Đề tài Một số biện pháp rèn luyện kiến thức - Kĩ năng thí nghiệm cho Học sinh Trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực

Từ thực tế của ngành GD, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước, chóng ta đang tiến hành đổi mới PPDH, chó trọng đến việc phát huy tính tích cực chủ động của HS, coi HS là chủ thể của quá trình dạy học. Phát huy tính tích cực học tập của HS được coi là nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Nguyên tắc này đã được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ trên thế giới và được xác định là một trong những phương hướng cải cách GD phổ thông Việt Nam. Những tư tưởng, quan điểm,

doc141 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp rèn luyện kiến thức - Kĩ năng thí nghiệm cho Học sinh Trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp rèn luyện kiến thức - kĩ năng thí nghiệm cho Học sinh THCS theo hướng dạy học tích cực NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC 1.1.1. Phương hướng chung Từ thực tế của ngành GD, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước, chóng ta đang tiến hành đổi mới PPDH, chó trọng đến việc phát huy tính tích cực chủ động của HS, coi HS là chủ thể của quá trình dạy học. Phát huy tính tích cực học tập của HS được coi là nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Nguyên tắc này đã được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ trên thế giới và được xác định là một trong những phương hướng cải cách GD phổ thông Việt Nam. Những tư tưởng, quan điểm, những tiếp cận mới thể hiện nguyên tắc trờn đó được chóng ta nghiên cứu, áp dụng trong dạy học các môn học và được coi là phương hướng dạy học tích cực. 1.1.2. Những xu hướng dạy học hoá học hiện nay Trong thời gian gần đây, một số chiến lược đổi mới PPDH được thử nghiệm đó là "dạy học hướng vào người học", "hoạt động hoá người học"... 1.1.2.1. Dạy học hướng vào người học Đây là quan điểm được đánh giá là tích cực vì việc dạy học chú trọng đến người học để tìm ra PPDH có hiệu quả. Có thể nhấn mạnh những điểm quan trọng của việc dạy học hướng vào người học như sau: - Về mục tiêu dạy học: Chuẩn bị cho HS thích nghi với đời sống XH. Tôn trọng nhu cầu, hứng thó, khả năng và lợi Ých của HS. - Về nội dung: Chó trọng bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho HS hoà nhập với XH. - Về phương pháp: Coi trọng rèn luyện cho HS PP tù học, tự khám phá và giải quyết vấn đề, phát huy sự tìm tòi tư duy độc lập sáng tạo của HS thông qua hoạt động học tập. HS chủ động tham gia các họat động học tập. GV là người tổ chức, điều khiển động viên, huy động tối đa vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng HS trong việc tiếp thu kiến thức và xây dựng bài học. - Về hình thức tổ chức: Không khí líp học thân mật tự chủ, bố trí líp học linh hoạt phù hợp với hoạt động học tập và đặc điểm của từng tiết học. Giáo án bài dạy cấu trúc linh hoạt và có sự phõn hoỏ, tạo điều kiện cho sự phát triển năng khiếu của từng cá nhân. - Về kiểm tra đánh giá: GV đánh giá khách quan, HS tham gia vào quá trình nhận xét đánh giá kết quả học tập của mình (tự đánh giá), đánh giá nhận xét lẫn nhau. Nội dung kiểm tra chó ý đến các mức độ: tái hiện, vận dụng, suy luận, sáng tạo. - Kết quả đạt được: Tri thức thu được vững chắc bằng con đường tự tìm tòi, HS được phát triển cao hơn về nhận thức, tình cảm, hành vi,tự tin trong cuộc sống. Như vậy việc dạy học hướng vào người học đặt vị trí người học vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học, phát huy tối đa tiềm