Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với điều kiện khí hậu phức tạp, thường xuyên phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai để lại. Với một nền sản xuất thuần nông, cuộc sống của một bộ phận dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. Thêm vào đó, nước ta cũng có một khoảng thời gian dài là thuộc địa của nhiều nước, chính những điều này đã kìm hãm sự phát triển của nước ta và đồng hành với điều đó là tình trạng đói nghèo.
Ngày nay, khi dất nước đang trên đà đổi mới, phát triển nhanh về mọi mặt thì giải quyết vấn đề nghèo đói vẫn là một thách thức, vấn đề cấp bách hàng đầu của nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xoá đói, giảm nghèo, chính phủ đã xem chương trình này là một chương trình quốc gia, cùng với các chương trình kinh tế – xã hội giữ vai trò chính góp phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sinh ra ở một tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, theo gia đình đi kinh tế mới vào Tây Nguyên từ những năm cuối của thập niên 80, nên em cũng cảm nhận được phần nào cái khó khăn, cũng như tình hình kinh tế – chính trị – xã hội nơi đây. Nơi mà cái đói, cái nghèo vẫn còn đeo bám người dân dai dẳng tưởng chừng như không có lối thoát, với số hộ đói nghèo đứng thứ hai cả nước, với một tình hình kinh tế – chính trị – xã hội vô cùng phức tạp.
Nhận thức được lợi ích của công tác xoá đói, giảm nghèo và với mong muốn quê hương mình ngày càng phát triển giàu mạnh Đó cũng chính là những lý do để em quyết định chọn đề tài này.
21 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1766 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghèo đói và giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
«
MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI:
NGHÈO ĐÓI VÀ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở TÂY NGUYÊN
GVHD: TRẦN THỊ BỀN
SVTH: Nguyễn Thu Hương
LỚP: Kế Hoạch và Đầu Tư1
MSSV: 105202815
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01, năm 2008
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
KHÁI NIỆM NGHÈO ĐÓI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGHÈO ĐÓI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Khái niệm về nghèo đói 1
Nghèo tuyệt đối 1
Nghèo tương đối 2
Tác động của nghèo đói đến đời sống kinh tế-chính trị- xã hội 2
Về kinh tế 2
Về văn hoá 3
Về chính trị – xã hội 4
TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI Ở TÂY NGUYÊN
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của Tây Nguyên 5
Đặc điểm tự nhiên 5
Tình hình kinh tế – xã hội của Tây nguyên hiện nay 5
Những thành tựu đã đạt được 5
Những mặt còn hạn chế 7
Tình hình nghèo đói ở Tây Nguyên 8
Tình hình nghèo đói ở Tây Nguyên 8
Nguyên nhân của nghèo đói 9
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TÂY NGUYÊN
Phương hướng và nhiệm vụ 12
Những biện pháp chủ yếu trong công tác xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên 13
Huy động nguồn vốn đầu tư cho người nghèo 13
Quy hoạch phát triển vùng gắn với xoá đói giảm nghèo 13
Phát triển nguồn nhân lực 13
Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường nâng cao đời sống cho người nghèo 14
Hỗ trợ kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất – kinh doanh cho người nghèo 14
Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và tạo việc làm cho người lao động.. 14
Về chính sách xã hội 15
Về công tác vận động tuyên truyền 15
Tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác xoá đói giảm nghèo 15
Thường xuyên rà soát, củng cố ban chỉ đạo, củng cố ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ tỉnh, huyện đến cơ sở 16
Ý kiến cá nhân 16
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với điều kiện khí hậu phức tạp, thường xuyên phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai để lại. Với một nền sản xuất thuần nông, cuộc sống của một bộ phận dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. Thêm vào đó, nước ta cũng có một khoảng thời gian dài là thuộc địa của nhiều nước, chính những điều này đã kìm hãm sự phát triển của nước ta và đồng hành với điều đó là tình trạng đói nghèo.
Ngày nay, khi dất nước đang trên đà đổi mới, phát triển nhanh về mọi mặt thì giải quyết vấn đề nghèo đói vẫn là một thách thức, vấn đề cấp bách hàng đầu của nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xoá đói, giảm nghèo, chính phủ đã xem chương trình này là một chương trình quốc gia, cùng với các chương trình kinh tế – xã hội giữ vai trò chính góp phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sinh ra ở một tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, theo gia đình đi kinh tế mới vào Tây Nguyên từ những năm cuối của thập niên 80, nên em cũng cảm nhận được phần nào cái khó khăn, cũng như tình hình kinh tế – chính trị – xã hội nơi đây. Nơi mà cái đói, cái nghèo vẫn còn đeo bám người dân dai dẳng tưởng chừng như không có lối thoát, với số hộ đói nghèo đứng thứ hai cả nước, với một tình hình kinh tế – chính trị – xã hội vô cùng phức tạp.
Nhận thức được lợi ích của công tác xoá đói, giảm nghèo và với mong muốn quê hương mình ngày càng phát triển giàu mạnh Đó cũng chính là những lý do để em quyết định chọn đề tài này.
Do những giới hạn về kiến thức tổng quát, nhận thức thực tế và một số tài liệu tham khảo, nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá của Cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
KHÁI NIỆM NGHÈO ĐÓI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGHÈO ĐÓI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Khái niệm về nghèo đói
Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn về nhiều phương diện như: thu nhập thấp do bị thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu những nhu cầu cơ bản hằng ngày của cuộc sống, thiếu tài sản để tiêu dùng lúc bất trắc xảy ra và dễ bị tổn thương trước những mất mát.
Hội nghị chống nghèo đói ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa như sau: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởngvà thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Nghèo được nhận diện qua hai khía cạnh nghèo đói tuyệt đối và nghèo đói tương đối.
Nghèo tuyệt đối
Nghèo đói tuyệt đối là tình trạng một người hoặc một hộ gia đình không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của cuộc sống (ăn, mặc, ở, được căm sóc sức khoẻ, được giáo dục cơ bản và được hưởng các nhu cầu cần thiết khác) mà những nhu cầu đó được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội ở mỗi nước.
Trên thế giới, các quốc gia thường dựa vào tiêu chuẩn về mức thu nhập của World Bank đưa ra để phân tích tình trạng nghèo của quốc gia.
Bảng tiêu chuẩn nghèo đói của World Bank.
Khu vực
Mức thu nhập tối thiểu
(usd/người/ngày)
Các nước đang phát triển khác
1USD hoặc 360 USD/năm
Châu Mỹ Latinh và Caribe
2
Đông Au
4
Các nước phát triển
14.4
Mỗi quốc gia cũng xác định mức thu nhập tối thiểu riêng của nước mình dựa vào điều kiện cụ thể về kinh tế trong từng giai đoạn phát triển nhất định, do đó mức thu nhập tối thiểu được thay đổi và nâng dần lên.
Theo quyết định 143/2 của Bộ Lao Động Thương Binh - Xã Hội, tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam trong thời kỳ 2000 – 2005 được trình bày trong bảng sau:
Tiêu chuẩn nghèo đói của Việt Nam 2000 – 2005.
Khu vực
Tiêu chuẩn nghèo đói
Mức thu nhập/
Người/tháng
Mức thu nhập/
Người/năm
Thành thị
150.000 đồng
1.800.000 đồng
(128 USD)
Nông thôn đồng bằng
120.000 đồng
1.200.000 đồng
(85 USD)
Nông thôn miền núi hải đảo
80.000 đồng
960.000 đồng
(68 USD)
Như vậy, tiêu chuẩn của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với World Bank (128<360 USD/người/năm).
Nghèo tương đối
Nghèo đói tương đối là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội theo những địa điểm cụ thể và thời gian nhất định.
Như vậy, nghèo đói tương đối được xác định trong mối tương quan xã hội về tình trạng thu nhập với nhóm người. Luôn luôn tồn tại nhóm người có thu nhập thấp nhật trong xã hội, do đó cũng theo khái niệm này thì người nghèo đói tương đối sẽ luôn hiện diện bất kể trình độ phát triển nào.
