Trong sản xuất kinh doanh nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường nên những hoạt động của doanh nghiệp cần hướng vào một mục tiêu nhất định là lợi nhuận. Lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp vững chắc. Vì vậy tôi chọn đề tài:
15 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lợi nhuận - Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu
Trong sản xuất kinh doanh nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường nên những hoạt động của doanh nghiệp cần hướng vào một mục tiêu nhất định là lợi nhuận. Lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp vững chắc. Vì vậy tôi chọn đề tài:
"Lợi nhuận - các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp" để làm tiểu luận.
Phần I
Những lý luận cơ bản về lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận
I. Khái niệm về lợi nhuận
Ngay từ khi có hoạt động sản xuất trao đổi mua bán hàng hoá, lợi nhuận trong kinh doanh là một đề tài nghiên cứu tranh luận của nhiều trường phái, nhiều nhà lý luận kinh tế.
Adamsmith là người đầu tiên trong số các nhà kinh tế học cổ điển nghiên cứu về lợi nhuận.
Theo quan điểm của Adamsmith thì ông coi lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận, sinh ra từ lợi nhuận và nguồn gốc của lợi nhuận là một bộ phận sản phẩm do lao động của công nhân tạo nên.
Trên cơ sở lý luận của Adamsmith, Ricardo tiếp trụ kế thừa những thành tựu của các tiền bối đi trước gạt bỏ đi những chỗ chưa hợp lý hay còn mâu thuẫn, từ đó bổ sung và phát triển thêm thành lí luận riêng của mình ông cho rằng: Lợi nhuận là một phần giá trị do công nhân tạo nên, đó là phần còn lại của nhà tư bản sau khi đã trừ lương cho công nhân.
Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX nhà kinh tế học tư sản Sismonde đã bảo vệ tư tưởng đúng đắn của Adamsith về vấn đề bóc lột quần chính lao động để tạo ra lợi nhuận cho nhà tư bản: Từ đó, ông phát triển thêm và đi đến khẳng định: lợi nhuận là kết quả của việc cướp bóc công nhân, còn địa tô là sản phẩm không được trả công của nông dân.
Thế kỷ XIX J.B.Say đưa ra quan điểm như sau: Lợi nhuận doanh nghiệp chính là tiền công trả cho lao động giám sát và quản lý.
Theo cách giải thích của Malthus: Lợi nhuận là khoản công thêm vào giá cả, lưu thông là lĩnh vực trong đó lợi nhuận xuất hiện khi bán hàng hoá đắt hơn giá mua.
Trên những tinh hoa của các bậc tiền bối đi trước Mác thừa kế và xây dựng quan điểm cho chính mình. Mác đã phân chia tư bản thành tư bản bất biến và khả biến liên quan đến giá trị thặng dư. Sản xuất giá trị thặng dư phụ thuộc vào quá trình của lực lượng sản xuất.
Môn học tài chính đưa ra đinh nghĩa lợi nhuận như sau:
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng các hợp đồng sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng đánh hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Từ góc độ doanh nghiệp có thể thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó các hợp đồng của doanh nghiệp đưa lại.
Như vậy lợi nhuận giữ 1 vai trò quan trọng trong hợp đồng sản suất kinh doanh của doanh nghiệp vì trong cơ chế thị trường , doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều quyết định là doanh nghiệp có tạo được lợi nhuận hay không.
II. Bản chất về lợi nhuận
1. Nguồn gốc của lợi nhuận
Adamsmith xuất phát từ quan điểm giá trị trao đổi của mọi hàng hoá để từ đó đưa ra nguồn gốc của lợi nhuận là do lao động sản xuất ra hàng hoá đó quyết định. Ông còn cho rằng không chỉ có lao động nông nghiệp mà cả lao động công nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận, tư bản cho vay nhận được lợi tức cho vay khi cho vay vốn, tư bản ngân hàng thu được lợi nhuận ngân hàng khi kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng.
Kế thừa những nguyên lý đúng đắn khoa học của những nguyên lý đúng đắn khoa học của những lý luận tiền bối.
Các Mác đã khẳng định về nguồn gốc lợi nhuận là do lao động làm thuê tạo ra, về bản chất lợi nhuận là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư, là kết quả của lợi nhuận không được trả công.
