Đề tài Nhân vật “vỡ mộng” trong tiểu thuyết “đỏ và đen

Thế kỷ XIX là thế kỷ giai cấp tư sản ở nhiều nước phương Tây lần lượt giành thắng lợi và củng cố chính quyền sau các cuộc cách mạng tư sản. Công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa diễn ra đồng thời với sự phát triển của các ngành khoa học. Giai cấp vô sản dần dần lớn mạnh trở thành một lực lượng chính trị đối lập với giai cấp tư sản. Từ giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển với quy mô lớn. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện những lý thuyết khoa học và tư tưởng lớn của thời đại như chủ nghĩa khoa học của Marx và Engels, tiến hóa luận của Đacuyn. Sau cách mạng tư sản, vào buổi bình minh của thế kỷ XIX là thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở nước Pháp. Cuộc cách mạng tư sản Pháp bắt đầu từ năm 1789 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử châu Âu. Lênin đã nhận định: “Đối với giai cấp của nó, đối với giai cấp mà nó phục vụ, đối với giai cấp tư sản, nó đã làm cả thế kỷ XIX, thế kỷ đã đem văn minh và văn hóa đến cho toàn thể nhân loại, đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng Pháp. Ở tất cả các nơi trên thế giới, thế kỷ đó chỉ còn có việc đem áp dụng thực hiện từng phần, hoàn thành cái mà những nhà cách mạng vĩ đại của giai cấp tư sản Pháp tạo ra; họ đã phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản một cách tự phát bằng cách nêu lên những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái”. Hai trào lưu văn học chủ yếu là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực phê phán (réalisme)(1), hình thành ở hầu hết các nước phương Tây. Trên dòng phát triển của nền văn học nghệ thuật hiện thực thế giới, chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỷ XIX đã là bước phát triển cao nhất trong thời đại tư bản chủ nghĩa, và nó được xem như “tiền thân trực tiếp” của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cho tới ngày nay, nó đã cung cấp cho kho tàng văn học loài người hàng loạt những tác gia và tác phẩm xuất sắc, hết sức phong phú và đa dạng, đặc biệt là về thể loại tiểu thuyết. Chủ nghĩa hiện thực phê phán có ở Anh, ở Nga và cả ở phương Đông sau này, nhưng tiêu biểu và đầu tiên là chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp – “nền văn học chủ đạo ở Châu Âu” (Macxim Gorki) – hình thành vào khoảng năm 1830. Nó đã phản ánh những biến động cách mạng, những tư tưởng lớn của thời đại như chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỷ và chủ nghĩa xã hội khoa học nửa sau thế kỷ, cuộc sống xã hội và chính trị của nhân dân Pháp trong suốt chiều dài lịch sử. Balzac và Stendhal, hai đại biểu cho hai dòng tiểu thuyết phong tục và tiểu thuyết tâm lý, có thể được coi như những điển hình tập trung của nền văn học phê phán cổ điển của phương Tây. Lãnh tụ Karl Marx cùng với Engels khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản Tây Âu để viết bộ Tư bản luận đã dày công đọc các bộ tiểu thuyết Tấn trò đời của Balzac và thốt lên: “Chỉ cần đọc bộ Tấn trò đời này khiến tôi hiểu biết về chủ nghĩa tư bản ở Pháp hơn tất cả những cuốn sách khác gộp lại”. Còn Engels thì gọi Balzac là “một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực”. Tuy nhiên, Stendal lại được coi như người mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực phê phán, bậc thầy lớn của tiểu thuyết tâm lý, một trong những kiện tướng của trào lưu chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học thế giới. Nói về Stendhal, nhà đại văn hào hiện thực xã hội chủ nghĩa Macxim Gorki viết: “Nếu có thể so sánh tác phẩm của Stendhal với những bức thư, có lẽ đúng hơn phải gọi những tác phẩm đó là những bức thư cho tương lai”.

doc69 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhân vật “vỡ mộng” trong tiểu thuyết “đỏ và đen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÂN VẬT “VỠ MỘNG” TRONG TIỂU THUYẾT “ĐỎ VÀ ĐEN” CỦA STENDHAL Posted by: giangnamlangtu on: 21.09.2011 In: Luận văn đại học Comment! HOÀNG KIM PHƯỢNG LỚP ĐH 7C2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGỮ VĂN NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT “VỠ MỘNG” TRONG TIỂU THUYẾT “ĐỎ VÀ ĐEN” CỦA STENDHAL GVHD: ThS.Phùng Hoài Ngọc MỤC LỤC eçf A. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… 1 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………………….. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………… 2 3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 3 5. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………. 3 6. Đóng góp của đề tài ……………………………………………………………………………… 3 7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu……………………………………………………………………… 3 8. Kết cấu của đề tài…………………………………………………………………………………. 4 B. NỘI DUNG……………………………………………………………………………. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC………………………. 6 1.1. Chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỷ XIX…………………………………………… 6 1.2. Nhân vật, tính cách và điển hình văn học……………………………………….. 7 1.3. Loại nhân vật vỡ mộng trong văn học…………………………………………… 7 1.4. Phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật………………. 9 1.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của chủ nghĩa hiện thực – xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình……………………………………………………………………. 10 CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ STENDHAL VÀ TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN…. 12 2.1. Stendhal –  nhà văn tiên phong của chủ nghĩa hiện thực……………….. 12 2.1.1. Cuộc đời………………………………………………………………………….. 12 2.1.2. Quan điểm sáng tác…………………………………………………………… 13 2.1.3. Sự nghiệp văn học…………………………………………………………….. 14 2.2. Tiểu thuyết Đỏ và đen (Le Rouge et le Noir)…………………………….. 15 2.2.1. Sự ra đời………………………………………………………………………….. 15 2.2.2. Chủ đề……………………………………………………………………………… 15 2.2.3. Tóm tắt tác phẩm Đỏ và đen……………………………………………… 16 2.2.4. Ý nghĩa nhan đề………………………………………………………………… 16 2.2.5. Giá trị nội dung, nghệ thuật……………………………………………….. 17 2.2.6. Hệ thống nhân vật “vỡ mộng” trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal        17 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VỠ MỘNG TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN CỦA STENDHAL………………………………………………………… 20 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Juyliêng Xôren…………………………….. 20 3.1.1. Sự xuất hiện gián tiếp………………………………………………………… 20 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật………………………………. 20 3.1.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật………………………………. 22 3.1.4. Miêu tả nhân vật qua hành động…………………………………………. 23 3.1.5. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm………………………………. 26 3.1.6. Juylien Sorrel – tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình 30 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật bà de Rênal…………………………………… 38 3.2.1. Ngoại hình……………………………………………………………………….. 38 3.2.2. Tính cách………………………………………………………………………….. 38 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Mathilde de La Mole…………………….. 41 3.3.1. Ngoại hình……………………………………………………………………….. 41 3.3.2. Ngôn ngữ…………………………………………………………………………. 41 3.3.3. Tính cách………………………………………………………………………….. 43 C. KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………… 44 Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………………………………… 46 A. MỞ ĐẦU ==ô== 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XIX là thế kỷ giai cấp tư sản ở nhiều nước phương Tây lần lượt giành thắng lợi và củng cố chính quyền sau các cuộc cách mạng tư sản. Công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa diễn ra đồng thời với sự phát triển của các ngành khoa học. Giai cấp vô sản dần dần lớn mạnh trở thành một lực lượng chính trị đối lập với giai cấp tư sản. Từ giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển với quy mô lớn. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện những lý thuyết khoa học và tư tưởng lớn của thời đại như chủ nghĩa khoa học của Marx và Engels, tiến hóa luận của Đacuyn. Sau cách mạng tư sản, vào buổi bình minh của thế kỷ XIX là thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở nước Pháp. Cuộc cách mạng tư sản Pháp bắt đầu từ năm 1789 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử châu Âu. Lênin đã nhận định: “Đối với giai cấp của nó, đối với giai cấp mà nó phục vụ, đối với giai cấp tư sản, nó đã làm cả thế kỷ XIX, thế kỷ đã đem văn minh và văn hóa đến cho toàn thể nhân loại, đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng Pháp. Ở tất cả các nơi trên thế giới, thế kỷ đó chỉ còn có việc đem áp dụng thực hiện từng phần, hoàn thành cái mà những nhà cách mạng vĩ đại của giai cấp tư sản Pháp tạo ra; họ đã phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản một cách tự phát bằng cách nêu lên những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái”. Hai trào lưu văn học chủ yếu là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực phê phán (réalisme)(1), hình thành ở hầu hết các nước phương Tây. Trên dòng phát triển của nền văn học nghệ thuật hiện thực thế giới, chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỷ XIX đã là bước phát triển cao nhất trong thời đại tư bản chủ nghĩa, và nó được xem như “tiền thân trực tiếp” của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cho tới ngày nay, nó đã cung cấp cho kho tàng văn học loài người hàng loạt những tác gia và tác phẩm xuất sắc, hết sức phong phú và đa dạng, đặc biệt là về thể loại tiểu thuyết. Chủ nghĩa hiện thực phê phán có ở Anh, ở Nga và cả ở phương Đông sau này, nhưng tiêu biểu và đầu tiên là chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp – “nền văn học chủ đạo ở Châu Âu” (Macxim Gorki) – hình thành vào khoảng năm 1830. Nó đã phản ánh những biến động cách mạng, những tư tưởng lớn của thời đại như chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỷ và chủ nghĩa xã hội khoa học nửa sau thế kỷ, cuộc sống xã hội và chính trị của nhân dân Pháp trong suốt chiều dài lịch sử. Balzac và Stendhal, hai đại biểu cho hai dòng tiểu thuyết phong tục và tiểu thuyết tâm lý, có thể được coi như những điển hình tập trung của nền văn học phê phán cổ điển của phương Tây. Lãnh tụ Karl Marx cùng với Engels khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản Tây Âu để viết bộ Tư bản luận đã dày công đọc các bộ tiểu thuyết Tấn trò đời của Balzac và thốt lên: “Chỉ cần đọc bộ Tấn trò đời này khiến tôi hiểu biết về chủ nghĩa tư bản ở Pháp hơn tất cả những cuốn sách khác gộp lại”. Còn Engels thì gọi Balzac là “một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực”. Tuy nhiên, Stendal lại được coi như người mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực phê phán, bậc thầy lớn của tiểu thuyết tâm lý, một trong những kiện tướng của trào lưu chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học thế giới. Nói về Stendhal, nhà đại văn hào hiện thực xã hội chủ nghĩa Macxim Gorki viết: “Nếu có thể so sánh tác phẩm của Stendhal với những bức thư, có lẽ đúng hơn phải gọi những tác phẩm đó là những bức thư cho tương lai”. (1) Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực (réalisme) do Champfleury đưa ra năm 1857 sau khi các nhà hiện thực nổi tiếng như Stendhal, Balzac đã kết thúc sự nghiệp của họ. Năm 1831, tiểu thuyết Đỏ và đen ra đời, lúc mà Balzac mới bắt đầu viết những tiểu thuyết hiện thực, là tác phẩm lớn đầu tiên của trào lưu văn học hiện thực phê phán nước Pháp, đem lại cho Stendhal cái vinh dự làm người khai sáng của phong trào cũng như bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán thế giới. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của tác phẩm này trong sự nghiệp sáng tác Stendhal nói riêng và kho tàng văn học châu Âu nói chung. Lần đầu tiên tiểu thuyết hiện thực phê phán bộc lộ rõ cái khả năng mô tả chân thực cuộc sống theo quan điểm lịch sử với một bức tranh khái quát xã hội rộng lớn vẽ lên những quan hệ đấu tranh phức tạp giữa những lực lượng xã hội khác nhau của thời kỳ Trùng hưng. Và cũng chính xã hội đó đã đẻ ra những con người vỡ mộng, những con người có tài năng và nghị lực nhưng không thể có được một vị trí xứng đáng trong xã hội. Một phương diện góp phần quan trọng làm nên thành công của Đỏ và đenchính là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác giả đã xây