Đề tài Khủng hoảng tài chính tại tập đoàn AIG

Adam Smith sinh năm 1723 tại thịtrấn Kircaldy, vùng Fife , Scotland . Cha ông mất trước khi ông sinh, ông được mẹmột mình nuôi dưỡng. Năm 14 tuổi, Smith đã nhập học Trường đại học Glasglow, một trong những trường nổi tiếng nhất của Scotland. Năm 17 tuổi, Smith đã giành được học bổng tại trường Balliol, trực thuộc đại học Oxford. Tại Oxford, Adam Smith tập trung vào việc học tiếng Hy Lạp và văn học châu Âu. Cũng tại đây, Smith đã được đọc cuốn sách “Luận thuyết vềbản chất con người” (A treatise of human nature) của David Hume. (David Hume cũng là một người Scotland, sinh trước Smith 12 năm. Ông cũng là một trong những tưtưởng lớn thời bấy giờvà cũng là bạn thân của Adam Smith.) Cuốn sách đã đánh dấu một bước ngoặt trong tưtưởng của Adam Smith. Cũng vì đam mê cuốn sách, Adam Smith đã có những mâu thuẫn với ban giám hiệu và các giáo sư ởOxford . Và từ đó cho đến hết đời, Adam Smith luôn có thái độkhinh thịvới Oxford và Cambridge . Sau khi tốt nghiệp tại Oxford , Smith quay trởlại Scotland và giảng dạy tại các trường đại học. Năm 1751, khi mới 28 tuổi, Smith trởthành giáo sưmôn Logic học tại trường đại học Glasgow và rồi 1 năm sau đó được bổnhiệm làm trưởng khoa “Triết học đạo đức” (Moral Philosophy) . Năm 1758, ông xuất bản cuốn sách đầu tiên, “Lý thuyết về những cảm nghĩ đạo đức” (Theory of Moral Sentiments). Năm 1764, Smith từgiã công việc giảng dạy tại Glasgow và trởthành giáo viên cho vịbá tước trẻvùng Buccleuch. Trong thời gian kèm cặp vịbá tước trẻ, Smith đã đi khắp nước Pháp và Thụy Sĩ. Tại đây, ông đã gặp những tưtưởng lớn đương thời nhưVoltaire, Jean-Jacques Rousseau, Anne-Robert-Jacques Turgot.v.v.

pdf68 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1766 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khủng hoảng tài chính tại tập đoàn AIG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1  CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 4 1. Lý thuyết bàn tay vô hình – Adam Smith ................................................................ 4 1.1. Giới thiệu về Adam Smith .............................................................................. 4 1.2. Các giả định của lý thuyết “Bàn tay vô hình” ................................................. 5 1.3. Nội dung của lý thuyết .................................................................................... 6 1.4. Mức độ áp dụng của lý thuyết ......................................................................... 8 2. Học thuyết kinh tế của Keynes ................................................................................. 9 2.1. Giới thiệu về Keynes ....................................................................................... 9 2.2. Điều kiện ra đời của lý thuyết ....................................................................... 11 2.3. Nội dung của lý thuyết .................................................................................. 11 2.4. Mức độ áp dụng của lý thuyết ....................................................................... 14 3. Lý thuyết điều khiển tự động trong kinh tế ............................................................ 14 3.1. Điều kiện ra đời của lý thuyết ....................................................................... 15 3.2. Nội dung của lý thuyết .................................................................................. 16 3.3. Các dạng khác nhau của lý thuyết điều khiển học ........................................ 17 3.3.1. Lý thuyết về hệ thống kinh tế và các mô hình. ............................................. 17 3.3.2. Các lý thuyết về thông tin kinh tế. ................................................................ 18 3.3.3. Lý thuyết về kiểm soát hệ thống ngành kinh tế. ........................................... 18 3.4. Mức độ áp dụng của lý thuyết ....................................................................... 19 4. Tổng kết Chương I ................................................................................................. 19 CHƯƠNG II: AIG VÀ CUỘC ĐẠI SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI. ....................... 21 1. AIG – Tác nhân gấy trầm trọng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 ............. 