2. Sự hình thành lợi nhuận
Để vạch rõ sự hình thành lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh TBCN các Mác bắt đầu từ CFSX TBCN. Để có thể xuất ra hàng hoá có giá trị là CTVTM.
Trong đó:
C là tư bản bất biến
V là tư bản khả biến
M là giá trị thặng dư
CTV: CFSX TBCN
Khi đưa hàng hoá đem ra trao đổi trên thị trường thì theo quy luật giá trị, giá bán bằng với giá trị của hàng hoá là C + V+ m. Do vậy, nhà tư bản thu được 1 khoản tiền lớn hơn chi phí mà họ bỏ ra. Số chênh lệch này gọi là lợi nhuận.
III. Kết cấu của lợi nhuận
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú.
Hoạt động của doanh nghiệp trong 1 kỳ kinh doanh không bao gồm những hoạt động sản xuất chính, các mặt hàng dịch vụ theo đúng ngành nghề đăng ký kinh doanh, mà còn tiến hành nhiều nghiệp vụ hoạt động, đa dạng, phức tạp và có tính chất thường xuyên, không chủ yếu như hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. Nhìn chung , cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp thường bao gồm 3 bộ phận.
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ hoạt động bất thường : Là lợi nhuận từ những hoạt động mà doanh nghiệp không dự tính trước của các dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, những hoạt động mang tính chất không thường xuyên.
Tỉ trọng của mỗi bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận doanh nghiệp có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và thuộc các môi trường kinh tế khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung lợi nhuận từ hợp đồng sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chiếm tỷ trọng cao, có ý nghĩa quyết định trong tồn tại lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng thì lợi nhuận từ hợp đồng tài chính lại chiếm chủ yếu, có ý nghĩa quyết định tồn tại lợi nhuận.
IV. Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Trong điều kiện hiện nay, với sự linh hoạt của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp có thể đồng thời tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực nên hoạt động của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng. Song hoạt động nào mục tiêu của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận. Vì vậy việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mà nội dung cơ bản lợi nhuận từ hợp đồng sản xuất kinh doanh là khoản chênh lệch giữa phương thức bán hàng với chi phí sản xuất kinh doanh và thuế theo quyết định của nhà nước.
Như vậy có thể nhận thức rằng có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh
- Chi phí NVL: Chiếm chủ yếu trong tồn tại giá thành sản phẩm, do đó nếu tiết kiệm được chi phí này sẽ làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận.
Để sử dụng hợp lý và tiết kiệm chi phí NVL phải biết được nguồn gốc hình thành từ đó biết được các nguyên tố ảnh hưởng:
+ Mức tiêu hao bình quân của từng loại NVL: Cùng sản phẩm như cũ, chúng ta cải tiến mẫu mã, quy cách, kiểu dáng, kích thước sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, song cùng với khối lượng nguyên vật liệu ta sản xuất ra số lượng sản phẩm nhiều hơn thì hiển nhiên chi nguyên vật liệu trên một sản phẩm giảm dẫn đến sản xuất giảm.
+ Giá vật liệu xuất dùng: Phụ thuộc vào nhà cung cấp, thời điểm mua, phương tiện vận chuyển.
+ Sử dụng vật liệu thay thế: Sử dụng nguyên vật liệu rẻ tiền thay thế nguyên vật liệu đắt tiền, nguyên vật liệu trong nước thay thế nguyên vật liệu ngoại nhập.
- Chi phí tiền lương: Phải hợp lý, không cao quá mà cũng không được thấp quá. Vì trả lương thấp quá ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, cũng như năng suất lao động.
- Chi phí quản lý sản xuất kinh doanh: Nhà quản lý không cần nhiều để giảm chi phí sản xuất và chất lượng công việc để tránh trường hợp đùn đẩy công việc, đổ trách nhiệm cho nhau.
- Chi phí lưu thông: Nhằm đảm bảo tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm. Tuy nhiên giảm chi ở đây là mức độ cho phép để đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, doanh nghiệp: Ngành công nghiệp sản phẩm phong phú, đa dạng, ngành nông nghiệp sản xuất theo thời vụ, ngành xây dựng sản xuất theo đơn đặt hàng.
