Luận văn Kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn truờng mầm non thực hành tp. Hồ Chí Minh

Vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học và các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là kỹ năng sống. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị; trừ phi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ,. tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non.

pdf140 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 7119 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn truờng mầm non thực hành tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH MAI HIỀN LÊ KỸ NĂNG SỐNG CỦA TRẺ LỚP MẪU GIÁO LỚN TRUỜNG MẦM NON THỰC HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC Mã số: 603180 Người hướng dẫn khoa học TS. LÊ XUÂN HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm học tập và 1 năm thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, tôi đã hoàn thành luận văn của mình. Để có được kết quả này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy tận tình của quý thầy trong chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành Tâm Lý Học. Tôi cũng vô cùng biết ơn sự tạo điều kiện tối đa về cả vật chất và thời gian cũng như các điều kiện khác của trường Cao Đẳng Sư phạm Trung Ương Tp.HCM nơi tôi đang công tác, đã chấp thuận cho tôi tham gia khoá học này. Để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi rất cảm kích sự hướng dẫn tận tâm của TS.Lê Xuân Hồng, cùng với sự hỗ trợ tối đa của Ban Giám Hiệu và giáo viên các lớp mẫu giáo lớn của trường Mầm Non Thực Hành tp.HCM. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô thuộc phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã giúp đỡ tôi giải quyết những khó khăn để tôi có thể hoàn thành khoá học đúng thời hạn. Cảm ơn những bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã sẵn sàng giúp đỡ, động viên để tôi đạt được những kết quả tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn ! Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học và các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là kỹ năng sống. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực... Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị; trừ phi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ,... tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non. 2. Mục đích nghiên cứu - Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn. - Xây dựng một số biện pháp tác động sư phạm nhằm hình thành và hoàn thiện một số kỹ năng sống phù hợp với trẻ lớp mẫu giáo lớn. - Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu - Trẻ lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Thực Hành thành phố Hồ Chí Minh. - Giáo viên trường mầm non Thực Hành thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Một số biểu hiện kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Thực Hành thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu - Nhiều kỹ năng sống cần thiết của trẻ lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Thực Hành tp.HCM chưa được hình thành. - Nếu có những biện pháp tác động sư phạm phù hợp thì có thể hình thành và hoàn thiện được các kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài - Mục tiêu giáo dục mầm non - Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn - Khái niệm kỹ năng - Khái niệm kỹ năng sống - Phân loại kỹ năng sống - Phân loại kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn - Nội dung giáo dục kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn - Phương pháp giáo dục kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn - Cơ sở pháp lý của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5.2 Thực nghiệm - Khảo sát kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Xây dựng một số biện pháp tác động sư phạm nhằm hình thành và hoàn thiện kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn. - Tổ chức các hoạt động nhằm hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn tại lớp thực nghiệm. - Đánh giá việc hình thành và hoàn thiện kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn sau thực nghiệm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 5.3 Đưa ra những kiến nghị