năng của từng người học. Do đó vai trò tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của được phát huy. Người GV đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, động viên các hoạt động độc lập của HS, đánh thức các tiềm năng của mỗi HS giúp họ chuẩn bị các hành trang bước vào cuộc sống. Tuy nhiên lí thuyết coi HS là trung tâm chịu sự chi phối của ý thức hệ tư sản nên đã đi sâu vào việc tuyệt đối hoá hứng thó, nhu cầu, hành vi biệt lập của cá nhân HS nên khi áp dụng cần đề phòng khuynh hướng tuyệt đối hoá nhu cầu nguyện vọng của HS. 1.1.2.2. Dạy học theo hướng “Hoạt động hoá người học” a. Bản chất của việc đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hoá người học Nét đặc trưng cơ bản của định hướng hoạt động hoá người học là sự học tập tự giác và sáng tạo của HS. Theo định hướng đú, cỏc nhà nghiên cứu đã đề xuất: - HS phải được hoạt động nhiều hơn và trở thành chủ thể hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy. - Các PPDH phải thể hiện được PP nhận thức khoa học bộ môn và tận dụng khai thác đặc thù của bộ môn để tạo ra các hình thức họat động đa dạng, phong phú của HS trong giê học. - Chó trọng dạy HS PP tù học, PP tự nghiên cứu trong quá trình học tập. b. Học tập và sáng tạo. Vai trò mới của người GV ĐÓ hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của HS, cách tốt nhất là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức. Vì vậy cần phải coi xây dựng phong cách “học tập sáng tạo” là cốt lõi của việc đổi mới PPDH. Ngày nay việc học tập của HS mang nhiều ý nghĩa tự học, còn người GV cần chú ý đến dạy cách học thông qua quá trình dạy học. Trong khi khẳng định vai trò của người GV không hề suy giảm, cần phải thấy rằng tính chất của vai trò này đã thay đổi: người GV không phải là nguồn phát thông tin duy nhất, không chỉ lo truyền thụ kiến thức, không phải là người làm mọi việc cụ thể trờn lớp. Trách nhiệm chủ yếu của GV là làm các công việc sau: - Thiết kế: Lập kế hoạch, chuẩn bị kế hoạch dạy học, bao gồm: mục đích, nội dung, PP, phương tiện và hình thức tổ chức (tức là soạn giáo án theo những yêu cầu mới, có chỉ rõ mục tiêu, nội dung, cách tổ chức và điều khiển họat động của HS, chỉ rõ hệ thống họat động của HS ). - Ủy thác, tạo động cơ: Biến ý đồ của dạy học của GV thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của HS . - Điều khiển: Điều khiển và tổ chức hoạt động của HS theo cá nhân hay nhóm, kể cả điều khiển về mặt tâm lý, bao gồm sự động viên, trợ giúp, đánh giá. - Thể chế hoá: Biến những kiến thức riêng của từng HS thành tri thức khoa học của XH mà HS cần tiếp thu, tạo điều kiện cho HS vận dụng tri thức thu được để giải quyết một số vấn đề liên quan trong đời sống và sản xuất. c. Các biện pháp hoạt động hoá người học Trong dạy học hoá học cần sử dụng các biện pháp hoạt động hoá người học như: - Khai thác nét đặc thù mụn hoỏ học tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng phong phú giúp HS chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng trong giê học như: + Tăng cường sử dụng TN hoá học, các phương tiện trực quan. + Trong giê học cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động của HS: TN, dự đoán lí thuyết, mô hình hoá, giải thích, thảo luận nhóm ... - Đổi mới hoạt động học tập của HS và tăng thời gian dành cho HS hoạt động trong giê học. Hoạt động của GV chú trọng đến việc thiết kế, hướng dẫn,điều khiển các hoạt động và tư duy của HS khi giải quyết các vấn đề học tập thông qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. GV cần động