Cùng với xu thế hội nhập kinh tế sẽ mang lại cho nền kinh tế Việt nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều lợi ích nhưng cũng không ít rủi ro, nhất là trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam đang ở mức độ thấp về công nghệ, trình độ tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ, sức cạnh tranh còn thấp, cơ chế quản lý chưa hoàn thiện, nhất là về thanh tra giám sát và tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chưa được xử lý triệt để. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài đã gây ra những cú sốc không thể chống đỡ nỗi Khi mở cửa nếu thị trường tài chính còn hạn chế sẽ là nguy cơ cho sự an toàn bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều này đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải được cập nhật tốt thông tin về rủi ro và có khả năng tạo cho mình một sức mạnh để nhanh chóng giải quyết các sự kiện đe dọa ảnh hưởng đến hệ thống cũng như có khả năng thích ứng để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Hơn bất cứ các lĩnh vực nào khác trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, tín dụng là nội dung kinh doanh chủ yếu, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, luật doanh nghiệp có hiệu lực cùng với các chính sách của Nhà nước về khuyến khích phát triển kinh tế trong nước và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư. Vì vậy, hoạt động tín dụng ngắn hạn không những là yêu cầu khách quan mà còn là điều kiện cần thiết để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Với mục tiêu mở rộng sản xuất đối với từng doanh nghiệp thì yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra. Nên hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng Phương Đông nói riêng đã đẩy mạnh cung ứng vốn hữu hiệu cho nền kinh tế, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước ngày một lớn mạnh hơn.
Tuy nhiên trên thực tế do các tổ chức tín dụng thiếu thông tin về người đi vay nên việc phân bổ tín dụng trở nên kém hiệu quả. Thay vì chỉ dựa vào tài sản thế chấp thì việc phân tích các thông tin tín dụng cũng là điều kiện rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng. Công việc này đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải nắm được các thông tin về tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định cho vay và xác định lãi suất cho vay. Việc chia sẻ thông tin này sẽ có tác dụng ngăn chặn những khách hàng xấu tiếp cận tín dụng, đồng thời giúp các khách hàng tốt có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng với mức lãi suất thấp hơn. Qua đó giúp các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng với phương châm “ cùng nhau chia sẻ thông tin nhiều, nhanh, chính xác” góp phần cho sự thành công của ngân hàng, phát triển mạnh mẽ trong quá trình hội nhập và quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng trên, khi tiếp xúc với thực tiễn ở Ngân Hàng Phương Đông Chi nhánh Gia Định, tôi đã chọn “ Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định ” để làm đề tài nghiên cứu.
57 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
@&?
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Cùng với xu thế hội nhập kinh tế sẽ mang lại cho nền kinh tế Việt nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều lợi ích nhưng cũng không ít rủi ro, nhất là trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam đang ở mức độ thấp về công nghệ, trình độ tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ, sức cạnh tranh còn thấp, cơ chế quản lý chưa hoàn thiện, nhất là về thanh tra giám sát và tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chưa được xử lý triệt để. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài đã gây ra những cú sốc không thể chống đỡ nỗi …Khi mở cửa nếu thị trường tài chính còn hạn chế sẽ là nguy cơ cho sự an toàn bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều này đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải được cập nhật tốt thông tin về rủi ro và có khả năng tạo cho mình một sức mạnh để nhanh chóng giải quyết các sự kiện đe dọa ảnh hưởng đến hệ thống cũng như có khả năng thích ứng để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Hơn bất cứ các lĩnh vực nào khác trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, tín dụng là nội dung kinh doanh chủ yếu, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, luật doanh nghiệp có hiệu lực cùng với các chính sách của Nhà nước về khuyến khích phát triển kinh tế trong nước và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư. Vì vậy, hoạt động tín dụng ngắn hạn không những là yêu cầu khách quan mà còn là điều kiện cần thiết để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Với mục tiêu mở rộng sản xuất đối với từng doanh nghiệp thì yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra. Nên hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng Phương Đông nói riêng đã đẩy mạnh cung ứng vốn hữu hiệu cho nền kinh tế, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước ngày một lớn mạnh hơn.
