Đề tài Một số ý kiến về phát triển hệ thống nông nghiệp tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Tại Việt Nam, từ rất lâu đời nông nghiệp đã hình thành và phát triển cho đến nay. Không thể phủ nhận vai trò của nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Tuy vậy ở bất cứ quốc gia nào, việc duy trì, phát triển sản xuất nông nghiệp cũng là vấn đề khá khó khăn, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đang ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng đối với sản phẩm của ngành này. Việt Nam hiện nay đang là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiều mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu, các loại thịt, trứng, thủy sản như cá, tôm Góp phần thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp trong tương lai của cả nước thì mỗi địa phương cần tìm ra những giải pháp thích hợp cho phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương mình. Để làm được điều đó thì bước đầu tiên là cần phải ưu tiên những giải pháp, biện pháp nhằm hoàn thiện, phát triển hệ thống nông nghiệp của địa phương một cách hợp lý, qua đó tận dụng được những lợi thế so sánh của địa phương về các điều kiện tự nhiên, xã hội cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp.

docx12 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số ý kiến về phát triển hệ thống nông nghiệp tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, từ rất lâu đời nông nghiệp đã hình thành và phát triển cho đến nay. Không thể phủ nhận vai trò của nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Tuy vậy ở bất cứ quốc gia nào, việc duy trì, phát triển sản xuất nông nghiệp cũng là vấn đề khá khó khăn, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đang ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng đối với sản phẩm của ngành này. Việt Nam hiện nay đang là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiều mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu, các loại thịt, trứng, thủy sản như cá, tômGóp phần thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp trong tương lai của cả nước thì mỗi địa phương cần tìm ra những giải pháp thích hợp cho phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương mình. Để làm được điều đó thì bước đầu tiên là cần phải ưu tiên những giải pháp, biện pháp nhằm hoàn thiện, phát triển hệ thống nông nghiệp của địa phương một cách hợp lý, qua đó tận dụng được những lợi thế so sánh của địa phương về các điều kiện tự nhiên, xã hội cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn nói trên, tôi đã lựa chọn đề tài tiểu luận: “Một số ý kiến về phát triển hệ thống nông nghiệp tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội”. Cơ sở lý luận về hệ thống nông nghiệp Khái niệm hệ thống nông nghiệp Khái niệm hệ thống Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh thế thống nhất và vận động, nhờ đó xuất hiện những thuộc tính mới, thuộc tính mới đó gọi là tính trồi. Hệ thống được tiến hành phân loại dựa vào các dấu hiệu phân loại khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu như sau: Phân loại theo mối quan hệ với môi trường thì hệ thống được chia thành hệ thống đóng và hệ thống mở. Hệ thống đóng là hệ thống không có quan hệ với môi trường, hệ thống mở là hệ thống có quan hệ với môi trường. Phân loại theo độ đa dạng thì các hệ thống được chia thành hệ thống đơn giản và hệ thống phức tạp. Phân loại theo sự phụ thuộc vào yếu tố thời gian của các quan hệ và trạng thái của hệ thống thì hệ thống được chia thành hệ thống động (phụ thuộc vào thời gian) và hệ thống tĩnh (không phụ thuộc vào thời gian). Phân loại theo mức độ biểu hiện của cơ cấu có hệ thống có cơ cấu mở và hệ thống hiện, hệ một cơ cấu và hệ đa cơ cấu. Phân loại theo tính chất thay đổi trạng thái của hệt hống được chia thành hệ ngẫu nhiên và hệ tái định. Phân loại theo chế độ phân cấp, hệ phân cấp: là hệ được đem phân loại theo cấp số với một hệ thống cho trước. Phân cấp là sự không bình đẳng về quyền hạn, cso hệ thống cấp trên và cấp dưới. Ngược lại là hệ thống không phân cấp. Khái niệm về hệ thống nông nghiệp Cho đến nay có nhiều định nghĩa về hệ thống nông nghiệp: “Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thảo mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học – sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội văn hóa, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật.” - (Vissac 1979) “Hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu của mọt không gian nhất định đáp ứng với các điều kiện và nhu cầu của thời điểm ấy.” - (Mozoyer 1986) “Hệ thống nông nghiệp thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của một không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp các nhân tố tự nhiên, xã hội, kinh tế và kỹ thuật.” - (Touve, 1988) Tóm lại khái niệm hệ thống nông nghiệp xuất phát từ hai cách tiếp cận là tiếp cận hệ thống nông trại của các nước nói tiếng Anh (Farming System) và tiếp cận hệ thống nông nghiệp của Pháp (Argicultural system). Phân loại hệ thống nông nghiệp Nông nghiệp du canh Nông nghiệp du canh là sự thay đổi nơi sản xuất từ vùng này sang vùng khác, từ khu đất này sang khu đất khác khi độ phì của đất đã nghèo kiệt. Ở Việt Nam hiện nay có 3 hình thức nông nghiệp du canh chủ yếu đó là: Du canh tiến triển: là kiểu canh tác sử dụng triệt để độ phì của đất, năng suất cây trông giảm sút mạnh hoặc do canh tác liên tục không làm cỏ quá nhiều so với thu hoạch cây trồng nên người dân bỏ hẳn hoặc không sử dụng mảnh đất đó nữa và dời đi nơi khác. Du canh theo hình thức luân canh (du canh quay vòng): người dân canh tác từ 2 đến 3 năm, nơi đất tốt có thể là 5 năm, thời gian bỏ hóa có thể là 8 đến 10 năm trở lên. Du canh bổ trợ: Người dân không chỉ biết canh tác nương rẫy mà còn biết canh tác cả ruộng lúa nước. Nông nghiệp du mục Du mục là một phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu gắn liền với các hệ thống chăn nuôi được di chuyển liên tục từ vùng này sang vùng khác. Nông nghiệp định canh Nông nghiệp chuyên môn hóa Là những hệ thống nông nghiệp chuyên sản xuất một hoặc hai loại sản phẩm nhất định. Do đặc điểm của điều kiện tự nhiên, vị trí xã hội hay tập quán xã hội mà một vùng nào đó hay đơn vị sản xuất nào đó với mục tiêu đạt hiểu quả kinh tế cao, hoặc do sự phân công xã hội mà họ chỉ chuyên sản xuất một hay hai sản phẩm chính. Nông nghiệp hỗn hợp Hệ thống nông nghiệp hỗn hợp là hệ thống sản xuất bao gồm nhiều loại sản phẩm, có cả sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi. Nông nghiệp hỗn hợp thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi, hai hệ thống trồng trọt và chăn nuôi được phối hợp nhịp nhàng, cân đối và hỗ trợ cho nhau để tạo ra nhiều sản phẩm. Nông nghiệp định canh ở vùng núi Việt Nam Nông nghiệp định canh miền núi đã hình thành từ lâu, thường tập trung chủ yếu ở vùng thung lũng khá bằng phẳng, vùng cao nguyên bằng phẳng, một số vùng cao, dốc. Có hai hình thức nông nghiệp định canh ở miền núi là: + Nông nghiệp định canh không có tưới: Đây là hình thức canh tác hoàn toàn phục thuộc vào nước trời. Người nông dân phải có những kinh nghiệm về mùa vụ gắn với khí hậu thời tiết ở địa phương để bố trí thời vụ cây trồng thích hợp. + Nông nghiệp định canh không có tưới: Hình thức canh tác này ít phụ thuộc vào chế độ mưa. Cây trồng được tưới chủ động bằng hệ thống tưới tự chảy hoặc hệ thống thủy lợi (có hồ, đập, mương, máng, máy bơm). Nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp Sản xuất nông nghiệp không cần đất: Kỹ thuật thủy sinh là kỹ thuật trồng cây trong dung dịch chất dinh dưỡng, không cần đất. Sản xuất Protein đơn bào Sản xuất thực phẩm giống thịt Chiết xuất thực vật xanh Sản xuất tôm Nông nghiệp công nghệ cao Vai trò của hệ thống nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì định hướng chung của Nhà nước là xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời duy trì quy mô và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm có nhu cầu nội địa lớn nhưng khả năng cạnh tranh trung bình như các sản phẩm chăn nuôi, đường mía Những định hướng này có liên hệ mật thiết đến sự thay đổi và phát triển hệ thống nông nghiệp của từng địa phương cũng như cả nước. Ngược lại chỉ khi hệ thống nông nghiệp thay đổi thì mới tạo ra được sự thay đổi của cơ cấu ngành nông nghiệp. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với toạ độ địa lý 210 vĩ bắc và 1050 kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây bắc, nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả vùng, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung tâm Thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như: Sông Hồng - Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413 Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,46 km2, dân số khoảng 18 vạn người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã; có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân Thành phố Sơn Tây, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố giai đoạn 2000 - 2003 là 344 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12,5%/năm (trong khi mục tiêu Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI đề ra cho năm 2005 là 12%/năm), gồm các ngành nghề chính như: chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, cơ khí điện, sản xuất vật liệu xây dựng, Thực hiện Nghị quyết 03/NQ/TƯ (khóa IX), Thành phố đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết 25/NQ/TƯ ngày 19-10-2001 