viên HS hoạt động nhiều hơn trong giê học, giảm tối đa các hoạt động nhận thức thụ động.Việc tăng thời gian hoạt động của HS có thể thực hiện bằng nhiều cách như: + Giảm thuyết trình của GV xuống dưới 40-50% thời gian của một tiết học, tăng đàm thoại giữa thầy và trò, trong đó ưu tiên sử dụng PP đàm thoại nêu vấn đề. Tập luyện cho HS được thảo luận, tranh luận. + Khi HS nghiên cứu sách giáo khoa tại líp, GV cần đặt ra những câu hỏi tổng hợp đòi hỏi HS phải so sánh, khái quát hóa, suy luận nhằm khắc sâu và vận dụng sáng tạo kiến thức. Cần yêu cầu HS phát biểu nội dung theo ý hiểu của các em mà không phụ thuộc vào từng từ trong sách. + Dành thời gian thích đáng để chỉ dẫn, uốn nắn PP học tập của HS trên cơ sở luyện tập cho HS được trình bày về PP tiếp cận vấn đề và vận dụng tổng hợp, sáng tạo kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập hay trong thực tiễn. - Tăng mức độ hoạt động trí lực chủ động tích cực sáng tạo của HS. Có thể thực hiện biện pháp này bằng nhiều cách như: + Thường xuyên sử dụng tổ hợp PPDH phức hợp-dạy học nêu vấn đề và dạy cho HS giải quyết các vấn đề học tập(bài toán nhận thức) và các vấn đề có liên quan đến thực tiễn từ thấp đến cao. + Tăng cường sử dụng các câu hỏi, bài tập đòi hỏi HS phải suy luận, sáng tạo, trong đó cú cỏc bài tập sử dụng hình vẽ. + Từng bước đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nhằm đánh giá cao(và ngày càng cao) những biểu hiện chủ động sáng tạo của HS và đánh giá cao kiến thức về TN hoá học, kĩ năng thực hành cũng như kĩ năng biết vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tiễn. - Sử dụng phương tiện kĩ thụõt dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin trong dạy học hoá học. Các phương tiện kĩ thuật dạy học bao gồm: đèn chiếu, máy chiếu phim, rađio, catsset, tivi, camera, máy vi tính ...,cựng cỏc giỏ mang thông tin như: bản trong(sử dụng cho máy chiếu hắt ), phim, đĩa và băng từ (sử dụng cho camera, máy vi tính, đầu kĩ thuật số...). 1.1.3. Dạy học tích cực. 1.1.3.1. PPDH tích cực. PPDH tích cực là thuật ngữ nói tới những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy PPDH tích cực thực chất là các PPDH hướng tới việc giúp HS học tập chủ động, tích cực, sáng tạo chống lại thãi quen học tập thụ động. 1.1.3.2. Những dấu hiệu đặc trưng của PPDH tích cực Có thể đưa ra 5 dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau, đủ để phân biệt với các PP thô động: 1-Những PPDH có chú trọng đến việc tổ chức, chỉ đạo để người học trở thành chủ thể hoạt động, tự khám phá những kiến thức mà mình chưa biết.Trong giê học người học được cuốn hót vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, người học được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm TN, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình. Thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. 2-Những PPDH có chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng, PP và thãi quen tự học từ đó mà tạo cho HS sự hứng thó, lòng ham muốn, khát khao học tập, khởi động lòng ham muốn vốn có trong mỗi HS để giúp họ dễ dàng thích ứng với cuộc sống của XH phát triển, XH tri thức. 3-Những PPDH chó trọng đến việc tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác theo nhóm, líp học. Thông qua tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS bằng sự trao đổi, tranh luận thể hiện quan điểm của từng cá nhân, sự đánh giá nhận xét những quan điểm của bạn mà HS nắm được kiến thức, cách thức tư duy, sự phối hợp hoạt động cá thể. 4-Những PPDH có sự phối hợp sử dụng rộng rãi các phương tiện trực quan, nhất là các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn như: máy vi tính, các phần mềm dạy học ...đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo năng lực và nhu cầu của mỗi HS, giỳp cỏc em tiếp cận được với các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong XH phát triển. 5-Những PPDH có sử dông các PP kiểm tra đánh giá đa dạng khách quan, tạo điều kiện để HS được tham gia tích cực vào hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Nội dung, PP, hình thức kiểm tra đánh giá phải đa dạng phong phú với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, máy vi tính và phần mềm kiểm tra để đảm bảo tính khách quan, phản ánh trung thực tình trạng kiến thức của HS và quá trình đào tạo. Sự thay đổi khâu đánh giá sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới PPDH theo hướng DH tích cực. Những nét đặc trưng của PPDH tích cực đã thể hiện được quan điểm, xu hướng đổi mới PPDH hoá học. Như vậy khi sử dụng các PPDH hoá học chúng ta cần khai thác những yếu tố tích cực của từng PPDH đồng thời cũng cần phối hợp các PPDH với các phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật, tính đặc thù của PPDH hoá học để nâng cao tính hiệu quả của quá trình đổi mới PPDH hoá học. 1.2. THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Hóa học là môn khoa học thực nghiệm - vì vậy TNHH đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong dạy học hóa học phổ thông. TNHH có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong dạy học hóa học? 1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của TNHH trong dạy học hoá học TN hoá học có ý nghĩa to lớn trong dạy học hoá học, nó giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy học hoá học ở trường phổ thông vì những lÝ do sau đây: - TN giúp HS dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc. TN là cơ sở, điểm xuất phát cho quá trình học tập - nhận thức của HS. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của HS, để sau đó diễn ra sự trừu tượng hóa và tiến lên đến cụ thể trong tư duy. - TN giúp nâng cao lòng tin của HS vào khoa học và phát triển tư duy của HS. TN là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo. Nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở HS kĩ năng kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật. - TN do tù tay GV làm sẽ là khuôn mẫu về thao tác cho học trò học tập và bắt chước, để rồi sau khi HS làm TN, các em sẽ học được cả cách thức làm TN. Do đó có thể nói TN do GV trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kĩ năng TN đầu tiên ở HS một cách chính xác. - Thông qua TNHH, HS nắm kiến thức một các hứng thó, vững chắc. TNHH được sử dụng với tư cách là nguồn gốc, là xuất xứ của kiến thức để dẫn đến lí thuyết hoặc với tư cách kiểm tra lí thuyết. - TN có thể được sử dụng trong tất cả cỏc khõu của quá trình dạy học. TN biểu diễn của GV được dùng trong nghiên cứu tài liệu mới, trong khâu hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. TN của HS cũng được sử dụng trong tất cả cỏc khõu của quá trình dạy học nói trên. Như vậy, TNHH là dạng phương tiện trực quan chủ yếu, có vai trò quyết định trong quá trình dạy học hoá học. 1.2.2. Phân loại, yêu cầu sư phạm của việc sử dông TN trong dạy học hoá học 1.2.2.1. Phân loại TNHH Trong trường phổ thông hiện nay sử dụng các hình thức TN sau đây: a. TN biểu diễn của GV: Là TN do GV tù tay trình bày trước HS. b. TNHS: Là TN do HS tự làm. Tùy theo mục đích của việc sử dông trong quá trình học tập (để nghiên