Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua biếtbao nhiêu là trở ngại, khó khăn và đã đạt được rất nhiều thành tựu vẻ vang trong những năm qua. Đặc biệt là sự kiệnViệt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO đã đánh dấu một bước ngoặc lớn lao của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Đứng trước sự kiện này, nền kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ đối diện với những thách thức vô cùng lớn lao để có thể hòa nhập cũng như vươn lên trong nền kinh tế thế giới đang trở nền ngày càng khắc nghiệt như hiện nay. Tuy nhiên sự kiện này cũng đã mở ra cho nến kinh tế Việt Nam những cơ hội to lớn mà nếu chúng ta biết tận dụng và nắm bắt thì nền kinh tế Việt Nam sẽ có một tương lai vô cùng khả quan.
Trong đó, đáng chú ý là ngành bảo hiểm Việt Nam đang còn rất nhiều tiềm năng cần được khai thác. Năm 2006, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có bước phát triển khá hơn so với năm 2005. Số lượng công ty bảo hiểm tăng lên 37 doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường đạt 1,82% GDP, tăng trưởng 14% so với năm 2005. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Tuy nhiên việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO cũng đặt ra cho các công ty bảo hiểm những thách thức mới. Đó là các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài được phép cung cấp vào Việt Nam các dịch vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ tái bảo hiểm, vận tải quốc tế, môi giới bảo hiểm .
Khi xem xét mối quan hệ giữa sự phát triển của ngành bảo hiểm trong tương quang chung với sự phát triển của toàn nền kinh tế ở nhiều nuớc, nhiều nhà kinh tế học đã khẳng định tác dụng to lớn, cũng như vai trò không thể thiếu của bảo hiểm đối với nền kinh tế. Thực tế cho thấy, sự tồn tại của một thị trường bảo hiểm mạnh là một trong những yếu tố cơ bản của bất cứ nền kinh tế thành công nào. Trong cuốn “ các nguyên tắc bảo hiểm”, hai tác giả người Mỹ là Mehr và Commack đã viết: “việc Anh quốc nổi lên như một cường quốc thương mại là đồng thời loại hình bảo hiểm hảo hạn cũng phát triển trong cùng một thời kỳ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên”
Tác dụng của bảo hiểm thể hiện rõ trên nhiều phương tiện. Ngoài việc giúp bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất, bảo hiểm còn sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Cũng nhờ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước hàng năm có nguồn đóng góp không nhỏ, mọi người có được tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuôc sống, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất được tăng cường.Với vai trò và lợi ích đáng kể của ngành Bảo hiểm như đã nêu nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài về Công ty bảo hiểm, nghiên cứu tìm hiểu một cách sâu sắc về ngành bảo hiểm, từ những khái niệm cơ bản, đến đi sâu nghiên cứu những dòng sản phẩm và dịch vụ đa dạng tiện lợi mà các công ty bảo hiểm đang tung ra thị trường. Hi vọng với bài tiểu luận này chúng tôi sẽ giúp các bạn có một cái nhìn từ khái quát đến cụ thể các vấn đề liên quan tới ngành nghề này.
47 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngành bảo hiểm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua biếtbao nhiêu là trở ngại, khó khăn và đã đạt được rất nhiều thành tựu vẻ vang trong những năm qua. Đặc biệt là sự kiệnViệt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO đã đánh dấu một bước ngoặc lớn lao của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Đứng trước sự kiện này, nền kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ đối diện với những thách thức vô cùng lớn lao để có thể hòa nhập cũng như vươn lên trong nền kinh tế thế giới đang trở nền ngày càng khắc nghiệt như hiện nay. Tuy nhiên sự kiện này cũng đã mở ra cho nến kinh tế Việt Nam những cơ hội to lớn mà nếu chúng ta biết tận dụng và nắm bắt thì nền kinh tế Việt Nam sẽ có một tương lai vô cùng khả quan.
Trong đó, đáng chú ý là ngành bảo hiểm Việt Nam đang còn rất nhiều tiềm năng cần được khai thác. Năm 2006, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có bước phát triển khá hơn so với năm 2005. Số lượng công ty bảo hiểm tăng lên 37 doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường đạt 1,82% GDP, tăng trưởng 14% so với năm 2005. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO cũng đặt ra cho các công ty bảo hiểm những thách thức mới. Đó là các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài được phép cung cấp vào Việt Nam các dịch vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ tái bảo hiểm, vận tải quốc tế, môi giới bảo hiểm….
