Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu với Lào

Thế kỷ 20 đã khép lại và thế giới đang bước vào một thiên niên kỷ mới đầy những hứa hẹn, cơ hội to lớn song cũng đầy bất ổn. Xu thế của thế giới trong quan hệ quốc tế từ đối đầu chuyển sang đối thoại, hợp tác giữa các nước với nhau để cùng phát triển kinh tế song phương với sự phát triển kỳ diệu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ.

doc49 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu với Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu –à— Thế kỷ 20 đã khép lại và thế giới đang bước vào một thiên niên kỷ mới đầy những hứa hẹn, cơ hội to lớn song cũng đầy bất ổn. Xu thế của thế giới trong quan hệ quốc tế từ đối đầu chuyển sang đối thoại, hợp tác giữa các nước với nhau để cùng phát triển kinh tế song phương với sự phát triển kỳ diệu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ. Đứng trước xu thế chung của thế giới, trong quaự trỡnh ủoồi mụựi vaứ xaõy dửùng ủaỏt nửụực, neàn kinh teỏ Vieọt Nam ủaừ coự nhửừng chuyeồn bieỏn saõu saộc. Chớnh saựch kinh teỏ mụỷ cửỷa hửụựng ra beõn ngoaứi laứ moọt trong nhửừng noọi dung quan troùng, nhaỏt laứ “ẹaồy maùnh xuaỏt khaồu” laứ nhieọm vuù mang tớnh chieỏn lửụùc nhaốm ủửa nửụực ta trụỷ thaứnh moọt nửụực coõng nghieọp mụựi ủuoồi kũp caực nửụực trong khu vửùc vaứ treõn theỏ giụựi. Trong thụứi gian trửụực ủaõy, taỏt caỷ caực doanh nghieọp thoõng thửụứng ủeàu hoaùt ủoọng chuỷ yeỏu theo chổ tieõu ủửụùc giao. Do ủoự mang tớnh chaỏt thuù ủoọng vaứ khoõng coự tớnh saựng taùo. Ngaứy nay trong quaự trỡnh coõng nghieọp hoựa thỡ moùi vieọc ủeàu khaực ủi maởc duứ cụ sụỷ vaọt chaỏt vaón coứn laùc haọu vaứ khoõng theo kũp. Vụựi sửù phaựt trieồn cuỷa caực nửụực trong khu vửùc vaứ treõn theỏ giụựi. Chuựng ta caàn coự moọt quaự trỡnh thửỷ nghieọm nhaốm tớch luừy kinh nghieọm thoõng qua vieọc saộp xeỏp laùi saỷn xuaỏt naõng cao chaỏt lửụùng coõng cuù saỷn xuaỏt, chaỏt lửụùng saỷn phaồm nhanh choựng taùo nguoàn voỏn ngoaùi teọ cho ủaỏt nửụực. Thoõng qua ủoự giaỷi quyeỏt coõng aờn vieọc laứm, tửứ ủoự goựp phaàn oồn ủũnh tửứng bửụực naõng cao ủụứi soỏng nhaõn daõn. Trong nhửừng naờm gaàn ủaõy, khoõng ớt caực doanh nghieọp Nhaứ nửụực hoaùt ủoọng keựm hieọu quaỷ vaứ laứm aờn thua loó, do boọ maựy quaỷn lyự coàng keành, vaứ trỡnh ủoọ quaỷn lyự keựm, chửa naộm baột ủửụùc nhũp ủoọ phaựt trieồn chung cuỷa neàn kinh teỏ. Coõng ty xuaỏt nhaọp khaồu VILEXIM laứ moọt doanh nghieọp Nhaứ nửụực, ủaừ vaứ ủang tửứng bửụực phaựt trieồn. Coõng ty chuyeõn veà chửực naờng kinh doanh xuaỏt nhaọp khaồu trửùc tieỏp caực loaùi maởt haứng, đặc biệt mặt hàng nông sản là một trong những mặt hàng chính của công ty. Laứ moọt ủụn vũ haùch toaựn ủoọc laọp trong cụ cheỏ thũ trửụứng do caùnh tranh neõn vieọc naõng cao hieọu quaỷ saỷn xuaỏt kinh doanh, ủaỷm baỷo nguyeõn taộc laỏy thu buứ chi vaứ coự laừi laứ moọt vaỏn ủeà quan troùng giuựp Coõng ty tieỏp caọn ủửụùc thũ trửụứng vaứ khai thaực nhửừng lụùi theỏ cuỷa mỡnh, qua ủoự mụỷ roọng hụùp taực. Vụựi kieỏn thửực trang bũ ụỷ nhaứ trửụứng vaứ nhửừng hieồu bieỏt thửùc teỏ thu ủửụùc trong quaự trỡnh thửùc taọp taùi Coõng ty Vilexim, nhaọn thaỏy raống vieọc ủaồy maùnh phaựt trieồn vaứ mụỷ roọng kinh doanh xuaỏt nhaọp khaồu vaứ kinh doanh caực dũch vuù laứ raỏt phuứ hụùp ủieàu kieọn vaứ khaỷ naờng cuỷa Coõng ty hieọn nay. Vaỏn ủeà ủaởt ra laứ phaỷi laứm sao naõng cao hieọu quaỷ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, phaựt huy vaứ sửỷ duùng heỏt caực nguoàn nhaõn taứi vaọt lửùc moọt caựch hụùp lyự, ủeồ taọn duùng lụùi theỏ so saựnh tửứng bửụực taùo nguoàn thu ngoaùi teọ, tieỏp thu coõng ngheọ hieọn ủaùi naõng cao trỡnh ủoọ tay ngheà phuùc vuù cho coõng cuoọc phaựt trieồn cuỷa neàn kinh teỏ. Khoõng ngoaứi muùc ủớch ủoựng goựp moọt vaứi yự kieỏn nhaốm laứm cho Coõng ty ngaứy caứng phaựt trieồn, hoaứn thieọn trong coõng taực quaỷn lyự vaứ naõng cao hieọu quaỷ hoaùt ủoọng saỷn xuaỏt kinh doanh cuỷa mỡnh. Em maùnh daùn trỡnh baứy ủeà taứi “Moọt soỏ bieọn phaựp nhaốm naõng cao hieọu quaỷ hoaùt ủoọng xuất khẩu