Đề tài Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia Công ty TNHH SABMiller Việt Nam

Sự phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con người đã làm cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên ngày càng chịu nhiều tác động tiêu cực. Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy thoái tài nguyên, thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của các tác động do các dự án, chính sách phát triển không thân thiện với môi trường. Nước ta đang ở trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình này đã tạo ra những thay đổi lớn về mặt kinh tế nhưng đồng thời nó cũng để lại những hậu quả về mặt môi trường. Đóng góp vào sự thay đổi đó chính là do sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, các hoạt động sản xuất. Có thể nói các khu công nghiệp, các hoạt động sản xuất đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế cả nước. Thế nhưng, bên cạnh ưu điểm bao giờ cũng kèm theo các nhược điểm, thực trạng ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng như hiện nay chủ yếu phần lớn là do chất thải từ các hoạt động sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất. Chính vì thế, việc xây dựng và áp dụng những biện pháp quản lý môi trường hiệu quả là một vấn đề rất cần thiết. Làm thế nào để vừa mang lại lợi ích về kinh tế và làm thế nào để cải thiện hiện trạng môi trường cho các doanh nghiệp. Đây cũng chính là bài toán nan giải không chỉ riêng Việt Nam mà hiện nay các nước trên Thế giới rất quan tâm đặc biệt trong xu thế mà Thế giới đang tiến đến mục tiêu phát triển bền vững. Qua một thời gian dài, các giải pháp quản lý môi trường theo hướng công nghệ xử lý chất thải đã cho thấy những nhược điểm của nó. Đầu tiên là việc giải quyết không triệt để các chất thải, chuyển từ dạng này qua dạng kia, sau đó là việc tốn kém một giá trị kinh tế rất lớn. Chính vì vậy, sản xuất sạch hơn được xem là một giải pháp quản lý môi trường theo hướng chủ động, quản lý chất thải từ đầu vào của sản xuất, tối ưu hóa tài nguyên. Sản xuất sạch hơn là một trong những phương pháp hữu hiệu để giúp cho một tổ chức vừa cải thiện kinh tế và môi trường cho công ty mình. Ý nghĩa của loại hình sản xuất này là giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn phát sinh, giảm thiểu chất thải đến mức thấp nhất, tăng hiệu quả kinh tế và môi trường cho công ty. Sản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên liệu đã mất đi. Do đó, xử lý cuối đường ống làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Mặt khác trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, thì các sản phẩm của Việt Nam buộc phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường thế giới. Vì thế, việc triển khai hoạt động SXSH là đòi hỏi tất yếu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất bia nói riêng và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia Công ty TNHH SABMiller Việt Nam” là hết sức cần thiết. Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để giải quyết thực trạng ô nhiễm tại công ty. Thông qua áp dụng các giải pháp SXSH, chất thải sẽ được giảm thiểu và không những thế còn có thể thay đổi cả đặc tính của chất thải đem lại lợi nhuận kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cho nhà máy bia Công ty TNHH SABMiller Việt Nam.

