Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty TNHH liên vận Minh Tường

Trong thời đại ngày nay, với xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra sôi động làm cho nền kinh tế các nước trên thế giới có điều kiện để phát triển nhanh chóng. Thị trường thế giới ngày càng trở nên thống nhất và ranh giới giữa các thị thường nội địa ngày càng trở nên mờ nhạt. Các nước có một thị trường rộng lớn để tiêu thụ hàng hoá của họ, làm cho nền sản xuất trong nước không ngừng được mở rộng.

doc87 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty TNHH liên vận Minh Tường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH bb¶aa LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề Tài : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH LIÊN VẬN MINH TƯỜNG GVHD : Ths. LÊ ĐÌNH THÁI SVTH : VÕ ĐÌNH TUYẾT LAN LỚP : 05DQN MSSV : 105401120 TP.HCM 10/2009 LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả như ngày hôm nay, con chân thành biết ơn cha mẹ người đã sinh thành, dưỡng dục, tạo điều kiện cho con có cơ hội được học tập. Cảm ơn quí thầy cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian qua. Em chân thành cảm ơn Thầy Lê Đình Thái đã hướng dẫn em hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt thành. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng các anh chị trong công ty TNHH Liên Vận Minh Tường đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo mọi điều kiện cho em có cơ hội tiếp xúc với thực tế để kiểm tra và nâng cao kiến thức đã học của mình với hoạt động thực tế, học hỏi kinh nghiệm và hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp này. Qua bốn năm học ở trường kết hợp với quá trình thực tập trong hai tháng qua tại công ty TNHH Liên Vận Minh Tường đã giúp em rất nhiều trong việc tìm hiểu, đi sâu vào thực tế, củng cố những kiến thức đã học ở nhà trường. Việc được nhận thực tập ở công ty TNHH Liên Vận Minh Tường đã là một điều đáng quý và cũng là cơ hội học hỏi rất tốt cho bản thân em trong công việc sau này. Song với kiến thức và thời gian có hạn do đó bài luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét, đánh giá chân thành từ quý Thầy Cô cũng như từ quý Công Ty. Thành thật biết ơn Sinh viên Võ Đình Tuyết Lan LỜI MỞ ĐẦU ³ Lý do chọn đề tài: Trong thời đại ngày nay, với xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra sôi động làm cho nền kinh tế các nước trên thế giới có điều kiện để phát triển nhanh chóng. Thị trường thế giới ngày càng trở nên thống nhất và ranh giới giữa các thị thường nội địa ngày càng trở nên mờ nhạt. Các nước có một thị trường rộng lớn để tiêu thụ hàng hoá của họ, làm cho nền sản xuất trong nước không ngừng được mở rộng. Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta để thúc đẩy nền kinh tế của đất nước ta phát triển nhanh chóng. Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới nghĩa là chấp nhận xu hướng hợp tác trong cạnh tranh, đồng thời từng bước học hỏi, nâng cao năng lực và trở thành một bộ phận của thế giới. Muốn việc hội nhập diễn ra thuận lợi, hàng hoá Việt Nam đựơc nhanh chóng đưa ra thế giới thì hoạt động kinh tế đối ngoại trong nước phải phát triển. Một trong những hoạt động của ngành kinh doanh xuất nhập khẩu giúp cho hàng hoá được thông quan dễ dàng từ nước này sang nước khác, làm cho hàng hoá của nước đó nhanh chóng đi đến thị trường nước ngoài để tiêu thụ, đó là hoạt động giao nhận vận tải. Hoạt động này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta, một nước đang mở cửa để giao lưu, buôn bán hàng hoá với thế giới. Hàng hoá xuất nhập vào nước ta ngày càng tăng lên với khối lượng lớn thì vai trò của hoạt động giao nhận càng thể hiện rõ. Chính tầm quan trọng đó đã thúc đẩy em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Liên Vận Minh Tường” cho Luận Văn Tốt Nghiệp của mình. ³ Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu và đánh giá tình hình kinh doanh, chúng ta có thể rút ra những tồn tại hiện nay tại công ty TNHH Liên vận