Đề tài Một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của kinh tế nông hộ

Nền văn minh nông nghiệp ra đời sớm nhất và đã tồn tại hàng vạn năm trên Trái Đất, là một ngành không thể thay thế được, cho dù trong thế kỷ XXI và sau này nữa khi các trình độ kỹ thuật điện tử, hoá sinh phát triển cao độ. Nông nghiệp –nông dân –nông thôn đã trải qua nhiều thăng trầm của các phương thức sản xuất. Nhiều nước đi tìm con đường khác nhau để rút ngắn quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn

pdf22 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của kinh tế nông hộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nền văn minh nông nghiệp ra đời sớm nhất và đã tồn tại hàng vạn năm trên Trái Đất, là một ngành không thể thay thế được, cho dù trong thế kỷ XXI và sau này nữa khi các trình độ kỹ thuật điện tử, hoá sinh phát triển cao độ. Nông nghiệp – nông dân – nông thôn đã trải qua nhiều thăng trầm của các phương thức sản xuất. Nhiều nước đi tìm con đường khác nhau để rút ngắn quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Họ đã thử nghiệm phương pháp bần cùng hoá nông dân, để trên cơ sở đó thiết lập các xí nghiệp nông nghiệp tư bản chủ nghĩa với lao động nông nghiệp làm thuê. Mãi cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX người ta vẫn lầm tưởng con đường phát triển nông nghiệp theo kiểu công nghiệp như vậy. Nhưng từ thực tế nông nghiệp diễn ra hoàn toàn trái ngược. Ơ các nước tư bản phát triển, các nước đang phát triển cũng như ở các nước xây dựng xã hội theo mô hình xã hội chủ nghĩa, thì cuối cùng nền nông nghiệp cũng hình thành các trang trại với những quy mô khác nhau, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. Trên cơ sở nhu cầu phát triển các nông hộ (trang trại gia đình) hợp tác với nhau sản xuất hàng hoá, dịch vụ với quy mô đa dạng và thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, cung cầu… Thực tiễn đó đã thúc đẩy nhiều nhà nghiên cứu khoa học, kinh tế, xã hội học… nghiên cứu nghiêm túc về hộ và kinh tế hộ trong nền kinh tế nông thôn. Từ một nước lạc hậu, sản xuất tự cấp tự túc, nay bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hoá, đối với nước ta đây là một sự nghiệp mới mẻ. Bởi vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về sự tồn tại và phát triển khách quan của hình thức kinh tế nông hộ trong sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu xu hướng vận động và phát triển của nó trong cơ chế mới, để từ đó có những giải pháp phù hợp tạo điều kiện thúc đẩy qua trình phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng, nền nông nghiệp và nông thôn nói chung theo hướng phát triển hàng hoá, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Xuất phát từ sự cấp thiết của vấn đề, từ yêu cầu thực tiễn như đã nêu ở trên. Đồng thời với mục đích khẳng định vai trò, vị trí của kinh tế hộ nông dân trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới nền kinh tế hiện nay của nước ta. Qua việc sưu tầm tài liệu, xử lý những thông tin gắn với thực tiễn, tiểu luận đã có những nghiên cứu sơ bộ về kinh tế nông hộ, góp phần làm rõ hơn về cơ sở lý luận, về đặc trưng, xu hướng vận động và phát triển của kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình làm tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi sai sót, rất mong bạn đọc và thầy nhận xét, đóng góp ý kiến để tiểu luận hòan chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Kinh teá noâng hoä Gvhd : TS. Traàn Vaên Nhöng 2 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ NÔNG HỘ I - KINH TẾ NÔNG HỘ VÀ SỰ TỒN TẠI KHÁCH QUAN CỦA NÓ TRONG NÔNG NGHIỆP: 1. Về khái niệm kinh tế nông hộ : Kinh tế nông hộ hay còn gọi là kinh tế hộ nông dân đã có từ lâu. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì các hình thức tổ chức sản xuất và các quan hệ sản xuất cũng biến đổi theo, bản thân khái niệm về kinh tế nông hộ cũng có sự thay đổi và tương ứng với trình độ của nền sản xuất. Trong phương thức sản xuất trước Chủ nghĩa tư bản (CNTB), kinh tế nông hộ đồng nghĩa với kinh tế nông dân cá thể - phổ biến là tiểu nông của nền nông nghiệp sản xuất nhỏ. Trong CNTB, kinh tế nông hộ là hình thức kinh tế phổ biến của những nông hộ sản xuất hàng hóa thường được gọi là các nông trại gia đình. Khi phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa (XHCN) ra đời, kinh tế nông hộ có sự biến đổi cơ bản về hình thức và nội dung của nó. Trong thời kì sau tập thể hoá sản xuất nông nghiệp các nước XHCN như Việt Nam, Trung Quốc tiến hành cải cách, đổi mới theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mô hình nông hộ xã hội với các đơn vị kinh tế khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Kinh tế nông hộ tồn tại với nhiều hình thức sở hữu (Nhà nước, tập thể, cá thể) gắn liền với thị trường và sản xuất hàng hoá, phát triển theo hướng nông hộ sản xuất hàng hoá ( hay nông trại gia đình) và hợp tác, nó khác xa với kinh tế hộ tiểu nông cá thể trước đây. Kinh tế nông hộ là kinh tế độc lập tự chủ nhưng nó tồn tại và phát triển gắn liền với kinh tế tập thể và các doanh nghiệp Nhà nước. Ngay cả một bộ phận các hộ nông dân cá thể trước đây, nay cũng đang trong quá trình biến đổi, có hộ trở thành thành viên của các tổ chức hợp tác, có hộ trở thành hộ tư nhân sản xuất hàng hoá lớn nhưng không thể tồn tại biệt lập với kinh tế Nhà nước và các hình thức kinh tế khác. Như vậy, có thể nói kinh tế nông hộ nói chung không phải là một thành phần kinh tế độc lập, nhưng nó có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Khi nghiên cứu về khái niệm khái niệm “hộ”, các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa về hộ dưới những giác độ khác nhau. Hộ: - Là gia đình coi như một đơn vị chính quyền. - Là đơn vị những người cùng ăn ở với nhau. - Là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công. Theo Liên Hiệp Quốc: hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ. Những năm gần đây đã có nhiều cuộc thảo luận nghiên cứu nghiêm túc về khái niệm hộ giữa các nhà nghiên cứu cũng như các nhà chỉ đạo thực tiễn. Tại cuộc hội thảo Quốc tế lần 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980, các nhà đại biểu nhất trí cho rằng: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”. Kinh teá noâng hoä Gvhd : TS. Traàn Vaên Nhöng 3 Như vậy, hộ là một nhóm người cùng huyết tộc, sống chung hay không sống chung với những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có chung một ngân quỹ. Qua các điểm khác nhau về khái niệm hộ trên đây, có thể gút lại một số điểm cần lưu ý khi phân định “hộ”: - Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc. - Hộ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà. - Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung. - Cùng tiến hành sản xuất chung. Nên lưu ý rằng từ “ăn chung” không chỉ có ý nghĩa ăn thông thường, nó còn hàm nghĩa phân phối chung nguồn thu nhập mà các thành viên của hộ sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. * Về hộ nông dân: Nông hộ (hộ nông dân): là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Là gia đình sống bằng nghề nông. Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản. Theo Traianop, hộ nông dân là đơn vị sản xuất “rất ổn định” và là “phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”. Hộ nông dân có những đặc trưng riêng biệt, nó có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác, do đó có thể thấy rằng: nông hộ là một đơn vị kinh tế xã hội đặc biệt. Theo tác giả Frankellis “nông dân là các hộ gia đình là nông nghiệp có quyền kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”. Với định nghĩa này, tác giả Frankellis đã bao quát các đặc trưng kinh tế cơ bản của nông hộ. Nhưng điểm hạn chế của định nghĩa này là không chỉ ra được khả năng của hộ nông dân hoà nhập vào thị trường hoàn hảo của nền kinh tế hiện đại, mà ở đó bản thân người làm chủ các hoạt động kinh tế nông nghịêp vốn là những người nông dân thực thụ. Định nghĩa này chỉ đúng với nông dân ở các nước đang phát triển. 