Tuy nhiên trên thực tế do các tổ chức tín dụng thiếu thông tin về người đi vay nên việc phân bổ tín dụng trở nên kém hiệu quả. Thay vì chỉ dựa vào tài sản thế chấp thì việc phân tích các thông tin tín dụng cũng là điều kiện rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng. Công việc này đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải nắm được các thông tin về tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định cho vay và xác định lãi suất cho vay. Việc chia sẻ thông tin này sẽ có tác dụng ngăn chặn những khách hàng xấu tiếp cận tín dụng, đồng thời giúp các khách hàng tốt có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng với mức lãi suất thấp hơn. Qua đó giúp các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng với phương châm “ cùng nhau chia sẻ thông tin nhiều, nhanh, chính xác” góp phần cho sự thành công của ngân hàng, phát triển mạnh mẽ trong quá trình hội nhập và quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng trên, khi tiếp xúc với thực tiễn ở Ngân Hàng Phương Đông Chi nhánh Gia Định, tôi đã chọn “ Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định ” để làm đề tài nghiên cứu.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tín dụng là lĩnh vực chủ yếu nhất và cũng là lĩnh vực rủi ro nhiều nhất, do đó việc quản lý vốn tín dụng phải thường xuyên và có hiệu quả nhất. Vì thế để nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Phương Đông Chi nhánh Gia Định, tôi sẽ tập trung vào phân tích tình hình vốn huy động được, phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn của ngân hàng. Từ đó đánh giá về hiệu quả tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng, đồng thời đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Kết hợp giữa kiến thức được trang bị từ thầy cô ở trường và thời gian thực tập tại Ngân Hàng Phương Đông Chi nhánh Gia Định, chuyên đề nghiên cứu dùng một số phương pháp sau:
Thu thập số liệu từ các báo cáo của Ngân hàng, thông tin báo chí
Phương pháp: thống kê, diễn giải, quy nạp, thu thập số liệu thực tế liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân Hàng Phương Đông Chi nhánh Gia Định trong 03 năm gần nhất (2007, 2008, 2010).
Phương pháp phân tích số liệu:
- Dùng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối số liệu hoạt động
- Dùng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.
Từ những con số thu thập được, kết hợp với việc tham khảo thêm tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu tôi đã viết nên đề tài này.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Do hạn chế về kiến thức, thời gian thực tập cũng như sự hiểu biết thực tiễn về Ngân Hàng, nên chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm (2007, 2008, 2009) và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân Hàng Phương Đông Chi nhánh Gia Định.
KẾT CẤU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, với đề tài thực tập: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định” gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định.
Chương 2: Cơ sở lý luận.
Chương 3: Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định.
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định.
Chương1:
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH GIA ĐỊNH
Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Gia Định:
Ngân hàng TMCP Phương Đông thành lập ngày 10/06/1996
Tên tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt: ORICOMBANK (OCB)
Hội sở chính: số 45, đường Lê Duẩn, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
Giấy phép hoạt động số 0061/NH-GP ngày 13/4/1996 do NHNN Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 059700 do sở kế hoạch đầu tư Tp Hồ Chí Minh cấp
Điện thoại: (84-8)38220960-3822961-39435001-39435002
Fax: (84-8)38220963-39435006
Website: www.ocb.com.vn
Vốn điều lệ hiện tại của Ngân hàng Phương Đông là 2.000.000.000.000 đồng.
Bảng 1.1: Thành phần cổ đông và tỷ trọng cổ phần nắm giữ hiện nay như sau
TT
Cổ đông
Tỷ trọng
1
Nhóm CĐ và Cổ đông khác
8,60%
2
Doanh nghiệp Nhà nước
21,74%
3
Công ty cổ phần, TNHH
2,06%
4
Cá nhân
41,49%
5
Tổ chức tín dụng nhà nước
11,11%
6
Đơn vị nước ngoài
15,00%
Thành tích đạt được:
OCB nhận giải thưởng "Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ Thanh Toán Quốc Tế 2009".
Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng đơn vị có thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ngành Ngân hàng năm 2009.
Giấy khen Ngân hàng TMCP Phương Đông đã có thành tích xuất sắc trong phong trào Thi đua yêu nước Quận 1 (giai đoạn 2005-2009) do Ủy ban nhân dân Quận 1 trao tặng.
Cúp doanh nghiệp Thương mại dịch vụ tiêu biểu do Báo Công Thương – Bộ Công Thương trao tặng.
Cúp giải thưởng doanh nghiệp vì cộng đồng 2009.
OCB nhận giải thưởng "Thương hiệu Chứng khoán Uy tín - 2009" và danh hiệu "Công ty đại chúng tiêu biểu"
Bằng khen Công Đoàn Cơ Sở Ngân hàng TMCP Phương Đông đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và hoạt động công đoàn giỏi năm 2009 do Liên đoàn lao động TP. Hồ Chí Minh trao tặng.
Giấy chứng nhận thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2008 do Citi Group trao tặng.
OCB đạt giải thưởng sao vàng đất việt do hiệp hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng.
OCB đạt giải thưởng sao vàng Phương Nam do hiệp hội doanh nghiệp trẻ TP.HCM trao tặng.
Top 500 doanh nghiệp lớn nhất VN do Vietnamnet bình chọn.
Một trong 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam được hài lòng nhất năm 2008 do người tiêu dùng bình chọn qua chương trình khảo sát của Trung tâm nghiên cứu người tiêu dùng và doanh nghiệp thực hiện.
Cờ thi đua của Hiệp hội Ngân hàng Nhà nước vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2007.
Giải thưởng Quả cầu vàng 2007 do Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trao tặng.
Giấy chứng nhận thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2007 do Citi Group & HSBC tra tặng.
Cúp vàng Thương hiệu Việt do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao tặng.
Cúp vàng vì sự phát triển cộng đồng do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trao tặng.
Giấy chứng nhận OCB là Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam 2006 do ACNielSen Vietnam & Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam chứng nhận.
Cờ truyền thống của UBND TP.HCM và Hiệp hội Nhân Hàng Việt Nam kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Ngân Hàng.
Bằng khen của Chủ tịch UBND TP.HCM cho tập thể Ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2005 cho 04 chi nhánh và 06 cá nhân hoàn thành nhiệm vụ năm 2005.
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cán bộ, công nhân viên Ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác từ năm 2003 đến năm 2005.
Bằng khen của Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt nam cho tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2004.
Cơ sở Đảng “Trong sạch – Vững mạnh – Xuất sắc” từ năm 1996 đến nay.
Logo và ý nghĩa logo
Lô-gô của Ngân hàng Phương Đông (OCB) là một trong những lô-gô chuẩn đạt những ý nghĩa cơ bản của thương hiệu. Lô-gô của Ngân hàng Phương được khách hàng cẩm nhận rõ ràng, mang một thông điệp tốt cho thương hiệu và chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
Ngân hàng Phương Đông, từ khi thành lập cho đến nay đã không ngừng mở rộng phạm vi và vi mô hoạt động. Trong năm 2010, OCB dự kiến sẻ có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên toàn Việt Nam. Cho đến nay thì Ngân Hàng Phương Đông đã có 64 chi nhánh và phòng giao dịch trong cả nước.
Ngân hàng Phương Đông - chi nhánh Gia Định, tiền thân là chi nhánh Gò Vấp (khai trương ngày26/05/2003) ra đời theo quyết định số 56/2006/QĐ-NHPĐ ngày 01/08/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Đôngvề việc thay đổi chi nhánh và tên gọi chi nhánh Gò Vấp.
Theo quyết định này thì việc thay đổi tên và điại điểm giao dịch của Ngân hàng Phương Đông- chi nhánh Gò Vấp như sau:
Tên cũ: Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gò Vấp.
Địa điểm: 663 Phan Văn Trị, phường 7, quận Gò Vấp, Tp HCM.
Tên mới: Ngân hàng Phương Đông- chi nhánh Gia Định.
