Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG-hepatocellular carcinoma) là ung
thư gan nguyên phát thư ờng gặp nhất, thường xuất hiện như là biến chứng của
các bệnh gan mãn tính: viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, xơ gan
(2- 4)
. Tỷ
l ệ mắc bệnh đang có khuynh hướng gia tăng
(Error! Reference source not found.)
. B ệnh có
tỷ lệ tử vong cao vì thường được phát hiện khi kích thước khối u to và tình
trạng chức năng gan đã giảm nhiều. Do đó, phát hiện sớm bệnh là vấn đề rất
quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định phương pháp điều trị và tiên lượng sống
của bệnh nhân. Gần đây, nhờ sự tiến bộ của các kỹ thuật hình ảnh: siêu âm
(SA), X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT), có thể phát hiện được những khối
u có kích thước nhỏ hơn 2 cm. tuy nhiên, đặc điểm hình ảnh của UTBMTBG
trên SA và XQCLĐT đôi khi không đặc hiệu, khó phân biệt với các nốt ung thư
hay không phải là ung thư trên nền gan xơ (nốt tân tạo, nốt loạn sản). Ngày nay
cộng hưởng từ (CHT) đang dần đóng vai trò quan trọng khi tìm UTBMTBG
trên những bệnh nhân xơ gan (Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.). Tuy trên những chuỗi xung trước chích thuốc
tương phản cung cấp khá nhiều thông tin: T2W giúp phân biệt với nang gan v à
u mạch máu, kỹ thuật chemical shift giúp nhận biết thành phần mỡ trong
u
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
. Tuy nhiên những thông
tin quan tr ọng chủ yếu để chẩn đoán là cách bắt thuốc của khối u gan khi khảo
sát động trêncác thì động mạch, thì tĩnh mạch v à thì muộn
18 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát động bắt thuốc tương phản trên cộng hưởng từ của ung thư biểu mô tế bào gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẢO SÁT ĐỘNG BẮT THUỐC TƯƠNG PHẢN TRÊN CỘNG
HƯỞNG TỪ CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát động bắt thuốc tương phản trên CHT của ung thư biểu mô
tế bào gan
Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành thu thập và phân tích đặc điểm bắt thuốc
khi khảo sát động bắt thuốc tương phản của các khối UTBMTBG trên các bệnh
nhân chụp CHT bụng tại bệnh viện Đại học y dược TP.HCM từ tháng 06/2006-
10/2008.
Kết quả: 37 bệnh nhân: 27 nam và 10 nữ, tuổi từ 29 đến 80, trung bình 53,95
được chọn vào mẫu nghiên cứu. U có kích thước từ 2 cm đến 14cm, kích thước
trung bình 6,2cm. Ở thì động mạch, có 32 u (86,5%) có biểu hiện giàu mạch
máu. Cách bắt thuốc của u ở thì động mạch giữa hai nhóm u 3cm
là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kiểu bắt thuốc mạnh ở thì động mạch và thải
nhanh ở thì tĩnh mạch ghi nhận được ở 29/37 (78,4%) trường hợp. Sự khác
nhau về cách bắt thuốc của hai nhóm u 3cm có ý nghĩa thống kê
(p3cm có ý
nghĩa thống kê (p<0,05). Sự khác biệt về cách bắt thuốc giữa hai nhóm u biệt
hóa rõ và biệt hóa vừa + kém là không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Kết luận: Khảo sát động bắt thuốc tương phản rất quan trọng đối với CHT gan
đồng thời phân tích mức độ bắt thuốc và dạng bắt thuốc khi khảo sát động rất
cần thiết để đánh giá các tổn thương gan khu trú.
ABSTRACT
EVALUATION OF CONTRAST-ENHANCED DYNAMIC MR IMAGING
OF HEPATOCELLULAR CARCINOMA
Huynh Phuong Hai, Vo Tan Duc, Pham Ngoc Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 278 – 283
Objective Evaluation of contrast-enhanced dynamic MR imaging of
hepatocellular carcinoma
Materials and methods: Retrospectives study of contrast-enhanced dynamic
mr imaging of hepatocellular carcinoma in the patients,who were examinated
abdominal MR imaging from 06/2006-10/2008, in Ho Chi Minh Medical
University Hospital.