doc87 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 4770 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia Công ty TNHH SABMiller Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con người đã làm cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên ngày càng chịu nhiều tác động tiêu cực. Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy thoái tài nguyên, thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của các tác động do các dự án, chính sách phát triển không thân thiện với môi trường. Nước ta đang ở trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình này đã tạo ra những thay đổi lớn về mặt kinh tế nhưng đồng thời nó cũng để lại những hậu quả về mặt môi trường. Đóng góp vào sự thay đổi đó chính là do sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, các hoạt động sản xuất. Có thể nói các khu công nghiệp, các hoạt động sản xuất đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế cả nước. Thế nhưng, bên cạnh ưu điểm bao giờ cũng kèm theo các nhược điểm, thực trạng ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng như hiện nay chủ yếu phần lớn là do chất thải từ các hoạt động sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất. Chính vì thế, việc xây dựng và áp dụng những biện pháp quản lý môi trường hiệu quả là một vấn đề rất cần thiết. Làm thế nào để vừa mang lại lợi ích về kinh tế và làm thế nào để cải thiện hiện trạng môi trường cho các doanh nghiệp. Đây cũng chính là bài toán nan giải không chỉ riêng Việt Nam mà hiện nay các nước trên Thế giới rất quan tâm đặc biệt trong xu thế mà Thế giới đang tiến đến mục tiêu phát triển bền vững. Qua một thời gian dài, các giải pháp quản lý môi trường theo hướng công nghệ xử lý chất thải đã cho thấy những nhược điểm của nó. Đầu tiên là việc giải quyết không triệt để các chất thải, chuyển từ dạng này qua dạng kia, sau đó là việc tốn kém một giá trị kinh tế rất lớn. Chính vì vậy, sản xuất sạch hơn được xem là một giải pháp quản lý môi trường theo hướng chủ động, quản lý chất thải từ đầu vào của sản xuất, tối ưu hóa tài nguyên.... Sản xuất sạch hơn là một trong những phương pháp hữu hiệu để giúp cho một tổ chức vừa cải thiện kinh tế và môi trường cho công ty mình. Ý nghĩa của loại hình sản xuất này là giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn phát sinh, giảm thiểu chất thải đến mức thấp nhất, tăng hiệu quả kinh tế và môi trường cho công ty. Sản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên liệu đã mất đi. Do đó, xử lý cuối đường ống làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Mặt khác trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, thì các sản phẩm của Việt Nam buộc phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường thế giới. Vì thế, việc triển khai hoạt động SXSH là đòi hỏi tất yếu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất bia nói riêng và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia Công ty TNHH SABMiller Việt Nam” là hết sức cần thiết. Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để giải quyết thực trạng ô nhiễm tại công ty. Thông qua áp dụng các giải pháp SXSH, chất thải sẽ được giảm thiểu và không những thế còn có thể thay đổi cả đặc tính của chất thải đem lại lợi nhuận kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cho nhà máy bia Công ty TNHH SABMiller Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty bia SABMiller Việt Nam. 3. Nội dung nghiên cứu Nội dung đồ án tốt nghiệp nghiên cứu các vấn đề: Tổng quan về SXSH, tình hình áp dụng SXSH tại Việt Nam và trên thế giới. Khái quát hoạt động của Nhà máy sản xuất bia của Công ty TNHH SABMiller Việt Nam. Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất bia của Công ty TNHH SABMiller Việt Nam và hiện trạng môi trường tại Nhà máy. Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho Nhà máy. Dự báo và đánh giá kết quả thực hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm các phương pháp sau đây: Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ các tài liệu, giáo trình đã được học và tham khảo, các thông tin được đăng tải trên các trang mạng có liên quan đến SXSH, đến ngành sản xuất bia. Thu thập các tài liệu liên quan đến đặc trưng ô nhiễm môi trường của ngành sản xuất bia. Thu thập các tài liệu về nhu cầu nguyên vật liệu, qui trình công nghệ và các tài liệu về hiện trạng môi trường của Nhà máy bia của Công ty TNHH SABMiller Việt Nam Phương pháp khảo sát: Điều tra, khảo sát phương cách quản lý và xử lý chất thải hiện có của nhà máy. Khảo sát quá trình quản lý, cách thức vận hành lò hơi, cấp hơi cho quá trình sản xuất của nhà máy. Tổng hợp và phân tích các tài liệu thu thập được: Tổng hợp, phân tích các tài liệu về nhu cầu và hiện trạng sử dụng nguyên vật liệu – năng lượng của nhà máy. Trên cơ sở phân tích các dữ liệu đó, xác định trọng tâm đánh giá SXSH cho nhà máy. Phương pháp cụ thể: Thu thập thông tin Xử lý thông tin Phân tích kết quả Trình bày kết quả nghiên cứu Phân tích tổng hợp về phương án xuất sạch hơn trên cơ sở lý luận thực tiễn, từ đó phân tích, thống kê, đánh giá và thu nhận kết quả. Thu thập và phân tích các tài liệu công ty, cách thức áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty TNHH SABMiller Việt Nam. Phương pháp phỏng vấn, trao đổi ý kiến dựa theo mẫu phiếu điều tra gồm các câu hỏi với nội dung khảo sát về sự hiểu biết của cán bộ công nhân viên trong công ty về môi trường từ đó xử lý kết quả thu được. Xem xét hiện trạng môi trường của công ty và đặc biệt là quan sát quá trình sản xuất xem công ty đã áp dụng sản xuất sạch hơn như thế nào. Thu thập và phân tích các tư liệu, tài liệu về sản xuất sạch hơn từ các cơ quan lưu trữ và quản lý dư liệu như: Sách báo, tạp chí, internet, thư viện … Phương pháp thí nghiệm: Phân tích mẫu nước thải và khí thải của công ty. 5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề sau: Phân tích công nghệ sản xuất Cân bằng vật chất, tính toán chi phí thất thoát Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn Đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường Đề xuất phương án thực hiện 6. Thời gian, địa điểm nghiên cứu Về thời gian: Đề tài sẽ được tiến hành thực hiện trong khoảng 12 tuần (30/05 đến 07/09/2011) Địa điểm nghiên cứu: Nhà máy bia của Công ty TNHH SABMiller Việt Nam tại Lô A, đường NA7, KCN Mỹ Phước II, TT Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 7. Ý nghĩa khoa học, kinh tế, xã hội Khoa học: Phương pháp SXSH đang được thực hiện rộng rãi ở nước ngoài và hiện nay đang được nghiên cứu để áp dụng ở nước ta. Đây là một cách tiếp cận mới trong việc thực hiện sản xuất sạch hơn. Trong quá trình thực hiện có sự tham khảo tài liệu, ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước. Các môn học như: quản lí chất thải, quản lý khu công nghiệp, hoá môi trường, công nghệ sạch, ... là cơ sở khoa học của SXSH. Cơ sở lý thuyết của những hoạt động trong quá trình thực hiện tổ hợp sản xuất sạch là kết quả đúc kết kinh nghiệm thành công của nhiều nước. Đề tài này đã cung cấp đầy đủ cơ sở dữ liệu về sản xuất của công ty TNHH SABMiller Việt Nam. Thực tế: Đề tài này được nghiên cứu dựa vào hiện trạng của nhà máy nên các giải pháp đưa ra mang tính khả thi, thực tế cao. Đề tài áp dụng phương pháp luận đánh giá SXSH một cách linh hoạt dựa vào tình hình thực tế của nhà máy, thể hiện tính mới, tính sáng tạo của đề tài so với phương pháp đánh giá SXSH chung. Kinh tế: Đề tài đem lại các giải pháp sản xuất sạch hơn giúp tiết kiệm về kinh tế cho công ty cụ thể như: Giảm thể tích tiêu thụ nước, giảm thất thoát nguyên liệu, … Đề tài thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất và nâng cao uy tín thương hiệu cho nhà máy. Làm cơ sở để nhà máy xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện làm việc và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. 