Đề tài Mộ thuyền Đông Sơn và dấu ấn của nó trong táng tục của người mường hiện nay

Trong khảo cổ học, việc khai quật và nghiên cứu mộ táng luôn luôn được đặt ở vị trí quan trọng. Bởi vì thông qua nghiên cứu mộ táng chúng ta có thể rát ra được những kết luận khoa học về chủ nhân của mộ, đời sống văn hoá và tinh thần của họ khi còn sống, mối giao lưu với bên ngoài. Những kết luận ấy sẽ lại được sử dụng cho nhiều công trình nghiên cứu của ngành khảo cổ học nói riêngvà các ngành khoa học nói chung. Trong tất cả các loại hình mộ táng mà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện và nghiên cứu, thì có một loại hình mộ táng luôn được đặc biệt chú ý - đó chính là mộ thuyền trong văn hóa Đông Sơn. Trên thực tế thì trong văn hoá Đông Sơn từng tồn tại nhiều loại hình mộ tàng khác nhau, nhưng một thuyền được coi là đỉnh cao trong nhận thức tâm linh của người Việt cổ, liên quan đến môi trường sông nước và tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước. Việc nghiên cứu mộ thuyền là cả một vấn đề rộng lớn bao gồm những nội dung văn hoá phong phú, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu lâu dài, tỉ mỉ, để ngày càng có được những hiểu biết toàn diện, sâu sắc hơn về loại hình mộ táng này. Ngày nay, trong táng tục của đồng bào Mường trên đất nước ta vẫn còn duy trì loại hình quan tài bằng thân cây khoét rỗng như mộ thuyền Đông Sơn. Ngoài ra còn tồn tại tục dùng than bao bọc khắp quan tài. Một tục truyền thống thường bắt gặp ở những mộ quan tài hình thuyền trong văn hoá Đông Sơn. Vậy giữa chủ nhân của những mộ thuyền trong văn hoá Đông Sơn và những người Mường có mối quan hệ như thế nào? Tại sao tục chôn cất người chết bằng thân cây khoét rỗng lại tồn tại trong táng tục của người Mường?

doc18 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mộ thuyền Đông Sơn và dấu ấn của nó trong táng tục của người mường hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ------  TIỂU LUẬN MỘ THUYỀN ĐÔNG SƠN VÀ DẤU ẤN CỦA NÓ TRONG TÁNG TỤC CỦA NGƯỜI MƯỜNG HIỆN NAY MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong khảo cổ học, việc khai quật và nghiên cứu mộ táng luôn luôn được đặt ở vị trí quan trọng. Bởi vì thông qua nghiên cứu mộ táng chúng ta có thể rát ra được những kết luận khoa học về chủ nhân của mộ, đời sống văn hoá và tinh thần của họ khi còn sống, mối giao lưu với bên ngoài... Những kết luận ấy sẽ lại được sử dụng cho nhiều công trình nghiên cứu của ngành khảo cổ học nói riêngvà các ngành khoa học nói chung. Trong tất cả các loại hình mộ táng mà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện và nghiên cứu, thì có một loại hình mộ táng luôn được đặc biệt chú ý - đó chính là mộ thuyền trong văn hóa Đông Sơn. Trên thực tế thì trong văn hoá Đông Sơn từng tồn tại nhiều loại hình mộ tàng khác nhau, nhưng một thuyền được coi là đỉnh cao trong nhận thức tâm linh của người Việt cổ, liên quan đến môi trường sông nước và tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước. Việc nghiên cứu mộ thuyền là cả một vấn đề rộng lớn bao gồm những nội dung văn hoá phong phú, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu lâu dài, tỉ mỉ, để ngày càng có được những hiểu biết toàn diện, sâu sắc hơn