Đề tài Nghiệp vụ hóa thân, giả dạng, nhập vai trong điều tra/ undercover reporting những câu hỏi phóng viên cần trả lời

Như một cú giáng mạnh lần nữa vào làng báo Việt Nam ngay những ngày đầu năm khi ngày mùng 02/01/2012 nhà báo Nguyễn Văn Khương, bút danh Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ, một nhà báo có nhiều bài viết chống tham nhũng bị Cơ quan điều tra Bộ Công An khởi tố và bắt tạm giam để phục vụ điều tra tội “đưa hối lộ”. Hoàng Khương là phóng viên có đến 50 bài phóng sự điều tra về hành vi nhũng nhiễu, nhận hối lộ của cảnh sát giao thông được đăng trên Tuổi Trẻ trong thời gian qua nên việc bắt tạm giam anh đã gây ra không ít những tranh cãi trên nhiều phương tiện truyền thông, blog và diễn đàn chuyên hoặc không chuyên về báo chí. Trước khi bị đình chỉ nghề nghiệp và bị bắt giam, Hoàng Khương đã tường trình rằng để có được những bài phóng sự đó anh đã ‘áp dụng’ nghiệp vụ điều tra Hóa thân nhân vật (undercover reporting) - đóng vai người bị tạm giữ phương tiện - làm việc, chung chi cho cảnh sát giao thông để lấy xe ra khỏi kho giữ. Loạt bài đăng báo đã gây được sự chú ý của dư luận. Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng đã vào cuộc điều tra. Kết quả là một cảnh sát giao thông liên quan bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "nhận hối lộ"; hai người liên quan khác trong “nghiệp vụ hóa thân” của Hoàng Khương cũng bị bắt về tội "Môi giới hối lộ" và "Đưa hối lộ". Tuy nhiên, điều tra của cơ quan công an cũng cho thấy Hoàng Khương đã có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện loạt bài trên. Hoàng Khương bị cho rằng đã tiếp tay hối lộ cho cảnh sát giao thông để giải cứu xe gắn máy vi phạm ra khỏi trạm giữ xe. Anh bị báo Tuổi Trẻ đình chỉ công việc. Vào ngày 2/1/2012 anh bị khởi tố và bắt tạm giam, liền sau đó, em vợ anh là Nguyễn Đức Đông Anh cũng bị khởi tố, bắt tạm giam phục vụ điều tra tội “đưa hối lộ” này

pdf6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiệp vụ hóa thân, giả dạng, nhập vai trong điều tra/ undercover reporting những câu hỏi phóng viên cần trả lời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIỆP VỤ HÓA THÂN, GIẢ DẠNG, NHẬP VAI TRONG ĐIỀU TRA/UNDERCOVER REPORTING NHỮNG CÂU HỎI PHÓNG VIÊN CẦN TRẢ LỜI ThS. Đỗ Minh Thùy1 Như một cú giáng mạnh lần nữa vào làng báo Việt Nam ngay những ngày đầu năm khi ngày mùng 02/01/2012 nhà báo Nguyễn Văn Khương, bút danh Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ, một nhà báo có nhiều bài viết chống tham nhũng bị Cơ quan điều tra Bộ Công An khởi tố và bắt tạm giam để phục vụ điều tra tội “đưa hối lộ”. Hoàng Khương là phóng viên có đến 50 bài phóng sự điều tra về hành vi nhũng nhiễu, nhận hối lộ của cảnh sát giao thông được đăng trên Tuổi Trẻ trong thời gian qua nên việc bắt tạm giam anh đã gây ra không ít những tranh cãi trên nhiều phương tiện truyền thông, blog và diễn đàn chuyên hoặc không chuyên về báo chí. Trước khi bị đình chỉ nghề nghiệp và bị bắt giam, Hoàng Khương đã tường trình rằng để có được những bài phóng sự đó anh đã ‘áp dụng’ nghiệp vụ điều tra Hóa thân nhân vật (undercover reporting) - đóng vai người bị tạm giữ phương tiện - làm việc, chung chi cho cảnh sát giao thông để lấy xe ra khỏi kho giữ. Loạt bài đăng báo đã gây được sự chú ý của dư luận. Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng đã vào cuộc điều tra. Kết quả là một cảnh sát giao thông liên quan bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "nhận hối lộ"; hai người liên quan khác trong “nghiệp vụ hóa thân” của Hoàng Khương cũng bị bắt về tội "Môi giới hối lộ" và "Đưa hối lộ". Tuy nhiên, điều tra của cơ quan công an cũng cho thấy Hoàng Khương đã có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện loạt bài trên. Hoàng Khương bị cho rằng đã tiếp tay hối lộ cho cảnh sát giao thông để giải cứu xe gắn máy vi phạm ra khỏi trạm giữ xe. Anh bị báo Tuổi Trẻ đình chỉ công việc. Vào ngày 2/1/2012 anh bị khởi tố và bắt tạm giam, liền sau đó, em vợ anh là Nguyễn Đức Đông Anh cũng bị khởi tố, bắt tạm giam phục vụ điều tra tội “đưa hối lộ” này. Trên thế giới nghiệp vụ điều tra bằng cách nhập vai, giả dạng gài bẫy, hay hóa thân nhân vật không 1 Le Media phải là điều xa lạ. Theo bà Trần Lệ Thùy, nghiên cứu báo chí tại Đại học Oxford, Anh Quốc thì “Nhập vai để viết điều tra là thủ pháp báo chí phổ biến ở Anh, nhưng không phổ biến ở Mỹ và nhiều nước khác vì thường bị coi là không đạo đức”. Còn theo ông David Tomlin, một trong những luật sư chính của hãng tin Associated Press - AP thì "quan điểm của mỗi tờ báo có thể khác nhau đối với các hình thức gài bẫy đó, có trường hợp là chấp nhận được, có trường hợp là không”. “Có rất nhiều tiền lệ ở Mỹ phóng viên gài bẫy để lật tẩy các hành vi bất hợp pháp. Ví dụ, có thể đóng giả làm khách hàng ở một cửa hàng hay một hoạt động kinh doanh "có vấn đề" để tìm bằng chứng. Khi hành động của phóng viên về cơ bản là giống hành vi của những "người dân thông thường" thì hành động đó là chấp nhận được - dù phóng viên lúc đó chỉ mạo danh khách hàng. “Tuy nhiên, AP và rất nhiều tờ báo khác cấm việc phóng viên hành động phi pháp ví dụ như bỏ tiền cho một hành vi bất hợp pháp của ai đó. Hay như hối lộ là bất hợp pháp thì nhiều biên tập viên cũng sẽ không chấp nhận - dù một số toà báo có thể có quan điểm khác”, David Tomlin cho biết. Nhìn lại lịch sử thủ pháp nghiệp vụ điều tra bằng cách giả dạng hay hóa thân nhân vật ở nền báo chí khá tự do như Mỹ, thì thấy hình thức này rất phổ biến vào những năm 70, 80 đặc biệt sau những bài phóng sự gây tiếng vang của một nữ phóng viên của tờ New York World (Thế giới New York). Đây vẫn là một trường hợp ‘nghiên cứu điển hình’ để lý giải vì sao nghiệp vụ này vẫn còn có thể được sử dụng. Nelly Bly, một phóng viên của tờ New York World đã ghi tên vào lịch sử báo chí thế giới với nghiệp vụ này. Để điều tra về sự đối xử tàn nhẫn đối với bệnh nhân ở trại tâm thần Women's Lunatic Asylum, Bly đã được sự đồng ý của ban biên tập NYW giả điên để được đưa vào nhà thương điên, từ đó bà được tận mắt chứng kiến những ngược đãi tại đây. Sau đó, dưới sự bảo đảm của NYW, Bly được đưa ra khỏi trại tâm thần này và có những bài viết phản ánh thực trạng của trại. Phóng sự của bà gây được tiếng vang và sau này trại tâm thần này có được sự quan tâm, đầu tư hơn về chi phí chăm sóc bệnh nhân. Việc hóa thân của Bly là vì “lợi ích công”, mỗi bước đi của bà đều có sự tham vấn và đồng ý của toàn báo và bà cũng không “lôi kéo” ai khác vào vụ việc mà chỉ một mình chứng kiến các hành vi hàng ngày và khéo léo tác nghiệp. Cũng có không ít trường hợp khác phóng viên thân bại danh liệt, tòa báo bị phạt tiền khi phóng viên của họ ứng dụng nghiệp vụ này một cách không suy xét cẩn thận, dẫn đến vi phạm pháp luật. Một ví dụ khá điển hình khác là vụ kiện của Siêu thị rau củ quả Food Lion. Để phanh phui bê bối về vệ sinh an toàn thực phẩm, hai phóng viên của Đài ABC đã hóa thân nộp đơn làm nhân viên của siêu thị để điều tra đặt máy quay lén làm bằng chứng. Tòa báo bị kiện. Ở tòa sơ thẩm, Đài ABC bị tuyên thua kiện và bị buộc phải nộp phạt 5,5 triệu đô, sau này là 316.000 đô với lý do phóng viên của đài đã có dối trá trong hồ sơ xin việc, giả mạo làm “nhân viên” của siêu thị đã "xâm nhập trái phép" vào cở sở làm việc (trespassing private ground/ property), vi phạm nội quy công ty, sự trung thành với công ty (là công nhân thì nhiệm vụ là phải làm việc chứ không phải quay phim phản ánh sự việc), đã cố tình lôi kéo, xúi giục các nhân viên khác trong công ty vi phạm nội quy an toàn vệ sinh thực phẩm để quay làm tư liệu- điều mà các nhân viên kia từ chối, và tội tiết lộ “bí mật công ty”. Tất nhiên, vụ việc được đưa lên tòa phúc thẩm và Đài ABC lại được tuyên thắng kiện vì “các lý do kỹ thuật” khác tức là mặc dù đài ABC đã sai nhưng Food Lion không thể chứng minh rằng họ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những bài phóng sự của ABC mà thực tế chính những hành vi của Food Lion đã gây ra ảnh hưởng đó, chứ không phải việc công bố những hành động đó. Vậy nhưng, dù cuối cùng thì Đài ABC cũng được tuyên thắng thì vụ kiện đã làm mất của Đài này 7 năm ròng theo đuổi hầu tòa. Ở Việt Nam, những năm gần đây cũng xuất hiện nhiều bài phóng sự thực hiện theo hình thức hóa thân, quay lén, giả dạng. Người ta đột nhập sòng bài, ổ mại dâm v.v để điều tra đưa các tệ nạn này ra ánh sáng. Với vụ Hoàng Khương, nhiều người biện minh cho hành vi của anh đó chính là việc anh thực hiện loạt bài phóng sự này vì ‘lợi ích công’ (public interest) và rằng ‘kết quả biện minh cho phương tiện’ (ends justify means). Trước khi vụ bắt giam xảy ra và với những người không được tiếp cận hồ sơ, hoàn toàn có thể thấy Hoàng Khương đang thực hiện chức năng quan trọng của báo chí: “Đi tìm sự thật” và “đưa sự thật ra ánh sáng”. Hoàng Khương đã viết bài về nạn nhận tiền để “giải cứu” xe vi phạm luật giao thông, và các bài báo dám vạch mặt nạn đưa và nhận hối lộ, bao che cho người vi phạm luật giao thông, để rồi biết đâu những chiếc xe được giải cứu đó và lái xe đó lại ‘dương dương tự đắc’ tiếp tục vi phạm và ung dung vì được bảo kê hoặc ít ra “có tiền là có tất cả”. Do đó, người ta có thể có ý kiến rằng việc anh bị bắt tạm giam là sự bịt miệng và là ‘lời cảnh cáo’ cho các nhà báo viết bài chống tham nhũng. Người ta lên tiếng vì lo sợ tự do báo chí bị xâm phạm. Nhưng cùng lúc đó là tin em vợ của nhà báo Hoàng Khương, Nguyễn Đức Đông Anh bị bắt tạm giam để điều tra vì có liên đới “đưa hối lộ”. Theo cơ quan điều tra, Đông Anh có nhận lời người bạn lấy xe ra khỏi kho giam giữ và nhờ anh rể mình là Hoàng Khương lo giúp. Như vậy phải bình tĩnh xét lại liệu Hoàng Khương có lạm dụng “quyền lực thứ 4” để vì “lợi ích cá nhân” và có “mâu thuẫn lợi ích” công - tư/ (conflict of interest) hay không? Trong bản tường trình của mình, Hoàng Khương cũng thừa nhận những "sơ hở đáng tiếc trong quy trình tác nghiệp” đã khiến anh bị “can dự” vào vụ việc - từ người chứng kiến sự việc để làm bằng chứng viết bài thành ‘người trong cuộc’ và thái độ “nôn nóng” và xử lý tình huống vội vã sợ “cơ hội thu thập thông tin, chứng cứ sẽ qua đi”. Vì sự “can dự” tình cờ này, nhà báo Hoàng Khương bị bắt tạm giam để điều tra về tội “đưa hối lộ” theo luật hình sự của Việt Nam. Theo Luật sư David Tomlin thì ở Mỹ mỗi khi “phóng viên bị bắt do những hành động kiểu này, công tố viên có thể tuỳ ý quyết định khởi tố hay không. Nhưng thông thường thì nếu có khởi tố thì hình phạt cũng nhẹ hơn nếu chứng minh được phóng viên không chủ ý phạm tội (phạm tội cho điều tra bài chứ không phải phạm tội vì lợi ích riêng của mình). Bà Trần Lệ Thùy cho rằng “vụ nhà báo Hoàng Khương cho thấy các nhà báo Việt Nam còn