hàng nông sản taùi Coõng ty xuaỏt nhaọp khaồu với Lào ”. Do khaỷ naờng hieồu bieỏt coứn haùn cheỏ, kinh nghieọm thửùc teỏ chửa nhieàu neõn nhửừng nhaọn ủũnh ủaựnh giaự cuỷa em khoõng traựnh khoỷi thieỏu soựt, raỏt mong sửù ủoựng goựp cuỷa caực caỏp laừnh ủaùo Coõng ty vaứ Quyự Thaày Coõ giuựp em hoaứn thieọn theõm kieỏn thửực. Phần I Cơ sở Lý luận của hoạt động xuất khẩu I. Khái quát về hoạt động xuất khẩu. Khái niệm chung về xuất khẩu. Xuất khẩu là việc di chuyển hàng hoá ra khỏi một quốc gia và đem tới một thị trường nước ngoài để tiêu thụ. Từ đó ta thấy rằng trong hoạt động xuất khẩu thường xuất hiện ít nhất là hai bên : một bên đóng vai trò là nhà xuất khẩu ( bên bán ) còn bên kia đóng vai trò là nhà nhập khẩu (bên mua). Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Thực chất xuất khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại quốc tế giữa các nước hoặc cả một khu vực kinh tế có mối quan hệ song phương, đa phương hoạt động một cách có tổ chức. Nhìn chung hoạt động xuất khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với các hoạt động mua bán một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trên thị trường nội địa, bởi vì hoạt động này diễn ra trên một phạm vi rộng lớn mà trong hoạt động xuất khẩu này lại chịu nhiều tác động chi phối của nhiều yếu tố bất ổn khác như: đồng tiền thanh toán giữa các quốc gia với nhau, hàng hoá được vận chuyển ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia do vậy chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro không thể ngăn chặn được. Nhưng mặt khác, thông qua hoạt động xuất khẩu một quốc gia có thể thu đựợc lợi ích cả về mặt kinh tế lẫn mặt xã hội như đẩy mạnh sản xuất hàng hoá trong nước, chuyên môn hoá các ngành sản xuất và dịch vụ, thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước đồng thời nâng cao đời sống cho nhân dân. Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh quốc tế, nó phản ánh quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới. Xuất khẩu và nhập khẩu là những hoạt động kinh doanh quốc tế cơ bản của một quốc gia, là “ chiếc chìa khoá “ mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, mà trong đó xuất khẩu tạo ra nguồn thu chủ yếu của một nước khi tham gia vào các hoạt động kinh tế quốc tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình. Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau : Xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình, xuất nhập khẩu hàng hoá vô hình (dịch vụ ), xuất nhập khẩu trực tiếp do chính các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đảm nhận ; xuất khẩu gián tiếp (hay uỷ thác ) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh trung gian đảm nhận. Đi đôi với xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình, ngày nay xuất nhập khẩu dịch vụ cũng rất phát triển. Xuất nhập khẩu dịch vụ tạo cho nhiều quốc gia có những khoản thu lớn từ các hoạt động dịch vụ quốc tế. Có những dịch vụ đi sau đi kèm với các hoạt động xuất khẩu như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải quốc tế, thông tin quốc tế , chúng đã và đang mang lại nhiều nguồn thu lớn và cực kỳ quan trọng cho nhiều quốc gia như Singapo, Mỹ... 2. Nhiệm vụ và vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 2. 1 Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu. Qua hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành công trong việc chuyển đổi nền kinh tế từ chế độ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Điều này có thể thấy rõ sau hơn 10 năm nhìn lại đất nước chúng ta đang đổi thay từng ngày. Tuy vậy, bên cạnh những mặt chúng ta đã giải quyết được thì vẫn còn một số vấn đề tồn tại như nạn thất nghiệp, thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn đang là những vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô. Một trong những chính sách để khắc phục những vấn đề nói trên thì các nhà hoạch định chính sách có sử dụng yếu tố của hoạt động xuất khẩu để làm công cụ điều tiết, trong đó nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân là: - Xuất khẩu để đảm bảo kim ngạch nhập khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. -Xuất khẩu có nhiệm vụ khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước, kích thích các ngành kinh tế trong nước phát triển. Giúp cho quá trình chuyên môn hoá diễn ra sâu sắc hơn. - Xuất khẩu là để góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh tăng thu nhập cho nền kinh tế, nâng cao đời sống cho người lao động trong xã hội thông qua việc tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập của nhân dân. - Hoạt động xuất khẩu có nhiệm vụ phát triển quan hệ đối với tất cả các nước trên thế giới nhất là các nưóc trong khu vực Đông Nam á, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước: “ Đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực”. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ kể trên, hoạt động xuất khẩu phải nhận rõ những vai trò quan trọng sau đây của mình. 2. 2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu. Đối với nền kinh tế thế giới Ngày nay xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hoá ngày càng được đẩy mạnh, thì vai trò của xuất khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới. Vì vậy, khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế các quốc gia sẽ tập trung vào sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá mà mình có lợi thế tương đối và nhập khẩu những hàng hoá mà mình không có lợi thế. Xét trên tổng thể nền kinh tế thế giới thì chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sẽ làm cho việc sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn và tổng sản phẩm sản xuất và tiêu dùng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó xuất khẩu còn góp phần thắt chặt thêm quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia. Đối với nền kinh tế của một quốc gia Hiện nay, các quốc gia đều rất coi trọng vấn đề xuất khẩu nhưng nhìn chung xuất khẩu có một số vai trò sau đây : Thứ nhất, là nguồn vốn quan trọng để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ để phát triển sản xuất. Bởi vì mỗi quốc gia muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế lại rất cần những tư liệu sản xuất để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá của mình. Do vậy, để có được chúng họ phải nhập khẩu từ nước ngoài và để bù đắp lại nguồn vốn bị thiếu hụt họ sẽ lấy từ xuất khẩu. Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu được xem như là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo dẫn tới kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh. Thứ ba, xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. Bởi để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường và thế giới về quy cách phẩm chất sản phẩm thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước. Thứ năm, đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đều nâng cao mức sống của nhân dân vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có việc làm và có thu nhập, ngoài ra một phần kim ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu những hàng hoá cần thiết để cải thiện đời sống của nhân dân. Thứ sáu, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao địa vị và vai trò của quốc gia đó trên thị trường quốc tế. c. Đối với các doanh nghiệp. Thông qua hoạt động xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào thị trường thế giới và tự do cạnh tranh bằng chính chất lượng và giá cả hàng hoá của mình. Với những môi trường kinh doanh mới này, doanh nghiệp có thể đa dạng hoá sản phẩm của mình cho phù hợp với yêu cầu của từng thị trường. Ngoài ra, với các thị trường rộng lớn hơn, phong phú và đa dạng hơn thì doanh nghiệp càng có khả năng tăng thêm nhiều lợi nhuận hơn cho mình. Hơn thế nữa, việc có thêm nhiều mối quan hệ trên thị trường thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho danh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy, kinh doanh xuất nhập khẩu có thể là tiền đề để doanh nghiệp nâng cao vị thế, tạo thế và lực cho doanh nghiệp ở cả thị trường trong nước và ngoài nước. Thêm vào đó, bằng