về loại hình mộ táng này. Ngày nay, trong táng tục của đồng bào Mường trên đất nước ta vẫn còn duy trì loại hình quan tài bằng thân cây khoét rỗng như mộ thuyền Đông Sơn. Ngoài ra còn tồn tại tục dùng than bao bọc khắp quan tài. Một tục truyền thống thường bắt gặp ở những mộ quan tài hình thuyền trong văn hoá Đông Sơn. Vậy giữa chủ nhân của những mộ thuyền trong văn hoá Đông Sơn và những người Mường có mối quan hệ như thế nào? Tại sao tục chôn cất người chết bằng thân cây khoét rỗng lại tồn tại trong táng tục của người Mường? Mặc dù trong một quy môt nhỏ, nhưng báo cáo này sẽ bước đầu đi vào lí giải vấn đề mà chúng ta vừa nêu trên, nhằm góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu mộ thuyền ở Việt Nam. Đó cũng là lí do tại sao tác giả lại chọn đề tài: “Mộ thuyền Đông Sơn và dấu ấn của nó trong táng tục của người Mường hiện nay” 2. Lịch sử vấn đề Như đã trình bày ở phần trước, về mộ thuyền là một mảng rất được quan tâm trong khảo cổ học Việt Nam. Do vậy cho tới nay đã có rất nhiều công trình lớn nhỏ nghiên cứu về các vấn đề khác nhau của mộ thuyền. Có thể kể ra một số công trình như sau: - Những hiện vật tàng trữ tại viện Bảo tàng lịch sửvn về ngôi mộ cổ Việt Khê/Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam /1965. - Mộ thuyền trong văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam/Bùi Văn Liêm LA-TS.H.2000. - Mộ thuyền : phân lọai và quan hệ với các di tích Đông Sơn khác/Bùi Văn Liêm. - Mộ Mường là tục chôn cất truyền thống Việt Nam /Đỗ Văn Ninh. Tạp chí Dân tộc học số 4 - 1977. - Mộ Mường cổ: cấu trúc và táng tục/ Trần Anh Dũng Khảo cổ học, số 3- 1987. - Một vài ý kiến góp bàn về mộ Mường cổ/Phạm Quốc quân Khảo cổ học, số 2-1989. - Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam/ Hà Văn Tân/Nxb KHXH H.1994. - Mộ Mường trong phả hệ mộ thuyền Việt Nam/Nguyễn Đình Chiến/Thông báo khoa học/Viện Bảo tàng Lịch sử/1983. - Các di tích mộ Mường cổ ở Hoà Bình và Hà Tây Phạm Quốc Quân. LáPTKIHLS. TLVKC. 1994. - Về mộ quan tài độc mộc ở Kỳ Sơn (Nghĩa Bình)/Lê Trung Khá/Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1979. - Về những khu mộ tàng trong hang động và mái đá ở Quan Hoá (Thanh Hoá)/Hà Đức Lý, Bùi Văn Liêm, Những phát hiện mới về khảo cổ học 1998... Trên đây, có thể coi là một số công trình tiêu biểu về mộ thuyền hay chính xá hơn là mộ có quan tài bằng thân cây khoét rỗng. Các công trình nghiên cứu đó đi sâu vào mô tả cấu trúc mộ táng, phân loại, phân chia các giai đoạn, xác định không gian phân bố, xác định chủ nhân, các loại hình hiện vật chôn theo... Những việc nghiên cứu về mộ thuyền sẽ không bao giờ là đủ cả. Cùng nghiên cứu về một đối tượng nhưng mỗi người sẽ có những hướng tiếp cận khác nhau. Bản báo cáo này sẽ chỉ khái quát một cách cơ bản nhất về những đặc trưng của mộ thuyền tang văn hoá Đông Sơn mộ mường. Mục đích chính là làm sáng tỏ quan hệ giữa mộ thuyền Đông Sơn và mộ Mường. Để từ đó góp phần vào việc nghiên cứu sự phát tiển của loại hình mộ táng đặc biệt này. 3. Nhiệm vụ của báo cáo khoa học này (Nhiệm vụ của đề tài). Với đề tài: “Mộ thuyền trong văn hoá Đông Sơn và dấu ấn của nó trong táng tục của người Mường hiện nay”, bản báo cáo này sẽ có một số nhiệm vụ cơ bản