Đề tài Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh, hệ thống từ ngữ gọi tên riêng, hệ thống từ ngữ gọi tên chung

Nam Bộ là một vùng đất mới của người Việt ở phương nam. Do có thuận lợi về điều kiện tự nhiên nên Nam Bộ có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Tính cách, tâm hồn, nếp sinh hoạt của con người ở đây cũng có những nét rất riêng so với cội nguồn. Đó là những con người bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét hết mình và vẫn giữ được đức cần cù, chịu khó, lòng yêu nước, thương nòi vốn có của dân tộc. Một miền đất giàu có, trù phú với mênh mang sông nước và những con người nhân hậu là sức lôi cuốn những ai yêu quý và quan tâm đến cuộc sống con người nơi đây. 0.1.2. Phương ngữ Nam Bộ (PNNB), từ địa phương Nam Bộ không những phản ánh cách phân cắt hiện thực của người Nam Bộ mà nó còn mang những nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất mới. Đây là nguồn đề tài hấp dẫn cho các nhà văn hoá học, ngôn ngữ học Nghiên cứu định danh trong ngôn ngữ chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hoá, ngôn ngữ và tư duy. Mối quan hệ này thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau trong ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Trong đó, cấp độ từ vựng là rõ ràng nhất. Định danh có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống con người. Nếu đối tượng xung quanh con người không có tên gọi thì con người sẽ mất phương hướng, ảnh hưởng đến giao tiếp và tư duy. “Mất cái tên gọi con người sẽ mất một trong những khả năng định hướng trong thế giới quanh mình” [9; 167]. Định danh từ vựng trong PNNB là một vấn đề khá thú vị và chưa được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Qua việc nghiên cứu về đặc điểm định danh từ vựng, đề tài thử góp phần lí giải một phần đặc điểm của PNNB. Đồng thời, qua đó hiểu thêm về môi trường tự nhiên, xã hội, thấy được nét độc đáo về văn hoá của miền đất tận cùng Tổ quốc này.

doc105 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh, hệ thống từ ngữ gọi tên riêng, hệ thống từ ngữ gọi tên chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Dẫn nhập 0.1. Lí do chọn đề tài 0.2. Phạm vi nghiên cứu 0.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 0.3.1. Mục đích nghiên cứu 0.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 0.4. Lịch sử vấn đề 0.4.1. Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ 0.4.2. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt và trong PNNB 0.5. Phương pháp nghiên cứu 0.6. Bố cục luận văn Chương một: Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh 1.1. Một số vấn đề chung về Nam Bộ 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1.1. Địa hình, đất đai 1.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 1.1.1.3. Sông rạch 1.1.1.4. Đảo, bờ biển và rừng 1.1.1.5. Hệ quả 1.1.2. Đặc điểm xã hội 1.1.2.1. Nguồn gốc dân cư 1.1.2.2. Đời sống và tổ chức xã hội 1.1.3. Đặc trưng văn hoá Nam Bộ 1.1.3.1. Văn hoá và các thành tố văn hoá 1.1.3.2. Đặc trưng văn hoá Nam Bộ 1.1.3.3. Sự biến đổi và giao thoa văn hoá ở Nam Bộ 1.1.4. Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ 1.1.4.1. Kh.niệm PN; từ đ.phương, phân vùng, xác định vùng PNNB 1.1.4.2. Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ 1.1.4.3. Sự tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ 1.2. Định danh từ vựng 1.2.1. Khái niệm định danh 1.2.2. Định danh từ vựng 1.2.3. Đặc trưng văn hoá trong định danh 1.3. Tiểu kết Chương hai: Hệ thống từ ngữ gọi tên riêng 2.1. Địa danh 2.1.1. Nguồn gốc 2.1.2. Cấu tạo 2.1.3. Phương thức biểu thị 2.1.4. Ngữ nghĩa 2.2. Nhân danh 2.2.1. Nguồn gốc 2.2.2. Cấu tạo 2.2.3. Phương thức biểu thị 2.2.4. Ngữ nghĩa 2.3. Tiểu kết Chương ba: Hệ thống từ ngữ gọi tên chung 3.1. Định danh động vật 3.1.1. Nguồn gốc 