về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005. Để phục vụ cho mục tiêu phát triển công nghiệp, thời gian qua thành phố đã triển khai quy hoạch điểm công nghiệp Phú Thịnh, Sơn Đông, đồng thời bổ sung thêm ba cụm và một điểm công nghiệp với tổng diện tích 416 ha. Đến nay, các điểm công nghiệp đã thu hút 26 dự án, trong đó có 10 dự án đang làm thủ tục thuê 86 nghìn m2 đất và hai dự án bắt đầu đi vào hoạt động. Các dự án đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 450 người, tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp ở thành phố. Bên cạnh sản xuất công nghiệp, hoạt đông thương mại - du lịch - dịch vụ trên địa bàn phát triển tương đối khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành thương mại đạt 13,9%/năm. Riêng năm 2003, tổng doanh thu thương mại đạt khoảng 352 tỷ đồng tăng 30,4% so với năm 2001. Trong đó, doanh thu từ hoạt động du lịch và dịch vụ tư nhân, tăng từ 113 tỷ đồng (năm 2001), lên 131 tỷ đồng (năm 2003). Kết quả này cho thấy vai trò không nhỏ của khối kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. Tuy nhiên, với giá trị thu được còn nhỏ bé, ngành du lich - thương mại - dịch vụ vẫn bộc lộ nhiều hạn chế trong việc phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế du lịch nhằm đưa ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thành phố  Sơn Tây đang chủ trương xây dựng quy hoạch hạ tầng cơ sở du lịch như quy hoạch cụm di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm, đầu tư xây dựng các điểm du lịch ở Đồng Mô, Xuân Khanh, tích cực thực hiện công tác quảng bá du lịch đến với bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng du lịch của Sơn Tây,Đây là những động thái tích cực tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho ngành du lịch, dịch vụ của thành phố trong tương lai. Nội dung, phương pháp phát triển hệ thống nông nghiệp tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội Dựa vào những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội sẵn có, thị xã Sơn Tây đã có nhiều chính sách riêng và các giải pháp cụ thể nhằm phát triển hệ thống nông nghiệp của địa phương mình. Chiếm 20,7% GDP, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục ổn định và phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu đạt kết quả khả quan, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 50% giá trị toàn ngành. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,6%/năm. Để chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa theo hướng ổn định và bền vững, thị xã đã chỉ đạo quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và phát triển chăn nuôi bò sữa, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại. Đến nay, toàn thành phố có 54 trang trại với diện tích là 315 ha kinh phí đầu tư 11.195 triệu đồng, trong đó có nhiều trang trại phát triển với quy mô lớn, sản xuất chăn nuôi theo công nghệ tiên tiến hiện đại. Những kết quả này đã tích cực góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều này cho thấy hệ thống nông nghiệp của thị xã thuộc loại hệ thống nôn nghiệp hỗn hợp. Đồng thời hệ thống nông nghiệp đã phát triển khá tốt trong thời gian qua, đúng như định hướng phát triển chung của cả thành phố Hà Nội và cả nước. Qua đánh giá cho thấy: trong những năm qua, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn huyện được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, các loại giống cây trồng vật nuôi, phân bón; chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản và vệ sinh ATTP từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng còn xảy ra nhiều, chất lượng cây trồng, con giống chưa đảm bảo theo qui định; hóa chất kháng sinh cấm sử dụng trong sản phẩm nông lâm thủy sản còn xảy ra nhiều, đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả, dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản nuôi; việc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng cấm sử dụng, nhất là hooc môn trong thức ăn chăn nuôi thời gian gần đây có chiều hướng tăng.  