Tác động của nghèo đói đến đời sống kinh tế – chính trị – xã hội
Về kinh tế
Nghèo đói đi liền với lạc hậu, chậm phát triển, là sự trở ngại lớn đối với phát triển. Nói cách khác là, xoá đói, giảm nghèo là tiền đề của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế – xã hội vững chắc gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là nhân tố bảo đảm thành công trong công tác xoá đói giảm nghèo.
Có thể nói công tác xoá đói giảm nghèo và công cuộc phát triển kinh tế – xã hội có mối quan hệ khăng khít, hữu cơ và tác động lẫn nhau. Ở đây ta đề cập đến những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của nghèo đói đối với đời sống kinh tế– xã hội, để từ đó, có thể nhận thức được tầm quan trọng và thực hiện tốt chương trình xoá đói, giảm nghèo đem lại thành tưu cho phát triển kinh tế xã hội.
Nghèo đói làm lực lượng sản xuất chậm phát triển, kỹ thuật lạc hậu, phân công lao động xã hội có trình độ thấp kém, dẫn đến năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế luôn ở mức thấp.
Thiếu thu nhập cho chi dùng vật chất tối thiểu, nhu cầu văn hoá tinh thần dẫn đến thiếu điều kiện tái sản xuất lao động xã hội, từ đó thiếu nguồn nhân lực có chất lượng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao vì lao động khiếm khuyết về mọi mặt (trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá, thể lực, kinh nghiệm).
Nước nghèo luôn thua thiệt trong cạnh tranh kinh tế khi sản phẩm làm ra chất lượng thấp, giá thành cao, hàng xuất khẩu hầu hết là sản phẩm thô, lợi nhuận thấp.
Nước nghèo tăng trưởng kinh tế với tốc độ rất chậm nên không có vị thế trong đàm phán và ký kết với các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ đó, nước nghèo trở nên bị lệ thuộc và thua thiệt về kinh tế, tiếng nói và vai trò của nước nghèo trên diễn đàn quốc tế ít được chú ý.
Về văn hoá
Từ nghèo đói về kinh tế dẫn đến nghèo đói về văn hoá. Nguy cơ này rất tiềm tàng và là chướng ngại đối với sự phát triển toàn diện không chỉ từng người, từng gia đình mà cả cộng đồng, kìm hãm sự phát triển của toàn xã hội.
Thứ nhất, do nghèo đói , thiếu thu nhập mà người nghèo chỉ quan tâm chủ yếu đến các nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở. cho nên thiếu sự quan tâm, thiếu điều kiện để tiếp cận tới các dịch vụ văn hoá, giải trí, các chương trình biểu diễn văn nghệ. Từ đó, đời sống tinh thần nghèo nàn, giảm sút. Giáo dục ít được các gia đình chú trọng, con em họ buộc phải nghỉ học để đi làm tạo thu nhập cho gia đình.
Thứ hai, cũng vì nghèo nên mục tiêu phấn đấu là đạt tới sự giàu có. Nhưng sự giàu có chỉ đơn thuần về vật chất, kinh tế mà thiếu đi sự quan tâm về văn hoá, tinh thần, sẽ dẫn tới nguy cơ lao vào lối sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, tăng nguy cơ phát triển cái ác, cái xấu, làm nghèo nàn, biến dạng cái chân-thiện-mỹ. Nếu tình trạng này xảy ra cho giới trẻ thì nó sẽ tạo ra một lớp người lố lăng, lai-căng, nghèo nàn, cằn cỗi về văn hoá và nhân cách.
Do đo, trong quá trình thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo phải chú trọng đến nguy cơ và tai hại của đói nghèo về văn hoá.
Về chính trị – xã hội
Nghèo đói về kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt xã hội và chính trị, từ đó tác động xấu trở lại đến kinh tế. Nghèo đói làm con người lâm vào ngõ cụt, từ đó phát sinh ra những trộm cắp cướp, cướp giật, ma tuý, mại dâm đạo đức bị suy đồi, an ninh xã hội không được đảm bảo và đến một mức độ sẽ dẫn đến rối loạn xã hội. Đói nghèo không được chú trọng giải quyết, tỷ lệ và cấp độ nghèo đói tăng cao, người nghèo sẽ bất mãn với chế độ, chính quyền, từ đó sinh ra bạo loạn dẫn đến khủng hoảng chính trị, trật tự an toàn xã hội không được đảm bảo.