Results: 37 patients (27 men and 10 women, who were 29-80 years old; mean
age 53.95 years old) were included in the study. Tumors ranged in diameter
from 2cm to 14cm (mean 6.2cm). 32 of 37 tumors (86.5%) had hypervascular
on the arterial phase. The enhancement on arterial images of HCCs less than or
equal to 3cm and those greater than 3cm was significantly different (p<0.05).
On dynamic gadolinium-enhanced MR imaging, peak enhancement during
arterial phase followed by rapid decrease during the portal phase was most
common (78.4%). The different in the enhancement on dynamic gadolinium-
enhanced MR imaging of the tumors less than or equal to 3cm and those
greater than 3cm was statistically significant (p<0.05). The degree of
differentiation of tumor cells between HCCs less than or equal to 3cm and
those greater than 3cm was significantly different (p<0.05). However, the
different in the enhancement on dynamic gadolinium-enhanced MR imaging
and the tumors differentiation was not statistically significant (p>0.05).
Conclusion: Contrast-enhancement examination is important in hepatic MRI.
At the same time, analysis of the degree of enhancement and the pattern in
dynamic imaging is critically important in the evaluation of focal hepatic
lesions.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG- hepatocellular carcinoma) là ung
thư gan nguyên phát thường gặp nhất, thường xuất hiện như là biến chứng của
các bệnh gan mãn tính: viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, xơ gan(2-4). Tỷ
lệ mắc bệnh đang có khuynh hướng gia tăng(Error! Reference source not found.). Bệnh có
tỷ lệ tử vong cao vì thường được phát hiện khi kích thước khối u to và tình
trạng chức năng gan đã giảm nhiều. Do đó, phát hiện sớm bệnh là vấn đề rất
quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định phương pháp điều trị và tiên lượng sống
của bệnh nhân. Gần đây, nhờ sự tiến bộ của các kỹ thuật hình ảnh: siêu âm
(SA), X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT), có thể phát hiện được những khối
u có kích thước nhỏ hơn 2 cm. tuy nhiên, đặc điểm hình ảnh của UTBMTBG
trên SA và XQCLĐT đôi khi không đặc hiệu, khó phân biệt với các nốt ung thư
hay không phải là ung thư trên nền gan xơ (nốt tân tạo, nốt loạn sản). Ngày nay
cộng hưởng từ (CHT) đang dần đóng vai trò quan trọng khi tìm UTBMTBG
trên những bệnh nhân xơ gan (Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.). Tuy trên những chuỗi xung trước chích thuốc
tương phản cung cấp khá nhiều thông tin: T2W giúp phân biệt với nang gan và
u mạch máu, kỹ thuật chemical shift giúp nhận biết thành phần mỡ trong
u…(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Tuy nhiên những thông
tin quan trọng chủ yếu để chẩn đoán là cách bắt thuốc của khối u gan khi khảo
sát động trên các thì động mạch, thì tĩnh mạch và thì muộn(Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.).
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát động bắt thuốc tương phản trên CHT của UTBMTBG
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu, mô tả, cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Từ 06/2006 10/2008, trong những bệnh nhân đến khảo sát cộng hưởng từ
bụng ở khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, có
37 bệnh nhân: 27 nam và 10 nữ, tỷ lệ nam/nữ 2,7/1, tuổi từ 29 đến 80, trung
bình 53,95 được chọn vào mẫu nghiên cứu với
+ Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân thỏa một trong hai tiêu chuẩn sau:
Bệnh nhân có khối u gan + được phẫu thuật hay sinh thiết có chẩn đoán mô học
là UTBMTBG.
Bệnh nhân có khối u gan >2cm + giàu mạch máu + AFP >/=200ng/ml.
+ Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh nhân không thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh đã nêu trên.
Trong 37 bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu, có 21 bệnh nhân được
phẫu thuật và 1 bệnh nhân được sinh thiết gan, có kết quả giải phẫu bệnh là
UTBMTBG.
Khảo sát cộng hưởng từ bụng
Được thực hiện với máy Siemens Avanto 1,5 Tesla.
Yếu tố kỹ thuật
Độ dày lát cắt 3-5mm, ma trận 256x256, trường nhìn (FOV-field of view) 300-
450, mỗi xung được hoàn thành khi bệnh nhân nín thở <25 giây. Phạm vi khảo
sát từ đỉnh vòm hoành đến mào chậu
Cách tiến hành
Trước tiêm thuốc: Coronal Trufisp 3,8/1,9 và T2 HASTE sagittal FS
1000/82, T2 HASTE axial 1000/82, T1 in-phase và T1 out-of-phase 124/4,8
và 124/2,4, T1 VIBE (Volummetric interpolated breath-hold examination)
FS axial 5,4/2,6 (TR/TE).
Sau tiêm thuốc (DOTAREM 0.5 mmol/ml, liều dùng 0,1ml/kg, tốc độ bơm
2ml/s)
Khảo sát động bắt thuốc tương phản với chuỗi xung T1 VIBE FS ở thì động
mạch (30 giây), thì tĩnh mạch cửa (60 giây), thì muộn (thì cân bằng) 90 giây
đến phút thứ 3 sau tiêm.
Phân tích hình ảnh
Tín hiệu tổn thương được lấy để mô tả là tín hiệu của vùng lớn nhất trong tổn
thương và so với nhu mô gan xung quanh. Có các thuật ngữ tăng tín hiệu
(TTH), đồng tín hiệu (ĐTH), giảm tín hiệu (GTH).
Đánh giá sự bắt thuốc của u dựa vào so sánh hình ảnh trên T1 VIBE FS trước
tiêm thuốc và hình ảnh khi khảo sát động bắt thuốc.
Đối với những bệnh nhân u gan đa ổ, chúng tôi chọn khối u có kích thước
lớn nhất để phân tích.
Xử lý số liệu
Phân tích cách bắt thuốc của khối u gan trên khảo sát động bắt thuốc, xử lý các
dữ liệu thu được với phần mềm SPSS 11,5. Sử dụng phép kiểm chi bình
phương, sự khác biệt giữa các số liệu được xem là có ý nghĩa thống kê khi
p<0,05.
KẾT QUẢ
U có kích thước từ 2 cm đến 14cm, kích thước trung bình 6,2cm, trong đó
nhóm u có kích thước ≤ 3cm là 9 u và >3cm là 27 u.
Ở thì động mạch, có 32 u (86,5%) có biểu hiện giàu mạch máu.
Bảng 1: Tương quan giữa cách bắt thuốc ở thì động mạch và kích thước
Thì động mạch
TTH
đồng
nhất
TTH
không
đồng
nhất
GTH
Tổng
≤
3cm
7 0 2 9
Kích
thước
>
3cm
1 24 3 28
Tổng 8 24 5 37
U có kích thước ≤ 3cm bắt thuốc mạnh đồng nhất ở thì động mạch chiếm
77,8% (7/9 u)
Bắt thuốc mạnh không đồng nhất ở thì động mạch là kiểu bắt thuốc thường gặp
nhất, chiếm 85,7% (24/28 u) và tất cả đều ở u >3cm.