việc xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh các doanh nghiệp sẽ có khả năng phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng triệt để các nguồn lực trong doanh nghiệp, đồng thời có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cũng như tiếp cận được các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Từ đó các doanh nghiệp sẽ đưa ra được các sản phẩm ngày càng có chất lượng cao hơn phù hợp với thị hiếu cuả khách hàng trên thế giới, thị trường mục tiêu của doanh nghiệp sẽ ngày càng mở rộng hơn. Xuất khẩu tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh. Nhờ cạnh tranh đã thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ để có thể cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao tạo ra năng lực sản xuất mới. Ngoài ra, xuất khẩu là một trong những bước khởi đầu của doanh nghiệp khi xâm nhập vào một thị trường mới nào đó ở một khu vực nào đó trên thế giới mà có sự khác biệt về văn hoá, chính trị, tôn giáo... để rồi sau khi đã thấu hiểu rõ các yếu tố này thì doanh nghiệp có thể nâng cao hình thức hoạt động của mình ở các thị trường này như tiến hành đầu tư trực tiếp. Vậy có thể nói hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp chính là một bước thử nghiệm để tiến doanh nghiệp có thể có một chiến lược lâu dài hơn bằng các hình thức kinh doanh quốc tế cao hơn như đầu tư trực tiếp. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp. Nhìn chung khi một doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu của mình thì doanh nghiệp đó trong quá trình hoạt động sẽ gặp nhiều yếu tố bên ngoài của môi trường kinh doanh tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên doanh nghiệp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch cũng như là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chính trong hoạt động xuất khẩu các doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng nhiều nhân tố ảnh hưởng. Theo Michael Porter doanh nghiệp có thể sẽ phải quan tâm tới 5 sức mạnh bên ngoài doanh nghiệp. Chúng ta có thể thấy được những yếu tố chủ yếu có thể tác động mạnh mẽ tới hoạt động của doanh nghiệp thông qua hình vẽ sau (trang bên). Chính phủ với những chính sách thương mại ( thuế quan, hạng ngạch, tỷ giá, các quan hệ kinh tế quốc tế... ) Những người mới bước vào kinh doanh nhưng có khả năng tiềm tàng rất lớn. Người mua Các nhà cạnh tranh( công ty) cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu hiện tại. Người cung cấp nguồn hàng để xuất khẩu Sản phẩm và dịch vụ thay thế. Sơ đồ 1:Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 3. 1 Chính phủ với những chính sách thương mại. Các nước khác nhau thường có chính sách thương mại khác nhau thể hiện ý chí và mục tiêu của Nhà nước trong can thiệp và điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế có liên quan đến nền kinh tế quốc gia. Để nền kinh tế quốc dân vận hành một cách hiệu quả thì những chính sách thương mại thích hợp thực sự cần thiết. Trong lĩnh vực xuất khẩu, những công cụ chính sách chủ yếu thường được Nhà nước sử dụng để điều tiết quản lý hoạt động này là: a. Thuế quan Trong hoạt động xuất khẩu: thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. ý nghĩa của việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ ban hành nhằm quản lý hoạt động xuất khẩu theo chiều hướng cólợi cho quốc gia mình và mở rộng kinh tế đối ngoại. Nhìn chung trong hoạt động xuất khẩu thì loại công cụ này Nhà nước chỉ sử dụng để điều tiết đối với một số mặt hàng hạn chế xuất khẩu theo mục tiêu, chiến lược của Nhà nước và cũng qua đó bổ xung nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. b. Quota(hạng ngạch xuất khẩu ). Hình thức này áp dụng như một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá. Hạng ngạch được hiểu là quy định của nhà nước về số lượng cao nhất của mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép. Mục đích của của Chính phủ khi sử dụng Quota xuất khẩu là nhằm quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả và điều chỉnh loại hàng xuất khẩu. Hơn thế nữa có thể