nhằm tổ chức tốt việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Tìm kiếm, đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu như các sách giáo khoa, sách chuyên ngành, các tạp chí, trang web… 6.2 Phương pháp thực nghiệm - Xác định mục đích thực nghiệm - Hình thành giả thuyết khoa học - Phân tích đối tượng nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng - Xây dựng hệ thống những bài tập nhỏ theo hướng của mục đích thực nghiệm đặt ra. Đối tượng thực nghiệm được chia thành 2 nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm được tác động bởi những biến cố độc lập để xem xét sự diễn biến của chúng có đúng với giả thuyết ban đầu hay không. Trong khi đó nhóm đối chứng diễn biến hoàn toàn tự nhiên. Với mẫu nghiên cứu: Lớp Lá 1 Lớp Lá 2 Tổng Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ N % N % N % N % N % N % 11 40.7 26 59.3 20 60.6 13 39.4 31 51.7 29 48.3 - Tiến hành thực nghiệm hình thành - Thu thập và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học - Rút ra nhận xét và kết luận 6.3. Phương pháp phỏng vấn - Phỏng vấn một số giáo viên trường mầm non Thực hành về việc tổ chức hoạt động nhằm hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn. - Phỏng vấn những người có kinh nghiệm về các biện pháp hình thành và hoàn thiện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn. 6.4 Phương pháp thống kê toán học - Sử dụng kiểm nghiệm T-test cho hai mẫu độc lập để so sánh sự khác biệt ý nghĩa giữa trẻ lớp mẫu giáo lớn thực nghiệm và đối chứng. - Sử dụng kiểm nghiệm chi bình phương để kiểm nghiệm sự khác biệt ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển các kỹ năng sống của trẻ trong lớp thực nghiệm. 6.5. Phương pháp quan sát. - Đặt mục đích nghiên cứu - Lập kế hoạch quan sát - Tiến hành quan sát - Ghi lại các kết quả quan sát - Xử lý các cứ liệu thu thập được 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Người nghiên cứu sẽ tiến hành tìm hiểu thực trạng của tất cả kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non, chương trình giáo dục mầm non mới và chuẩn phát triển trẻ mẫu giáo lớn. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ lựa chọn 1 kỹ năng sống mà trẻ còn yếu nhất để tiến hành thực nghiệm hình thành. - Vì thời gian và kinh phí có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành nghiêm cứu đề tài này tại lớp Lá 1 và Lá 2 trường mầm non Thực Hành tp.HCM. Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ là một gợi ý tốt cho những nghiên cứu rộng và sâu hơn về kỹ năng sống cho trẻ. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Vấn đề giáo dục kỹ năng sống ( KNS ) trên thế giới [3,tr.33] 1.1.1.1 Giáo dục kỹ năng sống tại Lào Từ năm 1997 – 2002, lần đầu tiên giáo dục KNS được thực hiện trong 5 trường trung học cơ sở thuộc một tỉnh, sau đó đã mở rộng ra 700 trường tiểu học và trung học thuộc 8 tỉnh. Với những nội dung cơ bản như: - Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả - Kỹ năng tư duy sáng tạo - Kỹ năng giải quyết vấn đề… Trong khi thực hiện, một số bài học kinh nghiệm đã được chỉ rõ như: cần phải biên soạn, in ấn nhiều tài liệu hướng dẫn để phổ biến cho người dạy và người học. Đồng thời cần tăng cường việc đào tạo giáo viên trực tiếp giáo dục kỹ năng sống ở các trường về nội dung và phương pháp tích cực hơn. 1.1.1.2 Giáo dục kỹ năng sống tại Campuchia Tại Campuchia người ta coi KNS là năng lực mà con người cần phải có để nâng cao các điều kiện sống có hiệu quả nhằm phát triển quốc gia, kỹ năng tìm việc và kiếm tiền để nuôi sống bản thân và gia đình là những KNS quan trọng đối với thế hệ trẻ và người lớn. Vì thế trong sự phân loại được chia thành 3 nhóm chủ yếu: - Nhóm 1: Kỹ năng chung bao gồm + Những kỹ năng đơn giản trong đời sống gia đình như: kỹ năng phòng ngừa những bệnh lây lan qua đường tình dục, kỹ năng an toàn thực phẩm, kỹ năng hiểu biết về dinh dưỡng… + Kỹ năng quản lý gia đình và các phương pháp học tập + Kỹ năng nâng cao đời sống hàng ngày như: Kỹ năng hiểu biết về những công nghệ cơ bản trong đời sống hàng ngày + Kỹ năng hiểu biết về các giá trị đạo đức, tự chủ… - Nhóm 2: Kỹ năng tiền nghề nghiệp: Đó là những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tính toán, tri thức về