Địa điểm:81 Phan Đăng Lưu, phường 6, quận Phú Nhuận, Tp HCM.
Đến ngày 14/12/2007 chi nhánh Gia Định chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Mới đây, vào ngày 26/06/2010 chi nhánh đã dời về trụ sở mới là 24C Phan Đăng Lưu phương 6 quận Bình Thạnh. Hiện nay chi nhánh Gia Định có 03 phòng giao dịch và 01 phòng quỹ tiết kiệm:
Phòng giao dịch Gò Vấp: 665 Phan Văn Trị, phường 7, quận Gò Vấp, Tp HCM.
Phòng giao dịch Xóm Mới: 695 Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, Tp HCM.
Phòng giao dịch Duy Tân: 17 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, Tp HCM.
Quỹ tiết kiệm Trường Chinh: 71 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, Tp HCM.
Từ khi thành lập chi nhánh cho đến nay, hoạt động của chi nhánh tương đối thuận lợi. Chi nhánh không ngừng mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động. Hoạt động năm 2003 với vốn huy động của chi nhánh là 95 tỷ đồng, đến năm 2009 là 402 tỷ đồng và dự kiến trong năm 2010 vốn huy động của chi nhánh đạt mức 600 tỷ đồng. Nhờ có vốn huy động lớn mà hoạt động của chi nhánh luôn hoàn thành mục tiêu của Hội Sở đề ra và đã nhận được bằng khen từ Hội Sở về hoàn thành vượt mức kế hoạch trong nhiều năm liền.
1.2 Cơ cấu tổ chức:
1.2.1 Sơ đồ tổ chức:
Ngân hàng Phương Đông- chi nhánh Gia Định hoạt động kinh doanh chủ yếu trên địa bàn Tp HCM với nhiều ngành nghề khác nhau. Ngân hàng luôn có một đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàn phụ vụ khách hàng một cách nhiệt tình và tận tâm. Hiện tại chi nhánh Gia Định được tổ chức theo sơ đồ sau:
Bảng 1.2: Sơ đồ tổ chức chi nhanh Gia Định
PHÒNG GIÁM ĐỐC
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng ngân quỹ
Phòng kế toán
Phòng công nghệ thông tin
Phòng hành chính
Phòng kinh doanh
1.2.2 Chức năng của phòng ban:
Phòng Giám đốc:
Phòng Giám đốc là bộ phận đứng đầu trong hoạt động của chi nhánh. Giám đốc và phó giám đốc thay phiên nhau trong việc kiểm tra mọi hoạt động ở từng phòng ban, chỉ đạo thực hiện khi có thắc mắc của nhân viên, chịu trách nhiệm trong toàn hệ thống Ngân hàng. Khi những vấn đề phát sinh vượt qua quyền hạn các phòng ban thì ban giám đốc sẻ cùng giải quyết đưa ra biện pháp tốt nhất vừa có lợi cho Ngân hàng, vừa có lợi cho khách hàng. Giám đốc là người điều hành toàn hoạt động của chi nhánh, chuyển giao thông tin nội bộ từ Hội Sở để chi nhánh thực hiện.
Phòng kinh doanh:
Bộ phận này có 09 nhân viên làm, gồm có 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 01 trưởng bộ phận quản lý rủi ro và 06 nhân viên tín dụng. Phòng tín dụng thực hiện các công việc từ khâu tư vấn khách hàng, tiếp nhận hồ sơ xin vay, thẩm định đến hoàn tất thủ tục vay. Trưởng phòng, luôn nắm bắt tình trạng cấp tín dụng cho khách hàng, phân công cán bộ tín dụng giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ vay vốn. Với những hồ sơ vay với số tiền lớn thì trưởng phòng thường đi thẩm định cùng với cán bộ tín dụng để cho việc đảm bảo khoản vay được an toàn hơn.
