Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều là hình thức sở hữu ( Doanh nghiệp Nhà Nước, Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,. ) thì điều có các mục tiêu hoạt động sản xuất khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi các mục tiêu khác nhau,
57 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Komax Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH
Giới thiệu lý thuyết sản xuất.
Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều là hình thức sở hữu ( Doanh nghiệp Nhà Nước, Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,... ) thì điều có các mục tiêu hoạt động sản xuất khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi các mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường điều nhằm mục tiêu lâu dài, để đạt được các mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, xây dựng các kế hoạch thực hiện và đề ra các mục tiêu chi tiết nhưng phải phải phù hợp với thị trường, phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở để huy động và sư dụng các nguồn lực sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh chưa phát triển, thông tin cho quản lý chưa nhiều, chưa phức tạp thì hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ là quá trình sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu cuả xã hội sau đó là sẽ lưu thông trao đổi kinh doanh các mặt hàng do các doanh nghiệp sản xuất ra. Khi nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý nền kinh tế quốc dân không ngừng tăng lên. Quá trình đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển.
Sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất xã hội, nảy sinh sản xuất hàng hóa. Quá trình sản xuất bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Chuyên môn hoá đã tạo sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Sự trao đổi này bắt đầu với tính chất ngẫu nhiên, dần dần phát triển làm cho quá trình trao đổi sản phẩm mang hình thái mới là lưu thông hàng hoá với các hoạt động mua và bán và đây là những hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành các công đoạn việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế đó sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận.
Để thực hiện và đi đến quá trình đó thì các doanh nghiệp đa phần đều sử dụng các chức năng của chi phí sản xuất kinh doanh như
+ Hàm sản xuất kinh doanh: Q=F(X1,X2,X3…..XN)
Trong đó: - Q là sản lượng sản xuất ra.
X1,X2,X3…..XN là số lượng các yếu tố sản xuất.
Mà các doanh nghiệp thường dùng là: Q= (K,L) với hàm sản xuất ngắn hạn và dài hạn trong doanh nghiệp mà K là số máy và L là số lượng lao động.
Bên cạnh đó còn có các chi phí biên, tổng chi phí cố định của mỗi doanh nghiệp:
TC= TFC+TVC
Trong đó:
Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra trong mỗi đơn vị thời gian cho tất cả các yếu tố sản xuất có định và biến đổi
Tổng chi phí cố định (TFC) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra trong mỗi đơn vị thời gian cho các yếu tố sản xuất cố định bao gồm chi phí khấu hao, tiền thuê nhà xưởng, tiền lương thời gian … Tổng chi phí cố định sẽ không đổi khi sản lượng thay đổi.
Tổng chi phí biến đổi (TVC) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra trong mỗi đơn vị thời gian cho các yếu tố sản xuất biến đổi bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, tiền lương sản phẩm ,,, Tổng chi phí biến đổi sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi.
Nhẳm tìm ra các phương án tối ưu trong quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp của mình để góp phần giảm chi phí và tăng năng suất trong doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Biểu hiện tập trung nhất của hiệu quả là lợi nhuận. Trong cơ chế hiện nay, muốn tồn tại và phát triển, không còn con đường nào khác là doanh nghiệp phải đạt lợi nhuận càng cao càng tốt, mới có điều kiện hơn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh theo chiều rộng lẫn chiều sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ của mình. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như: tình hình thị trường, các chế độ chính sách của nhà nước có liên quan, việc nắm vững và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, cách thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, năng lực con người, đặc biệt là đội ngũ quản trị gia, việc chọn lựa và thực thi các chiến lược của doanh nghiệp, hiểu biết về đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên ta không thể chỉ hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh là lợi nhuận mà hiệu quả phải được gắn liền vào việc hoàn thành mục tiêu đề ra , không thể có được hiệu quả nếu mục tiêu của doanh nghiệp không đạt được. Vì vậy việc giải quyết các vấn đề cơ bản nói trên được thể hiện tập trung trong việc xác định mục tiêu và chọn lựa phương án sản xuất kinh doanh; xác định phương hướng đầu tư, phát triển doanh nghiệp... Những vấn đề trên mở đầu cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông thường để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ta so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình là hiệu quả của quá trình đó.ø Điều đó có nghĩa là để đạt được kết quả đầu ra, doanh nghiệp phải tốn một chi phí đầu vào như thế nào, sử dụng nguồn lực tổ chức ra sao, từ vốn, nhân sự, công nghệ để đạt được kết quả đó. Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh:
Kết quả đầu ra
H = ___________________
Chi phí đầu vào
Cách đánh giá này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng một số vốn đã bỏ ra để thu được kết quả cao hơn tức là đã có một sự xuất hiện của giá trị gia tăng vơí điều kiện Khi H càng lớn càng chứng tỏ quá trình càng đạt hiệu quả.