Cách bắt thuốc của u ở thì động mạch giữa hai nhóm u 3cm là có ý
nghĩa thống kê (p<0,05)
Bảng 2: Khảo sát động bắt thuốc tương phản
Thì động
mạch
Thì tĩnh
mạch
Thì muộn
Số
lượng
TTH đồng
nhất
GTH đồng
nhất, vòng
TTH
GTH đồng
nhất, vòng
TTH
5
TTH đồng
nhất
TTH
GTH đồng
nhất, vòng
TTH
3
GTH TTH
GTH đồng
nhất, vòng
TTH
2
TTH
không
đồng nhất
GTH không
đồng nhất,
vòng TTH
GTH không
đồng nhất,
vòng TTH
22
GTH
GTH không
đồng nhất,
GTH không
đồng nhất,
2
vòng TTH vòng TTH
GTH TTH
GTH không
đồng nhất,
vòng TTH
1
TTH
không
đồng nhất
GTH không
đồng nhất
GTH không
đồng nhất
2
Tổng 37
Kiểu bắt thuốc mạnh ở thì động mạch và thải nhanh ở thì tĩnh mạch ghi nhận
được ở 29/37 (78,4%) trường hợp.
7/37 (18,9%) u còn TTH ở thì tĩnh mạch. 37/37 (100%) u GTH ở thì muộn.
Trong 35/37 u có vỏ bao giả, thì biểu hiện có vòng tăng tín hiệu quanh tổn
thương ở thì tĩnh mạch ghi nhận được ở 29/35 trường hợp (82,8%); thì muộn
ghi nhận được ở 35/35 trường hợp
Bảng 3: Tương quan giữa khảo sát động bắt thuốc và kích thước
Kích thước Khảo sát
động bắt 3cm
Tổng
thuốc
A 5 0 5
B 2 1 3
C 2 0 2
D 0 22 22
E 0 2 2
F 0 1 1
G 0 2 2
Tổng 9 28 37
(A): TTH đồng nhất ở thì động mạch + GTH đồng nhất, vòng TTH ở thì tĩnh
mạch + GTH đồng nhất, vòng TTH ở thì muộn (B): TTH đồng nhất ở thì động
mạch + TTH ở thì tĩnh mạch + GTH đồng nhất, vòng TTH ở thì muộn (C):
GTH ở thì động mạch + TTH ở thì tĩnh mạch + GTH đồng nhất, vòng TTH ở
thì muộn (D): TTH không đồng nhất ở thì động mạch + GTH không đồng nhất,
vòng TTH ở thì tĩnh mạch + GTH không đồng nhất, vòng TTH ở thì muộn (E):
GTH ở thì động mạch + GTH không đồng nhất, vòng TTH ở thì tĩnh mạch +
GTH không đồng nhất, vòng TTH ở thì muộn (F): GTH ở thì động mạch +
TTH ở thì tĩnh mạch + GTH không đồng nhất, vòng TTH ở thì muộn (G): TTH
không đồng nhất ở thì động mạch + GTH không đồng nhất ở thì tĩnh mạch +
GTH không đồng nhất ở thì muộn
Đa số u bắt thuốc kiểu D (22/37) và tất cả các u bắt thuốc theo kiểu D đều có
kích thước >3cm.
Sự khác nhau về cách bắt thuốc khi khảo sát động bắt thuốc tương phản của hai
nhóm u 3cm có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Bảng 4: Tương quan giữa độ biệt hóa và kích thước u
Giải phẫu bệnh
Biệt
hóa rõ
Biệt hóa
vừa+ kém
Tổng
≤ 3cm 6 2 8 Kích
thước
> 3cm 3 11 14
Tổng 9 13 22
6/8 u kích thước ≤3cm có kết quả giải phẫu bệnh là UTBMTBG biệt hóa rõ.
11/14 u có kích thước >3cm có kết quả giải phẫu bệnh là UTBMTBG biệt hóa
vừa + kém.