cứu tài liệu mới, để củng cố, hoàn thiện kiến thức hay kiểm tra kiến thức kĩ năng kĩ xảo) mà TNHS chia thành 3 dạng: - TN đồng loạt của HS khi học bài mới ở trên líp để nghiên cứu sâu một vài nội dung của bài học.TN được làm với tất cả các HS trong líp hoặc theo nhóm hoặc chỉ một vài HS do GV chỉ định, điều này tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và nội dung bài học. - TNTH ở PTN nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và kĩ thuật tiến hành TN, thường được tổ chức sau một số bài hoặc cuối học kì. - TN ngoại khoá thường được tiến hành nh­: + TN vui trong các buổi hội vui về hoá học. TNHH vui hết sức phong phú, làm cho các buổi sinh hoạt ngoại khóa, chuyên đề HH thêm sinh động hấp dẫn, có tác dụng tạo hứng thó học tập và gây tò mò khoa học cho HS. + TN ở nhà: ở dạng TN này, HS tù kiếm dụng cụ, nguyên vật liệu, hóa chất cần thiết, GV hướng dẫn đề tài. TN này có tác dụng tăng cường hứng thó học tập, nâng cao vai trò GD kĩ thuật tổng hợp, gắn liền kiến thức với đời sống thực tế. 1.2.2.2. Những yêu cầu sư phạm của việc sử dông TN trong dạy học hoá học a. Những yêu cầu sư phạm về kĩ thuật biểu diễn TN Trong khi biểu diễn TNHH, người GV nhất thiết phải tuân theo những yêu cầu sau đây: - Đảm bảo an toàn cho GV và HS GV phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và pháp luật về mọi điều không may xảy ra có ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của HS. Do đó GV nhất thiết phải tuân theo tất cả những qui định về bảo hiểm. Luôn giữ hoá chất, dụng cụ sạch sẽ và tốt, làm đúng kĩ thuật, bình tĩnh khi làm TN sẽ đảm bảo được an toàn. Sự nắm vững kĩ thuật, kĩ năng thành thạo khi làm TN, sù am hiểu nguyên nhân của những sự không may có thể xảy ra, ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận là những điều kiện chủ yếu để đảm bảo an toàn của các TN.Tuy nhiên GV không nên quá cường điệu sự nguy hiểm của các TN và tính độc của cỏc hoỏ chất làm cho HS sợ hãi. - Đảm bảo thành công của TN: Muèn TN có kết quả tốt, GV phải nắm vững kĩ thuật TN, phải tuân theo đầy đủ và chính xác chỉ dẫn về kĩ thuật khi lắp dụng cụ và khi tiến hành TN. GV phải chuẩn bị chu đáo, làm thử nhiều lần trước khi biểu diễn trờn lớp. Để đảm bảo TN được thành công GV cần lưu ý những điểm sau: + Lượng hoá chất, nồng độ, nhiệt độ là những yếu tè quyết định khi làm TN. + Phải kiểm tra số lượng và chất lượng của cỏc hoỏ chất, dụng cụ. Khi TN thất bại, GV cần bình tĩnh suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết. - TN phải rõ, HS phải được quan sát đầy đủ: GV không được che lấp TN. Kích thước dụng cụ và lượng hoá chất phải đủ lớn. Bàn để biểu diễn TN cao vừa phải. Bố trí thiết bị, ánh sáng, phông nền thích hợp để cả líp quan sát được rõ hiện tượng xảy ra của TN. - TN phải đơn giản, dụng cụ TN gọn gàng mĩ thuật, đồng thời phải đảm bảo tính khoa học: Những TN quá phức tạp có thể biểu diễn vào giê thực hành. Nhiều GV đã phát huy sáng kiến cải tiến dụng cụ TN cho đơn giản, dùng những hoá chất dễ kiếm và rẻ tiền để thay thế cho phù hợp với điều kiện thiết bị còn thiếu thốn của nước ta. Đó là việc làm rất đáng khuyến khích, nhưng đồng thời cũng phải chú ý đảm bảo cho các dụng cụ TN được mĩ thuật, đảm bảo tính khoa học. - Sè lượng TN trong một bài là vừa phải, hợp lí: Cần tính toán hợp lí số lượng TN cần biểu diễn trong một bài lờn lớp và thời gian dành cho mỗi TN. Chỉ nên chọn làm một số TN phục vụ trọng tâm bài học. Không nên tham lam và chạy theo những hiện tượng gây ra tiếng nổ, sự cháy sáng lạ mắt thớch thú với HS. - TN phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng: Nội dung của TN phải phù hợp với chủ đề của bài học, giúp HS nắm vững bản chất của vấn đề và tạo thành một thể thống nhất với nội dung bài học. GV phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích mục đích của TN và tác dụng của từng dụng cụ. Cần tập luyện cho HS quan sát các hiện tượng xảy ra trong TN, giải thích hiện tượng và rót ra những kết luận khoa học hướng vào những điểm cơ bản nhất của bài học. Phối hợp lời giảng của GV với việc biểu diễn TN: Điều này có ý nghĩa rất lớn trong PP TN biểu diễn bởi GV, TN làm nguồn thông tin đối với HS, còn lời nói của GV giữ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn. Lời nói của GV hướng dẫn sự quan sát và chỉ đạo sự suy nghĩ của trò để đi tới kết luận đúng đắn, hợp lí, qua đó mà lính hội được kiến thức. GV căn cứ vào tính chất nội dung nghiên cứu, trình độ lĩnh hội của HS để phối hợp sử dụng các biện pháp dùng lời và TN sao cho đạt hiệu quả cao nhất. b. Những yêu cầu sư phạm đối với TNTH: Để TNTH đạt được nhiệm vụ và mục đích đề ra, cần đảm bảo những yêu cầu sau đây: - Cần chuẩn bị thật tốt cho giê thực hành: GV tổ chức cho HS nghiên cứu trước bản hướng dẫn làm TNTH. GV cần làm trước các TN để hướng dẫn HS viết bản tường trình được cụ thể, chính xác, phù hợp với thực tế, điều kiện thiết bị của PTN. Cần cố gắng chuẩn bị những phòng dành riêng cho cỏc giờ TN. Tất cả hoá chất, dụng cụ cần dùng phải được xếp đặt trước trên bàn để các em không phải đi lại tìm kiếm trong quá trình làm TN. Đối với những líp lần đầu vào PTN, GV cần giới thiệu những điểm chính của nội quy PTN nh­: + HS phải chuẩn bị trước ở nhà. + Phải thực hiện đúng các qui tắc phòng độc, phũng chỏy nổ. + Không được để đồ dùng riờng trờn bàn làmTN nh­: cặp, mũ, sách vở... + Không được nói chuyện riêng, đi lại lấy hoá chất và dụng cụ ở bàn khác. + Phải tiết kiệm hoá chất khi làm TN. + Khi làm xong TN, phải rửa sạch dụng cụ TN và xếp vào đúng nơi đã lấy. - Phải đảm bảo an toàn: Những TN với các chất độc, dễ nổ, gây bỏng thì không nên cho HS làm; nếu cho làm thì GV phải chú ý theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo an toàn tuyệt đối. - TN và dụng cụ phải đơn giản nhưng phải rõ ràng, chính xác và đảm bảo mĩ thuật: Cần cố gắng dùng một lượng nhỏ hoá chất sẽ GD được HS tính cẩn thận, chính xác trong công việc và tinh thần tiết kiệm của công. Ngoài ra nếu dùng lượng hoá chất nhỏ sẽ an toàn hơn. - Khi chọn các TNTH thì GV phải tính đến tác dụng của các TN đó tới việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho HS. - Đảm bảo và duy trì được trật tự của líp trong quá trình làm TN: Giê TN sẽ không có kết quả tốt nếu HS mất tập trung, gây ồn, không nghe thấy những chỉ dẫn, nhận xét của GV. Các nguyên nhân gây mất trật tự là do không đủ hoá chất, dụng cụ, lớp đụng ... - GV cần theo dõi và hướng dẫn kĩ thuật cho HS: Không nên để HS làm TN một cách tự do, cũng không nên hỏi các em những câu hỏi không cần thiết hoặc làm thay các em. GV nên chỉ dẫn cho các em những sai lầm hay thiếu sót. 1.2.3. Thực trạng sử dông TN hoá học ở trường phổ thông Để tìm hiểu thực trạng về vấn đề sử dông TN trong dạy học hoá học hiện nay, chúng tôi đã tiến hành quan sát, điều tra, phỏng vấn GV, HS một số trường THCS tại tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể: - Khảo sát cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học hoá học. - Phỏng vấn trực tiếp HS. - Phỏng vấn GV bằng phiếu với nội dung sau: PHIẾU ĐIỀU TRA 1. Xin các t
Tài liệu liên quan