21 1.1. Giới thiệu chung về AIG ............................................................................... 21 1.2. AIG và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ................................................... 26 1.2.1. Tình hình chung và các mốc thời gian quan trọng. ....................................... 26 1.2.2. Phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tại AIG ................................ 28 2  2. Tình hình hoạt động của AIG tại Việt Nam ........................................................... 30 2.1. Tình hình hoạt động trước khủng hoảng ....................................................... 31 2.2. Tình hình hoạt động của AIG Nonlife tại thị trường Việt Nam .................... 32 3. Tổng kết Chương II ................................................................................................ 33 CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM – NGUY CƠ TÁI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ. ........................................................................................................... 34 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 ..... 34 2. Một số nét tổng quan về tình hình thị trường Bảo hiểm Việt Nam 2006 – 2010 ... 35 2.1. Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay ..................................... 35 2.2. Vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế : tỷ trọng phí bảo hiểm trong GDP 35 2.3. Cơ cấu doanh thu Bảo hiểm. ......................................................................... 37 2.3.1. Cơ cấu doanh thu Bảo hiểm phi nhân thọ. .................................................... 37 2.3.2. Cơ cấu doanh thu Bảo hiểm nhân thọ. .......................................................... 39 3. Tình hình đầu tư tài chính ...................................................................................... 41 3.1. Nguồn đầu tư ................................................................................................. 42 3.1.1. Vốn điều lệ .................................................................................................... 42 3.1.2. Quỹ dự trữ bắt buộc: ..................................................................................... 44 3.1.3. Quỹ dự phòng nghiệp vụ: .............................................................................. 45 3.1.4. Tóm lại .......................................................................................................... 47 3.2. Sử dụng nguồn đầu tư ................................................................................... 48 3.2.1. Đầu tư bất động sản ....................................................................................... 48 3.2.2. Đầu tư tài chính ngắn hạn ............................................................................. 49 3.2.3. Đầu tư tài chính dài hạn: ............................................................................... 52 3.2.4. Kết luận ......................................................................................................... 55 4. Nguy cơ tái khủng hoảng tiềm ẩn tại thị trường Bảo hiểm Việt Nam ................... 57 4.1. Đầu tư tài chính được chú trọng quá mức ..................................................... 57 3  4.2. Hệ thống chính sách của chính phủ ............................................................... 58 4.3. Sự phát triển đa dạng của các sản phẩm bảo hiểm ........................................ 58 5. Kết luận Chương III ............................................................................................... 59 CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM. ................. 61 1. Giải pháp áp dụng lý thuyết “Bàn tay vô hình”: làm quen nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, triển mạnh cách nghiệp vụ bảo hiểm trên thị trường..... 61 2. Giải pháp áp dụng lý thuyết kinh tế học của Keynes ............................................. 62 3. Áp dụng lý thuyết điều khiển học kinh tế vào thị trường bảo hiểm Việt Nam ...... 63 4. Kết luận Chương IV. .............................................................................................. 