sau: * Hệ thống lại một cách khái quát những đặc trưng tiêu biểu về mộ thuyền Đông Sơn. * Hệ thống khái quát những phát hiện, những đặc điểm của các ngôi mộ Mường cổ đại được khảo cổ học Việt Nam phát hiện và nghiên cứu. Việc hệ thống đó sẽ giúp cho người đọc, đặc biệt là những người không có điều kiện tìm hiểu sâu về loại hình mộ thuyền cód một cái nhìn tổng quan về loại hình một táng này. Sauk hi hệ thống xong, bản báo cáo sẽ đi vào lí giải mối quan hệ giữa mộ thuyền Đông Sơn và mộ Mường, bằng cách dựa trên kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học, đặc biệt là các nhà dân tộc học để khẳng định người Mường chính là một nhánh cư dân Việt cổ đã tách ra do những nguyên nhân lịch sử nhất định. Và táng tục của người Mường với việc chôn người chết bằng quan tài thân cây khoét rỗng là có nguồn gốc từ cư dân Việt cổ trong văn hoá Đông Sơn, Đồng thời bản báo cáo này sẽ đưa ra những nguyên nhân khiến cho đồng bào Mường có thể bảo lưu được tập tục chôn cất người chết bằng quan tài thân cây khoét rỗng. Và do đó nó cũng góp phần chứng minh sức sống lâu dài của loại hình mộ thuyền ở Việt Nam, thể hiện truyền thống kế thừa, bảo lưu những bản sắc văn hoá của tổ tỉên. 4. Nguồn tư liệu phục vụ Để phục vụ cho đề tài, tác giảđã đưa vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau, có thể kể ra dưới dây như sau: - Nguồn tư liệu gốc (tư liệu trực tiếp), tiến hành quan sát mộ thuyền Việt Khê được trưng bày tại Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Có thể nói điều kiện tiếp cận với hiện vật thật là rất khó, song mộ thuyền Việt Khê cũng là ngôi mộ tiêu biểu trong hệ thống mộ thuyền của văn hoá Đông Sơn. Do vậy việc quan sát trực tiếp mộ thuyền Việt Khê ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam dù sao cũng giúp cho tác giả có một cái nhìn chính xác hơn về cấu trúc, hiện vật chôn theo mộ… * Các luận án về mộ thuyền như: - Bùi Văn Liêm/Mộ thuyền trong văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam/LASTKH. H. 2000. - Phạm Quốc quân/Các di tích mộ Mường cổ ở Hoà Bình và Hà Tây LATHLS. 1994. * Các sách nghiên cứu về mộ thuyền. * Những phát hiện mới về khảo cổ học của một số năm như năm 2000, 2001… * Đặc biệt trong báo cáo này còn sử dụng rất nhiều bài viết có liên quan đến mộ thuyền, mộ Mường, nguồn gốc Việt - Mường, sự chia tách của người Mường khỏi khối Việt - Mường chung … trong các tạp chí. Đó là các tạp chí như: Tạp chí Khảo cổ học, Tạp chí Dân tộc học. 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giảdã dựa trên nhiều phương pháp khác nhau: - Phương pháp Lịch sử: Tìm hiểu quá trình phát hiện, khai quật và tiến hành nghiên cứu loại hình mộ thuyền trong văn hoá Đông Sơn và mộ Mường. - Phương pháp mô tả: Mô tả về cấu trúc, hình dáng của huyệt mộ, quan tài, tư thế của tử thi. - Phương pháp thống kê:Dùng để thống kê các địa điểm đã phát hiện thấy mộ thuyền ở Việt Nam. - Phương pháp Lôgic: Từ những điểm tương đồng giữa mộ thuyền Đông Sơn và mộ Mường đi vào lí giải mối quan hệ giữa chủ nhân của mộ thuyền Đông Sơn và mộ người Mường. - Phương pháp liên ngành: Sử dụng những thành tựu của các ngành như ngôn ngữ học, dân tộc học phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. 