Minh Tường. Từ đó, đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. ³ Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề đi sâu vào phân tích quy trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng container và nhập khẩu hàng lẻ kết hợp với phân tích tình hình hoạt động giao nhận của công ty. Từ đó, rút ra những tồn tại để khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. ³ Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp và phân tích: thống kê số liệu từ các phòng ban, tập hợp thông tin nghiên cứu từ sách báo, internet … Sau đó phân tích rút ra các kết luận. Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, và các anh chị trực tiếp thực hiện nghiệp vụ. Phương pháp liên kết: vận dụng các kiến thức đã học phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tế. ³ Kết cấu của đề tài: Lời mở đầu Chương 1 : Cơ sở lý luận cơ bản về nghệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Chương 2 : Tổng quan về công ty TNHH Liên Vận Minh Tường. Chương 3 : Tình hình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty TNHH Liên Vận Minh Tường Chương 4 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Liên Vận Minh Tường Kết luận Kiến nghị CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Tổng Quan Về Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Trên Thế Giới 1.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Trong buôn bán quốc tế, sau khi hợp đồng được ký kết thì người bán thực hiện trách nhiệm giao hàng cho người mua. Tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên mà nghĩa vụ tổ chức vận chuyển hàng được giới hạn mức độ khác nhau. Để thực hiện được trọn vẹn việc vận chuyển hàng từ tay người bán đến tay người mua phải trãi qua hàng loạt công việc như : bao bì, đóng gói, làm thủ tục hải quan, bốc hàng, vận chuyển, chuyển tải, dỡ hàng, giao cho người nhận,…thì những công việc đó gọi là dịch vụ giao nhận. Nhưng để có một khái niệm thống nhất về dịch vụ này, thì hầu như cho đến hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Liên Đoàn Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế FIATA “dịch vụ giao nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến việc vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu nhập chứng từ liên quan đến hàng hoá ”. Còn theo điều luật 163 Luật Thương Mại Việt Nam 1997 thì dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác (gọi chung là khách hàng). 1.1.2 Sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Dịch vụ giao nhận hàng hoá đã có từ lâu đời trên thế giới và theo thời gian nó cũng phát triển tương xứng với vai trò và vị trí của nó đối với nền kinh tế thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng. Sự hình thành và phát triển của dịch vụ giao nhận trên thế giới gắn liền với sự ra đời và phát triển của quá trình phân công quốc tế. Cách đây gần 500 năm, năm 1552 hãng giao nhận đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện ở Baliday, Thuỵ Sỹ với tên gọi là E.VANSAI. Hãng này kinh doanh cả vận tải, giao nhận và thu phí giao nhận rất cao khoảng 1/3 giá trị hàng hoá. Như vậy, giai đoạn đầu dịch vụ giao nhận nằm trong thể thống nhất chưa hình thành nên một đặc trưng chuyên biệt, cũng như chưa trở thành một ngành nghề chuyên nghiệp. Sau đó với sự phát triển của ngành vận tải quốc tế và thương mại thế giới, ngành giao nhận đã tách rời khỏi vận tải và bán buôn trở thành một ngành kinh doanh độc lập. Vì vậy, sự ra đời của dịch vụ giao nhận là một yêu cầu tất yếu khách quan, chính là sản phẩm của quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động. Điều đó được chứng minh qua thực tiễn, nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu họ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh của chính mình là tổ chức việc sản xuất tạo ra sản phẩm và tìm đầu ra cho sản phẩm, cho nên đa phần họ ít chú trọng đảm nhiệm tổ chức cho quá trình lưu thông hàng hoá. Chính vì vậy, họ phải thông qua một người đảm nhiệm công việc tổ chức vận chuyển