3.1.2. Cấu tạo 3.1.3. Phương thức biểu thị 3.1.4. Ngữ nghĩa 3.2. Định danh thực vật 3.2.1. Nguồn gốc 3.2.2. Cấu tạo 3.2.3. Phương thức biểu thị 3.2.4. Ngữ nghĩa 3.3. Định danh công cụ, phương tiện sản xuất và sinh hoạt 3.3.1. Nguồn gốc 3.3.2. Cấu tạo 3.3.3. Phương thức biểu thị 3.3.4. Ngữ nghĩa 3.4. Định danh đơn vị đo lường dân gian 3.4.1. Nguồn gốc 3.4.2. Cấu tạo 3.4.3. Phương thức biểu thị 3.4.4. Ngữ nghĩa 3.5. Định danh về sông nước và hoạt động trên sông nước 3.5.1. Nguồn gốc 0 3.5.1. Nguồn gốc 3.5.2. Cấu tạo 3.5.3. Phương thức biểu thị 3.5.4. Ngữ nghĩa 3.6. Định danh những sản phẩm được chế biến từ nông sản, thuỷ sản 3.6.1. Nguồn gốc 3.6.2. Cấu tạo 3.6.3. Phương thức biểu thị 3.6.4. Ngữ nghĩa 3.7. Tiểu kết Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục DẪN NHẬP 0.1. Lí do chọn đề tài 0.1.1. Nam Bộ là một vùng đất mới của người Việt ở phương nam. Do có thuận lợi về điều kiện tự nhiên nên Nam Bộ có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Tính cách, tâm hồn, nếp sinh hoạt của con người ở đây cũng có những nét rất riêng so với cội nguồn. Đó là những con người bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét hết mình và vẫn giữ được đức cần cù, chịu khó, lòng yêu nước, thương nòi vốn có của dân tộc. Một miền đất giàu có, trù phú với mênh mang sông nước và những con người nhân hậu là sức lôi cuốn những ai yêu quý và quan tâm đến cuộc sống con người nơi đây. 0.1.2. Phương ngữ Nam Bộ (PNNB), từ địa phương Nam Bộ không những phản ánh cách phân cắt hiện thực của người Nam Bộ mà nó còn mang những nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất mới. Đây là nguồn đề tài hấp dẫn cho các nhà văn hoá học, ngôn ngữ học… Nghiên cứu định danh trong ngôn ngữ chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hoá, ngôn ngữ và tư duy. Mối quan hệ này thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau trong ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Trong đó, cấp độ từ vựng là rõ ràng nhất. Định danh có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống con người. Nếu đối tượng xung quanh con người không có tên gọi thì con người sẽ mất phương hướng, ảnh hưởng đến giao tiếp và tư duy. “Mất cái tên gọi con người sẽ mất một trong những khả năng định hướng trong thế giới quanh mình” [9; 167]. Định danh từ vựng trong PNNB là một vấn đề khá thú vị và chưa được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Qua việc nghiên cứu về đặc điểm định danh từ vựng, đề tài thử góp phần lí giải một phần đặc điểm của PNNB. Đồng thời, qua đó hiểu thêm về môi trường tự nhiên, xã hội, thấy được nét độc đáo về văn hoá của miền đất tận cùng Tổ quốc này. 0.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về định danh từ vựng, luận văn tập trung nghiên cứu về hệ thống từ ngữ gọi tên riêng (như: địa danh, nhân danh), hệ thống từ ngữ gọi tên chung (như: những sản phẩm được chế biến từ nông sản, thuỷ sản; các loại động thực vật; những công cụ, phương tiện lao động và sinh hoạt của con người; những đơn vị đo lường dân gian và nhóm từ liên quan đến sông nước) sau khi tìm hiểu về những vấn đề chung về Nam Bộ và về định danh. Như vậy, đối tượng khảo sát của chúng tôi bao gồm từ và ngữ định danh. Luận văn cũng chỉ nghiên cứu phương thức định danh trực tiếp, không có điều kiện nghiên cứu phương thức gián tiếp. Sở dĩ chúng tôi giới hạn như vậy vì một mặt, bản thân không đủ năng lực, khuôn khổ luận văn không cho phép; mặt khác, chỉ khảo sát hệ thống từ ngữ nói trên bởi vì những từ ngữ này được sử dụng nhiều trong đời sống cộng đồng người dân Nam Bộ, gắn bó với môi trường tự nhiên, thể hiện được đặc trưng văn hoá Nam Bộ. 0.