Có thể nói rằng, nghèo đói và lạc hậu là hai bạn đồng hành, là xiềng xích trói buộc các nước nghèo, là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay mà mỗi quốc gia, dân tộc và cộng đồng quốc tế phải hợp lực cùng giải quyết.
TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI Ở TÂY NGUYÊN
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – chính trị – xã hội của Tây Nguyên
Đặc điểm tự nhiên
Vùng tây nguyên gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kom Tum, DakLak, DakNong, Lâm Đồng. Bao quanh bởi các tỉnh ven biển miềm trung ở phía bắc và phía đông. Vùng có biên giới giáp với Lào và Campuchia ở phía tây, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh – quốc phòng. Đồng thời là khu vực giàu tiềm năng kinh tế, có nhiều lợi thế hết sức quan trọng. Với diện tích tự nhiên 54.460 km2, dân số năm 2000 là 4.25 triệu người (chiếm 5,3% dân số cả nước), trong đó đồng bào dân tộc ít người có 1,37 triệu người gồm các dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông
Nông nghiệp là ngành mang lại thu nhập chính cho vùng. Nhờ vào diện tích đất rừng rộng và diện tích đất bazan màu mỡ thích hợp với các loại cây trồng có giá trị như: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu mức sống của người dân địa phương gần đây đã được cải thiện.
Tây Nguyên hiện vẫn có một diện tích rừng rất lớn với mật độ che phủ cao, tuy chỉ bằng 16,3% diện tích tự nhiên của cả nước, nhưng diện tích rừng lại chiềm tới 25,9% diện tích rừng cả nước. Những khu rừng này rất giàu có và đa dạng với nhiều sản vật của rừng nhiệt đới như gỗ, song mây, trầm hương, phong lan và nhiều loại động vật quý hiếm. Đây là vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đã sống tại đây hàng ngàn năm nay, với rất nhiều truyền thống văn hoá độc đáo giàu tiềm năng cho ngành du lịch.Ty Nguyn cịn cĩ cc tiềm năng lớn về phát triển thuỷ điện, khai thác, chế biến bôxit
Tuy nhiên, số lượng sông hồ trong vùng rất hạn chế và hầu hết các sông hồ đều trở nên cạn kiệt vào mùa khô. Do vậy, nguồn cung cấp nước là một vấn đề khó khăn cho vùng này.
Nói tóm lại, điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên hứa hẹn nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Tây Nguyên cũng đang rất cần sự đầu tư và chính sách phát triển kinh tế xã hội.
Tình hình kinh tế xã hội của Tây Nguyên hiện nay
Những thành tựu đã đạt được
Kinh tế Tây Nguyên trong những năm qua duy trì tăng thưởng ở mức cao và có những sự chuyển dịch theo hướng tích cực. giai đoạn 2001-2005, GDP bình quân tăng 10,05%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông – lâm nghiệp. Nhiều chỉ tiêu kinh tế – xã hội đạt khá như: thu ngân sách năm 2006 gấp 2,6 lần năm 2001 và tăng 23% so với năm 2005, GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt hơn 6,6 triệu đồng, tăng 23% so với năm 2005.
Tại Đắc Lắc năm 2005 đ giải quyết việc lm cho trn 24.300 lao động, đạt trên 77% kế hoạch năm và bằng 101,25% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý l trong số người giải quyết việc làm nói trên có 7.217 người là đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng theo số liệu trên, các ngành chức năng đ tư vấn, giới thiệu việc làm cho 4.215 lượt người, bồi dưỡng nghề nghiệp được 824 lao động thuộc nhiều đối tượng khác nhau. Trường dạy nghề thanh niên Đắc Lắc đang tập trung đào tạo trên 950 người bằng hình thức dạy tập trung, đồng thời mở 4 lớp dạy nghề lưu động ở các x vng su, vng xa, vng đặc biệt khó khăn cho thanh niên người dân tộc thiểu số với các nghề như dệt thổ cẩm, mộc, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây công nghiệp.