- Khối lượng sản phẩm sản xuất ra: Nghiên cứu thị trường và khả năng sản xuất của mình để xác định cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm là phù hợp tránh tình trạng ứ đọng hàng hoá và thiếu hàng hoá bán. Đây là công việc rất khó.
- Chất lượng sản phẩm: Tác động tỉ lệ thuận với doanh thu
- Giá cả sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu
- Tổ chức bán hàng.
+ Hình thức bán hàng: Phong phú đa dạng: bán buôn bán lẻ, tại kho, tại cửa hàng, tại nhà...
+ Tổ chức thanh toán đa dạng bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản, chiết khấu đối với khách hàng thanh toán ngay.
V. Vai trò, tác dụng của lợi nhuận đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu, là khát vọng đối với mọi doanh nghiệp, vì vậy lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau khi thu được lợi nhuận, doanh nghiệp phân bổ cho các quĩ đầu tư phát triển kinh doanh, quĩ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi... Do vậy khi lợi nhuận càng cao thì thu nhập của người lao động tăng lên dẫn đến nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Hơn nữa lợi nhuận còn có tác dụng giúp cho doanh nghiệp có khả năng mở rộng hoạt động sản xuất, thu hút lao động giải quyết thất nghiệp.
Lợi nhuận còn là nguồn thu chủ yếu thông qua việc nộp thuế thu nhập theo ngân sách Nhà nước.
Nắm bắt được tầm quan trọng của lợi nhuận vậy phải có những biện pháp để nâng cao lợi nhuận.
VI. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận.
Nâng cao lợi nhuận là điều kiện tăng trưởng và phát triển, bởi lẽ mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế. Vì vậy các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì nền kinh tế mới phát triển được. Xuất phát từ đó, trước tiên chúng ta phải hiểu được ý nghĩa của việc nâng cao lợi nhuận.
1. ý nghĩa của việc nâng cao lợi nhuận.
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận tác động đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc nâng cao lợi nhuận là một điều kiện quan trọng để đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc.
Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội. Nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, người lao động và chính doanh nghiệp. Cụ thể các nghĩa vụ đó là.
ã Nộp thuế cho ngân sách Nhà nước.
ã Đảm bảo thu nhập và nâng cao mức sống cho người lao động.
ã Bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
ý nghĩa cơ bản nhất của việc nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp chính là để khẳng định vị trí vai trò cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Đồng thời nâng cao lợi nhuận cũng là một phương tiện hữu hiệu để tận dụng khai thác những tiềm năng, thế mạnh của doanh nghiệp và trên cơ sở đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: Phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, giá cả kiểu dáng, kích cỡ, mẫu mã sản phẩm là chủ yếu. Ngoài ra đưa ra chính sách khuyến khích thanh toán tiền hàng nhanh, đa dạng hoá hình thức bán hàng.
- Chi phí sản xuất kinh doanh: Giảm chi phí tuyệt đối trong điều kiện giữ nguyên khối lượng sản phẩm ở đầu ra nhưng lại giảm chi phí bất biến ở đầu vào thông qua việc sắp xếp lại biên chế, tinh giảm công tác quản lý... hoặc phương pháp giảm tương đối chi phí, phương pháp này hướng vào việc đầu tư, tăng chi phí sản xuất ở đầu vào (chi phí khả biến) nhằm tăng năng xuất lao động do đó có cơ hội tăng lợi nhuận
3. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận.
Tăng lợi nhuận trong kinh doanh là mục tiêu cơ bản của các doanh nghiệp là sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nhưng lợi nhuận đạt đến mức nào là hợp lý, vừa để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững vừa đảm bảo phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà làm tổn hại đến doanh nghiệp khác hoặc vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến hoạt động chung của xã hội.
Dưới đây là một vài biện pháp nâng cao lợi nhuận:
- Hạ thấp chi phí lưu thông:
+ Chọn địa bàn hoạt động xây dựng hệ thống kho tàng cửa hàng hợp lý nhằm đảm bảo thuận tiện vận chuyển, dự trữ và bảo quản hàng hoá đồng thời cũng phải thuận tiện cho khâu đi lại mua bán của khách hàng.
+ Thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá bằng cách nâng cao chất lượng phục vụ bán hàng, chọn đúng mặt hàng kinh doanh phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
+ Tiết kiệm chi phí lao động vật hoá, lao động sống.
- áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quá trình sản xuất để tăng năng xuất lao động.
- Tổ chức lao động và sử dụng con người: sử dụng lao động đúng công việc, khả năng trình độ của họ để khơi dậy tiềm năng trong mỗi con người, làm cho người lao động gắn bó và cống hiến sức lực tài năng cho doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp phải biết bồi dưỡng trình độ cho công nhân, quan tâm đến đời sống, điều kiện làm việc của mỗi người trong doanh nghiệp, biết khen thưởng vật chất và tinh thần một cách thoả đáng và tôn trọng con người để khuyến khích họ làm nhiệt tình, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công việc.
- Tổ chức quản lý tốt nguyên vật liệu và tài chính của công ty: đây là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Bố trí các khâu sản xuất hợp lý để hạn chế được sự lãng phí nguyên vật liệu, giảm thấp tỷ lệ phế phẩm, chi phí ngừng sản xuất...
Tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu cho việc mua sắm vật tư sẽ tránh được những tổn thất cho sản xuất như việc ngừng sản xuất do thiết hụt vật tư. Đồng thời qua việc tổ chức sử dụng vốn, kiểm tra đựoc tình hình dự trữ vật tư, sản phẩm tồn kho từ đó phát hiện ngăn chặn kịp thời tình trạng ứ đọng mất mát, hao hụt vật tư...
Trên đây, là một số biện pháp cơ bản song để thực hiện nó thật là khó, nó còn phụ thuộc vào sự khéo léo quản lý của nhà doanh nghiệp và sự may rủi. Tuy nhiên, nếu xây dựng được một kế hoạch cẩn thận, rõ ràng, chi tiết, dự đoán những trường hợp bất chắc xảy ra để đề phòng trước thì doanh nghiệp sẽ hạn chế được những rủi ro là tối thiểu.
Phần II
khái quát về công ty mai động
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Mai Động thuộc sở công nghiệp Hà Nội
Tên giao dịch: Công ty Mai Động
Địa chỉ giao dịch:
Số 310 Minh khai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Từ khi mới thành lập Công ty có tên là nhà máy cơ khí Mai Động. Công ty có diện tích mặt bằng 3ha. Trong quá trình hoat động sản xuất kinh doanh Công ty gặp không ít những khó khăn trong việc tự khẳng định vị trí của mình. Mặc dù vậy Công ty cũng không ngồi chờ cơ hội tốt đến với mình mà bằng nỗ lực của bản thân Công ty đã tự mình vươn lên để khắc phục những khó khăn trước mắt.
Năm 1971 Công tyđược Nhà nước đầu tư mở rộng sản xuất với qui mô lớn hơn và sát nhập toàn bộ Xí nghiệp Đống Đa vào nhà máy Mai Động theo quyết định 1148 UBND.
Khi mới thành lập, nhà máy sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau với số lượng ít, dần dần tập trung vào một số sản phẩm có đặc tính kỹ thuật giống nhau và sản lượng lớn hơn.
Năm 1976 nhà máy có 760 cán bộ công nhân (trong đó có 164 công nhân từ bậc 4 trở lên và 35 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ Đại học).
Đến giai đoạn nền kinh tế nước ta chuyển từ bao cấp sang hạch toán kinh doanh, sự bao tiêu đầu ra của Nhà nước không còn nữa, do doanh nghiệp chưa thích ứng được với thị trường kinh doanh mới lên thị trường tiêu thụ bị hẹp khiến cho một số sản phẩm chủ yếu như: máy đột, máy dập, máy búa... tiêu thụ chậm. Trong thời điểm đó, hàng hoá ở nước ngoài tràn vào Việt Nam dẫn đến sản phẩm của nhà máy không có chỗ đứng trên thị trường. Lực lượng lao động của nhà máy không có việc làm, số công nhân tạm nghỉ việc lên tới 400 người.