6. Bố cục Bao gồm 3 chương. - Chương 1: Những đặc trưng cơ bản của mộ thuyền trong văn hoá Đông Sơn. Chương 2: Mộ Mường và những điểm tương đồng với mộ thuyền Đông Sơn. Chương 3: Mối quan hệ giữa cư dân Đông Sơn và người Mường hiện nay. CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA MỘ THUYỀN TRONG VĂN HOÁ ĐÔNG SƠN 1.1. MỘ THUYỀN LÀ GÌ? Mộ thuyền là loại hình mộ táng mà quan tài được tạo bởi một đoạn thân cây gỗ khoét vũm lòng, hai đầu được chừa lại khi khoét, hoặc ghép thêm hai miếng ván, bộ phận liên kết giữa tấm thiên và tấma địa là những lỗ chốt mộng khớp, có hình dáng giống chiếc thuyền độc mộc. 1.2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA MỘ THUYỀN TRONG VĂN HOÁ ĐÔNG SƠN Cho tới năm 2000, Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được 354 địa điểm văn hoá Đông Sơn. Trong 354 địa điểm ấy thì có 42 địa điểm có mộ thuyền. Bảng số liệu: phân bố các địa điểm có mộ thuyền văn hoá Đông Sơn (1) STT  Tỉnh, thành phố (số địa điểm  Tên địa điểm (Huyện, thị)   1  Hà Nội (3 địa điểm  Sông Tô (Từ Liêm), Nguyệt Áng (Thanh Trì), Ao Mắm (Đông Anh)   2  Hải Phòng (4 địa điểm)  Việt Khê, An Sơn, TrungHà, (Thuỷ Nguyên) và Quyết Thắng (Tiên Lãng)   3  Bắc Ninh (1 địa điểm)  Ngữ Thái (Thuận Thành)   4  Quảng Ninh (42 địa điểm)  Phương Nam và phương Đông (Uông Bí)   5  Hà Tây (17 địa điểm)  Đồng Lăng, Thắng Lợi (Thường Tín), Châu Lan, Lật Phương, Xuân La (Phú Xuyên), Đồng Long, Phương Tú, Xóm Gấm, Xóm Bùng, Chợ Trầm, Đường Thầu Đậu, đường Con cá, Kim Đường, Mỹ Đức, (ứng Hoà), Phú Lương, Phú Lăm, Thanh Oai   6  Hải Dương (5 địa điểm)  La Đôi ( Nam Sách), Nghĩa Vũ (Tứ Lạc), Vũ Xá (Kinh Môn), Đông quan (Gia Lộc)   7  Hưng Yên (2 địa điểm)  Đông Xá và Ân Thi   8  Hà Nam (9 địa điểm)  Châu Sơn, Thanh Sơn (Kim Bảng), Yên Tứ, Đô quan, Trì Xá, Đọi Sơn, Thôn Tú, Vũ Xá, Yên Bắc, Tiên Nội ( Duy Tiên).   Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng cho đến năm 2000 thì mộ thuyền mới chỉ phát hiện được ở đồng bằng bắc bộ, thuộc trung tâm sông Hồng. a. Các giai đoạn phát tiển của mộ thuyền. Thông qua việc nghiên cứu hệ thống mộ thuyền đã được phát hiện, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phân chia lịch sử phát tiển của hệ thống mộ thuyền ra làm 3 giai đoạn sau: * Giai đoạn đầu: Quan tài thân cây khoét rỗng gồm có hai tấm, một tấm quan tài và một tấm nắp đậy. * Giai đoạn giữa là giai đoạn qúa độ từ quan tài thân cây khoét rỗng gồm 3, 4 tấm, 1 tấm quan tài, 1 tấm nắp đậy, phần đầu và phần đuôi ghep thêm 2 tấm ván. * Giai đoạn cuối: quan tài ghép ván 6 tấm hoặc 7 tấm. Có thể nói rằng những đặc điểm của từng giai đoạn trên thể hiện các giai đoạn phát tiển kinh tế khác nhau trong đời sống của cư dân Đông Sơn. b. Phân loại mộ thuyền. Có rất nhiều cách phân loại mộ thuyền, phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau. Bùi Văn Liêm trong “Mộ thuyền - phân loại và quan hệ với các di tích Đông Sơn khác”. Đã đưa ra một số cách phân loại như sau: - Dựa vào cấu trúc mộ: có 2 loại là mộ huyệt đất và mộ trong quan ngoài quách. Ở 2 loại này, đồng thời với việc đào hố chôn quan tài, người xưa vẫn ding cọc ghìm để định vị quan tài ở những vùng đầm lầy. - Dựa vào cấu trúc quan tài: Dựa vào tiêu chí mặt