Đề tài Một số vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam

Năm 2005 là năm đánh dấu sự thay đổi lớn trong hệ thống văn bản pháp luật (VBPL) kinh tế Việt Nam. Cùng với Bộ luật dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, hai văn bản pháp luật bao gồm Luật đầu tư 2005 và Luật doanh nghiệp 2005 đã bước đầu tạo ra một khung pháp lý thống nhất, đồng bộ, thông thoáng, rõ ràng và minh bạch cho hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ta. Bên cạnh việc cho ra đời các công cụ pháp lý phù hợp cho toàn thể các doanh nhân, nhà quản lý và những người đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại, hệ thống các VBPL này thực sự là bước đi định hướng, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam thực thi các thoả thuận mà Quốc hội và Chính phủ đã cam kết trong các điều ước song phương, đa phương, cũng như khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, đã làm phát sinh và phát triển nhiều lĩnh vực kinh doanh mới như: đầu tư chứng khoán, nhượng quyền thương mại, kinh doanh đa cấp và các ngành nghề kinh doanh gắn liền với công nghệ thông tin. Gần đây, cùng với sự sôi động của thị trường chứng khoán, một thị trường khác cũng đang có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư, các chủ thể kinh doanh, các tổ chức, cá nhân đó là thị trường mua bán doanh nghiệp. Với những đặc điểm tích cực được xác định, mua bán doanh nghiệp là một trong những cách lựa chọn tốt nhất để giải quyết tình trạng bế tắc của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, gặp khó khăn về tài chính. Đặc biệt là, khi muốn chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mới hay khi muốn khởi đầu một công việc kinh doanh mà chưa có đầy đủ cơ sở vật chất, hệ thống khách hàng chưa được thiết lập, hoặc chưa có một tên thương mại nổi tiếng, các nhà đầu tư thường tìm đến với hoạt động mua bán doanh nghiệp. Tuy vậy, không thể phủ nhận được là hoạt động mua bán doanh nghiệp là một lĩnh vực kinh doanh tương đối mới. Tại Việt Nam, các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực này vẫn còn chưa được tổng kết thành hệ thống lý luận trong khoa học pháp lý. Mặt khác, trên thực tế, hệ thống pháp luật hiện nay của Việt Nam còn thiếu các quy định để điều chỉnh trực tiếp, đồng bộ cho hoạt động mua bán doanh nghiệp. Chỉ với một vài điều luật như điều 145 của Luật doanh nghiệp 2005, quy định về quyền bán doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp tư nhân, hoặc một vài điều trong Nghị Định 80/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 chỉ điều chỉnh bộ phận mua bán công ty nhà nước thì chưa thể gọi là đủ để điều chỉnh quan hệ pháp luật tương đối rộng lớn và phức tạp này. Bên cạnh đó, một vài bất cập trong những quy định hiện hành cũng có thể được chỉ ra như: pháp luật yêu cầu sau khi mua lại doanh nghiệp nhất định chủ sở hữu mới phải tiến hành đăng kí kinh doanh lại, vì vậy, thực chất của việc mua bán doanh nghiệp chính là hoạt động mua bán tài sản, chuyển nhượng tài sản doanh nghiệp mà không chuyển nhượng tư cách pháp lý. Có thể nói, những quy định này không phù hợp với quan điểm nhìn nhận hoạt động mua bán doanh nghiệp là hoạt động có tính thương mại, theo đó, người mua không những được chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp mà còn phải được khai thác các thuộc tính thương mại của nó, có nghĩa là được tiếp tục kinh doanh bằng tư cách pháp lý của doanh nghiệp.

doc48 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên