Cây cà phê được tròng ở nước ta hơn 100 năm nay và nó đã dần dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê tăng nhanh, kim ngạch xuất khẩu cà phê ngày càng tăng đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách. Công nghiệp chế biến cà phê ngày càng phát triển với nhiều sản phẩm đa dạng đã làm tăng giá trị gia tăng của hàng cà phê này.
Hiện nay cà phê là một trong những mặt hàng cà phê xuất khẩu hàng đầu của nước ta. Tuy nhiên do việc phát triển thường chạy theo giá cả chưa có quy hoạch cụ thể, công nghiệp chế biến còn ở trình độ thấp, chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân thô chưa qua chế biến, hơn nữa cà phê của nước ta còn thấp so với các nước khác trên thế giới nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê còn thấp. Trong những năm tới để phát triển mạnh hơn nữa ngành sản xuất cà phê của nước ta, góp phần cải thiện đời sống của các hộ sản xuất cà phê cần có nhiều biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê của các nông hộ.
Hiện nay trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây trồng được thay thế và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cây cà phê là cây trồng khó có thể bị thay thế được, đời sống nhân dân phụ thuộc rất nhiều vào cây cà phê mặc dù có những biến đổi của thị trường, đất đai ,khí hậu, đã làm ảnh hưởng đến năng suất và giá cả. Việc phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng cà phê là yếu tố quyết định tạo thêm thu nhập cho các hộ ổn định đời sống cũng như việc làm giàu là xu hướng tất yếu từng địa phương cũng như từng hộ nông dân đang thực hiện và đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Xã Êa Na huyện Krông Ana cũng nằm trong cơ cấu kinh tế đó. Trong những năm qua việc phát triển cây cà phê đã đem laị nhiều thành quả nhất định cho xã, nền kinh tế của xã có những bước phát triển hơn, các hộ gia đình ở đây đã phát huy tiềm năng lao động, tiềm năng đất đai, tiềm năng khí hậu một cách đúng mức theo lợi thế so sánh của mình đồng thời do thu nhập của cây cà phê là yếu tố quyết định và là nguồn thu chủ yếu trong tổng nguồn thu nhập chính của gia đình mình việc nâng cao hiệu quả.của việc sản xuất cây cà phê sẽ trực tiếp thúc đẩy kinh tế gia đình theo chiều hướng tích cực đồng thời tạo ra một lượng hàng nông sản, xuất khẩu đem lại kim ngạch cao cho đất nước.
Xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn thực tế của đất nước nên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây cà phê của các hộ nông dân tại buôn Êa Na xã Êa Na huyện Krông Ana tỉnh DakLak” nhằm tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh cây cà phê từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cây cà phê để góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc Êđê tại buôn Êa Na được tốt hơn.
29 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3189 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây cà phê của các hộ nông dân tại buôn Êa Na xã Êa Na huyện Krông Ana tỉnh DakLak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cây cà phê được tròng ở nước ta hơn 100 năm nay và nó đã dần dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê tăng nhanh, kim ngạch xuất khẩu cà phê ngày càng tăng đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách. Công nghiệp chế biến cà phê ngày càng phát triển với nhiều sản phẩm đa dạng đã làm tăng giá trị gia tăng của hàng cà phê này.
Hiện nay cà phê là một trong những mặt hàng cà phê xuất khẩu hàng đầu của nước ta. Tuy nhiên do việc phát triển thường chạy theo giá cả chưa có quy hoạch cụ thể, công nghiệp chế biến còn ở trình độ thấp, chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân thô chưa qua chế biến, hơn nữa cà phê của nước ta còn thấp so với các nước khác trên thế giới nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê còn thấp. Trong những năm tới để phát triển mạnh hơn nữa ngành sản xuất cà phê của nước ta, góp phần cải thiện đời sống của các hộ sản xuất cà phê cần có nhiều biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê của các nông hộ.
Hiện nay trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây trồng được thay thế và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cây cà phê là cây trồng khó có thể bị thay thế được, đời sống nhân dân phụ thuộc rất nhiều vào cây cà phê mặc dù có những biến đổi của thị trường, đất đai ,khí hậu, đã làm ảnh hưởng đến năng suất và giá cả. Việc phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng cà phê là yếu tố quyết định tạo thêm thu nhập cho các hộ ổn định đời sống cũng như việc làm giàu là xu hướng tất yếu từng địa phương cũng như từng hộ nông dân đang thực hiện và đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Xã Êa Na huyện Krông Ana cũng nằm trong cơ cấu kinh tế đó. Trong những năm qua việc phát triển cây cà phê đã đem laị nhiều thành quả nhất định cho xã, nền kinh tế của xã có những bước phát triển hơn, các hộ gia đình ở đây đã phát huy tiềm năng lao động, tiềm năng đất đai, tiềm năng khí hậu… một cách đúng mức theo lợi thế so sánh của mình đồng thời do thu nhập của cây cà phê là yếu tố quyết định và là nguồn thu chủ yếu trong tổng nguồn thu nhập chính của gia đình mình việc nâng cao hiệu quả.của việc sản xuất cây cà phê sẽ trực tiếp thúc đẩy kinh tế gia đình theo chiều hướng tích cực đồng thời tạo ra một lượng hàng nông sản, xuất khẩu đem lại kim ngạch cao cho đất nước.
Xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn thực tế của đất nước nên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây cà phê của các hộ nông dân tại buôn Êa Na xã Êa Na huyện Krông Ana tỉnh DakLak” nhằm tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh cây cà phê từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cây cà phê để góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc Êđê tại buôn Êa Na được tốt hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của cây cà phê của các hộ nông dân buôn Êa Na xã Ea Na, nhằm xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh cây cà phê. Từ đó xác định những nhân tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây cà phê để góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống được tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của cây cà phê, tìm hiểu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cây cà phê của từng hộ nông dân.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Về không gian
Chuyên đề được tiến hành điều tra ngẫu nhiên 45 hộ trong tổng số 311 hộ tại buôn Êa Na xã Êa Na huyện Krông Ana tỉnh DakLak.
1.4.2. Về thời gian
Do điều kiện nghiên cứu và thời gian thực tập có hạn ( từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 2007), nên trong đề tài này em chỉ tìm hiểu, phân tích trong thời gian hạn hẹp.
1.4.3. Về nội dung
- Nghiên cứu đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
- Đặc điểm của hộ điều tra.
- Thực trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cà phê của hộ điều tra.
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đối với cây cà phê của hộ điều tra.
- Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế đối với cây cà phê của hộ nhằm nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế hộ.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý luận
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Nông nghiệp Việt Nam từ một nền nông nghiệp lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Nông nghiệp nước ta là khu vực kinh tế truyền thống, tập trung tuyệt đại đa số lao động của xã hội, phát triển hiệu quả kinh tế cây cà phê phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên như: đất đai, khí hậu… và từ cây cà phê tạo ra thu nhập chủ yếu cho các hộ nông dân.
Việt Nam là nơi có số dân nông thôn đông chiếm khoảng 80% dân số cả nước và 70% lao động xã hội. Ngoài ra nước ta là một nước có nhiều tiềm năng về đất đai, khí hậu, điều kiện sinh thái để sản xuất mặt hàng cà phê xuất khẩu, tạo điều kiện cho lao động nông thôn nước ta có công ăn việc làm, ổn định đời sống cho nông dân. Trong những năm vừa qua ngành nông nghiệp đã có những bước phát triển đáng kể làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội nông thôn của cả nước, trong đó ngành nông nghiệp là ngành mũi nhọn đã đem về cho người dân nhiều thành tựu kinh tế đáng kể. Một trong những thành tựu nổi bật là các mặt hàng cà phê tiếp tục tăng, trong đó có mặt hàng cà phê cà phê.
Những năm qua giá cả thị trường thế giới biến đổi, không ổn định trên thị trường mặc dù về phương diện kỹ thuật như năng suất thì cà phê nước ta có lợi thế so sánh cao nhưng sản phẩm xuất khẩu của nước ta còn nghèo nàn, chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô chưa chế biến, chất lượng sản phẩm còn thấp, còn nhiều bất cập trong đầu từ công nghệ và chế biến đầu từ của sản phẩm.
ĐakLak là nơi trồng cà phê lý tưởng của nước ta, đồng thời là nơi có diện tích đát đỏ bazan chiếm gần 300 nghàn ha. Ngoài ra khí hậu thời tiết của tỉnh rất phù hợp để phát triển sản xuất cây cà phê. Kinh tế hộ gia đình trồng cà phê là một nguồn lực kinh tế lớn đã tạo ra mặt hàng cà phê cà phê xuất khẩu cho tỉnh nói riêng và cho cả nước nói chung. Việc phát triển của các hộ sản xuát cà phê nơi đây có vai trò và vị trí quan trọng dưới nền kinh tế của tỉnh ta, các hộ trồng cà phê chiếm tới 70% diện tích toàn tỉnh đã đem về cho tỉnh nhiều kim ngạch xuất khẩu cao, làm cho nền kinh tế của tỉnh tăng trưỏng và phát triển. Do đó, kinh tế hộ sản xuất cà phê là một mô hình thích hợp trong cơ cấu của tỉnh ĐakLak.
Ngoài ý nghĩa chung về hiệu quả kinh tế, việc phát triển kinh tế từ cây cà phê của tỉnh Đak Lak mang lại còn có tác dụng tích cực về mặt xã hội và môi trường như tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần cải thiện môi trường sinh thái.
2.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
+ Hộ nông dân
Hộ nông dân là người chung sống dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung ngân quỹ (weberster 1990 )
Hộ nông dân là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất đến tiêu dùng và các hoạt xã hội khác( Martin 1988 ).
Là tập hợp những người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân và cộng đồng ( Raul 1989)
+ Khái niệm kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn, kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các yếu tố sản xuất khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất.
Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy tự đầu tư để sản xuất nhằm thoát khỏi nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự túc tự cấp vươn lên sản xuất hàng hoá gắn với thị trường.
2.1.1.2. Khái niệm, nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
a) Khái niệm
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ, điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong các yếu tố hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế, chỉ khi nào việc sử dụng các nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
b) Nội dung của hiệu quả kinh tế
Theo các quan điểm trên, hiệu quả kinh tế luôn luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào sản xuất kinh doanh.Vậy nội dung xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:
Xác định yếu tố đầu ra: Đây là công việc xác định mục tiêu đạt được, các kết quả đạt được cụ thể là: Gía trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị tăng thêm, lợi nhuận.
Xác định yếu tố đầu vào: Đó là chi phí sản xuất, chi phí dịch vụ, lao động…
c) Bản chất hiệu quả kinh tế
Bản chất hiệu quả kinh tế là sự gắn kết mối quan hệ giữa kết quả và chi phí,
tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện tài nguyên có hạn. Tùy từng ngành từng mức độ mà ta xác định đâu là kết quả đâu là hiệu quả.
d) Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Bất kỳ một quốc gia nào, một ngành kinh tế nào hay một đơn vị sản xuất khi đi vào hoạt động đều mong muốn rằng với nguồn lực có hạn thì thế nào để tạo ra lượng sản phẩm là lớn nhất nhưng lại phải có giá trị về chất lượng cao nhất. Bởi lẽ đó nên tất cả các hoạt động sản xuất để được tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng lợi nhuận, từ đó tích luỹ sản xuất vốn và tiếp tục đầu tư tái mở rộng.
Nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ làm thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện, là cái gốc để giải quyết mọi vấn đề.để nâng cao hiệu kinh tế.
Đối với sản xuất công nghiệp, để nâng cao hiệu quả kinh tế các nguồn lực trong đó hiệu quả sử dụng đất rất quan trọng. Muốn hiệu quả kinh tế các hình thức sử dụng đất để trồng cây cà phê thì một trong những vấn đề cốt lõi là phải tiết kiệm nguồn lực, cụ thể với nguồn đất đai có hạn yêu cầu cho người sử dụng đất, và người sản xuất làm sao để tạo ra cho được số lượng sản phẩm có chất lượng cao nhất, số lượng nhiều nhất và không ngừng bồi đắp độ phì nhiêu của đất. Từ đó người sản xuất có cơ hội để tích luỹ vốn vào tái sản xuất mở rộng.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là yếu tố của sự phast triển xã hội, tuy nhiên ở các
địa vị khác nhau thì có những quan tâm khác nhau. Đối với người sản xuất, tăng hiệu quả chính là giúp họ tăng lợi nhuận. Ngược lại, người tiêu dùng muốn tăng hiệu quả chính là họ được sử dụng hàng hoá với giá thành ngày càng giảm và chất hàng hoá ngày một tốt hơn.
Khi xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng cao hiệu quả sẽ gặp nhiều thuận lợi .Nâ ng cao hiệu quả ngày càng được tăng lên. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả kinh tế phải đặt trong mối quan hệ bền vững ý nghĩa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, môi sinh, môi trường trước mắt và lâu dài.
2.1.1.3. Khái niệm và đặc điểm sản xuất của cây cà phê
Khái niệm
Cây cà phê là cây công nghiệp dài ngày được trồng lấy hạt để chế biến đồ uống. Gía trị kinh tế mà cây cà phê mang lại là rất cao, nó là những mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta.
Đặc điểm sản xuất cà phê
Sản xuất cà phê mang tính thời vụ.
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu, người sản xuất cần có một kế hoạch sử dụng ruộng đất hợp lý và có hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng của đất đai, nhằm tăng năng suất, và chất lượng cây trồng.
Có chu kỳ sản xuất tương đối dài (một năm), và được tiến hành ngoài trời. Do đó phụ thuộc vào điều kiện tư nhiên là chủ yếu.
Sản xuất cà phê tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện về đất đai, khí hậu, nguồn nước...do vậy trong quá trinh sản xuất doanh nghiệp cần tính đến sự rủi ro có thể xãy ra và phải có kế hoạch dự phòng.
Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cà phê
Điều kiện tự nhiên: Quá trình sản xuất cà phê hàng hoá thường bị ảnh hưởng bởi vị trí, địa hình, khí hậu, thời tiết, tài nguyên đất…những nhân tố này ảnh hưởng quan trọng đối với việc sản xuất ra khối lượng cà phê và cà phê hàng hoá. Sản xuất cà phê hàng hoá chỉ thực sự có hiệu quả khi trồng trọt thích ứng với điều kiện tự nhiên, điều này đòi hỏi phải lựa chọn giống cà phê thích hợp với điều kiện tự nhiên, nâng cao trình độ chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến cà phê.
Nhân tố thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất cà phê gì ? Như thế nào? để đạt hiệu quả cao do thị trường quyết định. Cho nên, cầu thị trường là căn cứ thúc đẩy, người sản xuất lựa chọn cho mình khả năng tham gia cụ thể vào thị trường. Khi thị trường ngày càng phát triển, làm cho cà phê hàng hoá ngày càng đa dạng phong phú, đòi hỏi về số lượng và chất lượng cà phê hàng hoá ngày càng cao.
Vốn và sử dụng vốn: Muốn nâng cao trình độ sản xuất cà phê hàng hoá thì phải có vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tốc độ sản xuất cà phê hàng hoá tuỳ thuộc vào mức thu nhập và khả năng tích luỹ của các nông hộ cũng như sự đầu tư của nhà nước thông qua hệ thống tài chính tín dụng.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ: Đây là một nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất cà phê, nâng cao khối lượng và chất lượng sản phẩm cà phê.
Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cà phê hàng hoá. Nếu không có sự can thiệp của nhà nước trong nên kinh tế thị trường thì quá trình sản xuất cà phê hàng hoá tự phát khó tránh khỏi những rủi ro dẫn đến lãng phí cho nền kinh tế, gây thiệt hại đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Do đó cần có chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước để định hướng và tác động đúng hướng thúc đẩy nâng cao sản xuất cà phê hàng hoá.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu ha và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình quân chưa vượt quá 6 tạ nhân / ha. Trong đó ở Châu Phi có 28 nước năng suất bình quân không vượt quá 4 tạ nhân/ ha. Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân / ha. Bốn nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu ha chiếm 25% sản lượng cà phê thế gới, côted’lvoire (châu phi) indonesia (châu á) mỗi nước 1 triệu ha và Côlômbia có gần 1 triệu ha với sản lượng hàng năm đạt trên dưới 700 nghàn tấn. Do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt trên 1 tấn /ha. Điển hình có CostaRica ở Trung Mỹ với diện tích cà phê chè là 85000 ha những đã đạt năng suất bình quân trên 1400kg/ha.
Do sự suất hiện và gây tác hại của bệnh gỉ sắt cà phê tại nhiều nước Trung và
Nam Mỹ từ năm 1970 trở lại đây đã gây thêm những khó khăn và tốn kém cho người trồng cà phê ở khu vực này, cà phê chè hiện nay chiếm 70% sản lượng của thế giới. Diện tích cà phê được trồng tập trung chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon, Ethiopie, Tanzan và một phần ở Châu Á như: Indonesia, Ân độ, Philippin .
Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo không ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê trên thế giới (ICO) do không còn giữ được hạn ngạch xuất khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải huỷ bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh không còn thấy hiệu quả.Năm 1994 do những đợt sương muối và sau đó là hạn hán diễn ra ở Brazil, vì vậy đã làm cho giá cà phê tăng vọt, có lợi cho những người xuất khẩu cà phê trên thế giới.
Cà phê là nước uống cao cấp, nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng vẫn không ngừng tăng lên chưa có những sản phẩm nhân tạo được chấp nhận để thay thế cho cà phê, vì vậy việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu, loại hàng hoá đặc biệt này vẫn có một ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nước.Vấn đề quan trọng cần có nhận thức đầy đủ là: Sản phẩm cà phê đem ra thị trường phải đảm bảo chất lượng, trong cơ chế thị trường: Tiền nào- của nấy, lại càng đúng với mặt hàng cà phê.