Để tăng hiệu quả ta thường cho là có những biện pháp sau:
- Để tăng H: Giảm đầu vào V, đầu ra R không đổi.
- Để tăng H: Giữ đầu vào V không đổi, tăng đầu ra R.
- Để tăng H: Giảm đầu vào V, tăng đầu ra R.
Trong tình trạng quản lý, điều hành sản xuất bất hợp lý, chúng ta có thể cải tiến nhằm sử dụng các nguồn lực tổ chức hợp lý hơn, tránh các lãng phí, những tổn thất có thể có, để tăng cường gía trị đầu ra. Nhưng nếu quá trình sản xuất kinh doanh là đã hợp lý thì việc áp dụng các biện pháp trên sẽ là bất hợp lý. Bởi ta không thể giảm V mà không làm giảm giá trị đầu ra R và ngược lại. Thậm chí trong thực tế ngay cả khi quá trình sản xuất kinh doanh chúng ta là còn bất hợp lý nhưng khi chúng ta áp dụng những biện pháp trên có thể làm cho hiêu quả giảm xuống. Chính vì vậy để có được một hiệu quả không ngừng tăng lên đòi hỏi chúng ta chẳng những không giảm mà còn phải tăng chất lượng đầu vào lên. Với nguyên vật liệu tốt hơn, lao động có tay nghề cao hơn, máy móc công nghệ hiện đại hơn, ta sẽ giảm đi lượng hao phí nguyên vật liệu, hao phí lao động, hao phí năng lượng, thiết bị trên từng đơn vị sản phẩm, phế phẩm giảm đó là điều kiện để có những sản phẩm với số lượng, chất lượng cao, giá thành hạ. Như vậy để tăng H (giá trị gia tăng) chỉ có con đường duy nhất là không ngừng đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý....Qua đó giá trị đầu ra R ngày càng tăng hơn đồng thời càng nâng cao vị trí cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp trên thương trường.
Như đã đề cập ở trên hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Cho nên hiệu quả được thể hiện qua công thức sau:
Mục tiêu hoàn thành
H = ______________________________
Nguồn lực được sử dụng một cách thông minh
Với định nghĩa này hiệu quả không phải là sự so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình. Hiệu quả của doanh nghiệp được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng một nguồn lực như thế nào? Qua công thức nầy còn thể hiện một quan điểm mới đó là không phải lúc nào để đạt hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử dụng những chi phí như thế nào, có những chi phí không cần thiết ta phải giảm đi, nhưng lại có những chi phí ta cần phải tăng lên vì chính việc tăng chi phí nầy sẽ giúp cho doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu tốt hơn, giúp cho doanh nghiệp ngày càng giữ được vị trí trên thương trường.
Quản lý trong sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trình độ quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quyết định. Việc thực hiện tốt bốn chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra là điều kiện tiên quyết để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ việc xác định mục tiêu, xây dựng chiến lươc, tổ chức các nguồn lực doanh nghiệp, xây dựng bộ máy quản lý, tác nghiệp, bố trí sử dụng nhân sự, các biện pháp đôn đốc, thúc đẩy, động viên và kiểm soát. Ngoài ra quản trị còn nghiên cứu các yếu tố môi trường, theo dõi, dự báo những biến động, thay đổi có thể có nhằm hạn chế những tổn thất, thiệt hại cho quá trình sản xuất kinh doanh..
Để thực hiện biện pháp này cần phải nhận thức, hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của quản trị đối với doanh nghiệp. Nói chung trước tình hình kinh doanh hiện nay, nhiều doanh nghiệp đi vào chỗ thua lỗ, phá sản là có nhiều nguyên nhân. Nhưng ta có thể khẳng định một trong những nguyên nhân cơ bản nhất đó chính là sự yếu kém quản trị của các nhà quản trị. Vì vậy trước tiên cần phải trang bị hay trang bị lại những kiến thức quản trị kinh doanh hiện đại, tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý tham gia vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng về quản trị. Học hỏi các kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển.