2. Quan điểm của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa cộng sản khoa học về kinh tế nông hộ: 2.1. Quan niệm về kinh tế tiểu nông: C.Mac và Ph.Angghen đã để lại nhiều di sản lý luận quý báu về kinh tế, trong đó có lý luận về tiểu nông và kinh tế tiểu nông. Sau cách mạng vô sản, Ph.Angghen cho rằng tiểu nông là “người chủ ruộng đất hoặc người tá điền – và nhất là người chủ – một mảnh ruộng cần thiết để nuôi gia đình họ. Cũng như tiểu thủ công nghiệp, người tiểu nông là một người lao động, anh ta khác với người vô sản hiện đại ở chỗ anh ta sở hữu những tư liệu lao động”. Mác đã nhận xét quá trình sản xuất của tiểu nông: “Mỗi gia đình nông dân riêng lẻ, gần như tự túc hoàn toàn, tự mình trực tiếp sản xuất ra đại bộ phận những cái mình tiêu dùng. Do đó họ kiếm cho mình những tư liệu sinh hoạt bằng cách trao đổi với thiên nhiên nhiều hơn là trao đổi với xã hội”. Kinh teá noâng hoä Gvhd : TS. Traàn Vaên Nhöng 4 Như vậy, theo như những nhận định trên đây thì người tiểu nông là người lao động, không sử dụng là lao động làm thuê, không cần nhiều ruộng đất, sản xuất của họ mang tính tự cung tự cấp. Một nền kinh tế như vậy là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ, cần phải phát triển lên sản xuất hàng hoá, trước hết bằng cách cải tạo kinh tế tiểu nông. 2.2. Quan niệm về con đường vận động của kinh tế nông hộ: Lúc đầu khi nghiên cứu con đường công nghiệp hóa đặc thù của nước Anh; Mác đã đưa sự tiên đoán rằng giai cấp nông dân sẽ bị thủ tiêu cùng với sự phát triển của đại công nghiệp. Trong nông nghiệp cũng sẽ diễn ra quá trình tách lao động ra khỏi tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất, và kết hợp chúng lại theo phương thức là sở hữu tư bản chủ nghĩa, và lao động làm thuê. Sau này, chính ở nước Anh dẫu rằng quá trình công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng cùng với sự tước đoạt và xoá bỏ kinh tế nông hộ một cách quyết liệt, nhưng các nông trại gia đình vẫn tồn tại và tỏ rõ hiệu quả của nó so với các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Nông trại gia đình đã dần dần thay thế các xí nghiệp nông nghiệp sử dụng lao động làm thuê. Vì vậy, Mác đã nhận thấy dự đoán ban đầu của mình là không thích hợp, khi viết quyển Tư bản III, ông đã rút ra kết luận “Ngay ở nước Anh siêu công nghiệp… với thời gian cho đến nay đã khẳng định hình thức lãi nhất không phải là nông trại công nghiệp hoá mà là nông trại gia đình thực tế không dùng lao động làm thuê. Ơ những nước còn giữ hình thức tư hữu, chia đất thành khoảng nhỏ, giá lúa mì rẻ hơn ở những nước có phương thức sản xuất TBCN”. Như vậy, rõ ràng lao động Mác đã thấy rõ sự tồn tại khách quan của kinh tế khách quan của kinh tế nông hộ do tính hiệu quả của nó, và con đường phát triển đặc thù của nông nghiệp không giống như trong công nghiệp. Lênin đã có nhiều công lao trong việc phát triển những luận điểm của Mac- Angghen. Lúc đầu, Lênin cho rằng nền kinh tế của chế độ mới không còn là kinh tế hàng hoá. Giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền sẽ quản lý trực tiếp toàn bộ quá trình sản xuất và phân phối. Toàn bộ xã hội sẽ như một công xưởng khổng lồ. Nhưng sau nội chiến, nông dân Nga đã phản ứng gay gắt đối với chính sách trưng mua lương thực. Nông nghiệp và cả nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ, kiệt quệ. Lênin đã nhận rõ sai lầm của chính sách cộng sản thời chiến và thay đổi quan điểm của mình về kinh tế hàng hóa, về kinh tế tiểu nông. Trong chính sách kinh tế mới, Lênin cho rằng phải liên minh với nông dân, đặc biệt là tầng lớp trung nông. Lênin cũng đã nêu một quan niệm mới về chế độ kinh tế hợp tác. Người quan niệm rằng hợp tác xã của hàng triệu người tiểu nông chính là “bước quá độ sang một chế độ mới bằng con đường giản đơn nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân”. Nhà nước cần khuyến khích các hộ nông dân để họ tự nguyện liên kết với nhau trong những hợp tác xã như một tất yếu khách quan. Như vậy, theo các nhà kinh điển thì nền kinh tế tiểu nông là nền sản xuất tự cấp tự túc, cần phải cải tạo và đưa các hộ nông dân lên trình độ sản xuất hàng hoá. Nhưng cải tạo tiểu nông không phải là dùng mệnh lệnh hay bạo lực tước đoạt họ mà là phải tôn trọng quyền tự chủ của họ, giúp đỡ họ vươn lên phát triển, trên cơ sở đó khuyến khích