Đề tài Luận thuyết của Ăngghen về tác dụng của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành người

Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc loài người. Từ xa xưa, có thể là từ thời nguyên thủy, đã có những huyền thoại khác nhau giải thích về nguồn gốc loài người. Có học giả cổ Hy Lạp tin rằng con người sinh ra từ loài cá. Theo sách trang Tử của Trung Quốc “Loài sâu rễ tre sinh ra loài báo, báo sinh ra ngựa, ngựa sinh ra người”. Người cổ Trung Quốc tin rằng Bà Nữ Oa dùng bùn vàng nặn ra người và thổi vào đó sự sống. Theo người cổ Ai Cập, thần Hanuma đã dùng đất sét tạo ra người trên bàn xoay đồ gốm. Cũng theo huyền thoại thì người Việt là “Con Rồng cháu Tiên”. Kinh Thánh của đạo Thiên chúa giáo trình bày cụ thể về nguồn gốc con người và các loài vật. Theo Kinh Thánh, Đức chúa trời đã dùng đất sét nặn thành người đàn ông và lấy xương sườn người đàn ông nặn thành người đàNhật Bảnà. Các huyền thoại, tôn giáo về nguồn gốc con người có rất nhiều và lại giống nhau ở chỗ quy công sáng tạo ra con người cho các đáng thần linh. Các học giả duy tâm phản động đã và đang nêu ra rất nhiều học thuyết phản khoa học về nguồn gốc con người. Tuy mang nhiều màu sắc khác nhau nhưng thực chất của các học thuyết đó không khác xa tôn giáo bao nhiêu. Các nhà duy vật tiến bộ từ lâu đã tiến hành một cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại các thế giới quan tôn giáo duy tâm phản động về nguồn gốc con người. Kết quả nghiên cứu về con người ngày càng chứng tỏ sự ra đời của con người là kết quả của cả một quá trình tiến hóa liên tục, lâu dài và rất phức tạp của thế giới sinh vật.

doc13 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Luận thuyết của Ăngghen về tác dụng của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI Và NHÂN VĂN KHOA: LỊCH SỬ BÀI GIỮA KỲ MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ TRUNG ĐẠI Đề bài: LUẬN THUYẾT CỦA ĂNGGHEN VỀ TÁC DỤNG CỦA LAO ĐỘNG TRONG SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc loài người. Từ xa xưa, có thể là từ thời nguyên thủy, đã có những huyền thoại khác nhau giải thích về nguồn gốc loài người. Có học giả cổ Hy Lạp tin rằng con người sinh ra từ loài cá. Theo sách trang Tử của Trung Quốc “Loài sâu rễ tre sinh ra loài báo, báo sinh ra ngựa, ngựa sinh ra người”. Người cổ Trung Quốc tin rằng Bà Nữ Oa dùng bùn vàng nặn ra người và thổi vào đó sự sống. Theo người cổ Ai Cập, thần Hanuma đã dùng đất sét tạo ra người trên bàn xoay đồ gốm. Cũng theo huyền thoại thì người Việt là “Con Rồng cháu Tiên”. Kinh Thánh của đạo Thiên chúa giáo trình bày cụ thể về nguồn gốc con người và các loài vật. Theo Kinh Thánh, Đức chúa trời đã dùng đất sét nặn thành người đàn ông và lấy xương sườn người đàn ông nặn thành người đàNhật Bảnà. Các huyền thoại, tôn giáo về nguồn gốc con người có rất nhiều và lại giống nhau ở chỗ quy công sáng tạo ra con người cho các đáng thần linh. Các học giả duy tâm phản động đã và đang nêu ra rất nhiều học thuyết phản khoa học về nguồn gốc con người. Tuy mang nhiều màu sắc khác nhau nhưng thực chất của các học thuyết đó không khác xa tôn giáo bao nhiêu. Các nhà duy vật tiến bộ từ lâu đã tiến hành một cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại các thế giới quan tôn giáo duy tâm phản động về nguồn gốc con người. Kết quả nghiên cứu về con người ngày càng chứng tỏ sự ra đời của con người là kết quả của cả một quá trình tiến hóa liên tục, lâu dài và rất phức tạp của thế giới sinh vật. Cách đây hai ngàn năm, đã có nhiều học giả nhận thấy ở người và động vật có những điểm giống nhau nhưng chưa biết con người xuất hiện trên Trái đất như thế nào. Mãi đến thế kỷ XVIII, dựa trên nhiều tài liệu về động vật học mới được tích lũy, nhà sinh vật học Thụy Điển Lin-nê (linné) đã tiến hành phân loại động vật. Năm 1758, trong tác phẩm “Hệ thống tự nhiên” (Systema Naturae), Lin-nê đã xếp người vào bộ Linh trưởng (Bộ Primates) chung với khỉ vượn, vượn cáo và v.v… Chính Lin-nê đã đặt tên Homo cho giống người. Tuy chưa thoát khỏi quan niệm bất biến về giống loài, nhưng Lin-nê thực sự là người đầu tiên tiến hành phân loại và xếp con người vào bảng phân loại sinh giới. Năm 1809, nhà bác học Pháp La-mác (J.B.Lamark) đã công bố cuốn “Triết học động vật” trong đó vạch rõ các động vật cao đẳng phát sinh từ các động vật hạ đẳng và loài người có nguồn gốc từ loài vượn người. Tuy nhiên, La-mác chưa đưa ra được những bằng chứng chắc chắn có đủ sức thuyết phục. Chỉ đến Đác-uyn mới là người thực sự tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong tư duy nghiên cứu về nguồn gốc loài người. Các vấn đề tiến hóa và nguồn gốc loài người được Đác-uyn trình bày trong tác phẩm “Nguồn gốc loài người và sự chọn giống” xuất bản năm 1871. Ông Đác-uyn cho rằng người và vượn hiện đại là con cháu của một giống vượn người hóa thạch. Và do chọn lọc tự nhiên mà giống vượng người hóa thạch, tổ tiên của loài người xuất hiện. Đây thật sự là bước nhảy vọt đầu tiên. Tuy nhiên Đác-uyn vẫn không giải quyết được triệt để vấn đề vì sao loài người đã tự tách khỏi giới động vật, và vì sao con người tối cổ đã biến chuyển thành con người hiện đại. Ăng-ghen đã giải quyết được một cách chính xác vấn đề nguồn gốc và sự phát triển của loài người. Trong tác phẩm nổi tiếng “Tác dụng của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành người” viết năm 1876, Ăng-ghen đã nêu ra nguyên nhân làm cho loài vượn biến thành người và động lực thúc đẩy quá trình đó. Ăng-ghen đã vạch rõ chỗ khác nhau căn bản giữa người và động vật là lao động “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loài người, và như thế đến một mức mà trên môt ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo và chính bản thân con người”. Như vậy lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Đó chính là nguyên nhân thúc đẩy quá trình đó. Ăng-ghen đã miêu tả sự chuyển hóa từ giống vượn người kỉ địa chất thứ ba thành người là do tác dụng của lao động và trong quá trình lao động tập thể. “Do ảnh hưởng của lối sống đã bắt buộc hai tay của loài vượn người này phải nhận những chức năng khác với chức năng của hai chân, trong khi nó leo trèo, cho nên nó bắt đầu bỏ mất thói quen dùng đến hai tay để đi dưới đất, rồi dần dần tiến đến chỗ có thể đi thẳng người được. Bước quyết định trong sự chuyển biến từ vượn thành người đã diễn ra như thế”. Như vậy, có thể thấy bước quyết định đầu tiên trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người là nhờ lao động. Nhờ có lad mà hai bàn tay của vượn người được giải phóng khỏi chức năng đỡ cơ thể để làm một số các chức năng khác như hái lượm và cũng dần dần nó có thể đi thẳng bằng hai chân. Tất cả các loài vượn người còn sống đến ngày nay như: Chimpanzee, Gorilla, Gibbon, Orangoutan đều có thể đứng thẳng người và chỉ dùng hai chân để đi lai. Tuy nhiên chúng chỉ làm như vậy trong một số trường hợp cần thiết, và làm một cách vụng về. Còn cách đi tự nhiên của chúng là đi lom khom và phải dùng tới 2 tay để nâng đỡ cơ thể. Khi hai tay của vượn người đã được giải phóng thì dĩ nhiên chúng phải đảm nhận những hoạt động khác. Ngay cả ở các con vượn hiện đại thì hai tay của chúng cũng có sự phân công nhất định. Khi leo trèo thì tay và chân được dùng vào những công việc khác. Đặc biệt là đôi tay. Cũng như một số loài động vật hạ đẳng khác sử dụng hai chi trước để lấy, cầm thức ăn. Đặc biệt loài vượn người hiện đại còn dùng hai tay làm tổ trên cây. Ngoài ra chúng còn dùng tay để nắm gậy gộc mà tự vệ, để lấy hoa quả, hay tấn công kẻ thù. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là những hoạt động mang tính bản năng, những hoạt động có điều kiện chứ chưa phải là những hoạt động mang tính tự giác, do một quá trình lâu dài tích lũy được. Có thể thấy đó chưa phải là những hoạt động lao động mang tính người. Có thể thấy bàn tay của người dù là mông muội thấp nhất cũng có thể làm hàng trăm hoạt động khác nhau mà không một bàn tay vượn nào có thể bắt chước được. “chưa hề có một ban tay vượn nào có thể chế tạo ra được một cái dao bằng đá thô sơ nhất”. Nhưng để có đôi bàn tay khéo léo, linh hoạt như ngày nay thì tổ tiên của chúng ta đã phải trải qua một thời gian rất dài. Lúc đầu chỉ là những động tác cực kì đơn giản, nhưng sau nhờ lao động mà bàn tay đã tự giải phóng, từ đấy, nó có thể đạt được ngày càng nhiều những sự khéo léo mới, và sự mềm dẻo đã đạt được đó di truyền lại cho con cháu và cứ tăng lên mãi từ thế hệ này đến thế hệ khác. Lao động ở đây không chỉ dùng với một khái niệm chung chung, mà nó được quy định dưới hình thức chế tạo công cụ lao động một cách có chú ý và tự giác, làm ra với mục đích xác định. Như vậy bàn tay không những là khi quen dùng để lao động, mà còn là sản phẩm của lao động, nhờ có lao động mà bàn tay ngày càng hoàn thiện hơn. Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng được với những tác động ngày càng mới, nhờ sự di truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được bằng cách đó của các bắp thịt, của các gân cốt, và sau những khoảng thời gian dài, cả của xương nữa, và cuối cùng, nhờ đem sự tinh luyện thừa hưởng được của các thế hệ trước mà áp dụng nhiều lần và liên tục vào những động tác mới ngày càng phức tạp hơn, chỉ nhờ có như thế, bàn tay con người mới đạt được trình độ hoàn thiện rất cao. Nhưng bàn tay không phát triển biệt lập. Mà cái gì có lợi cho bàn tay thì cũng có lợi cho toàn bộ cơ thể. Và như thế bàn tay phát triển hoàn thiện thì cơ thể người và nhất là não cũng phát triển. Do bàn tay người phát triển, toàn bộ cơ thể của tổ tiên chúng ta cũng đã thay đổi theo tác dụng của quy luật phát triển tương quan. Với sự phát triển của bàn tay và với quá trình lao động, tầm mắt con người được mở rộng … các đối tượng tự nhiên con người phát hiện ra những đặc tính mới mà trước kia chưa biết. mặt khác, lao động đã tạo ra khả năng cho các thành viên xã hội liên kết chặt chẽ hơn với nhau, tương trợ và hợp tác thường xuyên hơn. Mỗi cá nhân càng ngày càng có ý thức rõ rệt về lợi ích của sự hợp tác đó và những người đang hình thành đó nhận ra họ cần phải nói với nhau một cái gì đấy và chính nhu cầu đó đã đưa đến sự xuất hiện của ngôn ngữ. Như vậy có thể thấy rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động, nhờ có lao động mà ngôn ngữ ra đời. Nghĩa là trong quá trình lao động con người cần trao đổi với nhau những thông tin,tín hiệu để dễ dàng tạo ra nhữn công cụ lao động phục vụ đời sống sản xuất vật chất. Và từ việc chế tạo những công cụ lao động đó thì những kinh nghiệm sản xuất được đúc rút và truyền lại cho đời sau. Cũng trong lao động thì con người cần tới sự tập trung sức lực, cùng nhau lao động, hưởng thụ sản phẩm. Sự phát triển của lao động đã đưa đến kết quả tất yếu là thắt chặt thêm những mối liên hệ giữa các thành viên của xã hội, bằng cách tạo ra rất nhiều trường hợp để con người giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau. Ngôn ngữ ra đời từ đó. “Trươcuộc sống lao động, sau nữa vẫn là lao động và đồng thời với nó là tiếng nói, đó là sự kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc của nó dần dần chuyển biến thành bộ óc của con người. Cũng chính trong lao động, con người có nhu cầu trao đổi liên kết với nhau làm nảy sinh những quan hệ giữa người với người”. Nếu ta so sánh giữa con người với các loài động vật ta sẽ thấy loài động vật dù phát triển nhất cũng không có ngôn ngữ. có chăng chúng cũng chỉ có những tín hiệu để thông báo cho nhau, trao đổi những thông tin với nhau, cái đó chưa thể gọi là ngôn ngữ. Tuy nhiên cũng có một số loài động vật: ngựa, chó, mèo… có thể hiểu đôi chút con người nói gì. Vì chúng là những loài được con người nuôi dưỡng và hết sức gần gũi với con người. Và loài chim, là loài duy nhất nói được tiếng của người, nhưng đó chỉ là những lời được con người mớm dạy. “Trước hết là lao động: sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ”. Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp tới bộ óc con vượn, làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển biến thành bộ óc con người. Khi bộ óc phát triển thì các giác quan cũng song song cùn phát triển. Trong lời nói đầu quyển “Biện chứng của tự nhiên” Ăng-ghen đã viết: “Chính là từ ngày mà sau khi đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh, bàn tay đã hoàn toàn trở thành khác với gan chân và tư thế đứng thẳng được vững vàng chắc chắn hẳn rồi thì con người mới tách ra khỏi con khỉ và mới có cơ sở cho sự phát triển vủa tiếng nói có âm tiết và cho sự phát triển mạnh mẽ của bộ óc, sự phát triển từ đó đã làm cho sự cách biệt giữa con người và con khỉ thành một sự cách biệt không thể vượt qua”. Khi bộ óc và các giác quan phụ thuộc bộ óc càng phát triển lên, ý thức càng sáng suốt hơn, năng lực trừu tượng hóa và năng lực suy lý càng phát triển hơn, tất cả những cái đó đã tác động trở lại lao động và ngôn ngữ đã thúc đẩy không nghừng cho lao động và ngôn ngữ tiếp tục phát triển thêm nữa. Và khi con người đã thoát khỏi trạng thái loài vượn thi sự phát triển đó không những không bị chấm dứt mà ngược lại còn phát triển mãi. Đó là nhờ ảnh hưởng của một sự thúc đẩy mới và mạnh mẽ, mặt khác là nhờ có phương hướng rõ rệt hơn của một yếu tố mới đó là xã hội, yếu tố này ra đời cùng với sự xuất hiện của con người, và nó ngày càng hoàn thiện hơn. Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy, xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người. Như vậy “có thể phẩn biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản than con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình. Đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”. Từ đó có thể phân biệt đàn vượn và xã hội loài người bằng lao động. Đàn vượn dù rất thông minh, chúng cũng chỉ biết ăn hết sạch thức ăn sẵn có trong tự nhiên, trong vùng hạn định của chúng. Khi hết thức ăn chúng lại bỏ đi lang thang để tìm kiếm những vùng đất nhiều thức ăn hơn. Đôi khi chúng phải chiến đấu với những đàn vượn ở vùng lân cận để giành lấy vùng đất dồi dào thức ăn, mà chúng không bao giờ có khả năng tạo ra nguồn thức ăn bằng lao động, mặc dù số thức ăn chúng tạo ra còn cao hơn gấp nhiều lần so với số thức ăn trong tự nhiên. Và điều đáng nói là khi mà các vùng có thể cung cấp lương thực cho loài vượn đã bị chiếm giữ hết rồi, chúng không thể nào sinh sôi nảy nở ra nhiều thêm được nữa. Nhưng tất cả các loài động vật đều hết sức lãng phí thức ăn, ngoài ra chúng còn hủy hoại những cây vừa mới nảy mầm và những con vật có khả năng cung cấp thêm nguồn thức ăn mới cho chúng. Chính nền “kinh tế cướp đoạt” đó của loại vật có tác dụng làm biến đổi dần dần các chủng loại, bởi vì nó bắt buộc các loài vật phải thích ứng với nguồn thức ăn mới, khác hẳn với thức ăn cũ đã quen. Nếu như con vật nào không thích ứng được lập tức sẽ bị đào thải. Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa. Chính sự lãng phí thức ăn đó đã làm góp phần rất lớn làm cho tổ tiên của chúng ta chuyển biến thành người. Sự lãng phí thức ăn sẽ dẫn tới tình trạng khan hiếm thức ăn dần. Trong hoàn cảnh khó khăn này một giống vượn thông minh và có khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới. Nghĩa là loài vượn này đã biết tận dụng cỏ cây để làm thức ăn trong các loại cây cỏ thì phần ăn được cứ tăng lên mãi. Như vậy thức ăn mà loài vượn thông minh này có được ngày càng nhiều loại khác nhau , và do vậy có nhiều chát khác nhau thâm nhập vào cơ thể tạo ra những điều kiện hóa học giúp cho sự chuyển biến từ vượn thành người. Tuy nhiên việc thích ứng với hoàn cảnh mới và tìm thêm nguồn thức ăn đó của loài vượn thông minh chưa phải là lao động thực thụ. Mà lao động là việc chế tạo ra công cụ lao động một cách có chú ý và tự giác, làm ra với mục đích xác định. Theo các nghiên cứu của các nhà khảo cổ học thì công cụ lao động thô sơ nhát của con người được làm từ chất liệu đá. Công cụ lao động của con người làm ra đầu tiên là phục vụ cho công việc săn bắn, đánh cá, thậm chi hái lượm. Và chính những công cụ nay cũng có lúc được sử dụng để làm vũ khí. Tuy nhiều điều đáng nói ở đây không phải chỉ đơn thuần nói về việc chế tạo công cụ săn bắt, đánh cá thì dường như thức ăn của con người đã có những bước chuyển mới từ chỗ xưa kia loài vượn chỉ ăn sâu bọ, thực vạt thì nay chuyển sang ăn cả thịt nữa. Chính bước ngoặt này đã tạo ra một bước tiến mới quan trọng trên con đường chuyển biến từ vượn thành người. Chính thức ăn bằng thịt đó chứa đựng nhiều chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể mà thức ăn thực vật không đáp ứng được, biết hiện đời sống động vật rõ ràng hơn. Con người càng hình thành xa loài thực vật bao nhiêu, càng vượt lên trên loài động vất bấy nhiêu. Nghĩa là con người cùng với việc ăn quan thức ăn bằng động vật bên cạnh thức ăn thực vật thì về căn bản đã đem lại sức mạnh về thể chất và tính độc lập cho chính mình. Tuy nhiên điều quan trọng nhất muốn nói tới đó là thức ăn bằng thịt đã tác động đến bộ óc và cung cấp rất nhiều những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bộ óc, nhờ đó mà từ thế hệ này sang thế hệ khác bộ óc của con người có thể phát triển nhanh chóng và đầy đủ hơn. Chính việc chế tạo công cụ lao động và biết ăn thịt đã tác động tới bộ óc của con người, làm cho tư duy phát triển hơn. và loài vượn người cũng từng bước chuyển hóa thành người hiện đại như ngày nay. Chế độ ăn thịt đã đưa đến hai tiến bộ mới, có ý nghĩa quyết định là dùng lửa vào nuôi súc vật. Việc dùng lửa là bước tiến lớn lao, quyết định cho quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Người ta có thể dùng lửa để sưởi ấm, để đuổi thú dữ và để nấu chín thức ăn. có thể thấy bất cứ một loài động vật nào, dù thông minh đến mấy cũng không biết dùng lửa để phục vụ cho đời sống của mình. Đây là mốc đánh dấu bước nhảy vọt trong lịch sử loài người. Ăngghen viết: “Mặc dầu máy hơi nước đã thực hiệntrong thế giới xã hội một cuộc giải phóng vĩ đại, cuộc cách mạng này chưa hoàn thành được một nửa, nhưng điều chắc chắn là tác dụng giải phóng loài người của việc lấy lửa bằng cọ xát còn vượt xa máy hơi nước. Vì rằng lửa do cọ xát làm ra khiến con người lần đầu tiên chi phối được lực lượng tự nhiên, do đó đã tách hẳn con người ra khỏi giới động vật”. Trong quá trình săn bắt con người đã biết tích lũy thức ăn để cho ngày sau, khác xa loài vượn xưa chỉ biết lãng phí thức ăn. Ban đầu khi săn bắt được nhiều thú rừng, do ăn không hết, con người dã biết đem nhốt lại để giành cho ngày sau. Trong quá trình “để giành” đó con người đá biết chăn nuôi, thuần dưỡng động vật. Chính việc chăn nuôi và thuần dưỡng động vật đã giúp cho con người chủ động hơn về thức ăn, con người ít bị phụ thuộc vào tự nhiên. Hơn nữ nguồn thức ăn của con người cũng phong phú, đa dạng hơn. Và nhờ thuần dưỡng và nuôi động vật con người đã có một loại thức ăn mới có nhiều chất bổ dưỡng đó là sữa và ccs chế phẩm bằng sữa. Như vậy, việc dùng lửa và nuôi súc vật là hai bước tiến lớn đã trực tiếp trở thành những phương tiện mới để giải phóng con người thoát khỏi động vật. Trong quá trình lao động và đấu tranh sinh tồn con người đã tập ăn được tất cả những cái gì có thể ăn được và sống được ở tất cả những vùng miền khí hậ khác nhau. Con người có thể sống được ở nơi có khí hậu ấm áp, nhưng cũng dễ dàng thích nghi với những vùn có khí hậu lạnh lẽo hay khô nóng. Đó là nhờ có khả năng lao động, st của con người. Ở những nơi lạnh lẽo, ẩm thấp con người đã tạo ra những thứ có khả năng bảo vệ cơ thể mình đó là quần áo, nhà cửa. chính những nhu cầu đó đã mở đường cho những ngành lao động mới ra đời, đồng thời cũng mở đường cho những hoạt động mới ngày càng đưa con người đến chỗ cách xa loài động vật. Sự phối hợp hoạt động giữa bàn tay với các khí quản phát âm và bộ óc đã không chỉ giúp cho mỗi cá nhân mà ngay cả trong xã hội nữa, loài người đã có đủ khả năng hoàn thành những công việc ngày càng phức tạp hơn, có khả năng tự đề ra và đặt ra được những mục đích ngày một cao hơn. chính trong lao động cũng ngày càng nhiều vẻ hơn, hoàn thiện hơn và có nhiều mặt hơn. Bên cạnh săn bắt và chăn nuôi còn có nghề trồng trọt. Con người lúc này đã thật sự chủ động về nguồn lương thực cả lương thực động vật lẫn lương thực thực vật. Cùng với việc chủ động về lương thực một số ngành sản xuất phục vụ đời sống của con người cũng bắt đầu được ra đời như: nghề dệt, luyện kim, làm đồ gốm, hàng hải… Tất cả những thành tựu lớn lao đó của con người là sản phẩm của bộ óc và có vẻ như là đã thống rị xã hội loài người. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thì những sản phẩm đó chủ yếu là do chính đôi bàn tay con người làm ra. Nhưng sau này khi bộ óc con người biết đặt ra kế hoạch lao động, con người biết sáng tạo nhiều hơn thì những công việc con người ít phải tự mình làm mà là do bàn tay khác làm. Như vậy có thể thấy trong quá trình chuyển hóa từ vượn thành người thì tổ tiên của chúng ta đã đặt ra những nhu cầu về sinh tồn, nhu cầu về cuộc sống. Và tổ tiên của chúng ta dần đáp ứng những nhu cầu đó bằng một quá trình lao động gian lao, vất vả. Cũng chính nhờ có lao động mà tổ tiên của chúng ta đã thoát khỏi và ngày càng khác xa động vật. Nếu tổ tiên loài người của chúng ta tác động vào tự nhiên có chủ ý, cải tạo tự nhiên để tự nhiên phục vụ lại chính cho cuộc sống của chúng ta thì các loài động vật khác tác động đến hoàn cảnh chung quanh chúng hoàn toàn không có chủ định mà chỉ là tác động một cách ngẫu nhiên. Loài động vật phá sạch thực vạt trong một vùng mà chúng đang sống, mà không hiểu gì về việc làm của chúng. Còn con người thì không làm vậy. Có chăng họ phá sạch thức vật như vậy là họ đã tạo một khoảng đất t