Việc có được trình độ quản lý cao là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tổ chức như vốn, nhân sự, công nghệ...Cũng như làm chủ được các yếu tố bên ngoài như thị trường, giá cả hạn chế những lãng phí, tổn thất.
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY KOMAX VIỆT NAM
2.1/ Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH KOMAX VIỆT NAM.
2.1.1 Tổng quan về công ty.
- Tên công ty : Công ty TNHH KOMAX Việt Nam
- Địa chỉ : Phường Phước Long B, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh
- Điện thoại : (08) 7314128
- Fax : 9612796
- Mã số thuế : 1501055192
- Hoạt động kinh doanh: Sản xuất tất cả các loại nhãn, mã vạch, nhãn treo và các loại nhãn khác.
2.1.2 Cơ sở vật chất.
- Tổng diện tích mặt phẳng : 18825 m2
- Khu vực sản xuất kinh doanh : 11107 m2
- Nhà kho : 3700 m2
- Văn phòng làm việc : 3100 m2
- Bãi xe : 918 m2
- Vốn đầu tư : 500.000 USD
- Vốn pháp định : 300.000 USD
- Từ năm 1998 đến nay công ty đã có điều kiện nâng cấp và mua mới 1 số thiết bị để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty, cụ thể như sau :
Cải tạo và nâng cấp 2 máy Ryobi , 3 máy offset của Hàn Quốc , 2 máy Roll
Laép ñaët giaøn maùy laïnh cho vaên phoøng xöôûng vaø 1 soá maùy in kim.
Xaây döïng vaø xöû lyù chaát thaûi cuûa möïc taïi phaân xöôûng
Danh saùch maùy moùc trong xöôûng :
Bảng 2.1 Chi tiết danh sách các loại máy sản xuất tại công ty
Loại máy
Năm sản xuất
Nước sản xuất
Số máy hiện có
Máy Shiki
Máy Offset
Máy Roll
Máy Ryobi
Máy chụp bản
Máy hai màu
Máy Hamada
Máy cắt
Máy bế tay
Máy ép nhiệt
Máy cắt Maxtơ
Máy in Maxtơ
Máy bế tự động
Máy nhiệt độ
1978
1988
1978
1992
1978
1990
1994
1992
1978
1983
1995
1991
1996
1987
Trung Quốc
Pháp
Pháp
Nhật
Liên Xô
Trung Quốc
Trung Quốc
Hàn Quốc
Nhật
Nhật
Mỹ
Đức
Đức
Liên Xô
14
8
3
2
2
1
2
8
6
4
1
1
2
3
(Nguồn: Phòng Kế toán Komax)
2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển.
- Công ty TNHH KOMAX Việt Nam là công ty đa quốc gia 100% vốn đầu tý nước ngoài. Được thành lập theo giấy phép đầu tư số 2130/GP, do Bộ kế hoạch đầu tư cấp ngày 31/12/1998, trụ sở đóng tại phường Phước Long B, quận 9, Tp.Hồ Chí Minh. Hoạt động chính là sản xuất: nhãn, mã vạch, nhãn treo và các loại nhãn khác.
Khách hàng chính của công ty thuộc về các tập đoàn như Nike, Adidas, Reebok cụ thể như các công ty Changshin, Taekwang, Donavicor, Pouchen,Chinglul…(NIKE); công ty Pouyen, Chí Hùng,… (ADIDAS); công ty Hwaseung (REEBOK).
Komax có trụ sở chính và cũng là công ty mẹ với tên gọi là công ty KOMAX INTERNATIONAL được đặt tại Hàn Quốc và bốn chi nhánh là bốn công ty con được đặt tại các nước như: Indonesia, Thailand, Trung Quốc, Việt Nam. Cụ thể tên và địa chỉ của các công ty như sau:
Công ty KOMAX INDONESIA được thành lập năm 1992
Địa chỉ: Ji Raia Sarang No 61km 14-8 Rt/Rw 002/001 Talaya Sari – Cikupa Tagerang Indonesia
Điện thoại: 0062215960456
Công ty KOMAX THAILAND được thành lập năm 1998
Địa chỉ: 221/12 Gp5 Soi Watbangping Strinkarintr Rd A Muang Samutprakern, 10270 Thailand
Điện thoại: 00662385617
Công ty KOMAX CHINA được thành lập năm 2000
Địa chỉ: Shijiapo Xiazhuang Cheng Yang Qingdao City China
Điện thoại: 00865327875141
Công ty KOMAX VIỆT NAM được thành lập năm 1999
Địa chỉ: 127, Phường Phước Long B, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 083731482/83
Tuy thành lập cách đây chưa lâu, bằng sự nổ lực của ban lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân viên trong công ty và sự giúp đỡ của công ty mẹ, các chi nhánh, các ban ngành có liên quan. Công ty TNHH KOMAX Việt Nam đã từng bước mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và cơ thể đứng vững trong cơ chế thị trường đầy sự cạnh tranh.