cắt ngang của quan tài đề phân chia thì có: Quan tài có mặt cắt ngang gần tròn - tròn, quan tài có mặt cắt ngang gần lục giác - lục giác, quan tài có mặt cắt ngang gần chữ nhật - chữ nhật. - Dựa vào diễn biến hiện vật chôn theo: diễn biến khá rõ nét từ sớm đến muộn, qua từng giai đoạn nhất định. Ví dụ từ những hiện vật thật đến sự xuất hiện của đồ minh khí, từ những hiện vật Đông Sơn điển hình, đến những hiện vật giao lưu với bên ngoài. c. Hướng mộ: Theo thống kê cho thấy đa số những khu mộ lớn thường có hướng mộ thống nhất. Ví dụ khu mộ Việt Khê thường được đặt theo hướng Đông - Tây và hơi chếch xuống theo hướng Tây Nam. d. Đặc điểm của những hiện vật chôn theo: Những hiện vật chôn theo mà chúng ta thường gặp trong mộ thuyền Đông Sơn là các loại công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức … Đó là những hiện vật co con người sáng tạo ra, đã sử dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và trong đời sống của mình. Bên cạnh đó, cũng có loại sản xuất ra dùng cho nghi lễ mai táng (đồ minh khí). Tất cả những hiện vật ấy phản ánh một cách sinh động, rõ nét thân phận, vị thế của chủ nhân ngôi mộ khi còn sống. Nói chúng những hiện vật chôn theo mộ thuyền khá phong phú về số lượng và chất liệu, đa dạng về loại hình. Những di vật chôn theo mang phong cách điển hình, tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn hoặc là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài. Từ thế của tử thi: Tử thi thường được đặt nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng, hai chân cũng duỗi thẳng. Có lẽ chính hình dáng của quan tai sẽ quyết định đến tư thế của tử thi. Ví dụ như đối với loại hình mộ vò hay mộ chum thì tử thi thường được đặt theo tư thế ngồi bó gối, nhưng đối với loại hình mộ thuyền thì có lẽ tư thế như đã nêu trên là thích hợp nhất. CHƯƠNG 2. MỘ MƯỜNG VÀ NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VỚI MỘ THUYỀN DÔNG SƠN 2.1. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN MỘ MƯỜNG Vào tháng 5/1976 các nhà khảo cổ học Việt Nam bao gồm các đồng chí: Đỗ Văn Ninh, Phan Tiến Ba, Nguyễn Đình Chiến, Phạm Ngọc Long (Viện khảo cổ học). Hà Hùng tiến (Cục bảo tồn bảo tàng), Nguyễn Xuân Minh (Ty văn hoá thông tin Hà sơn Bình) đã tiến hành khai quật 4 ngôi mộ Mường cổ tại nghĩa trang họ Quách (ở Ngọc Lâu, Lạc Sơn, Hoà Bình). Khu mộ táng này có tên gọi là Đống Chàng, nằm ở chân núi Chàng Con, thuộc xã Ngọc Lâu. Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã nhận thấy : “Cả 4 ngôi mộ đã đào đều chôn theo một phong tục: Hướng mộ đồng nhất Tây Bắc - Đông Nam, lệch bắc 700. Mỗi mộ đều chôn 4 hòn mồ ởđầu, cuối và hai bên thành mộ. Quan tài làm theo kiểu thân cây khoét rỗng, nửa nắp là nửa non, nửa đáy là nửa già. Quan tài được sơn cả trong lẫn ngoài bằng hai lớp sơn nâu phủ đỏ. Huyệt đào không sâu lắm, nói chung chỉ trong vòng trên 1m. Quan tài đều được phủ kín trên dưới, xung quanh bằng lớp than củi dày khoảng 20 - 30cm”(2) . Nhìn chung, đa số mộ Mường đã khai quật đều có quan tài mục nát hoặc bị mỗiông. Ngôi mộ duy nhấtcòn có thể quan sát rõ được quan tài là ngôi mộ số 2 ở Ngọc Lâu. Huyệt mộ hình chữ nhật dài 2,5m, rộng 1,25m. Quan tài thân cây khoét rỗng dài 2,1m, rộng lòng 