Trước tình hình đó, ban lãnh đạo nhà máy cùng với các phòng ban chức năng đi sâu nghiên cứu thị trường, tiến hành các hoạt động chào hàng nhằm mở rộng thị trường. Đồng thời, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân để cải tiến chất lượng sản phẩm, nhờ đó, mà Công ty Mai Động đã duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến nay.
Các sản phẩm chủ yếu hiện nay công ty sản xuất là:
- ống gang các loại dùng làm ống dẫn nước
- Các sản phẩm cơ khí như máy búa, máy đổi, máy ép thuỷ lực v.v...
- Các loại máy dùng trong ngành xây dựng như lá ép gạch các loại, khuôn đúc bê tông.
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất của công ty Mai Động
Bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu công ty là Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiêm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty. Giúp việc cho Giám đốc là hai Giám đốc phụ trách lĩnh vực kỹ thuật và sản xuất. Công ty có 6 phòng ban, mỗi phòng ban có những chức năng và nhiệm vụ của mình.
- Phòng tổ chức đào tạo: quản lý nhân sự
- Phòng hành chính quản trị: giúp cho Giám đốc dự thảo các văn bản, các công việc có liên quan đến hành chính, đối nội, đối ngoại.
- Phòng bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ tài sản và trật tự an ninh của công ty 24/24 giờ.
- Phòng kinh tế kế hoạch: giúp Giám đốc lập kế hoạch, tham gia ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng
- Phòng kế toán tài chính: cung cấp thông tin về tình hình tài chính của công ty một cách chính xác cụ thể, cập nhật giúp Giám đốc trong việc ra quyết định: và ký kết hợp đồng
- Phòng vật tư. Dự trữ bảo quản vật tư
3. Tổ chức công tác kế toán của công ty
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán tập trung, các bộ phận hạch toán, báo sổ về phòng kế toán của công ty.
Phần III
Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận của Công ty Mai động
I. Một số thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nền kinh tế thị trường với cơ chế hoạt động linh hoạt đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp và cũng không ít khó khăn. Trong đó cơ chế thị trường doanh nghiệp phải chịu áp lực của quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá cả. Trước tình hình này nhiều doanh nghiệp lúng túng không còn hướng đi thích hợp cho nên dẫn đến làm ăn thua lỗ, phá sản. Bên cạnh đó có rất nhiều doanh nghiệp đã tìm đúng hướng và đi lên rất nhanh.
1. Những thuận lợi
Đường lối lãnh đạo đúng đắn của công ty: Ban lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao trước sự nghiệp phát triển của công ty, đã đề ra được các phương hướng đường lối đúng đắn cho các giai đoạn, biết nhìn xa và quyết đoán. Đặc biệt thể hiện ở tính thống nhất trong các quan điểm sản xuất kinh doanh. Tập thể cán bộ CNV có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc.
Công ty có đội ngũ lao động trẻ khoẻ, tuổi đời hầu hết dưới 35 tuổi, năng động nhanh nhẹn... còn đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có trình độ, có năng lực đây cũng là một trong những thế mạnh mà công ty khai thác đựơc.
Nền kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện cho công ty trong việc tìm kiếm nguồn hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Hơn nữa đất nước ta có nguồn nhân lực dồi dào nên việc tuyển mộ lựa chọn lao động dễ dàng thuận tiện. Công ty Mai động đặt trụ sở tại 310 Minh Khai Hà Nội, nằm ngay trên trục đường giao thông chính nên thuận tiện cho việc vận chuyển NVL, giao dịch dễ dàng.
Ngoài ra Công ty còn có một số khách hàng truyền thống có mối quan hệ làm ăn tốt.
Trong bộ máy quản lý của Công ty các nhà quản lý và người lao động có mối quan hệ thân thiện hoà đồng giúp đỡ lẫn nhau, ban lãnh đạo là người quyết định cuối cùng.
2. Những khó khăn:
Dưới áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường nên sản phẩm của Công ty mất dần chỗ đứng trên thị trường nhưng bằng những nỗ lực công ty đã khắc phục được.
Ngoài ra công ty còn gặp phải những khó khăn là thiếu vốn, nguồn vốn của công ty, đi vay ngân hàng tín dụng nên công ty bị động trong các hợp đồng có giá trị lớn, bỏ lỡ cơ hội. Trong giai đoạn nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế t