lúa và đang được canh tác ở Ấn Độ trong đó có giống IR72 và Pusa Basmita [22].
Nhóm của giáo sư Ingo Potrykus và nhóm nghiên cứu của Toshihiro Yoshishra ở Nhật đang tiến hành nghiên cứu để tạo giống lúa có hàm lượng sắt cao bằng chuyển nạp gen tạo ra Ferritin – 1 loại protein dự trữ sắt trong cây đậu. Gen điều khiển tổng hợp Ferritin trong cây họ đậu đã được phân lập và được chuyển vào cây lúa nhờ vi khuẩn, hiệu quả làm hàm lượng sắt trong cây lúa tăng 3 lần. hàm lượng sắt trong gạo tăng khắc phục bệnh thiếu máu [23].
Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đang phát triển 2 giống lúa gạo vàng là IR64 và BR29. Hàm lượng β – carotene trong các giống IR64 và BR29 lần lượt được kiểm chứng là 2,32 và 9,24 microgram [28].
Giống lúa giàu sắt là Jao Hon Nin 3 được các nhà khoa học Thái Lan lai tạo giữa giống lúa Khao Dak Mali và giống lúa Hon Nin. Giống mới này có hàm lượng sắt là 0,6 mg/100g gạo, cao gấp 30 lần so với gạo của những giống lúa thường. Ngoài ra nó cũng chứa protein, kẽm và những tác nhân chống oxy hóa [28].
Với những thành tựu trên trong tương lai, các ứng dụng của công nghệ sinh học sẽ giúp cho lúa gạo ngày càng có nhiều giá trị đối với đời sống con người.
2.6. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam
2.6.1. Tổng quan ngành lúa gạo Việt Nam
Việt Nam được mệnh danh là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, điều kiện thuận lợi cho lúa phát triển. Với vị trí địa lí dài trên 15 vĩ độ ở Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam hầu như vùng nào cũng trồng lúa.
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất lúa Việt Nam từ 2000 – 2009
Năm
Diện tích (1000ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (1000tấn)
2004
7445,3
48,6
36148,9
2005
7329,2
48,9
35832,9
2006
7324,8
48,9
35849,5
2007
7207,4
49,9
35942,7
2008
7414,3
52,2
38725,1
2009
7440,1
52,3
38895,5
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Năm 2008 được mùa lớn với sản lượng lúa đạt 38,7 triệu tấn, tăng 2,8 triệu tấn so với năm 2007 và là năm sản lượng lúa đạt mức cao nhất trong 12 năm trước đó. Năm 2009, mặc dù nước ta bị bão lũ gây thiệt hại nặng nề, nhưng nhờ có sự nỗ lực đẩy mạnh sản xuất của các vùng, miền, nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nên sản lượng lúa cả năm vẫn đạt gần 38,9 triệu tấn, tăng 165,7 nghìn tấn so với năm 2008.
Bảng 2.5. Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam từ 2004 - 2009
Năm
Xuất khẩu
Tăng so với năm trước (%)
Lượng
(1000 tấn)
Giá trị
(triệu USD)
Lượng
(1000 tấn)
Giá trị (triệu USD)
2004
4055
941
106,3
130,6
2005
5202
1399
127.3
147.3
2006
4749
1306
90.5
92.8
2007
4500
1454
96.9
113.9
2008
4720
2902
103,6
194,8
2009
5947
2662
125,4
92,0
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Lúa gạo nước ta được xuất khẩu sang một số thị trường chính và chiếm thị phần lớn đó là: Philippin 1.707.994 tấn, Malaixia 613.213 tấn, Đài Loan 204.959 tấn, Singgapo 327.533 tấn, Irắc 171.000 tấn… (tính riêng năm 2009).
Tháng 1/2010 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 380.688 tấn về sản lượng (tăng 86,11% so với cùng kì năm ngoái) và 204.963.159 USD về giá trị. Các nước châu Á luôn chiếm thị phần lớn trong xuất khẩu gạo nước ta, điển hình nhất là xuất khẩu sang Philippin đạt 209.728 tấn chiếm đến 55% tổng sản lượng xuất khẩu.
2.6.2. Tình hình sản xuất lúa chất lượng ở Việt Nam
Từ năm 1999, nông nghiệp bắt đầu tập trung triển khai chương trình mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao nhằm tăng giá trị hàng hóa và thu nhập cho người dân, phấn đấu đạt tổng sản lượng 40 triệu tấn/năm trong đó có 3 – 4 triệu tấn xuất khẩu. Nhà nước đặt chỉ tiêu gieo trồng lúa chất lượng cao cho đồng bằng sông Cửu Long là 1 triệu ha và đồng bằng sông Hồng 300.000 ha [12].
Theo Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn căn cứ yêu cầu và khả năng xuất khẩu gạo cao năm 2007, Bộ chọn 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang, TP Cần Thơ) tổ chức mô hình sản xuất lúa chất lượng cao. Các tỉnh này sẽ phối hợp với tổng công ty Lương thực miền Nam tổ chức mô hình sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao trong vụ Đông xuân 2006 – 2007, chế biến 5