Khi xem xét mối quan hệ giữa sự phát triển của ngành bảo hiểm trong tương quang chung với sự phát triển của toàn nền kinh tế ở nhiều nuớc, nhiều nhà kinh tế học đã khẳng định tác dụng to lớn, cũng như vai trò không thể thiếu của bảo hiểm đối với nền kinh tế. Thực tế cho thấy, sự tồn tại của một thị trường bảo hiểm mạnh là một trong những yếu tố cơ bản của bất cứ nền kinh tế thành công nào. Trong cuốn “ các nguyên tắc bảo hiểm”, hai tác giả người Mỹ là Mehr và Commack đã viết: “việc Anh quốc nổi lên như một cường quốc thương mại là đồng thời loại hình bảo hiểm hảo hạn cũng phát triển trong cùng một thời kỳ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên”
Tác dụng của bảo hiểm thể hiện rõ trên nhiều phương tiện. Ngoài việc giúp bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất, bảo hiểm còn sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Cũng nhờ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước hàng năm có nguồn đóng góp không nhỏ, mọi người có được tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuôc sống, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất được tăng cường.Với vai trò và lợi ích đáng kể của ngành Bảo hiểm như đã nêu nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài về Công ty bảo hiểm, nghiên cứu tìm hiểu một cách sâu sắc về ngành bảo hiểm, từ những khái niệm cơ bản, đến đi sâu nghiên cứu những dòng sản phẩm và dịch vụ đa dạng tiện lợi mà các công ty bảo hiểm đang tung ra thị trường. Hi vọng với bài tiểu luận này chúng tôi sẽ giúp các bạn có một cái nhìn từ khái quát đến cụ thể các vấn đề liên quan tới ngành nghề này.
Phần nội dung
Khái niệm chung về bảo hiểm:
Định nghĩa bảo hiểm
Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít.
Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm.
Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Vậy bảo hiểm là:
“Bảo hiểm là một chế độ cam kết bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người được bảo hiểm phải đóng góp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm đã được quy định, còn người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro đã bảo hiểm gây ra.”
- “Bảo hiểm là một hệ thống các biện pháp kinh tế nhằm tổ chức các quỹ bảo hiểm huy động từ các đơn vị và cá nhân tham gia bảo hiểm để bồi thường những tổn thất, thiệt hại do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra góp phần đảm bảo quá trình tái sản xuất liên tục và góp phần ổn định đời sống của các thành viên trong xã hội”
Bản chất của bảo hiểm: Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số đông (the law of large numbers)
Tính chất của bảo hiểm
Bảo hiểm là sự di chuyển rủi ro từ người được bảo hiểm sang người bảo hiểm.
Bảo hiểm là một biện pháp kinh tế nhằm giải quyết những hậu quả về mặt tài chính.
Bảo hiểm là sự phân chia rủi ro hay chia nhỏ tổn thất.
Bảo hiểm là một ngành kinh doanh rủi ro.
Nguyên tắc cơ bản
a) Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (Fortuity not certainty): Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra.
Rủi ro bảo hiểm là những đe doạ nguy hiểm mà con người không lường trước được, là nguyên nhân gây nên tổn thất cho đối tượng bảo hiểm
Công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho những sự cố, tai nạn, tai hoạ, xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm cho những rủi ro chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra, có thể lường trước được.
b) Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith): Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả các vấn đề.
Người bảo hiểm phải công khai tuyên bố các điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, giá cả bảo hiểm cho người được bảo hiểm biết; không được nhận bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đã đến nơi an toàn.
Người được bảo hiểm phải khai báo chính xác các chi tiết có liên quan đến đối tượng bảo hiểm; phải thông báo kịp thời những thay đổi có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, về rủi ro, về những mối đe doạ nguy hiểm hay làm tăng thêm rủi ro… mà mình biết được hoặc đáng lẽ phải biết được cho người bảo hiểm; không được mua bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đã bị tổn thất
c) Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest): Quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm.Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm.
d) Nguyên tắc bồi thường (indemnity): Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tái chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.
e) Nguyên tắc thế quyền (subrobgation): Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.