họ liên kết với nhau một cách tự nguyện, cùng có lợi để tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chính họ. 3. Đặc thù của sản xuất nông nghiệp quy định sự tồn tại khách quan của kinh tế nông hộ. 3.1. Đặc thù sinh học: Kinh teá noâng hoä Gvhd : TS. Traàn Vaên Nhöng 5 Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống, khác với đối tượng sản xuất của công nghiệp là những vật vô tri vô giác, các cây trồng vật nuôi torng nông nghiệp là những sinh vật, chúng có quá trình phát sinh, phát triển và suy thoái. Quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình chuyển hóa vật chất năng lượng cho quá trình sinh trưởng của cây trồng và do địa bàn sản xuất nông nghiệp lại bố trí trên phạm vi không gian rộng lớn nên sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, nó chịu sự chi phối của các điều kiện sinh sống như môi trường chế độ dinh dưỡng, thời tiết, khí hậu… không chỉ trong quá trình sản xuất sinh học mà cả những công việc sau thu hoạch như bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cũng mang tính sinh học. Các nông sản khó bảo quản và không dễ kéo dài thời gian chế biến, tiêu thụ như sản phẩm công nghiệp. Do vậy sản xuất nông nghiệp thường mang tính không ổn định , không chắc chắn. Ngoài ra yếu tố kinh tế nó còn mang tính sinh vật thuần tuý. 3.2. Đặc thù của lao động sản xuất nông nghiệp Trong nông nghiệp, thời gian lao động và thời gian sản xuất không trùng khớp. Thời gian sản xuất kéo dài suốt thời kì sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, còn thời gian lao động lại mang tính chất thời vụ. Tuy lao động mang tính thời vụ, nhưng cây trồng lại đòi hỏi phải được quan tâm chăm sóc trong suốt thời kì sinh trưởng, tức là trong suốt cả thời gian sản xuất Do thời gian kéo dài phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, mọi công đoạn trong quá trình sản xuất đều phụ thuộc vào kết quả cuối cùng, chi phí của từng khâu lao động không quyết định trực tiếp kết quả cuối cùng, do đó rất khó kiểm tra đánh giá từng khâu công việc như trong công nghiệp. Vì thế, tổ chức lao động kiểu làm công, phân phối theo ngày công hay theo kết quả từng khâu công việc là không thích hợp và kém hiệu quả. Do lao động mang tính thời vụ nên khi thời vụ thì cần nhiều lao động, lúc nông nhàn lại cần ít lao động. Hiện tượng thừa lao động lúc nông nhàn ở nông thôn là rất phổ biến. Chính vì thế, trong sản xuất nông nghiệp khó chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá như trong công nghiệp. Trong nông nghiệp cần đến hình thức tổ chức lao động gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả, biết kết hợp các loại lao động, biết tận dụng mọi khả năng và thời gian để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. 3.3. Đặc thù của tư liệu sản xuất đặc biệt ruộng đất: Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, không gì có thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Ruộng đất không chỉ là địa bàn diễn ra quá trình sản xuất mà còn là và chủ yếu là nơi kết hợp lao động và các yếu tố tự nhiên để nuôi dưỡng cây trồng. Trên một khía cạnh nào đó, có thể nói đất đai cũng mang tính sinh học của cây trồng. Nếu đất đai được chăm sóc bồi bổ thường xuyên thì cây trồng mới có năng suất cao. Ngược lại, nếu không được chăm sóc tốt hoặc canh tác theo kiểu bóc lột sẽ gây thiệt hại lâu dài cho sản xuất. Qua lịch sử các cuộc cách mạng nông nghiệp cho đến nay, người ta đều thừa nhận rằng muốn kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả thì đất đai phải có người chủ cụ thể, và người chủ ấy không phải ai khác mà phải là người lao động trực canh trên từng mảnh đất ấy. Nói tóm lại, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp như đặc tính sinh học của đối tượng sản xuất, đặc thù của lao động sản xuất, của tư liệu sản xuất trong nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có những điều kiện sau đây: - Cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp phải được chăm sóc tỉ mỉ, chu đáo. Kinh teá noâng hoä Gvhd : TS. Traàn Vaên Nhöng 6 - Ruộng đất phải có chủ cụ thể, ổn định. - Tổ chức lao động trong