đưa hàng hoá vào quá trình lưu thông, đưa hàng hoá từ tay người người bán ở nước xuất khẩu đến tay người mua ở nước nhập khẩu. Song bản chất của nhu cầu về dịch vụ giao nhận còn có sự tác động mạnh mẽ của ngành vận tải hàng hoá ngoại thương, đặc biệt là vận tải biển. Ngành vận tải biển ra đời sớm nhất, nó thúc đẩy mạnh mẽ đến sự phát triển của nền thương mại trên thế giới và nó đòi hỏi phải có một lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ nó phát triển trên mạng lưới toàn cầu mà bản thân các hãng vận tải không có khả năng về nguồn lực để phục vụ trọn gói quá trình lưu thông hàng hoá. Đồng thời các hãng vận tải cũng phải chịu những quy định giới hạn phạm vi kinh doanh của luật pháp từng quốc gia khác nhau trên thế giới. Trong mối quan hệ biện chứng gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp của mậu dịch trên thế giới và của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mà dịch vụ ngoại thương không ngừng phong phú về nội dung lẫn hình thức. Lúc ban đầu ra đời, ngành giao nhận chỉ làm một số công việc như : xếp dỡ, lưu kho hàng hoá, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận chuyển nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng,… Và ngày nay, dịch vụ giao nhận quốc tế còn tổ chức trọn gói cả quá trình lưu thông hàng hoá, cung cấp và đảm bảo đầy đủ các dịch vụ làm gia tăng giá trị hàng hoá như : tư vấn về vận tải, tư vấn về thị trường, cung cấp các dịch vụ hậu mãi,… Đặc biệt trong cuộc cách mạng vận tải đường biển – Container hoá đã mở ra một bước ngoặc mới không chỉ cho ngành vận tải mà còn cho cả lĩnh vực giao nhận hàng hoá quốc tế. Đó chính là sự ra đời của vận tải đa phương thức (Multimodal Trasports Operation) mà ngành giao nhận đã có bước đi đột phá trong lĩnh vực mới - người kinh doanh vận tải đa phương thức đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho lĩnh vực giao nhận quốc tế nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó ngành giao nhận quốc tế còn phát triển về hình thức tổ chức và đi đến thống nhất, dần dần hình thành tiếng nói chung cho ngành này trên phạm vi toàn cầu. Việc ra đời Hiệp hội giao nhận như Bỉ, Hà Lan, Mỹ,…Đặc biệt là Liên Đoàn Quốc Tế Các Hiệp Hội Giao Nhận năm 1962, gọi tắt là FIATA đã đánh dấu vị trí và tầm cở, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh của nó. 1.1.3 Phân loại hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Tuỳ theo từng cách tiếp cận mà ta có các hình thức giao nhận như : ³ Căn cứ vào phạm vi hoạt động giao nhận ta có : Giao nhận nội địa (giao nhận truyền thống) - Chủ yếu là các khâu nghiệp vụ do chủ hàng trực tiếp thực hiện theo nhiệm vụ của mình được chỉ định trong hợp đồng. - Tổ chức chuyên chở hàng hoá từ nơi này đến nơi khác, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, các điểm đầu mối và ngược lại. - Tổ chức xếp dỡ hàng hoá lên xuống các phương tiện vận tải tại các đầu mối vận tải. - Lập các chứng từ có liên quan đến giao nhận hàng hoá vận chuyển nhằm bảo vệ hàng hoá của chủ hàng. - Theo dõi và giải quyết những khiếu nại về hàng hoá trong quá trình giao nhận vận tải đồng thời thanh toán các chi phí có liên quan đến giao nhận hàng hoá. Giao nhận quốc tế : Trừ khi bản thân người giao hàng (Shipper) hoặc người nhận hàng (Consigner) muốn tự mình thực hiện bất cứ thủ tục và chứng từ nào đó. Còn thông thường thì người giao nhận thay mặt chủ hàng lo liệu quá trình vận tải qua các công đoạn. Người giao nhận có thể trực tiếp thực hiện các dịch vụ hay thông qua đại lý của họ hoặc thông qua những người ký hợp đồng phụ. ³ Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ta có : Giao nhận thuần tuý là hoạt động thuần tuý chỉ bao gồm việc gởi hàng đi hoặc nhận hàng đến. Giao nhận tổng hợp là hoạt động giao nhận bao gồm tất cả các hoạt động như : xếp dỡ, bảo quản, chuyển chở… ³ Căn cứ vào phương thức vận tải : Giao nhận hàng hoá bằng đường biển. Giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không. Giao nhận hàng hoá bằng đường thuỷ. Giao nhận hàng hoá bằng đường sắt. Giao nhận hàng hoá bằng đường ôtô. Giao nhận hàng hoá bằng đường bưu điện. Giao nhận hàng hoá bằng đường ống. Giao nhận hàng hoá bằng đường liên hợp vận tải. ³ Căn cứ vào tính chất giao hàng : Giao nhận hàng riêng là hoạt động của người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổ chức, không sử dụng lao động của dịch vụ giao nhận (giao nhận hàng hoá truyền thống). Giao nhận chuyên nghiệp là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công ty chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng (dịch vụ giao nhận). 