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ.
Chức năng:
Công ty là một tổ chức kinh tế thực hiện hạch toán chế độ độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân và có con dấu riêng theo luật doanh nghiệp Nhà Nước, có đủ vốn pháp lệnh ban đầu.
Nhiệm vụ:
Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, xây dựng chiến lược phát triển, lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ được giao và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.
Chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ của Nhà Nước và các quy định của bộ Thương mại.
Quản lý và sử dụng đội ngũ công nhân viên trong công ty theo đúng quy định của Nhà Nước.
ü Chu trình bảo trì: Tùy theo kết cấu và công suất làm việc mà có chế độ bảo trì khác nhau.
ü Là một công ty với nhiều chức năng trong việc chế tạo, sản xuất và lắp đặp,rất cẩn thận trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi rời nhà máy sản xuất và trong bất kỳ hoàn cảnh nào công ty vẫn duy trì trách nhiệm pháp lý với khách hàng về sản phẩm mình làm ra.
ü Các thiết bị cơ khí được bảo hành 12 tháng kể từ ngày nghiệm thu thiết bị, còn các thiết bị điện 06 tháng.
2.1.5 Cơ cấu hàng hóa.
Hàng hóa được chia làm 03 loại hàng của ba bộ phận như:
+ Hàng UPC: trung bình mỗi tháng Komax sản xuất khoảng 5-7 triệu nhãn UPC chủ yếu là các loại tem dán giao cho các đối tác như Taekwang(VT),Changshin(VJ), Taekwang Mộc Bài(VM), Freetrend(VL), Giày Việt Vinh(VY), VX, VO, VF….
+ Hàng OFFSET(HANG TAG): trung bình mỗi tháng Komax sản xuất khoảng 1.5tr - 2tr nhãn treo Japan hang tag, nhãn Korea hang tag, nhãn Clean instruction, nhãn Adidas hang tag và tem dán chỉ chiếm số ít như nhãn Air trade mark, nhãn Đông Sung…
+ Hàng Sublimation(ép chuyển): Đây là loại hàng rất tiềm năng của công ty bình quân mỗi tháng sản xuất 7000 yard tập trung vào các tháng cuối năm đến tháng năm của năm sau tuy nhiên nó cũng mang nhiều rủi ro nhất định vì màu sắc thường thay đổi bởi nhiệt độ khác nhau.
Qua đây ta có thể đưa ra bảng cơ cấu hàng hóa tại công ty như sau:
Bảng 2.2 Cơ cấu các loại hàng hóa
Đvt: triệunhãn/năm
Loại hàng
Sản lượng
UPC
50
Hangtag (tem treo)
36
Hàng khác(ép trên giấy, hàng tạp)
14
Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu hàng hóa của công ty
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty Komax)
Qua bảng cơ cấu về hàng hóa của công ty ta thấy phần lớn là do hàng hóa bên bộ phận Shiki sản xuất chiếm tỷ trọng lớn của công ty chiếm khoảng 50% tổng sản lượng chủ yếu là các loại tem và nhãn dán trên các hộp giày của các tập đoàn lớn như Nike, Adidas, Puma…bên cạnh đó mặt hàng tem treo bên Offset in ra cũng chiếm tỷ trọng cao khoảng 36% tổng sản lượng của công ty tuy nhiên vào những tháng cuối năm thì lượng hàng hóa bên tổ này có thể cao hơn bên Shiki do là vào mùa xuân thì lượng hàng có rất nhiều, ngoài ra còn có các loại hàng khác như hàng tạp và máy ép trên giấy đây là loại hàng đem lại lợi nhuận cao tuy nhiên nó rất dễ sai màu do thường không giống mẫu khách hàng đã đưa dẫn đến tình trạng sản xuất sai quy định.
2.1.6 Hợp tác quốc tế.
Thường xuyên xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài thông qua các đối tác sản xuất ở Việt Nam như công ty Chanjin(VJ), Takwang (VT) với các loại nhãn thường xuyên xuất như CHINA QUALITY, CHINA SOCKLINER, CHINA RMB…hoặc là trực tiếp vận chuyển bằng máy bay thông qua cảng hàng không quốc tế.