* Một số thuật ngữ cơ bản:
- Tái bảo hiểm (Re- Insurance)“ Là việc hai hay nhiều công ty bảo hiểm chia nhau bảo hiểm những rủi ro lớn, mỗi công ty nhận trách nhiệm về một phần nhất định của tổn thất và nhận một phần tương xứng trong số phí bảo hiểm.”
- Bảo hiểm trùng (Double Insurance)“Là việc một đối tượng bảo hiểm được mua bảo hiểm hai hay nhiều lần cho cùng một lợi ích bảo hiểm và rủi ro.”
- Đồng bảo hiểm (Co- Insurance)“Là hình thức bảo hiểm trong đó nhiều công ty bảo hiểm cùng đứng ra bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm.”
- Người bảo hiểm (Insurer/ Underwriter)“ Là người kinh doanh, người thu phí, người bồi thường khi có tổn thất xảy ra theo những điều kiện của hợp đồng bảo hiểm.”
- Người được bảo hiểm (Insured/assured)“ Là người tham gia, người ký kết, người có tên trên hợp đồng bảo hiểm và là người được bồi thường khi có tổn thất xảy ra.”
- Đối tượng được bảo hiểm (Subject matter insured)“ Là khách thể của hợp đồng bảo hiểm, là đối tượng mà vì nó người ta phải ký kết hợp đồng bảo hiểm.”
- Giá trị bảo hiểm (Insurance Value - V)“ Là giá trị của đối tượng bảo hiểm cộng với các chi phí hợp lý khác (cơ bản vẫn là giá trị của đối tượng bảo hiểm).”
- Số tiền bảo hiểm (Insurance Amount - A)“ Là số tiền do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm, nó có thể là một phần hay toàn bộ giá trị bảo hiểm.”
- Giới hạn trách nhiệm/ Hạn mức trách nhiệm (Limitation of Liability)“ Là số tiền lớn nhất mà công ty bảo hiểm phải bồi thường theo một hợp đồng bảo hiểm.”
Áp dụng cho các đối tượng bảo hiểm phi tài sản: con người, trách nhiệm.
- Tỷ lệ phí bảo hiểm (Rate of Insurance - R) “Là một tỷ lệ phần trăm nhất định (của A hoặc V) do các công ty bảo hiểm công bố hoặc thoả thuận theo một hợp đồng bảo hiểm.”
Thường được tính căn cứ vào việc thống kê tổn thất hay xác suất xảy ra rủi ro
- Phí bảo hiểm (Insurance Premium - I)
“Là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm để được bồi thường, là giá cả của bảo hiểm.”
II. Các bên tham gia bảo hiểm:
Bên mua bảo hiểm
Khái niệm: Bên mua bảo hiểm còn được gọi là người tham gia bảo hiểm, chủ hợp đồng, khách hàng..., là người đứng ra yêu cầu mua bảo hiểm, là chủ thể đứng tên trong hợp đồng bảo hiểm, có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Trong trường hợp bên mua bảo hiểm là cá nhân, phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Có năng lực pháp Luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ: người từ đủ 18 tuổi trở lên, không mắc các bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức như bệnh tâm thần..., không bị tước quyền công dân.
Trong trường hợp mua bảo hiểm cho người khác, bên mua bảo hiểm phải có Quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với người đó.
Quyền lợi và nghĩa vụ
Quyền lợi:
- Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm.
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.
- Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20 của Luật Kinh doanh bảo hiểm
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ:
- Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Bên bán bảo hiểm
Khái niệm: Bên bán bảo hiểm chính là các doanh nghiệp bảo hiểm: các doanh nghiệp này cam kết chi trả khi có sự kiện được bảo hiểm quy định trong hợp đồng xảy ra. Doanh nghiệp bảo hiểm khi ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với khách hàng phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Doanh nghiệp đó phải được Bộ Tài chính cấp giấy phép hoạt động.
Người đại diện doanh nghiệp phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp để giao dịch (nhân viên bán hàng, đại lí...) và ký kết hợp đồng (Tổng giám đốc, giám đốc...).
Ngoài ra dưới các Doanh nghiệp còn có hệ thống các Đại lý bảo hiểm đây là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Quyền lợi và nghĩa vụ:
Quyền lợi:
- Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
- Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ:
- Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.
- Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường.
- Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Người được bảo hiểm
Người được bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng. Nếu là cá nhân thì phải hiện đang cư trú tại Việt Nam được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
Người được thụ hưởng
Người thụ hưởng: là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
III. Phân loại bảo hiểm:
1. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm:
- Bảo hiểm xã hội: là chế độ bảo hiểm của nhà nước, của đoàn thể xã hội hoặc của các công ty nhằm trợ cấp các viên chức nhà nước, người làm công… trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, bị chết hoặc bị tai nạn trong khi làm việc, về hưu.
- Bảo hiểm thương mại: là loại hình bảo hiểm mang tính chất kinh doanh, thương mại.
2. Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm:
- Bảo hiểm nhân thọ: là bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ của con người nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn:
+) Bảo hiểm trọn đời
+) Bảo hiểm sinh kỳ
+) Bảo hiểm tử kỳ
+) Bảo hiểm hỗn hợp
+) Bảo hiểm trả tiền định kỳ
- Bảo hiểm phi nhân thọ
+) Bảo hiểm sức khoe và bảo hiểm tai nạn con người
+) Bảo hiểm hàng hải
+) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
+) Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường không
+) Bảo hiểm cháy và cac rủi ro đặc biệt
+) Bảo hiểm hàng không
+) Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt
+) Bảo hiểm dầu khí
+) Bảo hiểm xe cơ giới
+) Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận
+) Bảo hiểm trách nhiệm chung và bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
+) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
+) Bảo hiểm nông nghiệp
+) Bảo hiểm du lịch
+) Bảo hiểm bồi thường cho người lao động
3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm trách nhiệm
Bảo hiểm con người
4. Theo quy định của pháp luật (luật kinh doanh bảo hiểm 2000)
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Bảo hiểm cháy, nổ
Các sản phẩm bảo hiểm:
Bảo hiểm là một sản phẩm đặc biệt, vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn.Đó là một hình thức chia sẻ rủi ro rất hiệu quả, nhằm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống của người tham gia bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất.
Căn cứ vào hình thức bảo hiểm, bảo hiểm gồm các sản phẩm như sau :
Bảo hiểm kinh doanh :
Trên góc độ tài chính, bảo hiểm kinh doanh là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những tổn thất khi rủi ro xảy ra. Trên góc độ pháp lý, bảo hiểm kinh doanh thực chất là một bản cam kết mà một bên đồng ý bồi thường cho bên kia khi gặp rủi ro nếu bên kia đóng phí bảo hiểm. Do đó, bảo hiểm kinh doanh là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
Bảo hiểm kinh doanh gồm các sản phẩm chính là :
Bảo hiểm thiệt hại : trong sản phẩm bảo hiểm này thì số tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không bao giờ vượt quá giá trọ thiệt hại thực tế mà anh ta đã gánh chịu. Với loại bảo hiểm này, người mua bảo hiểm không được ký hợp đồng trên giá hoặc bảo hiểm trùng.
Bảo hiểm tài sản : là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ thuận tiện hợp đồng. Một số loại hình bảo hiểm tài sản như :
Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt (FIRE)
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản (PAR)
Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp (IAR)
Bảo hiểm hoả hoạn nhà tư nhân
Bảo hiểm tiền (MN)
Bảo hiểm trộm cướp (THI)
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau mọi rủi ro tài sản
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau hoả hoạn và rủi ro đặc biệt
Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng
Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng (CAR)
Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt (EAR)
Bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu (CPM)
Bảo hiểm đổ vỡ máy móc (MB)
Bảo hiểm thiết bị điện tử (EEI)
Bảo hiểm nồi hơi (NH)
Bảo hiểm công trình kỹ thuật dân dụng hoàn thành (CDD)
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự : đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do rang buộc của các quy định trong luật dân sự, theo đó người được bảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ 3 những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài sản thuộc sở hữu của chính mình. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bảo hiểm trách nhiệm công cộng. Các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm tiêu biểu là :
Bảo hiểm trách nhiệm công cộng
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm và trách nhiệm công cộng
Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm và trách nhiệm công cộng diện rộng
Bảo hiểm trách nhiệm cá nhân
Bảo hiểm trách nhiệm của người sử dụng lao động
Bảo hiểm trách nhiệm công ty chứng nhân
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bác sỹ
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế
Bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba
Bảo hiểm con người : đối tượng của các loại hình