thiếu những quy định rõ ràng về luật pháp và đạo đức khi sử dụng thủ thuật này”. Nếu với một số người “kết quả biện minh cho phương tiện/hành động”, thì với những người theo trường phái tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp họ sẽ cẩn thận cân nhắc. Trong suy nghĩ của nhiều người, câu hỏi vẫn sẽ là “Nhà báo tìm kiếm sự thật và đưa sự thật tới bạn đọc thì anh có được “dối trá” trong nghiệp vụ không? Nhà báo có suy nghĩ gì nếu công chúng nói với anh rằng chính anh đã không thành thật trong hành vi của mình? và rằng trong “sự thật” anh đưa ra liệu có bao nhiêu phần trăm không dối trá? Có cách nào để biện minh cho việc nhà báo “đã dối trá để đưa một sự thật ra ánh sáng”? Với chúng ta, những nhà báo đã, đang và sẽ đi theo con đường đầy vinh quang, nhưng cũng nhiều chông gai và thử thách này, khi mọi quy định luật pháp còn chưa rõ ràng và còn cần nhiều điều chỉnh thì điều cần lưu ý là sự trung thực của bản thân mình trong mỗi hành vi. Trong mỗi hành động tác nghiệp phải có sự phê chuẩn của quản lý cấp trên và cần tỉnh táo trước mỗi hành vi dù nhỏ nhưng (có thể) vượt đèn đỏ. Một nhà báo kỳ cựu của Viện báo chí Poynter, Bob Steele đã đưa ra một số lời khuyên cho phóng viên trước khi thực hiện nghiệp vụ hóa thân, giả dạng, nghiệp vụ mánh lới/mưu mẹo"/ Deception. Những gạch đầu dòng này thật hữu ích cho chúng ta khi nào thích hợp để dùng các “Mánh lới" như Dối trá/ Giả mạo/ Quay trộm trong thu thập tin tức. Và rằng nhà báo, phóng viên cần trả lời các câu hỏi dưới đây để biện minh cho hành động của mình: - Khi thông tin thu thập được có một tầm quan trọng tối cao và đặc biệt. Nó phải có giá trị thiết yếu và vì lợi ích của công chúng, ví dụ tiết lộ bí mật về “lỗi hệ thống” ở cấp cao nhất, hoặc nó phải ngăn chặn được tác hại ghê gớm đối với các cá nhân. - Khi tất cả các hình thức, phương thức để thu thập thông tin ấy đã phải đầu hàng và không có cách nào để thực hiện. - Khi các nhà báo liên quan đều sẵn lòng tiết lộ bản chất của việc giả dối và có lý do cho việc làm đó. - Khi các cá nhân liên quan và cơ quan báo chí của họ đã áp dụng các nghiệp vụ tối ưu nhất, với các nghiệp vụ xuất sắc nhất cũng như là sự cam kết về thời gian và ngân sách cần thiết cho việc theo đuổi câu chuyện đó bằng tất cả khả năng. - Khi mà tác hại được ngăn chặn bởi chính thông tin tiết lộ ra thông qua sự giả dối nhiều hơn tác hại gây ra bởi hành vi giả dối đó. - Khi các nhà báo liên quan đã thực sự trải qua một quá trình ra quyết định một cách có nghĩa, xây dựng và có cân nhắc đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp và đạo đức nghề nghiệp và luật pháp. Bob Steele cũng đưa ra các tiêu chí không thể biện minh cho sự Dối trá: - Chỉ để dành giải thưởng - Vượt qua đối thủ, cạnh tranh - Đạt được câu chuyện mà chỉ cần dành ít thời gian và nguồn lực cho nó - Làm thế vì “người khác đã làm thế” - Các chủ thể của câu chuyện bản thân họ không có đạo đức Tài liệu tham khảo 1. bao-hoang-khuong.aspx 2. 150299/ 3. 4. 5. 6. 7. 8. giam.html 9. 10. hoang-kh%c6%b0%c6%a1ng/#more-20132 11. www.cjr.org/campaign_desk/the_ethics_of_undercover_journalism.php?page=all 12. 13. 14. Undercover.htm 15. e 16. 17. Trong bài có sử dụng y kiến đóng góp của đồng nghiệp, chuyên gia. Trích ý kiến của David Tomlin trên Facebook tại https://www.facebook.com/note.php?note_id=323424941010973 18. Trích Notes của Trần Lệ Thùy trên Facebook https://www.facebook.com/notes/tran-le-thuy/nghi%E1%BB%87p-v%E1%BB%A5- nh%E1%BA%ADp-vai-v%C3%A0-c%C3%B4ng-an-trong-b%C3%A1o-ch%C3%AD- %C4%91i%E1%BB%81u-tra/10150508634739812