0,60m, đầu to sâu 0,47m. Quan tài có 2 phần: thân và nắp, trên quan tài không thấy dấuvết đinh và mộng khớp. Than củi trải hai bên quan tài độ dày không đều nhau. Cho đến đầu năm 1998, khảo cổ học Việt Nam cũng chỉ mới chỉ phát hiện được mộ Mường có quan tài bằng thân cây khoét rỗng duy nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng đến tháng 5 và tháng 8 /1998, các nhà khảo cổ học đã tiếp tục phát hiện được hàng trăm ngôi mộ quan tài bằng thân cây khoét rỗng được đặt và treo trên hang động và mái đá ở Quan Hoá (Thanh Hoá). Điều này thực sự đã tạo nên một sự chú ý lớn trong giới khảo cổ học. Quan sát cho thấy: Quan tài được đặt và treo trong hang động mái đá ở xã Hồi Xuân, huyện Quan Hoá (Thanh Hoá) được chế tác từ những cây gồ to bổ đôi, khoét vũng lòng, hai đầu được chừa lại hai tay khiêng ở cả tấm thiên và tấm địa, bộ phận liên kết giữa tấm thiên và tâm địa là mộng khớp chạy xung quanh quan tài. Thông qua điều tra dân tộc học, các nhà nghiên cứu cho biết rằng người Mường ở Quan Hoá hiện vẫn còn kiểu quan tài tương tự như quan tài đã phát hiện trong hang (3). Ngoài Hoà Bình và Thanh Hoá, các nhà khảo cổ học còn phát hiện được ở Thái Thịnh (Nghệ An) những quan tài của người Mường làm từ thân cây chặt theo chiều dài và khoét rỗng bên trong (4) 2.2. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA MỘ MƯỜNG VÀ MỘ THUYỀN ĐÔNG SƠN Qua việc nghiên cứu những mộ Mường cổ đã phát hiện được, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận mộ Mường có 2 điểm tương đồng đáng chú ý so với mộ thuyền Đông Sơn. Thứ nhất: Quan tài là lại hình thân cây khoét rỗng. Giống loại quan tài hình thuyền có nguồn gốc từ rất sớm trước công nguyên. Thứ hai: Tồn tại tục dùng than bao bọc khắp ngoài quan tài - một tục truyền thống thường bắt gặp ở những mộ quan tài hình huyền. CHƯƠNG 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CƯ DÂN DÔNG SƠN VÀ NGƯỜI MƯỜNG HIỆN NAY 3.1. MỐI QUAN HỆ Trong những phần trước, chúng ta đã có những cái nhìn cơ bản về mộ thuyền Đông Sơn và mộ Mường. Qua đó chúng ta đều phải thừa nhận rằng giữa mộ thuyền Đông Sơn và mộ Mường có những điểm tương đồng rất đặc biệt. Vậy tại sao lại có hiện tượng ấy. Trong đời sống hiện nay thì Việt và Mường được coi là 2 dân tộc. Nhưng trong lịch sử, có phải ngay từ đầu nó đã là 2 dân tộc tác biệt hay không? Nguyễn Lương Bích trong bài: “Trong lịch sử người Việt và người Mường là hai dân tộc hay một dân tộc”(*), trên cơ sở tiếp nhận những thành tựu nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học… từ các công trình nghiên cứu như: - Nguyễn Lân Cường/Đặc điểm nhân chúng cư dân văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam. H.1996. - Phạm Quốc Quân/Từ niên đại mộ Mường thử tìm niên điểm tách người Mường khỏi khối Việt Mường chung/ KCH, số 1/1995, tr 18-30. - Hà Văn Tấn , Phạm Đức Dương/ Ngôn ngữ tiền Việt Mường. Tạp chí Dân tộc học, số 1/1978, tr 61-69. Cùng với kết quả nghiên cứu của bản thân tác giả, Nguyễn Lương Bích đã đi đến kết luận: “Ở Việt Nam từ xưa đến cuối thế kỷ Xĩ, đầu thế kỷ XX, trong lịch sử, trong thư tịch cũng như trong ngôn ngữ chỉ có một danh từ “Mường” để chỉ những khu vực hành chính những địa phương miền núi, tương đương một