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 0.3.1. Mục đích nghiên cứu: Từ kết quả nghiên cứu tiếng nói của người Nam Bộ thông qua các tài liệu có được của các tác giả đi trước, qua thực tiễn lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân địa phương, luận văn nhằm tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, đưa ra những nhận xét bước đầu về những đặc điểm có tính quy luật trong việc định danh hiện thực của tiếng nói Nam Bộ. Đó cũng chính là đặc điểm ngôn ngữ – văn hoá của vùng đất này. 0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau: + Tìm hiểu về đặc điểm về tự nhiên và xã hội của Nam Bộ. + Tìm hiểu đặc trưng văn hoá của Nam Bộ. + Nêu lên những đặc điểm của PNNB. + Nghiên cứu về sự tri nhận hiện thực qua việc định danh từ ngữ trong PNNB. 0.4. Lịch sử vấn đề 0.4.1. Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ Nghiên cứu PNNB có các tác giả tiêu biểu: - Hoàng Thị Châu (1989) nghiên cứu PNNB trong phương ngữ Nam (như cách chia vùng của tác giả) và với công trình Tiếng Việt trên các miền đất nước của mình. Bà chú ý đặc biệt đến vấn đề ngữ âm: “Tác giả... dựa vào những phương pháp của ngôn ngữ học và phương ngữ học để miêu tả, phân tích, giới thiệu với bạn đọc những biến thể địa phương của tiếng Việt, lí giải các nguyên nhân xã hội và các quy luật biến đổi ngữ âm đã tạo ra sự đa dạng đó” [8; 5,6]. Tác giả cho rằng đây là sự khác biệt đáng tin cậy và thể hiện lịch sử phát triển của tiếng Việt. Tuy nhiên, vì ranh giới phân vùng của tác giả về phương ngữ Nam quá rộng, do đó có một số vấn đề về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, tác giả đã có những nhận xét không chỉ dành riêng cho PNNB. - Nguyễn Văn Ái (1994): Do cách phân vùng của tác giả khác với Hoàng Thị Châu - hẹp hơn về phạm vi địa lí, do đó ông miêu tả đặc trưng ngôn ngữ vùng này cụ thể hơn. Cách xác định vùng PNNB của tác giả trùng khớp với ranh giới địa lí hiện nay. Đây cũng là quan điểm phân vùng của tác giả luận văn. Các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Ái về PNNB khá nhiều. Tuy nhiên, cuốn được giới nghiên cứu nhắc đến nhiều hơn là Từ điển phương ngữ Nam Bộ. - Trần Thị Ngọc Lang (1995): Công trình khoa học (PTS) của bà nghiên cứu tương đối toàn diện về PNNB. Từ công trình này, tác giả đã cho xuất bản cuốn Phương ngữ Nam Bộ – những khác biệt về từ vựng – ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ. Ngoài ra, bà còn có nhiều bài viết khác về PNNB, trong đó đáng chú ý là bài viết Điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ Nam Bộ (so sánh với Bắc Bộ) (Tạp chí Ngôn ngữ số 2/ 2002). - Hồ Lê (1992) cùng với nhóm tác giả của mình (Huỳnh Lứa, Thạch Phương, Nguyễn Quang Vinh) nghiên cứu PNNB dưới góc nhìn văn hoá trong Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ. - Cao Xuân Hạo (2001) lại đặc biệt quan tâm tới hệ thống âm vị của các phương ngữ. Ông đối chiếu hệ thống âm vị của PNNB với phương ngữ Hà Nội, Nam Trung Bộ, cả phát âm cổ để tìm ra nét khu biệt của hệ thống âm vị trong phương ngữ này. Đây là ý kiến của ông trong bài viết “Hai vấn đề âm vị học của phương ngữ Nam Bộ” in trong Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa. - Bùi Khánh Thế (2001) và nhóm cộng tác trong Mấy vấn đề về tiếng Việt hiện đại đã dành một số trang nghiên cứu đặc điểm ngữ âm của PNNB qua đặc điểm ngữ âm tiếng Sài Gòn mà tác giả cho đó là tiếng Nam Bộ chuẩn. - Huỳnh Công Tín (1999) nghiên cứu về ngữ âm PNNB với luận án tiến sĩ Hệ thống ngữ âm tiếng Sài Gòn (So sánh với phương ngữ Hà Nội và một số phương ngữ khác ở Việt Nam). Ngoài ra, anh cũng có một số bài viết về ngôn từ của PNNB, cách diễn đạt của người dân vùng ĐBSCL. 0.4.2. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt và trong phương ngữ Nam Bộ - Nguyễn Đức Tồn (2002): Trong công tình Tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) của mình, ông đã đưa ra một số vấn đề về lí thuyết định danh ngôn ngữ; tìm hiểu đặc điểm dân tộc của định danh động vật, thực vật, bộ phận cơ thể người… so sánh với ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Nga. Đây là một công trình nghiên cứu theo hướng lí thuyết thuộc về lĩnh vực tâm lí – ngôn ngữ học tộc người – một lĩnh vực khá mới mẻ đối với ngành ngôn ngữ học Việt Nam. Trước đó, ông cũng đã có một bài viết Đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn ngữ qua hiện tượng từ đồng nghĩa (Tạp chí Ngôn ngữ số 3/ 1993) ít nhiều liên quan đến lĩnh vực này. - Đỗ Hữu Châu (1998, 1999) trong Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt đã dành nhiều trang nói về chức năng định danh của tín hiệu ngôn ngữ. Ông khẳng định vai trò quan trọng của định danh trong giao tiếp và tư duy của con người, miêu tả một cách cụ thể và thuyết phục quá trình định danh trong tiếng Việt. Tuy nhiên, ông chỉ thừa nhận định danh ở cấp độ từ, không thừa nhận định danh ở cấp độ cụm từ (trừ cụm từ ở dạng định danh hóa) và câu. Ông cho cụm từ tự do chỉ có chức năng biểu vật. - Lí Toàn Thắng (2002, 2005): Một phần quan trọng trong cuốn Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương và đặc biệt là cuốn Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt của ông là công trình về đại cương ngôn ngữ học tâm lí và ngôn ngữ học tri nhận. Phần này liên quan đến lí thuyết về định danh, về sự phân cắt hiện thực của con người. - Lê Trung Hoa (2002, 2003) đặc biệt chú ý đến mảng địa danh, nhân danh. Các cuốn sách đáng chú ý về hai mảng này là: Họ và tên người Việt Nam, Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học, Từ điển địa danh Thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh. - Trịnh Sâm (2002): Cuốn sách Đi tìm bản sắc tiếng Việt của ông là tập hợp những bài viết về tiếng Việt. Trong đó, PNNB và định danh là hai vấn đề có liên quan đến đề tài khảo sát ở đây. Ngoài ra, bản sắc văn hoá Việt được ông tìm hiểu qua ngôn ngữ địa phương Nam Bộ. Ông gợi ra một số vấn đề thú vị liên quan đến định danh trong bài viết “Về cơ chế ngữ nghĩa – tâm lí trong tổ hợp song tiết chính phụ tiếng Việt”. - Nguyễn Thuý Khanh (1994): Với các bài viết về định danh động vật ở tiếng Việt và tiếng Việt so sánh với tiếng Nga, tác giả đã cho người đọc nắm được khá cụ thể và sâu sắc về một lĩnh vực của định danh trong tiếng Việt. Đó là các bài viết: Đặc điểm định danh tên gọi động vật trong tiếng Việt, Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên động vật tiếng Việt, Đặc điểm định danh của trường tên gọi động vật tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt... Trong luận văn của mình, chúng tôi muốn khẳng định lại những thành tựu của các công trình đi trước. Tuy nhiên, trước những vấn đề còn tranh cãi, chúng tôi cũng chọn cho mình một quan niệm mà theo chúng tôi là có tính thuyết phục và được nhiều người đồng tình hơn. Chẳng hạn như phân vùng PNNB theo sự phân vùng địa lí như hiện nay, quan điểm võ đoán và phi võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ. Đồng thời, chúng tôi đi sâu vào định danh từ vựng trong PNNB – vấn đề mà các tác giả đi trước chưa quan tâm nhiều. 0.5. Phương pháp nghiên cứu 0.5.1. Đề tài tham khảo các tài liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực như: tự nhiên, lịch sử, văn hoá, xã hội, kinh tế của đồng bằng Nam Bộ; liên quan đến các lĩnh vực ngôn ngữ học như từ vựng học, ngôn ngữ học tri nhận, ngữ pháp học, phong cách học, ngữ dụng học; đến các tài liệu nghiên cứu về tiếng Việt nói chung, PNNB nói riêng của các nhà ngôn ngữ học uy tín. 0.5.2. Phương pháp chủ yếu sử dụng để thực hiện đề tài là phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp thống kê – phân loại, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp miêu tả: - Vấn đề định danh từ vựng có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau như: văn hoá học, tâm lí học, xã hội học, dân tộc học v.v. Do đó, khi thực hiện đề tài, chúng tôi vừa phải có sự vận dụng tổng hợp kiến thức các chuyên ngành, vừa sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để có thể tìm hiểu đặc điểm định danh từ vựng trong PNNB một cách toàn diện và sâu sắc. - Tiến hành tập hợp ngữ liệu thu thập được qua các tài liệu khoa học, qua điền dã để làm căn cứ triển khai đề tài hoặc minh hoạ cho các luận điểm. Thống kê, phân loại ngữ liệu, tư liệu. - So sánh các ngữ liệu, số liệu từ vựng đã thống kê được giữa các vùng phương ngữ khác, đối chiếu với các thời kì khác nhau trong PNNB. - Miêu tả những ngữ liệu minh hoạ cho những nhận xét bước đầu về định danh các trường từ vựng trong PNNB. Các phương pháp trên chúng tôi không thực hiện riêng lẻ, biệt lập mà phối hợp với nhau trong suốt quá trình nghiên cứu. 0.6. Bố cục luận văn Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba chương. Thứ tự tên các chương như sau: Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh, Hệ thống từ ngữ gọi tên riêng, Hệ thống từ ngữ gọi tên chung. Ở chương một, luận văn trình bày các vấn đề về đặc điểm tự nhiên như địa hình, đất đai, khí hậu, thuỷ văn, hệ thống sông rạch, đảo, bờ biển và rừng. Đây là điều kiện để tạo nên những ưu thế cũng như hạn chế về môi trường ở vùng đất mới. Nó tác động, chi phối đến đời sống sinh hoạt, đến tâm hồn, tính cách của con người nơi đây. Ở chương này, luận văn cũng trình bày một số vấn đề về nguồn gốc dân cư, cách tổ chức xã hội rất riêng của Nam Bộ; phác hoạ đôi nét về đặc trưng và sự giao thoa văn hoá ở Nam Bộ. Những điều này, không thể không liên quan tới đặc điểm ngôn ngữ của người Việt ở phương nam. Luận văn cũng đồng quan điểm với các tác giả đi trước về khái niệm phương ngữ, từ địa phương. Chúng tôi cố gắng trình bày một cách ngắn gọn về việc phân vùng phương ngữ trong tiếng Việt, đưa ra quan niệm mà chúng tôi cho là hợp lí trong việc xác định ranh giới vùng PNNB để tiện cho việc nghiên cứu. Luận văn trình bày cơ sở lí luận về định danh, dẫn ra những khái niệm về định danh, định danh từ vựng. Đây là những quan niệm của những nhà ngôn ngữ học có uy tín và được nhiều người thừa nhận. Bên cạnh đó, chương này còn quan tâm đến các nội dung như quy trình định danh, một số đặc điểm trong định danh từ vựng, đặc trưng văn hoá trong định danh. Ở đây, chúng tôi cũng chọn cho mình một quan niệm về cơ sở định danh (võ đoán và phi võ đoán) trước những quan niệm trái chiều nhau. Phương ngữ và định danh là hai vấn đề có tính chất cơ sở có thể coi là điểm xuất phát làm định hướng cho việc triển khai đề tài ở chương hai và ba. Nhìn chung, nội dung chương một không mới. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng trình bày ngắn gọn, hệ thống, chọn lọc những ý cơ bản và chỉ nhấn mạnh đến những vấn đề phục vụ cho mục đích của đề tài. Mặt khác, chương này cũng có một vài ý kiến nhỏ được nhìn nhận theo quan điểm riêng của tác giả luận văn. Đóng góp chủ yếu của luận văn tập trung ở chương thứ hai và thứ ba. Ở hai chương này, chúng tôi tập trung trình bày những vấn đề như: đặc điểm nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm về phương thức biểu thị, đặc điểm ngữ nghĩa trong định danh từ vựng. Luận văn lần lượt trình bày các đối tượng định danh mà chúng tôi cho là mang dấu ấn rất nhiều của ngôn ngữ vùng đất Nam Bộ. Chương một MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NAM BỘ VÀ ĐỊNH DANH 1.1. Một số vấn đề chung về Nam Bộ Nam Bộ gồm 19 tỉnh thành, chia thành hai khu vực: miền Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL, còn gọi là Tây Nam Bộ). ĐNB gồm các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh; ĐBSCL gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ. Vị trí địa lí Nam Bộ: phía bắc và tây - bắc giáp Cam-pu-chia, tây - nam giáp vịnh Thái Lan; đông và nam giáp biển Đông; đông - bắc giáp Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Nam Bộ có diện tích: 63.258 km2 (ĐNB: 23.545 km2, ĐBSCL: 39.713 km2), dân cư: 27,3 triệu người (ĐNB:10,8 triệu người; ĐBSCL: 16.5 triệu người) – (số liệu năm 2001). Có thể đánh giá chung về Nam Bộ như sau: “Vùng đất Nam Bộ bao gồm cả hai khu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long – địa bàn định cư cuối cùng của những thế hệ lưu dân Việt – là một vùng thiên nhiên vừa hào phóng vừa khắc nghiệt, nơi hàm chứa nhiều tiềm năng phong phú, nơi khí hậu thuận hoà, sông rạch chằng chịt, có nhiều cửa sông lớn thông ra đại dương tạo nên những điều kiện đặc thù cho sự quần cư và sáng tạo đời sống cộng đồng, cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, khai thác thuỷ hải sản, xây dựng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và mở rộng giao lưu với bên ngoài. Tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính cách, tâm lí, phong cách ứng xử của người Việt ở nơi đây.” [52; 3] 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1.1. Địa hình, đất đai Nếu ĐNB địa hình thoải, có độ cao trung bình thì ĐBSCL do thuộc hạ lưu sông Mê Công nên địa hình thấp và bằng phẳng. Đồng bằng Nam Bộ có diện tích lớn nhất trong số các đồng bằng của cả nước, rộng 36000 km2. Miền ĐNB là đồng bằng bồi tụ – xâm thực rộng lớn, có độ cao khoảng 100 m, là phù sa cổ, đất xám được nâng lên. Ngược lại, ĐBSCL là vùng đồng bằng thấp, ngập nước, đang tiếp tục hình thành, có độ cao trung bình khoảng 2 m được cấu tạo bởi phù sa mới có nguồn gốc sông – biển và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều. Ở đây, hằng năm nước lũ tràn ra hai bên các bờ sông làm ngập cả một vùng rộng lớn hàng triệu ha, nhiều nơi ngập tới 2 m vào mùa lũ. Vùng không bị ngập có diện tích rộng lớn, đất đai phì nhiêu, là vựa lúa, vựa cây trái nổi tiếng Nam Bộ. Đất ruộng có thể chia thành hai loại: ruộng núi và ruộng cỏ. Ruộng núi còn gọi là sơn điền, là nơi đất cao, khô, nhiều cây cối, tập trung ở các vùng Bà Rịa, Biên Hoà (Đồng Nai), ở các miền đất cao khu vực sông Vàm Cỏ, Mỹ Tho… Ở đây có nhiều bãi, giồng đất màu mỡ, ít lũ lụt, nước ngọt quanh năm. Ruộng cỏ còn gọi là thảo điền, là nơi đất thấp, nhiều cỏ lác, sình lầy, mùa khô nứt nẻ lọt bàn chân, tập trung nhiều ở tả ngạn sông Tiền, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu… 1.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn Khí hậu Nam Bộ là khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới nóng ẩm quanh năm. Độ ẩm trung bình hằng năm từ 80 – 90 %. Thời tiết hai mùa mưa, nắng. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười. Lượng mưa dồi dào, 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa. ĐBSCL có mùa nước nổi (mỗi năm từ ba đến bốn tháng). Hằng năm cứ khoảng tháng 10 âm lịch có hiện tượng thuỷ triều lên cao nhất. Một tháng hai lần nước rong hay nước lớn (thường vào ngày 15 và 30 âm lịch) và hai lần nước kém hay nước ròng (thường vào ngày 9, 10 và 24, 25 âm lịch). Trong mỗi ngày đều có nước lớn, nước ròng… Nam Bộ là vùng đất rất đa dạng sinh học. Khí hậu - thuỷ văn ở đây tạo điều kiện cho động thực vật sinh sôi nảy nở, thích hợp cho việc phát triển nguồn sinh vật trên cạn và dưới nước, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, cho phát triển thuỷ hải sản. 1.1.1.3. Sông rạch Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch (cả kênh tự nhiên và kênh đào) ở Nam Bộ dày đặc, chằng chịt. Hệ thống sông Cửu Long với hai nhánh lớn sông Tiền và sông Hậu. Hệ thống sông này tạo ra chín cửa sông trước khi hoà vào biển Đông. Chín cửa đó là (tính theo thứ tự từ Bắc vào Nam): Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu (đúng ra là C