bảo vệ nền sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên, cải thiện cán cân thanh toán. Như vậy đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu nếu sản xuất những mặt hàng mà nhà nước quản lý thông qua việc cấp hạng ngạch xuất khẩu thì sẽ không khó có thể chủ động trong việc đề ra các kế hoạch cũng như là chiến lược kinh doanh của mình. c. Tỷ giá. Đây là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh về mặt giá trị các chi phí sản xuất của một xí nghiệp nào đó với giá cả thị trường thế giới. Thông qua việc phản ánh tương quan giá trị của các đồng tiền của các nước khác nhau mà tỷ giá có vai trò nhất định đối với quá trình trao đổi ngang giá và cùng một loạt các nhân tố khác, nó tác động tới tương quan giữa giá cả xuất khẩu với nhập khẩu, tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, có ý nghĩa là đồng tiền bản tệ có giá trị thấp hơn so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các nhân tố khác ảnh hưởng thì sẽ có tác động khuyến khích xuất khẩu ( các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nhận đựoc lãi do đổi ngoại tệ lấy đồng bản tệ đã bị rẻ đi, đồng thời có khả năng bán hàng hoá theo giá thấp hơn giá thế giới. Ngược lại, khi tỷ giá hối doái tăng nên có nghĩa là đồng bản tệ có giá trị tăng lên so với đồng ngoại tệ, cùng các điều kiện như trên thì sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu trở nên đắt, khó bán ra nước ngoài. Vì vậy, khi tiến hành hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp cần phải cân nhắc tới yếu tố ảnh hưởng trực tiếp này vì nếu không doanh nghiệp sẽ mất một khoản lợi nhuận do việc thay đổi tỷ giá. d. Trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu cũng là một trong các biện pháp có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ cho việc mở rộng xuất khẩu các mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Chính sách này tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng được nhà nước ưu đãi và từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 3. 2 Những người mới bước vào kinh doanh trong hoạt động xuất khẩu. Có thể gọi những người mới bước vào lĩnh vực này là những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động xuất khẩu. Mối đe doạ đối với các doanh nghiệp này là khi những người mới tham gia vào lĩnh vực hoạt động xuất khẩu họ sẽ có khả năng mở rộng phạm vi hoạt động, chiếm lĩnh thị trường(thị phần)của các doanh nghiệp đang làm ăn khác. Điểm mạnh của những người mới này là họ đã thấy được những mặt yếu kém của các doanh nghiệp đàn anh đi trước sau đó họ rút kinh nghiệm tìm ra những phương pháp mới có hiệu quả cao hơn để giành được thị trường từ những người đi trước. Bởi vậy, các doanh nghiệp đang hoạt động phải chịu một sự canh tranh rất gay gắt, để tránh những ảnh hưởng của yếu tố này thì doanh nghiệp cần lập nên những rào cản để bảo vệ doanh nghiệp, những rào cản đó là: Mở rộng khối lượng sản xuất của doanh nghiệp để giảm chi phí. Dị biệt hoá sản phẩm ( khác biệt hoá sản phẩm) Mở rộng khả năng cung cấp vốn. Đổi mới công nghệ, đổi mới hệ thống phân phối, tăng dần vốn đầu tư. Mở rộng các dịch vụ bổ sung như các dịch vụ đi sau đi kèm. Ngoài ra các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đưa nhanh thị tường những sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng cao với mẫu mã phù hợp giá cả hợp lý. 3. 3 Người cung cấp nguồn hàng để xuất khẩu. Những người cung cấp nguồn hàng để xuất khẩu là những xí nghiệp, nhà máy hoặc có thể là một tập thể, hợp tác xã sản xuất các mặt hàng nhằm mục đích bán ra thị trường nước ngoài nhưng họ không đủ nguồn lực để có thể trực tiếp xuất khẩu. Doanh nghiệp sau khi thu mua từ những đầu mối này sẽ tiến hành tìm kiếm thị trường để xuất khẩu. Mối đe doạ từ những người cung cấp tới các doanh nghiệp xuất khẩu có thể là khi các nhà cung cấp trở thành độc quyền họ sẽ nâng giá bán, hoặc kèm theo các đòi hỏi khắt khe khác như phải trả tiền trước, tỷ lệ đặt cọc lớn, làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu khó có khả năng đáp
Tài liệu liên quan