Đề tài Một số biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất tại Công ty may 10

Trong những năm gần đây khi nền kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng ở nước ta thì công tác kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để có thể tồn tại, phát triển, một doanh nghiệp phải tìm cách khai thác, tận dụng tối đa những cơ hội kinh doanh trên thị trường. Cơ hội kinh doanh xuất hiện rất nhiều, ở mọi nơi, mọi lúc. Nhưng phải làm thế nào để tìm kiếm, khai thác cơ hội phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp mới là vấn đề quan trọng.

doc72 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất tại Công ty may 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Chương I: Thực trạng về chi phí sản xuất và giảm chi phí sản xuất ở Công ty May 10. Trang 3 I. Tổng quan về Công ty may 10. Trang 3 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty. Trang 3 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Trang 8 3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. Trang 15 4. Nguồn lực của Công ty: Vốn và Lao động. Trang 16 5. Kết quả hoạt động sản xuất những năm vừa qua. Trang 20 II. Phân tích tình hình chi phí sản xuất và biện pháp giảm chi phí sản xuất của Công ty may 10 hiện nay. Trang 30 1. Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất. Trang 30 2. Phân tích thực trạng chi phí sản xuất ở Công ty. Trang 34 3. Các biện pháp giảm chi phí sản xuất mà Công ty đã thực hiện Trang 39 III. Đánh giá qua phân tích thực trạng chi phí sản xuất của Công ty May 10. Trang 46 1. Ưu điểm. Trang 46 2. Hạn chế và nguyên nhân. Trang 48 Chương II: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giảm chi phí sản xuất ở doanh nghiệp. Trang 49 I. Tầm quan trọng của giảm chi phí sản xuất ở doanh nghiệp Trang 49 1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất. Trang 49 2. Sự cần thiết phải giảm chi sản xuất ở doanh nghiệp. Trang 52 3 . ý nghĩa của việc giảm chi phí sản xuất ở doanh nghiệp. Trang 53 II. Các chỉ tiêu và kế hạch chi phí sản xuất ở doanh nghiệp. Trang 53 1. Chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất. Trang 53 2. Xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất. Trang 55 III. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng giảm chi phí sản xuất ở doanh nghiệp. Trang 57 1. Trình độ kỹ thuật và công nghệ. Trang 57 2. Trình độ quản lý và cá nhân. Trang 58 Chương III: Một số biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất ở Công ty May 10 thời gian tới. Trang 59 I. Định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty May 10 trong những năm tới. Trang 59 1. Thuận lợi và khó khăn của Công ty may 10 Trang 59 2. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty may 10 những năm tới Trang 61 II. Biện pháp giảm chi phí sản xuất ở Công ty May 10. Trang 62 1. Các biện pháp kỹ thuật công nghệ. Trang 63 2. Các biện pháp kinh tế. Trang 64 3. Các biện pháp tổ chức quản lý. Trang 65 4. Biện pháp tiết kiệm các yếu tố đầu vào Trang 65 5. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên. Trang 67 Kết luận Trang 71 Lời nói đầu Trong những năm gần đây khi nền kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng ở nước ta thì công tác kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để có thể tồn tại, phát triển, một doanh nghiệp phải tìm cách khai thác, tận dụng tối đa những cơ hội kinh doanh trên thị trường. Cơ hội kinh doanh xuất hiện rất nhiều, ở mọi nơi, mọi lúc. Nhưng phải làm thế nào để tìm kiếm, khai thác cơ hội phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp mới là vấn đề quan trọng. Công ty May 10 là một trong những công ty dệt may đứng đầu trong cả nước. Vì vậy, việc làm thế nào để phát triển hoạt động kinh doanh là một vấn đề phức tạp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Với sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt cộng với những đòi hỏi khắt khe của khách hàng gia công, xu hướng giá gia công ngày càng giảm vì vậy để làm thế nào thu được nhiều lợi nhuận Công ty phải tính đến vấn đề làm thế nào để giảm thiểu hơn nữa chi phí sản xuất. Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, tìm hiểu tại Công ty May 10 với mục đích củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã được học, áp dụng chúng vào trong thực tiễn, đồng thời với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tôi quyết định chọn đề tài "Một số biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất tại Công ty may 10". Đề tài tập trung vào vấn đề tìm kiếm, khai thác cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty, từ đó tìm ra biện pháp hoàn thiện công tác này. Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, chuyên đề gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở về chi phí sản xuất và giảm chi phí sản xuất. Chương 2: Thực trạng về chi phí sản xuất và giảm chi phí ở Công ty May 10 những năm qua. Chương 3: Một số biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất ở Công ty May 10. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với thầy giáo hướng dẫn Trần Ngọc Toản đã tận tình giúp đỡ và dành cho em những ý kiến quý báu trong quá trình viết và hoàn thành chuyên đề. Em cũng xin chân thành cám ơn các anh chị cán bộ tại Phòng kế Toán và Phòng Kỹ thuật và các phòng khác đã tạo mọi điều kiện giúp em thực hiện chuyên đề này. Chương I Thực trạng về chi phí sản xuất và giảm chi phí sản xuất ở Công ty May 10 những năm qua. Tổng quan về công ty may 10. Quá trình hình thành và phát triển Công ty. a- Quá trình hình thành Công ty May 10 (GARCO 10) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX). Công ty May 10 hiện nay, tiền thân là các công xưởng và bán công xưởng quân nhu được tổ chức từ năm 1946, hoạt động phân tán phục vụ bộ đội chống Pháp tại các chiến trường Việt Bắc, khu 3, khu 4 . Sau ngày miền Bắc giải phóng, năm 1956 được sáp nhập lại thành Xưởng May 10 thuộc cục quân nhu, xây dựng tại Huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội với 546 cán bộ, công nhân viên chuyên may quân phục phục vụ quân đội từng bước tiến lên chính quy hiện đại. Đến năm 1975, khi đất nước thống nhất, Xí nghiệp May 10 đã được giao nhiệm vụ chuyển hẳn sang sản xuất, kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô và các nước Đông Âu Năm 1990 - 1991 khi thị trường Đông Âu và Liên Xô bị tan rã, nhiều doanh nghiệp Việt nam không thể đứng vững được trước sóng gió của sự cạnh tranh trên thị trường thế giới ngoài phạm vi của thị trường truyền thống. Để khắc phục những khó khăn, tập thể lãnh đạo Xí nghiệp đã bàn bạc, định hướng hoạt động của Xí nghiệp và cùng một lúc tiến hành đồng bộ các biện pháp tích cực về tiếp cận thị trường hàng may mặc trên thế giới để tìm bạn hàng, tận dụng vốn tự có và vay Ngân hàng, tranh thủ sự giúp đỡ của khách hàng để thay đổi thiết bị, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho công nhân và nghiệp vụ quản lý cho cán bộ. Xí nghiệp xác định chiến lược: Sản phẩm là sơ mi nam, để từ đó có chính sách đầu tư đúng đắn. Hòa chung với bước tiến của công cuộc đổi mới và căn cứ vào những thành tích đáng khích lệ của Xí nghiệp. Tháng 11/1992, Bộ công nghiệp nhẹ đã quyết định chuyển Xí nghiệp may 10 thành Công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế là “GARCO 10”. Đây là một là trách nhiệm nặng nề đối với doanh nghiệp. Bởi vì chuyển đổi tổ chức theo mô hình từ Xí nghiệp thành Công ty không phải chỉ là việc thay đổi hình thức tên gọi, mà còn đòi hỏi phải thay đổi cả tư duy lẫn nội dung hoạt động để phù hợp với chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới. Tiếp tục phát huy thành quả của những năm đổi mới trong cơ chế thị trường, cán bộ, công nhân viên Công ty May 10 đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ trên cả hai lĩnh vực: Sản xuất và kinh doanh; tiến hành đồng bộ các mặt công tác lớn và đổi lại hiệu quả cao cả về kinh tế và xã hội. Trong những năm qua, năm sau so với năm trước : doanh thu tăng 30%, nộp ngân sách tăng 10 - 15%; thu nhập bình quân tăng 15 - 20%. Công ty đã từng bước vững chắc vươn lên trở thành một trung tâm sản xuất và kinh doanh hàng dệt may Việt Nam. Qua 56 năm xây dựng và phát triển (1946 - 2001), Công ty May 10 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho. Với những thành tích đạt được Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 31 huân chương các loại (trong đó có một huân chương Độc lập hạng III, một huân chương Độc lập hạng II,), một tập thể (Tổ may 3 - Xí nghiệp 2) và ba cá nhân là Anh hùng lao động ( Ông Nguyễn Văn Lợi , Bà Vũ Thị Chất và Ông Nguyễn Thế Quang) Tháng 6/1998, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho Công ty May 10 do đã có những thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh tế thời kỳ đổi mới. Tháng 12 năm 2001 Công ty May 10 lại vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhất. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý. Tổng giám đốc Phó tổng Giám đốc Phòng Kế hoạch Phòng Kinh doanh Phòng KT-TC Văn Phòng Công ty Trường CNKT May và Thời trang Ban đầu tư và XD cơ bản Phòng Kỹ thuật Các xí nghiệp may 1, 2,3,4,5 Các Phân xưởng phụ trợ Phòng QA Các Xí nghiệp địa phương Chức năng của các phòng ban trong Công ty. * Phòng kế hoạch: Là bộ phận tham mưu của Cơ quan Tổng giám đốc quản lý công tác kế hoạch, và xuất nhập khẩu; công tác cung cấp vật tư sản xuất, soạn thảo và thanh toán các hợp đồng. Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để bảo đảm hoàn thành kế hoạch của Công ty. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. * Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho Cơ quan Tổng giám đốc tổ chức kinh doanh thương mại tại thị trường trong và ngoài nứơc công tác cung cấp vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu đầu tư và phát triển và phục vụ kịp thời sản xuất. Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Đàm phán ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, đặt hàng sản xuất với phòng kế hoạch. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác theo quy định của Công ty tại thị trường trong và ngoài nước, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. * Phòng kỹ thuật: Là phòng chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới, nghiên cứu đối mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của công nghệ nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. * Ban đầu tư phát triển: Là đơn vị nghiệp vụ về xây dựng cơ bản trực thuộc Tổng giám đốc, tham mưu cho Tổng giám đốc về quy hoạch, đầu tư phát triển Công ty. Lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản. Bảo dưỡng duy trì các công trình xây dựng, vật kiến trúc trong công ty. * Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc về công tác kế toán tài chính của Công ty, nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. * Văn phòng công ty: Là đơn vị tổng hợp, vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh vừa làm nhiệm vụ về phục vụ hành chính và xã hội, có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc về công tác cán bộ, lao động tiền lương, hành chính quản trị, y tế nhà trẻ, bảo vệ quân sự và các hoạt động xã hội, theo chính sách và luật pháp hiện hành. * Phòng chất lượng (QA): Có chức năng tham mưu, giúp việc cho cơ quan Tổng giám đốc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002, duy trì và bảo đảm hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất, để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định. * Trường đào tạo: Là nơi đào tạo nguồn lao động cho Công ty, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của quá trình sản xuất. e- Cơ cấu sản xuất. Công ty May 10 có 11 xí nghiệp trực thuộc và liên doanh liên kết, các phân xưởng phụ trợ như là phân xưởng Cơ điện, phân xưởng Thêu in, phân xưởng Bao bì. Xí nghiệp may số 1: Nhà máy hợp tác sản xuất với Nisho - Iwai và Kaneta - Nhật Bản. Xí nghiệp may số 2: Nhà máy hợp tác sản xuất với Hunggari. Xí nghiệp may số 3: Nhà máy hợp tác sản xuất với hàng Seidenticker - Đức. Xí nghiệp may số 4: Nhà máy chuyên may jacket. Xí nghiệp may số 5: Nhà máy hợp tác sản xuất với Seiden & JB-Đức. Xí nghiệp may Vị Hoàng - Nam Định. Xí nghiệp may Hoa Phượng - Hải Phòng. Xí nghiệp may Đông Hưng -Thái Bình. Xí nghiệp May Hưng Hà - Thái Bình. Xí nghiệp may Thái Hà - Thái Bình. Các Công ty liên doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn may Phù Đổng (Hà Nội): Liên doanh giữa May 10 với huyện Gia Lâm (Hà Nội). Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty May 10. Đặc điểm tài sản và trang thiết bị của Công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm hệ thống nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị... có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nó ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện làm việc, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Do vậy Công ty may 10 rất chú trọng tới việc đầu tư máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại. Biểu 1: Tình hình đầu tư của Công ty May 10 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng Thiết bị 4,895 2,017 2,132 17,839 Xây lắp 2,743 1,76 2,01 13,524 Cộng 7,638 3,777 4,142 33,363 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty May 10. Năm 2001,2002và2003 Công ty đã đầu tư 40 tỷ đồng để xây dựng 02 nhà sản xuất chất lượng cao cho 5 xí nghiệp trong công ty và cải tạo nhà sản xuất cho 2 xí nghiệp thành viên và một dây chuyền sản xuất quần âu, đồng thời đầu tư 8 tỷ đồng để đầu tư chiều sâu máy móc thiết bị... Một số loại máy móc thiết bị hiện đại được nhập chủ yếu từ một số nước như Nhật, Đức, Đài Loan... như máy bắn nhãn, máy cuốn ống, máy đính cúc, máy thùa bàng, máy thùa tròn, máy vắt gấu, máy xén... Tuy nhập được một số máy móc khá hiện đại nhưng chúng ta còn cần học hỏi từ nước bạn rất nhiều. Ví dụ như ở Nhật một dây chuyền sản xuất chỉ cần rất ít công nhân (2-3 người là để vận hành toàn bộ dây chuyền). Đặc điểm về sản phẩm. Công ty May 10 là doanh nghiệp chuyên may gia công và xuất khẩu hàng may mặc, sản phẩm Công ty là quần áo may sẵn các loại phục vụ cho nhu cầu may mặc của người tiêu dùng. Sản phẩm của Công ty đáp ứng được những yêu cầu rất cao và hợp thời trang, sản phẩm của Công ty luôn thay đổi theo mốt, theo thời vụ, thời tiết khí hậu và theo thời điểm vào các dịp lễ hội. Trong tất cả các loại thì Công ty chọn cho mình một số sản phẩm thiết yếu như sơmi, jacket... Sản phẩm của Công ty May 10 gồm có 2 loại: Sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm tiêu dùng nội địa. Sản phẩm xuất khẩu chiếm một tỷ trọng khá lớn (65%) trong sản lượng sản xuất ra của Công ty. Nhưng sản phẩm của chúng ta lại mang tên các hãng nổi tiếng như sơmi Kaneta... vì chúng ta chỉ may gia công. Trong tương lai, Công ty May 10 đề ra quyết tâm nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời tăng tỷ lệ mua đứt bán đoạn. Tiền công áo sơmi của Công ty May 10 khá cao trong cả nước, tiền công may áo là 1,2USD. áo của May 10 phải dùng nguyên vật liệu nhập ngoại từ các nước như Hàn Quốc, Inđônêxia... vì chỉ có vải, chỉ của các nước này mới đáp ứng được nhu cầu may áo sơmi của Công ty. Sản phẩm tiêu thụ nội địa: Chiếm 35% sản lượng sản xuất của Công ty. Sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công ty ngoài các sản phẩm chính như sơmi các loại, áo khoác các loại còn có các sản phẩm đa dạng khác và phong phú về kiểu mẫu hình dáng phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể tìm thấy ở Công ty những mặt hàng về quần áo như mong muốn. Tuy nhiên, hiện nay tiền công áo sơmi của Công ty trong nước còn cao. Do đó giá bán sản phẩm phục vụ người tiêu dùng là tương đối đắt. Hiện nay sản phẩm của Công ty mới chỉ đáp ứng và phục vụ cho khách hàng thuộc tẩng lớp trung thượng lưu, chưa có loại hàng đặc biệt cao cấp. Có thể thấy sự đa dạng về chủng loại mặt hàng của Công ty May 10 qua bảng sau: Biểu 2: Một số sản phẩm chính của Công ty May 10 hiện nay Sản phẩm xuất khẩu Sản phẩm tiêu dùng nội địa I. Sơ mi các loại: 1. Sơ mi Kaneta 2. Sơ mi Chemo Caola 3. Sơ mi Mang Haram 4. Sơ mi Hanjoo 5. Sơ mi Primo 6. Sơ mi Tomen 8. Sơ mi Đức... II. áo jacket các loại: 1. Jacket Sunkyong 2. Jaket WooBo 3. Jacket Pan Pacific 4. Jacket Leusure 5. Jacket Tahhsin... I. Sơ mi nội địa cao cấp: 1. Sơ mi Hung xuất khẩu 2. Sơ mi Đức xuất khẩu 3. Sơ mi Nhật xuất khẩu 4. Sơ mi Triều Tiên xuất khẩu 5. Sơ mi FOB 6. Sơ mi Đài Loan 7. Sơ mi trẻ em các loại 8. Sơ mi vải nội các loại... II. áo bông các loại: 1. áo bông người lớn. 2. áo bông trẻ em. III. áo khoác các loại cho người lớn và trẻ em. IV. Quần âu nam. Đặc điểm quy trình công nghệ. Quy trình công nghệ của ngành may bao gồm rất nhiều công đoạn trong cùng một quá trình sản xuất. Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu để sử dụng máy chuyên dùng như là: Là, ép, thêu, may,.... Nhưng có những khâu mà máy móc không thể đảm nhận được như: Nhặt chỉ, đóng gói sản phẩm, cắt chỉ. Mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Với tính chất dây truyền như nước chẩy như vậy yêu cầu đặt ra là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ và quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng ăn khớp với nhau, đạt được tiến độ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàng cũng như đưa được sản phẩm ra thị trường theo đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm may. ở May 10 công tác chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật cho tới việc thực hành sản xuất được triển khai từ Phòng Kỹ thuật xuống tới các xí nghiệp rồi xuống tổ sản xuất và từng công nhân. Mỗi bộ phận, mỗi công nhân đều phải hướng dẫn và quy định cụ thể về quy cách và thông số của từng sản phẩm. Việc giám sát và chỉ đạo, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên và kịp thời, qua đó mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại cho biết quá trình sản xuất đang diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh. Đảm bảo cho tới khi sản phẩm được hoàn thiện với chất lượng cao. Với Công ty May 10, trong cùng một dây truyền sản xuất có sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, nhiều loại sản phẩm khác nhau, cho nhiều mẫu mã hàng khác nhau. Nhìn chung có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của Công ty như sau: Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Thành phẩm nhập kho Bao gói - đóng hộp Là gấp Thùa đính Công đoạn cắt Công đoạn may Thiết kế giác Sơ đồ mẫu Nguyên liệu Công đoạn in Công đoạn giặt Công đoạn màu Công đoạn thêu Ghi chú: Quy trình sản xuất chính Quy trình sản xuất phụ Trên đây là toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm nói chung của Công ty May 10. Đối với sản phẩm may mặc việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành ở tất cả các công đoạn sản xuất, phân loại chất lượng sản phẩm được tiến hành ở giai đoạn cuối là công đoạn là, gấp, bao gói, đóng hộp. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở Công ty May 10. Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, May 10 chủ yếu làm hàng xuất khẩu gia công sang các nước Đông Âu và Liên Xô theo các kế hoạch, nghị định thư ký giữa Chính phủ Việt Nam với các nước này. May 10 thời kỳ này chỉ thực hiện các chỉ tiêu của Nhà nước, hạch toán kinh doanh chỉ mang tính hình thức. Hiện nay May 10 có 2 hình thức sản xuất kinh doanh chính: Sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa. Trong hoạt động xuất khẩu Công ty kinh doanh theo 2 hình thức: May gia công xuất khẩu: Công ty nhận các đơn đặt hàng của nước ngoài và tiến hành tổ chức sản xuất. Bên đặt hàng cung cấp hầu hết các nguyên vật liệu phụ liệu, công ty chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động cắt may theo mẫu được giao và giao sản phẩm hoàn chỉnh cho bên đặt gia công. May theo hình thức này Công ty không phải mất nhiều công sức quản lý và nghiên cứu thị trường, tiêu thụ hàng hoá. Do đó cho phép Công ty chuyên môn hoá hơn công việc của mình và do đó có hiệu quả cao trong kinh doanh. Hình thức FOB: là hình thức mua đứt bán đoạn. Theo hình thức này Công ty tự tìm kiếm khách hàng, ký hợp đồng may sản phẩm. Theo hợp đồng Công ty sẽ thực hiện tất cả các khâu của quá trình sản xuất từ cung ứng nguyên vật liệu đến thiết kế, tổ chức sản xuất, bao gói... và giao sản phẩm hoàn chỉnh cho khách hàng. Mục tiêu phấn đấu của Công ty là trong năm nay sẽ kinh doanh chủ yếu là FOB. Tuy nhiên, kinh doanh theo hình thức này đòi hỏi nhiều công đoạn, do đó việc quản lý sẽ phức tạp hơn, Công ty sẽ phải làm tất cả các khâu từ mua nguyên vật liệu đến việc nghiên cứu thị trường và sản xuất sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Sản xuất kinh doanh sản phẩm tiêu thụ nội địa: Bên cạnh việc nhận may theo hợp đồng cho các cá nhân, đơn vị trong nước, Công ty còn tổ
Tài liệu liên quan