Các lĩnh vực sản xuất đời sống (nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số) đều có bước phát triển. Nông nghiệp mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của hạn hán, thời tiết bất thường, hệ thống thuỷ lợi chưa đồng bộ nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định (7,04%/năm), chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh với khối lượng sản phẩm lớn và dần tạo lập được lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.
Công nghiệp tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng giá trị sản xuất, nhưng đã tăng 15,3%/năm, góp phần làm cho khu vực công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng 20,91%/năm, trong đó nổi bật là việc phát triển ngành thuỷ điện. Tây Nguyên hiện nay đã trở thành công trường điện lớn nhất toàn quốc với hàng loạt các dự án được xây dựng như: Ya Ly, Plây Krông, Buôn Kuốp, Sê San 3, Hàm Thuận – Đa Mi Tổng công suất của các nhà máy thủy điện dự kiến sẽ lên tới 5.000 MW, chiếm 25% sản lượng của cả nước vào năm 2010. Lưới điện đô thị từng bước được hoàn chỉnh với việc mở rộng mạng lưới hạ thế và cấp thế cho hàng nghìn buôn làng,
Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội đạt nhiều kết quả, trong đó đã đầu tư 7 công trình thuỷ lợi trọng điểm tưới cho 20 nghìn ha; giao thông phát triển khá, nâng cấp 3 sân bay, 70 tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, hàng trăn tuyến đường liên xã; trên 99% số xã có đường ô tô đến trung tâm, hơn 80% hộ được xem truyền hình, 91% só xã đã có báo chí đến hằng ngày
Chính sách của chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu dố đã có những kết quả nhất định: giao 20 nghìn héc-ta đất cho trên 44 nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số; vận dụng linh hoạt phương châm: “nhân dân tự làm, công đồng giúp đỡ, nhà nước hỗ trợ” từng bước giải quyết nhu cầu nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào.
Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Về giáo dục, trên 99% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và chống tái mù chữ, gần 35% số xã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Cơ sở trường, lớp được cải thiện với hệ thống 54 trường nội trú và gần 12 nghìn học sinh. Đại học Tây Nguyên, Đại học Đà Lạt trở thành trung tâm đào tạo lớn của toàn vùng. Năm 2005, Đại học Tây Nguyên đào tạo được trên 5,5 nghìn sinh viên, trong đó sinh viên dân tộc thiểu số chiếm 12,2% và đã bố trí công tác đạt 98%
Về y tế, toàn vùng có trên 1,5 nghìn cơ sở y tế các loại, với tổng số 7,6 nghìn giường bệnh. Riêng tuyến xã, gần 100% các xã, phường, thị tr6án có trạm y tế, 1,59 triệu người được cấp thẻ khám bệnh miễn phí. Đối với công tác giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, trung bình mỗi năm tạo được 73 nghìn việc làm mới, số hộ nghèo năm 2005 giảm còn 8,7% ( theo chuẩn mới là 22,8%).
Về văn hoá - thông tin, tập trung vào việc xây dựng đời sống văn hoá ở buôn làng, đầu tư nghiên cứu, sưu tầm sử thi, văn học dân gian, biên soạn luật tục của các dân tộc, bảo tồn các buôn làng cổ truyền, khôi phục nhà rông, nhà dài Đặc biệt, không gian văn hoá cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại”. Hiện nay, toàn vùng có hơn 1,1 nghìn điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng buôn làng, 780 nhà rông văn hoá, trên 2 nghìn điểm bưu điện văn hoá xã.
Các đài phát thanh địa phương đã phát ổn định với thời lượng khá lớn, bằng nhiều thứ tiếng dân tộc như: Ê Đê, Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng
Những mặt còn hạn chế
Nhìn chung, tỉ trọng ngành nông lâm nghiệp cũng như ngành công nghiệp toàn vùng có xu hướng tăng cao, trong khi tỉ trọng ngành dịch vụ lại giảm.