1.1.4 Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế thế giới 1.1.4.1 Thúc đẩy mậu dịch thế giới phát triển Quá trình phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới ngày càng tăng. Thúc đẩy quan hệ mậu dịch quốc tế tăng trưởng và phát triển. Trong đó vai trò của giao nhận vận tải không những làm cầu nối cho mậu dịch quốc tế diễn ra, mà còn kích thích thương mại thế giới tăng trưởng và phát triển. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong hoạt động giao nhận vận tải đã tạo ra chiều hướng mậu dịch quốc tế ngày càng thuận lợi hơn. Đó là khoảng cách vận chuyển cũng như chi phí sẽ không còn làm trở ngại cho quá trình lưu thông hàng hoá. Đặc biệt với sự ra đời của vận tải đa phương thức, trong đó các tổ chức giao nhận là người điều hành hoạt động này đã mang lại hiệu quả to lớn cho hoạt động thương mại trên thế giới. Đơn giản hoá thủ tục hải quan cũng như thủ tục hành chính khác, không những làm giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá ngoại thương mà còn rút ngắn thời gian, đảm bảo an toàn trong vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Với tác động tích cực trên, khẳng định sự phát triển của nghiệp vụ giao nhận sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy mậu dịch thế giới phát triển ngày càng đa dạng, phong phú hơn, đồng thời tạo lập môi trường thuận lợi cho tự do thương mại toàn cầu diễn ra nhanh chóng. 1.1.4.2 Góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển của các quốc gia trong nền kinh tế thế giới Giao nhận vận tải đã tạo lập môi trường thuận lợi và động lực phát triển mậu dịch toàn cầu. Giúp các nước có điều kiện khai thác, tận dụng được lợi thế so sánh của mình, cũng như tiếp nhận được nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Từ đó, làm cơ sở phát triển lực lượng sản xuất trong nước. Do đó, giao nhận vận tải đã tác động gián tiếp đến trình độ phát triển của quốc gia. Khi lĩnh vực dịch vụ này phát triển đến trình độ cao thì lượng thời gian cần thiết trong lưu thông hàng hoá diễn ra nhanh chống hơn, tận dụng được thời cơ kinh doanh quốc tế. Đồng thời các quốc gia trong nền kinh tế thế giới có điều kiện thuận lợi tiếp thu, trao đổi kịp thời những tinh hoa của nhân loại phục vụ cho nền sản xuất trong nước phát triển. 1.2 Tổng Quan Về Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hoá Xuất Khẩu Ở Việt Nam 1.2.1 Sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập ở nước ta được hình thành chậm hơn nhiều so với các nưóc trên thế giới, bởi do những điều kiện kinh tế của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, nền sản xuất nhỏ mang tính tự cung tự cấp và còn do ảnh hưởng bởi chiến tranh kéo dài. Ngoài ra, do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, ngành ngoại thương do Nhà nước độc quyền cho nên kìm hãm quan hệ trao đổi mua bán với bên ngoài. Vì vậy, kéo theo sự chậm phát triển của ngành giao nhận vận tải nước ta. Với những lý do trên, nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu chỉ được hình thành trong những thập niên gần đây. Ban đầu hình thành, nó mang tính phân tán và hầu như hoạt động đều do chính bản thân các doanh nghiệp tự lo liệu, tự tổ chức vận chuyển chưa hình thành một ngành nghề hay một cơ quan, tổ chức chuyên nghiệp. Để tổ chức vận chuyển lưu thông hàng hoá xuất nhập khẩu, các công ty tự hình thành nên các phòng kho vận, các chi nhánh xuất nhập khẩu hay trạm