8. Cấu trúc đồ án tốt nghiệp Mở đầu Chương 1: Tổng quan về sản xuất sạch hơn Chương 2: Tổng quan về ngành sản xuất bia Chương 3: Tổng quan về nhà máy bia của Công ty TNHH SABMiller Việt Nam. Chương 4: Đề xuất các giải pháp áp dụng SXSH cho dây chuyền sản xuất bia của Công ty TNHH SABMiller Việt Nam. Chương 5: Kết quả thực hiện – Thảo luận kết quả Chương 6: Kết luận – Kiến nghị Phần II NỘI DUNG ĐỒ ÁN Chương 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 1.1. Lịch sử hình thành Sản xuất sạch hơn (SXSH). Trong những thập niên 60 khi mức độ sản xuất và phát sinh chất thải còn thấp, các chất thải được thải trực tiếp vào môi trường và tự phân hủy nhờ quá trình tự làm sạch của môi trường. Đến năm 1969, khi lượng chất thải do các hoạt động của con người ngày càng tăng, vượt qua khả năng tự làm sạch của môi trường, luật Môi trường ở Mỹ đặt ra yêu cầu: cần phải xử lý chất thải trước khi thải bỏ, xử lý cuối đường ống. Đến cuối năm 1970, do sự cạn kiệt nguồn nhiên liệu, vấn đề tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu được đặt ra và đồng thời với yêu cầu giảm thiểu chất thải độc hại tại nguồn được đặt ra vào đầu thập niên 80. Đến cuối thập niên 80, giảm thiểu tại nguồn là vấn đề được đặt ra cho các nhà sản xuất và đi cùng với nó là thuật ngữ “sản xuất sạch hơn”. Ở Việt Nam, khái niệm về việc áp dụng SXSH còn tương đối mới và chỉ mới được thực hiện từ năm 1996 trở lại đây tập trung ở một số ngành nghề như: Giấy, dệt nhuộm, thực phẩm, thủy sản… Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tham gia chưa nhiều. Chỉ vài năm trước đây và thậm chí hiện nay lối suy nghỉ của chúng ta trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường vẫn tập trung vào sử dụng các phương pháp truyền thống xử lý chất thải mà không hề chú ý đến làm giảm các nguồn gốc phát sinh của chúng. Vì vậy chi phí quản lý chất thải ngày càng tăng mà ô nhiễm vẫn không giảm. Các ngành công nghiệp phải gánh chịu những hậu quả về mặt kinh tế và mất uy tín trên thị trường. Để thoát ra khỏi sự bế tắc này, công đồng công nghiệp đã trở nên nghiêm túc hơn trong xem xét các tiếp cận SXSH do chương trình của Liên hợp quốc (UNEP) đưa ra cách đây 10 năm. Trong vòng hơn 40 năm qua, các cách thức ứng phó với sự ô nhiễm công nghiệp gây nên suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian: 1.1.1. Phớt lờ ô nhiễm (Ignorance of pollution) Không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả ô nhiễm chưa thực sự nghiêm trọng mức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ. 1.1.2. Pha loãng và phát tán (Dilute and disperse) Pha loãng: Dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận. Phát tán: Nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải. Ví dụ minh họa: Một nhà máy sản xuất bia 1 ngày thải ra 50m3 nước thải, COD của nước thải là 1000 mg/l. Để đáp ứng quy chuẩn cho phép ở Việt Nam đối với COD của nước thải công nghiệp loại A theo QCVN 24:2009/BTNMT COD ≤ 50 mg/l, nhà máy pha loãng 1m3 nước thải với 19m3 nước sạch. Tuy nhiên, đối với pha loãng và phát tán thì tổng lượng chất thải đưa vào môi trường là không đổi. Thủy quyển và khí quyển không phải là một bãi rác cho mọi chất thải: Các kim loại nặng, PCB đã tuần hoàn và tích lũy trong trầm tích, sinh khối. 1.1.3. Xử lý cuối đường ống (EOP = End-of-pipe treatment) Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng thải để phân hủy dòng thải hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộc trước khí thải vào môi trường. Phương pháp này phổ biến vào những năm 1970 ở các nước công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp. Tuy nhiên, xử lý cuối đường ống thường phát sinh những vấn đề sau: Gây nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp xử lý. Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nông nghiệp. Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp. Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý. Sản xuất sạch hơn (SXSH) (Cleaner production) (SXSH) Ngăn chặn phát sinh chất thải nguy hại tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ. Tiếp cận này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như “phòng ngừa ô nhiễm“ (pollution prevention), “giảm thiểu chất thải“ (waste minimization). Ngày nay, thuật ngữ “sản xuất sạch hơn“ (Cleaner production) SXSH được sử dụng phổ biến trên thế giới để chỉ các tiếp cận này, mặc dù các thuật ngữ tương đương vẫn còn ưa thích vài nơi. Trước đây, lối suy nghĩ của chúng ta trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường vẫn tập trung sử dụng các phương pháp truyền thống xử lý chất thải mà không chú ý đến nguồn gốc phát sinh của chúng. Do vậy, chi phí quản lý quản lý chất thải ngày càng tăng nhưng ô nhiễm ngày càng nặng. Các ngành công nghiệp phải chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế và mất uy tín trên thị trường. Để thoát khỏi sự bế tắc này, cộng đồng công nghiệp ngày càng trở nên nghiêm túc hơn trong việc xem xét cách tiếp cận SXSH. Hình 1.1. Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm Xử lý cuối đường ống EOP = End of pipe treatment Sản xuất sạch hơn Cleaner production Pha loãng và phân tán Dilute and disperse Năm 1970 Năm 1980 Ngày nay Như vậy, từ phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và phân tán chất thải, đến kiểm soát cuối đường ống và cuối cùng là SXSH là một quá trình phát triển khách quan, tích cực có lợi cho môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ba cách ứng phó đầu là những tiếp cận quản lý chất thải bị động trong khi cách ứng phó sau cùng là tiếp cận quản lý chất thải chủ động. Như vậy, SXSH là tiếp cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa“. Nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh“ bao giờ cũng là chân lý. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống. Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm. Vào năm 1989, UNEP khởi xướng “Chương trình sản xuất sạch hơn“ nhằm phổ biến khái niệm SXSH và đẩy mạnh việc áp dụng chiến lược SXSH trong công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Hội nghị chuyên đầu tiên của UNEP về lĩnh vực này được tổ chức tại Canterbury (Anh). Sau đó các hội nghị tiếp theo đã được tổ chức cứ hai năm một: Tại Paris (Pháp, 1992); Warsaw (Ba Lan, 1994); Oxford (Anh, 1996); Phoenix (Hàn Quốc, 1998), Montreal (Canada, 1992); ... Năm 1998, thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong “Tuyên ngôn Quốc tế về sản xuất sạch hơn“ (Internationl Declaration ô nhiễm Cleaner Production) của UNEP. Năm 1999, Việt Nam đã ký tuyên ngôn Quốc tế về SXSH khẳng định cam kết của Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững. Năm 2003 “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020“, của Việt Nam đã xác định quan điểm “Coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm...“. Một trong 36 chương trình, đề án, dự án ưu tiên cấp quốc gia trong chiến lược số 28 liên quan đến SXSH. Các quá trình sản xuất công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải và chất rắn: Nguyên liệu Nước Năng lượng Sản phẩm Chất thải rắn Nước thải Khí thải Quá trình sản xuất Hình 1.2. Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất công nghiệp 1.2. Khái niệm về SXSH. Theo chương trình môi trường LHQ (UNEP, 1994) định nghĩa: “ Sản xuất sạch hơn là một sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến cơn người và môi trường. Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và là giảm khối lượng, độc tính của các chất thải vào nước và khí quyển. Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhằm vào mục đích làm giảm tất cả các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng. Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ. SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ. Như vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự phát triển phải bền vững về mặt môi trường sinh thái. Không nên cho rằng SXSH chỉ là một chiến lược về môi trường bởi nó cũng liên quan đến lợi ích kinh tế. Trong khi xử lý cuối đường ống liên quan đến lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu rác thải. Do vậy, có thể khẳng định rằng SXSH là một chiến lược “một mũi tên trúng hai đích“. LIEÂN TUÏC DÒCH VUÏ CON NGÖÔØI GIAÛM RUÛI RO CHIEÁN LÖÔÏC PHOØNG NGÖØA SAÛN PHAÅM & QUY TRÌNH SAÛN XUAÁT TOÅNG HÔÏP SAÛN XUAÁT SAÏCH HÔN PHOØNG NGÖØA Hình 1.3. Mục tiêu và chiến lược SXSH 1.3. Điều kiện và yêu cầu khi thực hiện SXSH Để SXSH thâm nhập vào cuộc sống xã hội và áp dụng rộng rãi hơn, cần có một số điều kiện, yêu cầu chung để thúc đẩy SXSH. 1.3.1. Điều kiện khi thực hiện SXSH: Tự nguyện, có sự cam kết của ban lãnh đạo: Một đánh giá SXSH thành công nhất thiết phải có sự tự nguyện và cam kết thực hiện từ phía ban lãnh đạo, cam kết này thể hiện qua sự tham gia và giám sát trực tiếp. Sự nghiêm túc được thể hiện qua hành động, không chỉ dừng lại ở lời nói. Có sự tham gia của công nhân vận hành: Những người giám sát và vận hành cần được tham gia tích cực ngay từ khi bắt đầu đánh giá SXSH. Công nhân vận hành là những người đóng góp nhiều vào việc xác định và thực hiện các giải pháp SXSH. Làm việc theo nhóm: Để đánh giá SXSH thành công, không thể tiến hành độc lập, mà phải có sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong nhóm SXSH. Phương pháp luận khoa học: Để SXSH bền vững và có hiệu quả, cần phải áp dụng và tuân thủ các bước của phương pháp luận đánh giá SXSH. 1.3.2. Yêu cầu để thúc đẩy SXSH: Quán triệt các nguyên tắc SXSH trong luật pháp và các chính sách phát triển quốc gia: Các nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm nói chung và SXSH nói riêng phải được lồng ghép trong tất cả các quy định pháp lý và các chính sách phát triển quốc gia. Nhanh chóng ban hành các chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ sạch và các hướng dẫn thực hiện SXSH cho các ngành cụ thể. Nhận thức của cộng đồng và thông tin về SXSH: Để tạo sự hiểu biết rộng rãi trong tất cả các thành phần xã hội về SXSH cần tiến hành rộng rãi các chương trình truyền thông, đào tạo và tập huấn về SXSH, truyền bá những thành công của các doanh nghiệp đã áp dụng SXSH trong thời gian qua. Đồng thời, thiết lập một mạng lưới trao đổi thông tin về SXSH trên quy mô lớn. Phát triển nguồn nhân lực và tài chính cho SXSH: Đây là những yêu cầu quan trọng nhất để có thể thúc đẩy việc triển khai SXSH trong thực tế cuộc sống. Nguồn lực ưu tiên bao gồm các cơ quan và chuyên gia tư vấn, các cơ quan đào tạo nguồn lực tài chính có thể được xây dựng từ ngân sách nhà nước, các loại thuế, phí, quỹ và các nguồn hỗ trợ quốc tế. Phối hợp giữa nhận thức và khuyến khích: Để SXSH được thúc đẩy một cách hiệu quả, cần kết hợp các yếu tố như: các quy định pháp lý, công cụ kinh tế và các biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ, khuyến khích áp dụng SXSH. Một mô hình rât đáng được xem xét và nhân rộng là lập quỹ môi trường ưu tiên cho doanh nghiệp vay với lãi xuất thấp để thực hiện các dự án SXSH. 1.4. Phương pháp luận đánh giá SXSH Đánh giá SXSH là một quá trình tổng hợp nhằm nghiên cứu và triển khai các giải pháp SXSH, đánh giá hiệu quả của quá trình SXSH phục vụ cho việc duy trì và cải thiện hoạt động SXSH. SXSH là một quá trình liên tục. Do đó, sau khi kết thúc một đánh giá SXSH, đánh giá tiếp theo có thể được bắt đầu để cải thiện hiện trạng tốt hơn nữa hoặc để triển khai tiếp tục cho một phạm vi được chọn khác. Phương pháp luận của SXSH bao gồm 6 bước và 18 nhiệm vụ như sau: Hình 1.4. Các bước áp dụng sản xuất sạch hơn Bước 1: Các công việc chuẩn bị cho việc thực hiện Thành lập nhóm đánh giá SXSH: Trước tiên, cần phải có cam kết của Ban lãnh đạo và chỉ định nhóm đánh giá SXSH, có thể bao gồm: Chủ các cơ sở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docBIA NGOAI.doc
  • docBIA PHU.doc
  • docPHAN DAU DATN2011.doc
  • docPHU LUC-DA2011.doc
Tài liệu liên quan