65 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 67 4  CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Lý thuyết bàn tay vô hình – Adam Smith 1.1. Giới thiệu về Adam Smith Adam Smith sinh năm 1723 tại thị trấn Kircaldy, vùng Fife , Scotland . Cha ông mất trước khi ông sinh, ông được mẹ một mình nuôi dưỡng. Năm 14 tuổi, Smith đã nhập học Trường đại học Glasglow, một trong những trường nổi tiếng nhất của Scotland. Năm 17 tuổi, Smith đã giành được học bổng tại trường Balliol, trực thuộc đại học Oxford. Tại Oxford, Adam Smith tập trung vào việc học tiếng Hy Lạp và văn học châu Âu. Cũng tại đây, Smith đã được đọc cuốn sách “Luận thuyết về bản chất con người” (A treatise of human nature) của David Hume. (David Hume cũng là một người Scotland, sinh trước Smith 12 năm. Ông cũng là một trong những tư tưởng lớn thời bấy giờ và cũng là bạn thân của Adam Smith.) Cuốn sách đã đánh dấu một bước ngoặt trong tư tưởng của Adam Smith. Cũng vì đam mê cuốn sách, Adam Smith đã có những mâu thuẫn với ban giám hiệu và các giáo sư ở Oxford . Và từ đó cho đến hết đời, Adam Smith luôn có thái độ khinh thị với Oxford và Cambridge . Sau khi tốt nghiệp tại Oxford , Smith quay trở lại Scotland và giảng dạy tại các trường đại học. Năm 1751, khi mới 28 tuổi, Smith trở thành giáo sư môn Logic học tại trường đại học Glasgow và rồi 1 năm sau đó được bổ nhiệm làm trưởng khoa “Triết học đạo đức” (Moral Philosophy) . Năm 1758, ông xuất bản cuốn sách đầu tiên, “Lý thuyết về những cảm nghĩ đạo đức” (Theory of Moral Sentiments). Năm 1764, Smith từ giã công việc giảng dạy tại Glasgow và trở thành giáo viên cho vị bá tước trẻ vùng Buccleuch. Trong thời gian kèm cặp vị bá tước trẻ, Smith đã đi khắp nước Pháp và Thụy Sĩ. Tại đây, ông đã gặp những tư tưởng lớn đương thời như Voltaire, Jean-Jacques Rousseau, Anne-Robert-Jacques Turgot.v.v.. 5  Sau đó không lâu, Smith xin nghỉ hưu và trở về quê nhà. Trong suốt gần 10 năm, dựa trên lương hưu từ vị bá tước vùng Buccleuch, Smith chuyên tâm vào việc nghiên cứu và viết sách. Đến năm 1776, ông đã cho xuất bản kiệt tác “Tìm hiểu về bản chẩt và nguyên nhân của sự giàu có của các quốc gia” (An Inquiry to the Nature and Causes of the Wealth of Nations). Cùng năm đó, bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ đã được ký, mở đầu cho cuộc cách mạng, và cũng năm đó, David Hume, người bạn thân của Smith, qua đời. Adam Smith phản đối việc chính phủ Anh tiếp tục duy trì hệ thống thuộc địa ở châu Mỹ. Ông lập luận rằng việc duy trì và bảo vệ thuộc địa gây tốn kém cho vương quốc nhiều hơn số lợi nhuận thu được thực sự từ thuộc địa đó. Xét về mặt kinh tế học, Adam Smith ủng hộ việc thương mại tự do (free trade), vì thế ông lên án gay gắt việc chính phủ Anh áp đặt buôn bán thông thương một chiều đối với các thuộc địa. Smith chuyển đến sống ở London cho đến năm 1778, ông lại quay trở lại Scotland để giữ chức ủy viên văn hoá của thành phố Edinburgh. Adam Smith không lập gia đình và ông đã qua đời vào ngày 19 tháng 7 năm 1790. 1.2. Các giả định của lý thuyết “Bàn tay vô hình” - Sự giàu có của một quốc gia không biểu hiện bằng khối lượng vàng , khối lượng nông sản mà biểu hiện thông qua toàn bộ các loại hình kinh tế đáp ứng nhu cầu của con người mà quốc gia đó sản xuất được. - Lao động của con người là nguồn duy nhất tạo ra mọi của cải vật chất hay lao động chính là nguồn gốc của sự giàu có. - Nhà nước, chính phủ phải tôn trọng sự tự do của con người, tôn trọng các quy luật khách quan, nhà nước không nên can thiệp vào các hoạt động kinh tế 6  - Trong lĩnh vực kinh tế, con người bị chi phối hoàn toàn bới bản năng vị kỷ, hành động theo nguyên tắc cạnh tranh để mang lại lợi ích lớn nhất cho bản thân mình mà không quan tâm đến lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế. 1.3. Nội dung của lý thuyết Cũng như các nhà lý luận cổ điển khác, Adam Smith ủng hộ mạnh mẽ tư tưởng tự do kinh tế, đề cao tự do cạnh tranh. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của thời kì đầu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Trong tác phẩm “Nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia”, ông khẳng định rằng chế độ xã hội bình thường hợp với “trật tự tự nhiên” là xã hội tư bản, nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở quy luật tự nhiên, còn xã hội không bình thường là sản phẩm của sự độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người. Nhiều nhà kinh tế học cho rằng tính ích kỉ cá nhân không chỉ là cơ sở lý thuyết của ông, mà Adam Smith còn đề cao tình cảm đạo đức của con người trong tác phẩm “Lý luận đạo đức”. Về nguyên lý “bàn tay vô hình”, theo ông: Mỗi cá nhân đều cố gắng sử dụng nguồn vốn của mình sao cho có được sản phẩm có giá trị cao nhất. Thông thường, cá nhân này không có chủ định củng cố lợi ích công cộng mà cũng chẳng biết mình đang củng cố lợi ích này ở mức độ nào. Cá nhân này chỉ có mục đích bảo vệ sự an toàn và thành quả riêng của mình. Trong quá trình này, một “bàn tay vô hình” đã buộc anh ta phải theo đuổi lợi ích của mình, anh ta đã bảo vệ luôn lợi ích của xã hội một cách hữu hiệu hơn cả khi anh ta có ý định làm việc này. “Bàn tay vô hình”, trước hết thể hiện lợi ích của các cá nhân, nó tác động như một lực đẩy, hướng con người tới những công việc mà xã hội sẵn sàng trả tiền. Theo Adam Smith: Chúng ta không mong có bữa ăn trưa nhờ ở lòng hào phóng của người mổ thịt, người nấu bia, hoặc người làm bánh, mà ở cách nhìn của họ đối với lợi ích của bản thân họ. Chúng ta trông chờ không phải ở lòng nhân đạo của họ, mà ở tính tự tương thân của 7  họ, và không bao giờ nói với họ về những nhu cầu của chúng ta, mà về những lợi ích của họ. Ông đã nêu ra những luận điểm quan trọng về cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường, mà không cần có sự can thiệp của con người. Ông viết: Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quy định, ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình? Không phải vậy đâu hãy để mặc mọi sự việc xảy ra, đừng nhúng tay vào. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như kì diệu, không cần kế hoạch, không cần quy tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả. Adam Smith đã đề cao hiệu quả của lợi ích cá nhân, theo ông: Con người bao giờ cũng cần đến những đồng loại của mình và thật vô ích khi chờ đợi sự tử tế duy nhất của họ. Sẽ thành công chắc chắn hơn, nếu nó hướng tới lợi ích cá nhân... Anh hãy đưa cho tôi cái tôi cần và anh sẽ có được ở tôi cái mà chính anh cần. Thị trường sẽ tạo ra sự hài hòa giữa các lợi ích bằng phương cách của nó. Adam Smith cho rằng: Cứ để cho một cá nhân nào đó chạy theo lòng ham lợi của mình, anh ta sẽ thấy mọc lên những kẻ cạnh tranh làm anh ta mất nghề. Cứ để cho một người nào đó bán hàng hóa của mình quá đắt hoặc không muốn trả công cho công nhân của mình như những kẻ khác, anh ta sẽ mất khách trong trường hợp thứ nhất và không có người làm trong trường hợp thứ hai. Như vậy, những động cơ vị kỷ của con người điều khiển trò chơi, và sự tác động qua lại giữa họ sẽ tạo ra những kết quả bất ngờ nhất-sự hài hòa của xã hội. Ông đã nhận thức rõ vai trò điều tiết của thị trường qua sự tác động của cung – cầu và giá cả, ông kết luận: Lợi ích cá nhân sẽ khôi phục sự cân bằng. Lý thuyết “Bàn tay vô hình” dựa trên sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân và sự điều tiết của thị trường tự do cạnh tranh. Ông đã giải thích việc để giá cả thị trường được cân bằng, phải không xa rời chi chí sản xuất hàng hóa thực tế. Ông cũng giải thích việc xã hội làm như thế nào để hướng những người sản xuất hàng hóa phải cung cấp những hàng hóa 8  mà xã hội cần, sự tương đồng cơ bản trong thu nhập ở dân chúng ở mỗi trình độ sản xuất của mỗi quốc gia. Nghĩa là ông đã tìm ra trong cơ chế thị trường một hệ thống tự điều tiết việc cung ứng cho xã hội một cách có trật tự. Theo ông nhiệm vụ chính của nhà nước là công cụ để chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên nhà nước cũng có chức năng kinh tế, khi mà những chức năng đó vượt ra ngoài khả năng của các doanh nghiệp tư nhân như đào sông, đắp đường, hay thực hiện các nghĩa vụ phúc lợi xã hội..., nhưng nhà nước không nên can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế, thị trường tự bản thân nó sẽ giải quyết tất cả. Tóm lại, lý thuyết “bàn tay vô hình” bao gồm 2 nội dung chính: - Khi tham gia vào thị trường, lợi ích cá nhân luôn được đặt lên hàng đầu. Và trong quá trình tối đa hóa lợi ích cá nhân, các thành viên trong nền kinh tế đã làm gia tăng lợi ích chung cho toàn xã hội một cách cao nhất mà ngay chính bản thân họ cũng không bao giờ nghĩ đến. - Một thị trường hoàn hảo là thị trường mà ở đó, thương mại diễn ra một cách hoàn toàn tự do, tự động điều tiết việc cung ứng cho xã hội một cách có trật tự. Nhà nước là không cần thiết trong các mối quan hệ kinh tế. Nếu có, cũng chỉ là các hoạt động phụ trợ để phát