Sự khác biệt giữa độ biệt hóa giữa hai nhóm 3cm có ý nghĩa thống
kê (p<0,05)
Bảng 5: Tương quan giữa khảo sát động bắt thuốc và độ biệt hoá của u
GPB
Khảo sát
động bắt
thuốc
Biệt
hóa rõ
Biệt hóa
vừa +Biệt
hóa kém
Tổng
A 3 1 4
B 2 0 2
C 1 1 2
D 2 9 11
E 0 2 2
F 1 0 1
G 0 0 0
Tổng 9 13 22
10/13 u biệt hóa vừa và kém bắt thuốc mạnh ở thì động mạch và thải nhanh từ
thì tĩnh mạch. 3/13 u biệt hóa vừa và kém có biểu hiện nghèo mạch máu, kém
bắt thuốc ở thì động mạch
7/9 u biệt hóa rõ bắt thuốc mạnh ở thì động mạch và thải nhanh từ thì tĩnh
mạch.
Sự khác biệt về cách bắt thuốc giữa hai nhóm u biệt hóa rõ và biệt hóa vừa +
kém là không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
BÀN LUẬN
UTBMTBG là u giàu mạch máu, được nuôi chủ yếu bởi động mạch gan, trong
khi nhu mô gan bình thường được cung cấp máu chủ yếu bởi hệ thống tĩnh
mạch cửa. Ngày nay, với tiến bộ của những chuỗi xung nhanh trong CHT, cho
phép dễ dàng khảo sát động hình ảnh bắt thuốc tương phản của gan (multiphase
intravenous contrast-enhanced dynamic imaging) bao gồm thì động mạch, thì
tĩnh mạch cửa (nhu mô gan bắt thuốc tối đa) và thì muộn. Kỹ thuật này cho
phép dễ dàng phát hiện những u giàu mạch máu, trong đó có UTBMTBG nhờ
sự bắt thuốc của nó trong thì động mạch đồng thời khảo sát sự thay đổi huyết
động học của u so với nhu mô gan xung quanh theo thời gian.
Thì động mạch
Một số nghiên cứu trước nhấn mạnh vai trò của thì động mạch trong việc phát
hiện các u giàu mạch máu. UTBMTBG là u giàu mạch máu, được nuôi chủ yếu
bởi động mạch gan, nghiên cứu ghi nhận được 86,5% trường hợp. Dạng bắt
thuốc mạnh không đồng nhất ở thì động mạch được ghi nhận là thường gặp
nhất của UTBMTBG(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Đây
cũng cách bắt thuốc mà nghiên cứu ghi nhận được nhiều nhất (64,9%). Cách
bắt thuốc ở thì động mạch giữa hai nhóm 3cm là có ý nghĩa thống
kê.
Khảo sát động bắt thuốc tương phản
Khảo sát động bắt thuốc tương phản trên CHT rất quan trọng để xác định
UTBMTBG(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Theo
Peterson(Error! Reference source not found.), khảo sát động bắt thuốc tương phản trên thì
động mạch và thì tĩnh mạch cửa làm tăng tỉ lệ phát hiện 21% so với T1W và
T2W.
Do sự trùng lắp về tín hiệu của u gan trên các xung trước tiêm: giảm tín hiệu
trên T1W và tăng tín hiệu trên T2W, nên khảo sát động bắt thuốc tương phản
giúp ích rất nhiều để chẩn đoán nhờ có những dạng bắt thuốc điển hình. Thì
động mạch của CHT nhạy hơn thì động mạch của XQCLĐT trong xác định
UTBMTBG nhỏ nhờ có độ tương phản cao hơn(Error! Reference source not found.),
nhưng thì muộn của CHT lại không nhạy bằng XQCLĐT vì trên CHT, đôi khi
u vẫn còn TTH do một lượng nhỏ chất tương phản còn tích tụ ở khoang ngoại
bào trong khối u . Tuy nhiên hình ảnh trên thì tĩnh mạch và thì muộn rất cần
thiết để chẩn đoán vì những tích chất được xem là đặc hiệu để chẩn đoán
UTBMTBG (thể khảm, vỏ bao) chỉ hiện rõ trên các thì này. Hình ảnh vỏ bao
giả, biểu hiện là viền tăng tín hiệu quanh tổn thương ở thì tĩnh mạch và thì
muộn ghi nhận được ở 35/37 trường hợp, trong đó thì tĩnh mạch ghi nhận được
ở 29/35 trường hợp, trong khi thì muộn ghi nhận được ở 35/35 trường hợp.