nông nghiệp phải gọn nhẹ, linh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất. - Người lao động trong nông nghiệp không chỉ phải có tính cần cù, có kĩ năng và kinh nghiệm sản xuất mà còn phải có tấm lòng của một người chủ, có tình yêu đối với cây con, với đất đai của mình. Họ không chỉ được làm chủ về lao động, về tư liệu sản xuất (trước hết là đất đai), làm chủ quá trình sản xuất mà còn phải được làm chủ quá trình phân phối sản phẩm. 4. Những nét đặc trưng của kinh tế nông hộ: Những đòi hỏi sản xuất nông nghiệp trên đây xác định vị trí của kinh tế nông hộ và tính hiệu quả của nó. Đồng thời chính đặc thù của sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông dân đã làm cho kinh tế nông hộ có những đặc trưng sau đây: Thứ nhất: kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mà đối tượng sản xuất là các sinh vật. Người nông dân- người chủ thực sự của quá trình sản xuất trực tiếp tác động vào quá trình sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, không qua khâu trung gian, họ làm việc không kể giờ giấc, bám sát ruộng đồng nên đạt hiệu quả cao. Thứ hai: kinh tế nông hộ có khả năng sử dụng hợp lý lao động và tạo việc làm ở nông thôn. Kinh tế nông hộ có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp, trong một hộ có nhiều loại lao động, vì vậy hộ vừa là chủ thể trực tiếp điều hành quản lý tất cả các khâu vừa trực tiếp điều hành quản lý tất cả các khâu, vừa trực tiếp làm nhiều khâu công việc của quá trình sản xuất. Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, nên thời gian nông nhàn ở nông thôn thường thiếu việc làm nghiêm trọng. Hiện nay ở nước ta, lao động trong nông nghiệp chỉ sử dụng khoảng 40% quỹ thời gian. Thực tiễn ở các nước trên thế giới và cả ở nước ta cho thấy kinh tế nông hộ là một trong những hình thức cơ bản để thực hiện kết hợp nông nghiệp với các ngành phi nông nghiệp. Hộ nông dân là chủ thể trực tiếp đối phó với tình trạng mất cân đối đấi đai, lao động và việc làm ở nông thôn. Vì vậy, họ thường tìm cách sử dụng những điều kiện vật chất vốn có để kết hợp với sức lao động, tạo ra sản phẩm và thu nhập. Do mức đầu tư cho lao động trong các nông hộ nhỏ hơn trong công nghiệp, tức là tỉ trọng giữa lao động vật hóa và lao động sống để tạo việc làm mới thấp, như số liệu sau đây: - Vốn đầu tư của hộ cá thể: 1,3 triệu đồng/1 lao động/1 việc làm. - Xí nghiệp tư nhân: 3tr đồng/1lao động/1 việc làm. - Kinh tế quốc doanh địa phướng (vốn tài sản cố định) : 12 tr đồng/1 lđ/1 việc làm ( chưa kể vốn lưu động). Chính vì vậy, cùng một điều kiện về vốn, kinh tế nông hộ có ưu thế hơn trong việc phát triển các ngành nghề tạo công ăn việc làm trong điều kiện hiện nay. Thứ ba: kinh tế nông hộ có khả năng tự điều chỉnh rất cao. Do có chung một cơ sở kinh tế, chung ngân sách gia đình, nên mọi thành viên trong gia đình đều chịu trách nhiệm và có lợi ích chung về kết quả cuối cùng, cũng như cùng chịu chung những thiệt hại về mùa màng do thiên tai, sâu bệnh hay những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm… việc điều chỉnh giữa tích luỹ, tiêu dùng đầu tư phát triển sản xuất thường được quyết định theo các mục tiêu của hộ, có khi dành cả một phần sản phẩm chủ yếu đầu tư cho sản xuất, Kinh teá noâng hoä Gvhd : TS. Traàn Vaên Nhöng 7 song cũng có khi không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Tính cơ động này làm cho kinh tế nông hộ có khả năng thích ứng nhất định với sự thay đổi đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất. Do là đơn vị sản xuất gọn nhẹ, linh hoạt, lại làm chủ hoàn toàn quá trình sản xuất nên kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo ra sức cạnh tranh trong sản xuất- kinh doanh nông nghiệp. Thứ tư: kinh tế nông hộ là một đơn vị tự tạo nguồn lao động không chỉ tái sản xuất sức lao động mà còn tái sản xuất ra lao động kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những kinh nghiệm sản xuất, những kỹ năng lao động, thậm chí cả tình yêu đối với ruộng đồng được đào luyện hàng ngày trong các nông hộ cho các nông gia tương lai. Có lẽ còn hoàn hảo hơn bất cứ sự đào t
Tài liệu liên quan