triển chung nền kinh tế chứ không phải can thiệt hay điều tiết. “Bàn tay vô hình” của thị trường sẽ giải quyết mọi vấn đề của nó một cách tốt nhất. 1.4. Mức độ áp dụng của lý thuyết Lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế và mức độ phát triển của chủ nghĩa tư bản thời bấy giờ. Vào thời kỳ đó, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì tự do cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu và phổ biến vì lúc đó quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ, số lượng các doanh nghiệp còn ít. Sự lựa chọn của mỗi cá 9  nhân, mỗi doanh nghiệp là có hiệu quả nhất và thích hợp nhất. Với tư tưởng tiến bộ, ủng hộ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tự do, lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith đã được ủng hộ và tin tưởng trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là giai đoạn thế kỉ XIX, kéo sang đến đầu thế kỉ XX. 2. Học thuyết kinh tế của Keynes 2.1. Giới thiệu về Keynes John Maynard Keynes là nhà kinh tế học Anh, được các học giả phương Tây coi là một trong những người có tính sáng tạo nhất trong lịch sử văn hóa tư tưởng nhân loại vào nửa đầu thế kỷ 20. Thật vậy, ông là nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế học phương Tây hiện đại và chính sách kinh tế của chính phủ. Bố của ông là John Neville Keynes (1852-1949), là một trong những nhà kinh tế và giáo dục nổi tiếng, 1884-1911 giảng dạy Luân lý học ở trường ĐH Cambridge trong 27 năm, năm 1910-1925 là trưởng phòng giáo vụ trường ĐH Cambridge và có viết hai quyển sách là “Logic hình thức” xuất bản 1884 và “Phạm vi và phương pháp của kinh tế chính trị học” xuất bản năm 1891. J.M. Keynes sinh ngày 05-06-1883 tại Cambridge, học trường công Idon, đạt giải thưởng huy chương vàng về các môn toán học, Anh văn và Văn học cổ điển. Năm 1902, khi vừa 19 tuổi, Keynes theo học chuyên toán ở học viện Hoàng gia thuộc trường ĐH Cambridge. Năm 1905 ông tốt nghiệp đại học, ông tiếp tục ở lại Cambridge học triết học với A. Whitehead, học kinh tế học với Marshall - người theo trường phái cổ điển mới và Bigoo người kế tục của Marshall. Năm 1906, sau khi thi tuyển, Keynes được vào làm việc ở Bộ sự vụ Ấn Độ của chính phủ hai năm. 10  Năm 1908, ông nhận lời mời của Marshall về làm việc tại Học viện Hoàng gia thuộc trường ĐH Cambridge. Tại đây ông giảng các môn nguyên lý kinh tế học và lý luận về tiền tệ, cùng năm đó ông viết luận án “Bàn về xác suất”, nhờ đó mà ông trở thành cán bộ nghiên cứu của Học viện Hoàng gia. Từ đó ông chia thời gian làm việc của mình, một phần làm việc cho Học viện Hoàng gia - giảng dạy tại trừờng ĐH Cambridge, một phần làm việc cho Chính phủ hoặc giới tài chính tiền tệ cho đến năm 1942. Năm 1909 ông sáng lập ra câu lạc bộ kinh tế chính trị học, và đạt giải thưởng Adam Smith nhờ viết cuốn “Phương pháp xây dựng chỉ số”. Từ 1909 đến 1915, trong thời gian ở Cambridge, ông không những là nhà Toán học, mà còn đạt nhìều thành tựu về mặt kinh tế học và bắt đầu thu hút được sự chú ý của mọi người. Trong suốt thời gian dài từ năm 1911 đến năm 1944 ông kiêm chức chủ biên “Tạp chí kinh tế” của hiệp hội Kinh tế Hoàng gia. Từ 1913 đến 1914, Keynes giữ chức thư ký ủy ban tiền tệ và tài chính Ấn Độ của Hoàng gia. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ông chuyển từ trường ĐH Cambridge về Bộ Tài chính, đường công danh thuận lợi, luôn luôn được trọng dụng và đề bạt, năm 1919 làm trưởng đoàn đại biểu tài chính tham dự hội nghị hòa ước Versailles ở Pari, nhưng do ý kiến bất đồng nên ông đã tách khỏi đoàn đại biểu Anh. Sau khi trở về Cambridge với nổ lực bản thân, ông đã thành lập “Hệ thống kinh tế học ứng dụng”. Từ năm 1921 đến 1938, Keynes tham gia vào hoạt động đầu tư tiền tệ và trở thành một thương gia giàu có, đồng thời ông cũng kiêm luôn chức hội đồng quản trị công ty hỗ trợ bảo hiểm nhân thọ toàn quốc. Năm 1925 Keynes kết hôn với diễn viên chính Liubovskaia của đoàn múa ba lê Nga, sinh được hai người con. Từ 1929 đến 1931, ông nhận chức ủy viên ủy ban điều tra tài chính và công nghiệp Michael Milon. Mục đích chính của tổ chức này là quan tâm tới khó khăn về mặt trù bị và gom góp tiền vốn của các xí nghiệp nhỏ. Năm 1930, ông giữ chức chủ tịch ủy ban cố vấn kinh tế nội các. 11  Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, một lần nữa Keynes
Tài liệu liên quan