Các kiểu bắt thuốc của UTBMTBG trên CHT phụ thuộc vào độ biệt hóa và
cấu trúc bên trong u. Kiểu thường gặp là bắt thuốc mạnh ở thì động mạch và
thải nhanh ở thì tĩnh mạch, hướng đến UTBMTBG dạng bè hay giả tuyến
với độ biệt hóa trung bình(Error! Reference source not found.). Nghiên cứu chúng tôi
ghi nhận được bắt thuốc này 29/37 (78,4%) ở trường hợp. Kiểu bắt thuốc
này cũng có thể gặp ở một số u gan lành tính: tăng sản khu trú dạng nốt và u
tuyến gan(Error! Reference source not found.), khi đó sự hiện diện của sẹo mạch máu
bắt thuốc ở trung tâm của tăng sản dạng nốt rất hữu ích để phân biệt. Một số
UTBMTBG trên nền không xơ gan cũng có sẹo ở trung tâm, tuy nhiên sẹo
này không bắt thuốc tương phản. Một số u mạch máu nhỏ cũng có thể bắt
thuốc nhanh ở thì động mạch và thải thuốc ở thì tĩnh mạch, tuy nhiên mức
độ thải thuốc không rõ bằng UTBMTBG. Trong thực tế, việc phân biệt u
mạch máu và UTBMTBG không phải vấn đề khó, vì hầu hết trên T2W, u
mạch máu TTH nhiều hơn UTBMTBG và vẫn còn TTH trên các xung T2W
nặng do sự hiện diện của các xoang mạch bên trong. Một số trường hợp
UTBMTBG dạng giả tuyến cũng tăng tín hiệu trên T2W ngang với u mạch
máu thì dạng thải thuốc ở thì tĩnh mạch và các thì muộn khi khảo sát động
bắt thuốc tương phản sẽ có ích để chẩn đoán phân biệt.
UTBMTBG được cho là kết quả của một quá trình phát triển theo bậc thang:
nốt tân sinh nốt lạon sản mức độ nhẹ nốt loạn sản mức độ nặng
UTBMTBG biệt hóa rõ UTBMTBG biệt hóa vừa và kém. UTBMTBG biệt
hóa rõ </=2cm thường nghèo mạch máu: ít bắt thuốc hay không bắt thuốc trong
khi các u biệt hóa vừa và kém có kích thước lớn và bắt thuốc mạnh ở thì động
mạch, thải nhanh từ thì tĩnh mạch(Error! Reference source not found.). Theo Thomas J,
những UTBMTBG biệt hóa rõ, kích thước >/=3cm, thường bắt thuốc nhanh,
mạnh ở thì động mạch và thải thuốc từ thì cửa(Error! Reference source not found.). Trong
nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận được 10/13 u biệt hóa vừa và kém bắt thuốc
mạnh ở thì động mạch và thải nhanh từ thì tĩnh mạch, 7/9 u biệt hóa rõ bắt
thuốc mạnh ở thì động mạch và thải nhanh từ thì tĩnh mạch và sự khác biệt về
cách bắt thuốc giữa hai nhóm u biệt hóa rõ và biệt hóa vừa + kém là không có ý
nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này có thể do số mẫu của chúng tôi còn khá nhỏ
và các u </2cm trong nghiên cứu chúng tôi quá ít (chỉ có 3 u có đường kính
2cm). Tuy nhiên, chúng tôi cũng ghi nhận được có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa độ biệt hóa và kích thước u, điều này phù hợp với sự ghi nhận
của y văn về quá trình phát triển của UTBMTBG.
KẾT LUẬN
Khảo sát động bắt thuốc tương phản rất quan trọng đối với CHT gan đồng thời
phân tích mức độ bắt thuốc và dạng bắt thuốc khi khảo sát động rất cần thiết để
đánh giá các tổn thương gan khu trú.