Cơ sở cho phát triển kinh tế trong vùng nhìn chung là tương đối thấp. cơ sở hạ tầng kém phát triển, đặc biệt là giao thông, hệ thống thuỷ lợi và cấp thoát nước.
Cà phê là một thế mạnh mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho nhân dân trong vùng, nhưng vẫn phải phụ thuộc vào thị trường thế giới. sự thay đổi thường xuyên của giá cà phê thế giới đã gây rủi ro cho hầu hết nông dân trồng cà phê với quy mô nhỏ, chiếm đa số ở vùng Tây Nguyên. Sự sụt giảm của giá cà phê trên thị trường thế giới trong những năm vừa qua đã làm cho GDP tính trên đầu người của vùng giảm mạnh vào năm 2002.
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt cũng gây rủi ro cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều năm vừa qua nông dân địa phương cũng đã chịu nhiều hậu quả nặng nề do hạn hán kéo dài gây ra.
Tài nguyên giàu có, đất đai màu mỡ đặc biệt là lợi nhuận cao từ ngành cà phê trong suốt thập kỉ 90 đã thu hút một số lượng rất lớn dân di cư tự do từ các vùng miền Bắc và Bắc trung bộ đến đây. Người nhập cư đa số là người nghèo, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao và áp dụng những kỹ thuật canh tác mới, kiến thức chuyên môn, vốn Với tốc độ tăng dân số khá cao đã gây áp lực ngày càng cao đến nguồn tài nguyên của địa phương, nhất là tài nguyên rừng và động vật quý hiếm
Tình hình nghèo đói ở Tây Nguyên
Tình hình nghèo đói ở Tây Nguyên
Theo báo cáo của các tỉnh Tây Nguyên, đến cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) còn rất cao 22,8%, bình quân toàn vùng trên 60%; trong đó, Lâm Đồng 55%, Đắc Nông 63%, Đắc Lắc 62%, Gia Lai 81%, Kom Tum 88%. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên rất cao, tốc độ giảm nghèo những năm vừa qua mới chỉ đạt khoảng 2-3%/năm cho toàn vùng.
Tính đến năm 2007, nước ta có gần 4 triệu hộ nghèo, phân bố không đồng đều: vùng có tỷ lệ nghèo thấp nhất là Đông Nam Bộ 9%, vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất là Tây Bắc 44%. Trong đó Tây Nguyên có tỷ lệ nghèo là 40%, với 1.6 triệu hộ nghèo. Hai thành phố vừa công bố không có hộ nghèo là Tp.Hồ Chí Minh và Tp. Đà Nẵng. (nguồn Thời Báo Kinh Tế)
Trong những năm qua, trương trình 135 đầu tư cho mỗi xã đặc biệt khó khăn ở Tây Nguyên với nhiều tỷ đồng. Các địa phương ở Tây Nguyên đang tích cực triển khai việc xoá nhà tạm dột nát cho đồng bào thiểu số và giải quyết đất sản xuất cho họ theo chương trình 134 Sự tác động đồng bộ của nhiều nguồn lực đã làm giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo ở Tây Nguyên từ 39% năm 1990 xuống còn 8,7% vào năm 2005 (theo chuẩn mới là 22,8%). Mạng lưới rộng khắp những trường học, trạm y tế đến tận vùng sâu, vùng xa, để trẻ em được đến trường, người dân được chăm lo sức khoẻ. Bảy trường đại học, cao đẳng trong khu vực là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển Tây Nguyên. Đến nay, toàn vùng đã có 2.286 trường học với trên 1,4 triệu học sinh, trong đó có 482.966 học sinh dân tộc thiểu số. Các tỉnh cũng đã cấp 1,59 triệu thẻ bảo hiểm và khám chữa bệnh miễn phí cho đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số.
Với một nề kinh tế đang phát triển không đồng đều, tốc độ phát triển nhanh tập trung vào các khu vực đô thị, vùng ven các trục giao thông, vùng có điều kiện thuận lợi, còn vùng sâu, vùng xa phát triển chậm. Dẫn đến nhìn chung đời sông nhân dân tuy có nhiều cải thiện nhưng chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các khu vực trong vù