2.2/ Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty.
Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty theo cơ cấu trực tuyến. Giám Đốc công ty là người lãnh đạo, ra lệnh và chịu hoàn toàn trách nhiệm và đựợc sự hỗ trợ của các phòng ban. Ngoài ra Giám Đốc còn là nguời chịu trách nhiệm chung về mọi mặt và toàn quyền quyết định trong phạm vi tổ chức của mình. Trong điều hành sản xuất vẫn phải tuân thủ theo nguyên tắc các bộ phận không đựợc đưa ra lệnh trực tiếp cho người thừa hành cấp duới, người lảnh đạo trung gian là trưởng phòng của các bộ phận.
Giám Đốc
Giám Đốc Sản Xuất
Giám Đốc Marketting
Phòng Thiết Kế
PhòngKế toán
PhòngKế Hoạch
Phòng kiểm hàng
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng Nhân Sự
Phòng Vật Tư
Phòng Market
Phòng
R&D
2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty.
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức công ty Komax Viet Nam
(Nguồn: Phòng Thiết kế KoMax)
2.2.2 Nhiệm vụ từng bộ phận phòng ban.
* Giám đốc:
- Là người chỉ huy cao nhất trong công ty với trách nhiệm và quyền hạn: Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc công ty và trước pháp luât về mọi hoạt động của công ty.
- Sử dụng hiệu quả bộ máy giúp việc, điều hành công ty theo đúng điều lệ, trực tiếp chỉ đạo kinh doanh xuất nhập khẩu.
-Ký các hợp đồng mua bán vật tư, nguyên vật liệu và các hợp đồng gia công, phụ tùng trong và ngoài nước.
Ký các hợp đồng lao động.
* Phòng kế toán :
-Có chức năng quản lý toàn bộ nguồn tài chính của công ty, cân đối các nguồn vốn, theo dõi và hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế, tính toán hiệu quả và thực hiện các chỉ tiêu giao nộp ngân sách nhà nước, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và toàn bô công tác kế toán thống kê quản lý tài chính.
-Thường xuyên kiểm tra tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất.
-Tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, báo cáo định kỳ về kết quả tài chính.
* Phòng Marketing :
- Đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm đơn hàng và nắm bắt tất cả các thông tin của đơn hàng để cung cấp cho phòng kế hoạch lên kế hoạch sản xuất đúng thời hạn, ngoài ra còn có nhiệm vụ tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty và khách hàng, giải quyết mọi vấn đề thắc mắc của khách hàng. Phòng Marketing kết hợp chặt chẽ với Phòng thiết kế và Phòng kế hoạch để sản xuất đựợc các đơn hàng có chất lượng cao và đúng thời hạn.
* Phòng kế hoạch :
- Có nhiệm vụ lên kế hoạch, sắp xếp máy móc, nhân công sao cho phù hợp với khả năng và trình độ để đạt hiệu quả tối đa trong sản xuất, bên cạnh đó phòng kế hoạch liên kết chặt chẽ với phòng vật tư để cung cấp đầy đủ các nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, và các văn phòng phẩm cho khối văn phòng cũng như bộ phận sản xuất.
- Ngoài ra phòng kế hoạch còn hợp tác với Phòng Marketing để lên kế hoạch sản xuất đựợc hoàn thiện, tránh sự giao hàng trễ và kém chất lượng.
* Phòng hành chánh nhân sự :
- Có nhiệm vụ quản lý, phân bổ và điều động cán bộ công nhân viên của công ty phù hợp với khả năng của từng cá nhân, nhằm phát huy đựợc khả năng của từng người, đạt hiệu quả kinh doanh tối đa. Tổ chức đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên. Thực hiện việc tuyển dụng và sa thải nhân lực phù hợp với nhu cầu của công ty, lập chiến lược dài hạn về cán bộ, quản lý con người về mặt hành chánh.
- Ngoài ra còn có nhiệm vụ hàng tháng lập bảng chấm công cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.
* Phòng thiết kế :
- Có nhiệm vụ nhận mẫu và các thông tin từ phòng nghiên cứu và phát triển rồi thiết kế sao cho có hiệu quả nhất, tất cả các mẫu đều đựợc phòng thiết kế kiểm tra cẩn thận và chuyển qua phòng kế hoạch để lên kế hoạch sản xuất.
* Phòng