quyền và trách nhiệm của người chủ và người làm thuê, kỹ năng giải quyết vần đề… - Nhóm 3: Các kỹ năng nghề nghiệp: Như trồng trọt, nuôi gia súc, sửa chữa đồ điện, sử dụng máy tính và nói ngôn ngữ nước ngoài. Tại Campuchia KNS được đào tạo chính quy trong nhà trường và được coi như là những nhân tố chính trong chính sách giáo dục nhằm kết nối giáo dục với nhu cầu thị trường để phát triển kinh tế xã hội. Sự kết nối này sẽ nâng cao tính hiệu quả nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp và tăng cường sự đầu tư của địa phương và quốc tế, đồng thời sẽ tạo ra nhu cầu tự học của người học. Chương trình giáo dục KNS trong các trường chính quy đều hướng tới giúp người học có khả năng: - Áp dụng kiến thức của các môn học khác nhau vào cuộc sống hiện thực. - Sau khi rời ghế nhà trường là người tích cực và có trách nhiệm đối với xã hội - Tham gia vào thế giới công việc - Giảm nạn thất nghiệp và nghèo đói để góp phần phát triển xã hội Để thực hiện được những mục tiêu đó, việc giáo dục KNS tại Campuchia được thực hiện như sau: - Các KNS chung được tích hợp vào bài học của các môn học cơ bản từ lớp 1 đến lớp 12. - Các kỹ năng nghề nghiệp từ lớp 6 đến lớp 12 được tổ chức dạy và thực hành trong các tiểu ban công nghệ. - Các kỹ năng nghề đơn giản được lựa chọn thực hiện dựa trên khả năng của từng trường. 1.1.1.3 Giáo dục kỹ năng sống tại Malaysia Giáo dục KNS ở Malaysia do Bộ Giáo dục. Họ coi KNS là môn kỹ năng của cuộc sống và môn này được dạy như một môn học ở trường tiểu học và THCS. Mục tiêu của môn học này ở trường tiểu học là cung cấp cho người học những kỹ năng thực tể cơ bản để họ có thể thực hiện các nhiệm vụ và có xu hướng kinh doanh. Còn ở bậc THCS thì mục tiêu là tạo ra những cá nhân có thể tự thực hiện, được xoá mù về công nghệ và kinh tế, là người có sự tự tin, sáng tạo, khả năng tương tác hiệu quả với người khác. 1.1.1.4 Giáo dục kỹ năng sống tại Indonesia Tại Indonesia KNS được quan niệm là những kỹ năng, kiến thức, thái độ giúp người học sống một cách độc lập. Giáo dục KNS sẽ: - Nâng cao cơ hội việc làm cho người học - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó thúc đẩy việc thực hiện chính sách tự chủ của địa phương - Tạo ra chất lượng giáo dục cho người nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt. 1.1.1.5. Giáo dục kỹ năng sống tại Thái Lan Tại đây họ quan niệm, KNS là thuộc tính hay năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân đương đầu với tất cả tình huống hàng ngày một cách hiệu quả và có thể đáp ứng với hoàn cảnh tương lai để có thể sống hạnh phúc. Nói cách khác, KNS là khả năng của cá nhân có thể giải quyết những vấn đề trong đời sống hàng ngày để an toàn và hạnh phúc. Và ít nhất cần hình thành cho người học 10 KNS cơ bản sau: - Ra quyết định - Giải quyết xung đột - Sáng tạo - Phân tích và đánh giá - Giao tiếp - Quan hệ liên nhân cách - Làm chủ cảm xúc - Làm chủ được những cú sốc - Đồng cảm - Thực hành 1.1.1.6. Giáo dục kỹ năng sống tại Ấn Độ KNS được coi là khả năng giúp tăng cường sự lành mạnh về tinh thần và năng lực của con người. Bao gồm những kỹ năng cơ bản như: - Giải quyết vấn đề - Tư duy phê phán - Tư duy sáng tạo - Giao tiếp - Quan hệ liên nhân cách - Ra quyết định - Đàm phán - Tự nhận thức - Đối phó với stress và cảm xúc - Từ chối - Kiên định và hài hoà 1.1.1.7 Giáo dục Kỹ năng sống tại Nepal KNS được coi như là một phương thức để ứng phó hay là những kỹ năng cần thiết để tồn tại. Cách phân biệt kỹ năng sống cũng có những điểm khác biệt. Chẳng hạn họ phân loại KNS thành: - Kỹ năng tồn tại: là những kỹ năng cần có để con người có thể tồn tại - Kỹ năng chung: Là những kỹ năng giúp con người tìm ra và giải quyết được những vấn đề của cuộc sống. - Kỹ năng dịch chuyển: là sự kết hợp của kỹ năng tồn tại kỹ năng chung và kỹ năng nghề nghiệp. Giúp con người nhanh chóng thích ứng với việc phải chuyển sang nghề nghiệp mới. 1.1.1.8 Giáo dục kỹ năng sống tại Philipine Với quan niệm coi kỹ năng sống là những năng lực thích nghi và tính tích cực của hành vi giúp cho cá nhân có thể ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, những thay đổi, những trải nghiệm và tình huống của đời sống hàng ngày và vì vậy những kỹ năng cần thiết khi