Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn vùng đồng bằng sông cửu long

Có thể nói rằng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu dựa vào nông nghiệp và thủy sản. Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng và lợi thế tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho phát triển nuôi cá da trơn nhờ sông Mê Kông mang lại mà không nơi nào trên thế giới có thể có được. Sản xuất cá da trơn tại Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây do sản phẩm được xuất khẩu ngày càng nhiều, mang lại hiệu quả cao và cá tra đã trở thành một mặt hàng chiến lược quan trọng, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước nuôi trồng thủy sản lớn thứ 3 và xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 trên thế giới. Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ cá da trơn trong mấy năm qua đang thể hiện sự thiếu bền vững, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Để sản xuất cá da trơn bền vững ngành Thủy sản cần phải tổ chức lại theo tư duy sản xuất hàng hoá tiên tiến phù hợp với xu hướng chung của thương mại thế giới đồng thời cũng phải có những biện pháp tích cự giúp ngành nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn Việt Nam phát triển bền vững.

doc85 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn vùng đồng bằng sông cửu long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long Bộ NN-PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VASEP : Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam DN : Doanh nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói rằng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu dựa vào nông nghiệp và thủy sản. Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng và lợi thế tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho phát triển nuôi cá da trơn nhờ sông Mê Kông mang lại mà không nơi nào trên thế giới có thể có được. Sản xuất cá da trơn tại Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây do sản phẩm được xuất khẩu ngày càng nhiều, mang lại hiệu quả cao và cá tra đã trở thành một mặt hàng chiến lược quan trọng, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước nuôi trồng thủy sản lớn thứ 3 và xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 trên thế giới. Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ cá da trơn trong mấy năm qua đang thể hiện sự thiếu bền vững, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Để sản xuất cá da trơn bền vững ngành Thủy sản cần phải tổ chức lại theo tư duy sản xuất hàng hoá tiên tiến phù hợp với xu hướng chung của thương mại thế giới đồng thời cũng phải có những biện pháp tích cự giúp ngành nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn Việt Nam phát triển bền vững. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ CÁ DA TRƠN TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I- Vai trò của ngành Thủy sản. 1. Ngành Thủy sản có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003. Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản đã có những bước tiến không ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội ngành Thuỷ sản thời kỳ 1991 - 2000 đã được hoàn thành vượt mức: Bảng 1.1: Kết quả đạt được của ngành Thủy sản thờ kì 1991 - 2000 CHỈ TIÊU Đơn vị Kế hoạch Thực hiện Tổng sản lượng thuỷ sản Trong đó: - Sản lượng khai thác hải sản - Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tấn - - 1.600.000 1.000.000 600.000 2.174.784 1.454.784 720.000 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản triệu USD 900 - 1.000 1.478,6 Thu hút lao động thuỷ sản nghìn người 3.000 3.400 (Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản ) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá. Bảng 1.2: Giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành kinh tế GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD) Năm Toàn quốc Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ Nông - Lâm - Thuỷ sản Tổng số Riêng Thuỷ sản 1996 7.255,9 4.214,1 3.041,8 670,0 1997 9.185,0 5.952,0 3.233,0 776,5 1998 9.360,3 6.036,0 3.324,3 858,6 1999 11.540,0 8.627,8 2.912,2 976,1 2000 14.308,0 10.186,8 4.121,2 1.478,5 2001 15.100,0 10.090,4 5.009,6 1.816,4 Tốc độ tăng trưởng bình quân 13,0 14,9 9,5 14,6 (Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản ) Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra là 17,4%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 8,2 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tăng 1,7 tỷ USD, nhóm nhiên liệu - khoáng sản tăng 0,2 tỷ USD, nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng 3,7 tỷ USD và nhóm hàng khác tăng 2,6 tỷ USD. Hơn thế nữa, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm sau đều cao hơn năm trước. So với năm 2006, năm 2007 đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc ở cả ba nhóm ngành: ngành nông nghiệp đã tưng 2,34%; ngành lâm nghiệp tăng 1,1%; ngành thủy sản cao nhất đạt 10,38%. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã đóng góp tích cực vào quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong 10 thành viên của “ câu lạc bộ 1 tỷ USD trở lên” thì nông, lâm, thủy sản đã đóng góp 5 thành viên trong đó thủy sản là ngành có đóng góp đứng thứ 4 sau dầu thô, dệt may và giày dép. Hình1.1: Câu lạc bộ 1 tỷ USD trở lên năm 2007 ( Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2007-2008 Việt Nam và Thế giới) Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản… Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc… với các hình thức nuôi lồng, bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao; nuôi đặc sản được mở rộng. Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. 2. Ngành Thủy sản đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ. Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. 3. Ngành Thuỷ sản cũng góp phần tích cực đối với vấn đề phúc lợi xã hội. Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm). Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%. II- Xu hướng nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn trên Thế giới hiện nay. Theo dự báo của Trung tâm Thủy sản Thế giới, đến năm 2010 nhu cầu thủy sản toàn thế giới vào khoảng 156.723 nghình tấn, trong đó nhu cầu thủy sản thực phẩm chiếm 81,8% và nhu cầu thủy sản phi thực phẩm chiếm 18,2%. Riêng các nước đang phát triển, đặc biệt là khu vực Châu Á năm 2010 sẽ chiếm 58% mức tiêu thụ thủy sản toàn thế giới, kế tiếp là khu vực Châu Âu và Nga chiếm 13%, Caribee và Nam Mỹ chiếm 12%, các châu lục khác sẽ chiếm tỷ trọng dưới 10% tổng nhu cầu thủy sản toàn thế giới. Trong các mặt hàng thủy sản, các mặt hàng cá da trơn, cá hồi, cá ngừ và cá biển sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo. Có thể thấy được rằng nhu cầu thủy sản thế giới là rất lớn trong khi nguồn cung khai thác ngày càng giảm dần. Nuôi trồng thủy sản đang trở nên quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho con người. Các sản phẩm chế biến từ các loài cá da trơn đặc biệt là cá tra của Việt Nam đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của thế giới. Bảng 1.3: Dự báo tiêu thụ thủy sản trên thế giới đến năm 2010 TT Các chỉ tiêu Châu Phi Bắc Mỹ Caribê Nam Mỹ Châu Á Châu Âu và Nga Châu Đại Dương Toàn Thế giới 1 Tổng nhu cầu (nghìn tấn) 8.735 9.047 19.180 91.310 20.589 7.862 156.723 2 Dân số (triệu người) 997 332 595 4.145 713 34 6.816 4 Mức tiêu thụ đầu người (kg) 8,0 23,4 10,6 20,2 20,5 22,1 17,8 ( Nguồn: trung tâm Thủy sản Thế giới (World Fish Center)) Cũng theo trung tâm Thủy sản Thế giới, xu hướng và nhu cầu tiêu dùng thủy sản thế giới từ nay cho đến năm 2020 tiếp tục tăng mạnh. Riêng sản phẩm cá tra, cá ba sa đang được các nước nhập khẩu quan tâm xem như là sản phẩm thay thế cá thịt trắng có nguồn gốc từ các vùng biển , nhờ giá cá tương đối thấp, chất lượng thơm ngon, sản lượng dồi dào và ổn định. Các nhà máy chế biến thủy sản tại Châu Âu rất cần nguồn nguyên liệu cá tra, cá ba sa để chế biến và cung cấp cho các thị trường. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng nhu cầu tiêu dùng thủy sản đặc biệt là cá da trơn là do tình hình kinh tế – chính trị trên Thế giới trong những năm gần đây có rất nhiều biến động đã dẫn đến những thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng. Xu hướng ẩm thực trên Thế giới đang có sự dịch chuyển từ thịt sang cá do yếu tố sức khỏe: ăn nhiều thức ăn chứa chất béo sẽ khiến cơ thể mắc các chứng bệnh như béo phì, xơ vỡ động mạch... là những căn bệnh rất phổ biến ngày nay đặc biệt là ở các nước phương Tây; trong khi đó, các động vật thủy, hải sản không chứa cholestron nên rất an toàn cho cơ thể con người nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, lượng cá đánh bắt tự nhiên trên biển không thể tăng thêm do yếu tố môi trường, sinh thái. Cả thế giới đều phải dựa vào cá nuôi. Thêm vào đó, Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 đã kéo theo một loạt hiệu ứng dây chuyền ở các nền kinh tế khác trên thế giới. Những thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản thể hiện khá rõ nhưng biến động về nhập khẩu trong đó có nhập khẩu thực phẩm. Một số khảo sát mới đây ở Mỹ cho thấy có đến 1/3 người tiêu dùng chuyển sang các loại thực phẩm rẻ hơn, việc đi ăn nhà hàng giảm tới 25%, thói quen tiêu dùng của người dân đã thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Cá da trơn là loại mặt hàng được người tiêu dùng khá ưa chuộng bởi nó có giá thành rất rẻ, dễ chế biến và đầy đủ chất dinh dưỡng mà không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, người tiêu dùng đặc biệt là đối với các nước nhập khẩu cá da trơn, các thông số của con cá da trơn như: nguồn gốc, chất lượng vệ sinh, dư lượng kháng sinh trong thịt cá... bắt buộc phải tuân theo quy định cực kỳ nghiêm ngặt nhằm trành tổn hại cho người tiêu dùng. Từ những xu hướng tiêu dùng trên, nhiều quốc gia đã chọn cá da trơn làm đối tượng quan trọng trong chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản và không chỉ tạo sản phẩm tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Ở Việt Nam, cá da trơn- tiêu biểu là cá tra, cá ba sa- đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng. Xu hướng nuôi cá da trơn trên thế giới hiện nay là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển nghề nuôi bền vững. Việt Nam cũng đang đi vào xu hướng đó. Các nước trên thế giới khi mua sản phẩm đều muốn biết rõ nguồn gốc, quá trình nuôi, nuôi trong điều kiện thế nào, vùng nuôi có làm ô nhiễm môi trường không... Do đó, để có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới, chúng ta phải phát triển những mô hình nuôi đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. III- Những lý luận chung về phát triển bền vững nuôi trồng và tiêu thụ cá da trơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 1. Khái niệm phát triển bền vững. Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi trường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất. Một số định nghĩa của Khoa học Môi trường bàn về phát triển bền vững như: - Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế. - Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. - Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai (Gôdian và hecdue, 1988, GS. Grima Lino). Định nghĩa này bao gồm hai nội dung then chốt: các nhu cầu của con người và những giới hạn đối với khả năng của môi trường đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai của con người. - Phát triển là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau. (Nguyễn Mạnh Huấn, Hoàng Đình Phu- Những vấn đề kinh tế –xã hội và văn hoá trong phát triển bền vững, Hà Nội 3/1993, trang 17,18). Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi Công nghệ hiện đại, Công nghệ sạch, Công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc từ sản phẩm kinh tế –xã hội. Muốn vậy, phải giải quyết các mâu thuẫn như sản xuất –nhu cầu-tài nguyên thiên nhiên và phân phối, vốn đầu tư, cũng như Công nghệ tiên tiến cho sản xuất. Các nước trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế –xã hội khác nhau, đưa đến hiện tượng có nước giàu và nước nghèo, nước công nghiệp phát triển và nước nông nghiệp. Do đó cần xem xét bốn vấn đề: con người, kinh tế, môi trường và công nghệ, qua đó phân tích phát triển bền vững và có đạt được mục tiêu phát triển bền vững. - Về kinh tế, phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội. - Về con người, để đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dân sẽ tích cực tham gia bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải đào tạo một đội ngũ các nhà giáo đủ về số lượng, cũng như các thầy thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên gia, các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống. - Về môi trường, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên như đất trồng, nguồn nước, khoáng sản… Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh. Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực. - Về Công nghệ, phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụng cácnguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả các loại hình công nghệ sạch trong sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp cần đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất. Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. 2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững. Ở Việt Nam, phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “ Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”. Phát triển bền vững là quá trình phát triển nhằm thực hiện 4 nhóm mục tiêu lớn: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường và mục tiêu an ninh quốc gia. Giữa các nhóm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngoài mục tiêu an ninh quốc phòng, mối quan hệ qua lại giữa 3 nhóm mục tiêu lớn của phát triển bền vững có thể được mô tả như sau: Hình 1.2: Các nhóm mục tiêu phát triển bền vững. Mục tiêu kinh tế Tăng trưởng cao ổn định Phát triển bền vững Mục tiêu xã hội Cải thiện xã hội Công bằng xã hội Phát triển NNL Mục tiêu môi trường Cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên Bền vững kinh tế đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu nười cao; cơ cấu kinh tế phải hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định; lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng. Bền vững về xã hội lý giải một điều rừng liệu xã hội có thể coi là phát triển bình thường, nếu dân số giảm sút? Nếu đảo chính, chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh liên miên xảy ra cướp đi sinh mạng và mọi thành quả của lao động? Để tránh được các tai biến xã hội nói trên, phát triển phải mang tính nhân văn. Quá trình đó bao gồm: mở rộng các cơ hội lựa chọn cho mọi người; mọi người cùng tham gia vào quá trình phát triển và mọi người cùng được hưởng lợi từ quá trình phát triển này. Bền vững về môi trường, đối với từng cá nhân cũng như cả loài người, môi trường có 3 chức năng: là không gian sinh tồn của con người (cả số lượng và chất lượng ); là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; là nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người. Vì thế, môi trường bền vững là môi trường luôn luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiện cả ba chức năng nói trên. Xã hội phát triển bền vững là xã hội mà con người có cuộc sống chất lượng cao trên nền tảng sinh thái bền vững. Do tầm quan trọng đối với sự phát triển của toàn nhân loại mà phát triển bền vững được đánh giá thông qua các tiêu chí như sau: Bảng 1.4: Các tiêu chí và ý nghĩa
Tài liệu liên quan