Trước tình hình đó, để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản đạt hiệu quả, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng năng suất lao động và thu nhập cho người dân. UBND thị xã giao nhiệm vụ cho: Phòng kinh tế, Trạm thú y, Trạm bảo vệ thực vật, Đài truyền thanh thị xã và UBND các xã, thị trấn, các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản thực hiện tốt một số việc sau: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến qui định của pháp luật về đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá phân loại, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; Thống kê các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn quản lý Bên cạnh đó huyện cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã tích cực vận động, tuyên truyền nhân dân mở mang mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, giữ vững và không ngừng tăng cao số lượng đàn con theo chỉ tiêu đề ra, đồng thời làm tốt công tác khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi. Công tác phòng chống dịch bệnh cũng được quan tâm. Toàn thị xã đến nay đã cấp và tiêm phòng được 25.750 liều vắcxin lở mồm long móng, 22.710 liều vắccxin tụ huyết trùng cho đàn trâu bò, 27.000 liều vắcxin tụ dấu, 148.000 liều dịch tả, 27.000 liều vắcxin tai xanh cho đàn lợn, 310.000 liều vắcxin H5N1 cho đàn gia cầm thủy cầm, 36.400 liều vắcxin phòng dại cho đàn chó. Bên cạnh đó ngân sách huyện cũng đã bố trí 1,7 tỷ đồng hỗ trợ mua vật tư (vôi bột) công tiêm phòng, vệ sinh môi trường  cho lực lượng tham gia phòng chống dịch bệnh. Nhờ vậy, mà trong 6 tháng đầu năm 2013, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát và xử lý kịp thời có hiệu quả, bệnh lở mồm long móng phát sinh trên đàn gia súc đã được khoanh vùng và dập dịch thành công. Hiện nay thị xã còn triển khai mô hình nuôi trĩ đỏ khoang cổ ở 3 xã Đường Lâm, Cổ Dông, Trung Hưng với khoảng 5000 con, thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp với 4000 cây giống bưởi Diễn hỗ trợ các xãThị xã cũng đã nhanh chóng triển khai công tác dồn điền đổi thửa theo chủ trương chung của cả nước trong thời gian vừa qua, bước đầu đạt được những kết quả tốt. Một số kiến nghị góp phần phát triển hệ thông nông nghiệp tại huyện Ba Vì, Hà Nội. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển hệ thống nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp tuy nhiên thị xã Sơn Tây vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết. Đây không chỉ là vấn đề riêng có tại thị xã Sơn Tây mà còn xảy ra ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Vấn đề công nghệ sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm nông sản còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức. Để đạt được trình độ của nền nông nghiệp công nghệ cao trong tương lai ở các vùng trọng điểm và các vùng chuyên canh cây trông thì nhất thiết phải có sự áp dụng của khoa học kỹ thuật hiện đại trong bảo quản sản phẩm nông sản. Bên cạnh đó đây cũng là tiền đề cho việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của thị xã, tiến đến tiếp cận thị trường xuất khẩu. Hiện tại vẫn chưa có khu giết mổ gia súc tập trung, tình trạng ô nhiễm tại các lò mổ của tư nhân vẫn còn tràn lan, đây là nguyên nhân của nhiều dịch bệnh có thể bùng phát. Cùng với việc chăn nuôi gia súc tại các trang trại còn thiếu công nghệ xử lỹ chất thải hợp lý, gây ô nhiễm môi trường nông thôn, môi trường sống của người dân nói chung. Trong thời gian tói thị xã cần có quy hoạch cụ thể, triệt để cho việc xây dựng khu giết mổ gia súc tập trung, tăng cường tập huấn cho người dân, đặc biệt là chủ các trang trại quy mô lớn về vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, công nghệ xử lý chất thải. Một lĩnh vực mới trong sản xuất nông nghiệp đó là nuôi trồng thủy sản, trước nay ít phát triển ở thị xã Sơn Tây tuy nhiên xét thấy điều kiện có thể áp dụng, triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản thì thị xã nên có chính sách khuyến khích người dân thực hiện, góp phần đem lại giá trị sản xuất nông nghiêp cho thị xã. Cần tăng cường hơn nữa công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm. Đặc biệt trong việc kiểm dịch các nguồn thực phầm ra – vào thị xã tại các điểm chợ đầu mới, việc này giúp ngăn ngừa được dịch bệnh lây lan cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng đối với nông nghiệp nên cần đặc biệt chú trọng. Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước thì việc thực hiện công tác dồn điền đổi thửa là hét sức quan trọng đối với sự phát triển hệ thống nông nghiệp nói chung. KẾT LUẬN Để có được nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững trong tương lai thì cốt yếu mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung cần xây dựng hệ thống nông nghiệp hoàn thiện, phát triển kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế nói chung và xu hướng hội nhập kinh tế thế giới. Hệ thống nông nghiệp là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần có mối liên hệ mật thiết với nhau vì vậy muốn phát triển cần có sự tiếp cận trên quan điểm hệ thống và tìm ra những giải pháp phù hợp cho từng địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc thù. Tài liệu tham khảo Bài giảng môn học Hệ thống nông nghiệp ( PGS. TS Nguyễn Bá Ngãi). Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. (Quyết định số 899/QĐ – TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Tài liệu liên quan