giao nhận ở các các cảng hay các ga liên vận đường sắt. Khi lực lượng sản xuất trong nước phát triển, hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng tăng thì đòi hỏi Nhà nước phải tổ chức lại cơ cấu quản lý trong lĩnh vực giao nhận vận tải nhằm ngày một đáp ứng tốt hơn cho nền kinh tế nói chung và ngoại thương nói riêng. Với mục tiêu phát huy vai trò và tập trung lại một đầu mối dễ dàng cho việc quản lý, ngành giao nhận đã có sự chuyển biến tích cực, đó là có sự chuyên môn hoá trong lĩnh vực này. Năm 1970, bộ ngoại thương (nay là bộ Công thương) đã thành lập lập hai tổ chức giao nhận : Cục kho vận kiêm tổng công ty giao nhận ngoại thương. Công ty giao nhận đường bộ. Sau đó năm 1976 thì hai tổ chức này sáp nhập lại thành một, đó là Công ty Kho vận Ngoại thương (Vietrans). Với cơ chế tập trung bao cấp, đây là đơn vị duy nhất đảm nhận dịch vụ giao nhận hàng hoá ngoại thương từ sự uỷ thác của nhà xuất nhập khẩu. Vì vậy khẳng định ngành giao nhận chưa phát huy vai trò kích thích ngoại thương trong nước phát triển và còn mang tính độc quyền. Bước sang cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước, ngành giao nhận có điều kiện phát triển về quy mô và số lượng. Tính độc quyền đối với ngành nghề này không còn nữa nhiều công ty, tổ chức ra đời hoặc tự bản thân chủ hàng đứng ra hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá ngoại thương hiện nay tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh liên kết,… Cho nên ngành giao nhận đã phát triển mạnh về số lượng lẫn chất lượng dịch vụ. Đó chính là quy luật của cạnh tranh mang lại. Ngoài ra, sự ra đời của Hiệp hội giao nhận Việt Nam (1994) (VIFAS) đã tạo điều kiện cho ngành này phát triển ổn định, hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty, đồng thời mở ra thời cơ mới cho các doanh nghiệp Việt Nam khi VIFAS hội nhập Hiệp hội giao nhận thế giới (FITAS). 1.2.2 Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam 1.2.2.1 Thúc đẩy ngoại thương Việt Nam phát triển : Trong xu thế từng nước hội nhập vào mậu dịch tự do khu vực AFTA, APEC và mậu dịch thế giới WTO, vai trò của nền kinh tế đối ngoại hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nước ta. Hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy để mậu dịch thương mại nước ta phát triển, thì đòi hỏi ngành giao nhận vận tải đủ lớn mạnh để phục vụ cho hoạt động thương mại. Bên cạnh vai trò của ngành giao nhận vận tải là điều kiện cần cho hoạt động thương mại xảy ra mà ngành này còn tạo động lực và thời cơ cho hoạt động thương mại Việt Nam phát triển. Nó không những có chức năng làm di chuyển hàng hoá ngoại thương làm tăng thêm giá trị hàng hoá mà còn thiết lập mở rộng mối quan hệ trao đổi buôn bán ngoại thương. Vai trò của nghiệp vụ giao nhận không chỉ giới hạn trong khuôn khổ như người ta nói “kiến trúc sư vận tải” mà còn đóng vai trò khai thác tìm kiếm thị trường, mở rộng thị phần cho hàng hoá Việt Nam gia tăng xuất khẩu. Ngày nay, việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động giao nhận ở nước ta đã mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Như hàng hoá được chuyên chở bằng container đường biển, nhất là phương thức kinh doanh vận tải đa phương thức, thực hiện việc giao nhận từ “cửa đến cửa” (Door to Door) đã cắt giảm đi một phần chi phí không cần thiết cho hàng hoá xuất nhập khẩu. Vì vậy với sự ra đời của nhiều phương thức giao nhận mới đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển hoạt động ngoại thương nói riêng và kinh tế đối ngoại nước ta nói chung. 1.2.2.2 Thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển : Ngành giao nhận vận tải quốc tế tác động rất lớn đến nền sản xuất trong nước. Kích thích năng lực sản xuất trong nước phát triển trong vai trò người thực hiện phân phối hàng hoá đến các thị trường tiêu dùng rộng lớn trên thế giới. Đồng thời là người thực hiện việc cung ứng các nguồn lực cho hoạt động sản xuất trong điều kiện phân công lao động quốc tế như hi
Tài liệu liên quan