Phòng kế toán:
Phòng kế toán chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng thông qua các nghiệp vụ huy động vốn như gửi tiết kiệm, mở và giao dịch trên tiền gửi thanh toán hoặc dịch vụ liên quan mà Ngân hàng cung cấp. Giao dịch viên còn thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cho các đối tượng mà Ngân hàng được phép, tiếp nhận khách hàng làm thẻ ATM, thực hiện các công việc liên quan đến quá trình thanh toán qua ngân hàng… đồng thời phòng kế toán còn thực hiện các chỉ tiêu tiết kiệm đúng chế độ, chính sách, theo dõi quá trình kinh doanh thông qua số liệu, chứng từ liên quan để phân tích tinh hình kinh doanh của chi nhánh.
Phòng ngân quỹ:
Triển khai hoạt động liên quan đến vấn đề thu chi tiền mặt tai ngân quỹ theo đúng trình tự. Đồng thời tổ trưởng tổ ngân quỹ phải cân đối lượng tiền còn trong quỹ để đảm bảo lượng chi cho khách hàng cũng như quy định chung của toàn hệ thống.
Phòng hành chính:
Phòng hành chính có nhiệm vụ đánh giá tác phong làm việc của nhân viên. Kiểm soát các hoạt độngvề nhân sự như: nghỉ phép, nghỉ mát, tổ chức sinh hoạt, vui chơi cho cán bộ nhân viên… Ngoài ra, phòng hành chính còn phải kiểm tra và xem xét cung cấp các đồ dung, vật dụng văn phòng cho các phòng ban cũng như chăm lo đời sống cho cán bộ nhân viên.
Phòng công nghệ thông tin:
Phòng công nghệ thông tin chuyên xử lý các vấn đề liên quan đến hệ thống mạng như: cài đặt viết chương trình hoặc sửa chửa khi có sự cố trong nội bộ hệ thống Ngân hàng, và quan trọng nhất là phải bảo mật thông tin cho các khách hàng giao dịch tại ngân hàng. Đồng thời phòng công nghệ thông tin thực hiện các chương trình phục vụ công tác quản lý chuyên môn của các bộ phận theo chỉ định của Ban Giám Đốc, và nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý.
1.3 Tình hình hoạt động trong thời gian qua:
1.3.1. các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu tại chi nhánh Gia Định:
1.3.1.1 Huy động vốn:
Chi nhánh Gia Định thực hiện mọi nghiệp vụ huy động vốnthông qua các hình thức tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi bằng tài khoản như:
Tiền gửi tiết kiệmcó kỳ hạn và không kỳ hạn.
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNĐ và đảm bảo bằng USD.
Tiền gửi áp dụng lãi suất bậc thang ( áp dụng cho khách hàng gửi từ 100 triệu đồng trở lên).
Và các hình thức tiết kiệm khác như: tiết kiệm linh hoạt, đồng hành cung sinh viên, ươm mầm tương lai…
Hiện nay có thể nói nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hang Phương Đông chi nhánh Gia Định chủ yếu là nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán của các cá nhân và tổ chức kinh tế vừa và nhỏ là chủ yếu.
1.3.1.2 Hoạt động tín dụng:
Tín dụng là hoạt động chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Một ngân hàng phát triển mạnh thì một trong những tiêu chí quan trọng nhất là hoạt động tín dụng của ngân hàng đó phải thật sự mạnh. Về mặt lý thuyết tín dụng có thể chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo cách phân loại. Thực tế hiện nay ngân hàng có hai hình thức phân loại hoạt động tín dụng:
Phân loại theo mục đích vay gồm:
Cho vay cho vay sản xuất kinh doanh.
Cho vay mua ô tô.
Cho vay mua nhà, dửu chửa nhà.
Cho vay du học.
Cho vay chăn nuôi.
Cho vay để góp vốn liên doanh.
Cho vay mua cổ phiếu, cổ phần công ty.
Cho vay kinh doanh chứng khoán.
Cho vay sinh hoạt tiêu dùng.
Cho vay mua nhà, đất.
Cho vay đầu tư máy móc thiết bị sản xuất.
Cho vay với mục đích khác.
Phân loại theo thời hạn vay gồm:
Tín dụng ngắn hạn.
Tín dụng ttrung hạn và dài hạn.
Phân loại theo phương thức vay vốn gồm:
Vay trả góp <= 12 tháng (gốc và lãi trả đều mỗi tháng).