châu, một huyện hay một xã lớn, không có danh từ “Mường” để chỉ người hoặc tộc người” (5). Bên cạnh đó tác giả còn khẳng định tên dân tộc Mường chỉ mới có từ thời Bắc thuộc, sự tách biệt người Việt và vùng Mường thành dân tộc Mường chỉ là quy định hành chính, theo chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp cách đây chưa đầy một trăm năm. Để đi đến kết luận này, Nguyễn Lương Bích đã đưa ra rất nhiều bằng chứng xác đáng như quyết định thành lập tỉnh Chợ Bờ năm 1886 theo nghị định cua Thống sứ BắcKỳ ngày 27/7/1886 với những mục đích chính trị thâm độc của chúng. Như vậy, ngày nay với những kết quả nghiên cứu khoa học trên rất nhiều lĩnh vực, các nhà khoa học đã kết luận được người Mường chính là một bộ phận đã tách ra từ người Việt cổ . Điều đó chứng tỏ việc giữa mộ thuyền Đông Sơn và mộ Mường có những nét tương đồng là điều hoàn toan dễ hiểu. 3.2. NHỮNG YẾU TỐ CHO VIỆC BẢO LƯU TÁNG TỤC CHÔN NGƯỜI CHẾT BẰNG QUAN TÀI THÂN CÂY KHOÉT RỖNG Ở ĐỒNG BÀO MƯỜNG - Có thể nói, người Mường chính là bộ phận giữ được lâu bền táng tục của tổ tiên nhất. Vì có cùng nguồn gốc Việt cổ, nên tữa xưa đến nay, người Mường đã quen sử dụng loại quan tài thân cây khoét rỗng để chôn cất người chết. Chiếc quan tài thân cây khoét rỗng của người Mường rất gần gũi với quan tài hình thuyền ở Đông Sơn về hình dáng và chế tạo. Đặc biệt là kĩ thuật khoét lòng và kĩ thuật chừa lại phần đầu và đuôi quan tài Việc người Việt bỏ qua việc sử dụng quan tài bằng thân cây khoét rỗng có lẽ là do yếu tố môi trường, kĩ thuật và giao tiếp văn hoá. Còn khi một bộ phận người Việt cổ di chuyển lên sinh sống ở vùng núi cao (người Mường) thì tục chôn người chết bằng quan tài hình thuyền đã trở nên quá quen thuộc, những hòm mộ và những thanh đá dài định vị khi mà cư dân Đông Sơn phải táng người chết ở những khu vực trũng. Người Mường lại cư trú ở miền núi, do vậy nguồn nguyên liệu của họ nói chung còn phong phú. Còn về mặt kỹ thuật thì ở các vùng Mường kĩ thuật khoét lòng vẫn chiếm ưu thế còn kĩ thuật cưa xẻ chưa phát tiển. Mặt khác do cư trú ở những vùng xa xôi hẻo lánh nên ít có điều kiện giao lưu tiếp xúc với các trung tâm văn hoá bên ngoài so với người Việt ở miền xuôi. Nhưng hiện nay, do nhiều lí do thì ở cư dân Mường cũng chỉ có những dia đình giàu có mới có thể thực hiện được việc táng người chết bằng quan tài thân cây khoét rỗng. KẾT LUẬN Có thể nói, mộ thuyền Đông Sơn là hình thức mai táng rất đặc biệt của cư dân Việt cổ. Mặc dù tồn tại bên rất nhiều các loại hình mộ táng khác, nhưng mộ thuyền Đông Sơn luôn được coi là đỉnh cao trong nhận thức tâm linh người Việt. Nó phản ánh đời sống, nét văn hoá tín ngưỡng đặc trưng của người Việt. Mộ thuyền Đông Sơn không chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhấtđịnh mà có một sức sống trường tồn. Mặc dù quá trình tiếp xúc thâm nhập lẫn nhau giữa hai nền văn hoá là văn hoá bản địa và văn hoá Hán là một quá trình lâu dài hàng chục thế kỷ. Những người sáng tạo nên loại hình mộ thuyền lúc nào cũng tồn tại bên cạnh loại hình mộ Hán, đặc biệt kể cả khi người Hán ra sức đồng hoá, thì loại hình mộ thuyền vẫn được bảo lưu. Ở dân tộc nào cũng vậy, nhân dân chính là người giữ gìn bảo lưu phong tụ
Tài liệu liên quan