giáo dục kỹ năng sống cho người học cần có là: - Tự nhận thức - Đồng cảm - Giao tiếp hiệu quả - Quan hệ liên nhân cách - Ra quyết định - Tư duy sáng tạo - Tư duy phê phán - Ứng phó - Làm chủ cảm xúc - Kinh doanh Nói tóm lại, với quan niệm và cách phân loại có những nét khác nhau. Nhưng tựu chung lại hầu hết các nước đều nhận thấy vai trò quan trọng của việc hình thành kỹ năng sống cho người học. 1.1.2 Vấn đề giáo dục kỹ năng sống tại Việt Nam [3, tr.42] Bắt đầu từ chương trình của UNICEF năm 1996 “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Thuật ngữ kỹ năng sống được người Việt Nam biết đến. Lúc đó quan niệm về kỹ năng sống được giới thiệu trong chương trình này chỉ bao gồm những kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đặt mục tiêu…nhằm vào những chủ đề giáo dục sức khỏe do các chuyên gia Úc tập huấn. Đến giai đoạn hai với chương trình “Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống” thì quan niệm về kỹ năng sống cơ bản đối với từng nhóm đối tượng được vận dụng đa dạng hơn. Đó là những kỹ năng cần cho lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các tệ nạn xã hội dành cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao để đương đầu với những thách thức của xã hội, vận dụng để giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau trong tình huống khác nhau của từng loại đối tượng. Sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNESCO tài trợ được tổ chức năm 2003 thì khái niệm kỹ năng sống được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng. Từ đó, những người làm công tác giáo dục Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về kỹ năng sống và trách nhiệm phải giáo dục kỹ năng sống cho người học. 1.2 Những khái niệm cơ bản 1.2.1. Mục tiêu giáo dục mầm non [6] Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Giáo dục mầm non tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Với các mục tiêu cụ thể là:  Phát triển thể chất - Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. - Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. - Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. - Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. - Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống với sức khoẻ. - Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo sự an toàn của bản thân.  Phát triển nhận thức - Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh. - Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản. - Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói...) với ngôn ngữ nói là chủ yếu. - Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán.  Phát triển ngôn ngữ - Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp. - Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ). - Có khả năng diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày. - Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết.  Phát triển tình cảm xã hội - Có ý thức về bản thân. - Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh. - Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực. - Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ. - Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.  Phát triển thẩm mỹ - Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật. - Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình. - Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật. 1.2. 2. Đặc điểm tâm lý của trẻ lớp mẫu giáo lớn 1.2.2.1 Sự phát triển cảm giác, tri giác [13, tr.176] Ở tuổi này sự phát triển về cảm giác và tri giác của trẻ phát triển mạnh mẽ. - Đặc điểm lĩnh hội chuẩn cảm giác của trẻ mẫu giáo: Lúc đầu trẻ lĩnh hội các biến dạng cơ bản của mỗi loại thuộc tính, sau đó trẻ học phân biệt các biến dạng của các chuẩn. - Sự phát triển hành động tri giác của trẻ mẫu giáo: Dần chuyển hành động định hướng bên ngoài thành hành động tri giác và tăng khả năng định hướng có mục đích, tính kế họach, có điều khiển trong quá trình tri giác. 1.2.2.2 Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo lớn - Các hình thức ghi nhớ và nhớ lại có chủ định bắt đầu xuất hiện ở mẫu giáo nhỡ và phát triển mạnh ở mẫu giáo lớn do hoạt động của trẻ ngày càng phức tạp và do yêu cầu của người lớn đối v
Tài liệu liên quan