2.1.2.2 Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam
Lịch sử phát triển cà phê ở Việt Nam: Theo YvesHenry, tác giả cuốn kinh tế
nông nghiệp Đông Dương thì cà phê được đưa trồng vào Việt Nam năm 1857 tại một số vùng thuộc tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, do các nhà truyền giáo. Năm 1870, cà phê được trồng ở các tỉnh phía bắc, chủ yếu là cà phê chè những do năng suất thấp nên giảm dần. Năm 1905, để cứu vãn tình thế, người pháp đưa cà phê vối ,cà phê mít vào trồng để thay thế cà phê chè ở các vùng có độ cao thấp, sinh thái không thích hợp với cà phê chè. Cà phê được trồng ở Hà Tĩnh năm 1910, Yên Mỹ (Thanh Hoá) : 1911; Nghĩa Đàn ( Nghệ An): ,1915, Tây Nguyên: 1925.
Năm 1976, cả nước ta chỉ có xấp xĩ 20.000 ha cà phê . Trong đó khá lớn diện
tích sinh trưởng xấu kém. Đến 1990, cả nước có gần 120.000 ha với sản lượng gần 65000 tấn. Đến năm 1998, cả nước có khoảng 300.000 ha, sản lượng vụ cà phê năm 1997- 1998 đạt 400.000 tấn, xuất khẩu hơn 390.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xĩ 600 triệu USD, chỉ sau lúa gạo.
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu xuất sang Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu cũ, chỉ một lượng nhỏ xuất sang Hồng Kông và Singapore thì nay cà phê đã xuất khẩu tới 51 nước trên các châu lục.
2.1.2.3. Tình hình sản xuất cà phê ở ĐakLak
Cà phê đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của nước ta, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 900.000 tấn cà phê với kim ngạch xấp xĩ 1,5 tỷ USD (trong đó riêng tỉnh ĐakLak chiếm 50%). Cà phê hiện là nguồn thu nhập chính của đa số hộ đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và DakLak nói riêng, là mặt hàng chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh DakLak mỗi năm. Tuy nhiên, việc sản xuất, cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua tranh bán đã dẫn đến thị trường có những biến động giả tạo, chất lượng sản phẩm không kiểm soát được, gây ra nhiều khó khăn cho ngành cà phê.
Với tầm quan trọng như trên, những năm gần đây chính phủ, các bộ ngành và
lãnh đạo tỉnh ĐăkLăk đặc biệt quan tâm đến việc đẩy mạnh quảng bá nhằm từng bước xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà phê Việt Nam nói chung. Kết hợp quảng bá sản phẩm và thương hiệu qua các hoạt động văn hoá là một hướng đi đúng đắn trong kế hoạch nâng cao nhận thức về cây cà phê và thúc đẩy tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Đó chính là phải xây dựng ở Việt Nam một ngành sản xuất cà phê phát triển bền vững.
Nằm trong định hướng của tỉnh uỷ, UBND tỉnh ĐakLak chọn năm 2008 là “Năm cà phê”, năm nay “Tuần lễ văn hoá cà phê 2007” sẽ có 30 thương hiệu và quán cà phê nổi tiếng nhất Việt Nam với nhiều phong cách thể hiện khác nhau. Ban tổ chức dự định sẽ trình bày các loại giống cà phê, các sản phẩm từ cà phê. Ngoài ra, du khách sẽ được tiếp cận quy trình sản xuất cà phê từ trồng, rang, xay, đóng gọi…thậm chí trực tiếp tham gia “Tour cà phê” để tự trải nghiệm đầy đủ quy trình sản xuất, pha chế rồi thưởng thức thứ nước uống quyến rũ này.
Như vậy là khi nhắc đến Tây Nguyên, bây giờ người ta không chỉ liên tưởng đến nhà rông, những thác nước hùng vĩ, hay không gian văn hoá cồng chiêng… mà còn khắc hoạ bởi “ Tuần lễ văn hoá cà phê 2007” thì thưởng thức cà phê sẽ được nâng lên tầm “cà phê đạo” chứ không chỉ dừng lại ở mức bình thường như hiện nay. Hiện nay cây cà phê đã thực sự khẳng định vị trí của mình khi nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, ngành cà phê có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Hiện tại cà phê là mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta và trên thế giới, cà phê luôn là nhu cầu hang ngày của người dân trên toàn thế giới nên dù thị trường cà phê luôn biến động vẫn k