Vay trả góp > 12 tháng (gốc và lãi trả đều mỗi tháng).
Cho vay với hình thức lãi trả hàng tháng, gốc trả cuối kỳ.
Cho vay ưu đãi đối với các khoản vay sinh hoạt tiêu dùng, đầu tư chứng khoán, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm….
1.3.1.3 Hoạt động dịch vụ:
Hoạt động dịch vụ của chi nhánh bao gồm những dịch vụ kinh doanh,vàng ngoại tệ, thu chi hộ, giao dịch chuyển tiền cá nhân,giao dịch bảo lãnh trong nước, thanh toán quốc tế, dịch vụ ATM…
1.3.2 Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh:
1.3.2.1 Thuận lợi
Năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội tốt cho nền kinh tế nước ta, trước tình hình này các doanh nghiệp tăng cường vốn để mở rộng quy mô hoạt động và sản xuất mặt khác nhu cầu tiêu dùng của người dân trong những năm gần đây gia tăng nhanh chóng, nên tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng được phát triển tốt hơn.
Chi nhánh Gia Định nằm trên địa bàn quận Phú Nhuận, là nơi diễn ra nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, dân cư đông, giao thông thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn, cho vay của ngân hàng. Mặt khác, các quận lân cận như Gò Vấp, Bình Thạnh… các hoạt động kinh tế rất phát triển và có nhiều công ty, xí nghiệp có nhu cầu vay vốn cao.
Mô hình chi nhánh gọn nhẹ, các bộ phận phòng ban có liên kết chặt chẽ làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả hơn. Và hệ thống ngân hàng Phương Đông cũng vừa thay đổi phần mềm quả ly mới (T24) tại Ngân hàng ổn đinh hơn, hiệu quả hơn, thuận tiện hơncho hoạt động kinh doanh cua Ngân hàng.
Có một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt huyết, nhạy bén, bản lĩnh, tác phong làm việc chuyên nghiệp, thêm vào đó là công nđoàn của chi nhánh hết sức quan tâm đến đời sống nhân viên, luôn có chế độ khen thưởng, khuyến khích động viên nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, năng cao năng suất của công việc.
Các quy trình làm việc rõ ràng, chi tiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng và nhân viên. Bên cạnh đó Ngân hàng còn có một số lượng khách hàng tiềm năng khá lớn và uy tín, gồm nhiều thành phần kinh tế tạo điều kiện rất tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
1.3.2.2 Khó khăn:
Năm 2008, là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam với những biến động lớn như lạm phátcao, thị trường chứng khoán mất điểm mạnh, thị truờng bất động sản sụt giảm, giá vàng tăng giảm thất thường, hàng hóa thế giới tăng cao. Chính vì vậy hoạt động Ngân hàng tại Việt Nam nói chung phải đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn và Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định nói riêng cũng không tránh khỏi những khó khăn này.
Nằm trên đường Phan Đăng Lưu, nơi có nhiều Ngân hàng cùng hoạt động, như Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Hàng Hải, Ngân hàng Thương Tín… dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa chi nhánh với các ngân hàng này.
Thông tin khách hàng cung cấp là rất quan trọng, tuy nhiên tính chính xác trong việc công bố thông tin các báo cáo tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế, gây khó khăn cho việc thẩm định, đánh giá để đưa ra quyết định cho vay, điều này rất rủi ro cho Ngân hàng.
Việc thanh toán của khách hàng cho ngân hàng còn chậm có nhiều trường hợp quá hạn kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Nhu cầu vay vốn của khách hàng cao, nhưng khách hàng không có đủ tài sản thế chấp, hoạt tài sản thế chấp không đủ yêu cầu của Ngân hàng làm hạn chế doanh số cho vay của chi nhánh.
1.4 Chiến lược phát triển của chi nhánh Gia Định trong thời gian tới:
Ngân hàng Phương Đông cũng như tất cả các Ngân hàng TMCP đều lấy mục tiêu lợi nhuận làm thước đo hàng đầu trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên đối Ngân hà