dựng được những tính cách điển hình xuất sắc trong hoàn cảnh điển hình. Nổi bật nhất là hình tượng Julien Sorrel, một nhân vật vừa có cá tính độc đáo lại vừa mang những nét tiêu biểu nhất của cả một lớp người rộng rãi trong cả một thời kỳ lịch sử nhất định. Bên cạnh đó, nhà văn còn xây dựng thành công hai nhân vật nữ chính là bà de Rênal và cô tiểu thư Mathilde de La Mole. Các nhân vật này mỗi người mỗi vẻ, nhưng nhìn chung, đều được xem là nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm. Tuy kiến thức còn hạn hẹp, nhưng với lòng yêu thích môn học văn học phương Tây nói chung, tác giả Stendhal nói riêng, tôi mạnh dạng thực hiện đề tài tìm hiểu nghệ thuật xây nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm Đỏ và đencủa Stendhal. Người viết muốn đi sâu khám phá vấn đề này để có những hiểu biết đúng đắn về giá trị độc đáo của tác phẩm xuất sắc này, cũng như khẳng định tài năng của Stendhal. Hy vọng đề tài có thể giúp người đọc tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng hơn từ góc độ nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo chân thành của mọi người để bổ khuyết và làm sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal, Đoàn Phú Tứ dịch, bản in lần thứ 6, NXB Văn học, Hà Nội, 1998. Trong tác phẩm Đỏ và đen có rất nhiều nhân vật. Nhưng do khả năng của bản thân và mức độ của một khóa luận nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu nghệ thuật xây dựng loại nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đencủa Stendhal. Vấn đề này vừa sức nhưng không kém phần thú vị. 3. Mục đích nghiên cứu   Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal, người viết hướng vào những mục tiêu sau: - Vận dụng lý luận đã tích lũy ở nhà trường đại học vào thực tiễn nghiên cứu. Từ đó, củng cố và khắc sâu kiến thức. - Tìm ra những nét riêng, đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal. - Thấy được sự trưởng thành và phát triển của nghệ thuật xây dựng trong tiểu thuyết hiện thực phê phán, đó là xây dựng được nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình và góp phần khẳng định tài năng của Stendhal. - Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học phương Tây trong nhà trường và công tác giảng dạy sau này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, người viết tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: -     Tìm hiểu hệ thống nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm Đỏ và đen của Stendhal. -     Tìm hiểu những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật mà Stendhal sử dụng để xây dựng nhân vật vỡ mộng đó. -     Rút ra những đặc sắc của Stendhal khi xây dựng nhân vật và đóng góp của ông trong tiến trình phát triển văn học hiện thực phương Tây. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng các phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp liệt kê, thống kê dẫn chứng: Người viết tiến hành liệt kê, rồi thống kê, tổng hợp những dẫn chứng cần thiết cũng như các số liệu trong tác phẩm dịch và các tài liệu nghiên cứu có liên quan để dẫn chứng phù hợp với nội dung của đề tài. - Phương pháp so sánh: Để vấn đề nghiên cứu có tính thuyết phục, so sánh là một phương pháp nghiên cứu không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Người viết tiến hành so sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm Đỏ và đen của Stendhal với một số nhà văn cùng thời, tiêu biểu là Balzac. Qua đó, thấy được tài năng và đóng góp của Stendhal trong tiến trình văn học phương Tây. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, phương pháp này có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu, đánh giá cái hay của tác phẩm, phong cách độc đáo của nhà văn. 6. Đóng góp của đề tài Những tài liệu nghiên cứu về Đỏ và đen khá nhiều nhưng chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộngtrong tác phẩm đặc sắc này. Do đó đến với đề tài này, người viết muốn bước đầu nghiên cứu để làm sáng tỏ nghệ thuật xây dựng loại nhân vật vỡ mộngtrong tác phẩm. Từ đó có một cái nhìn toàn diện về nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Stendhal. Trong phạm vi nhất định, đề tài hi vọng sẽ cung cấp thêm một tài liệu tham khảo cho những ai yêu thích tác phẩm này, phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu Đỏ và đen nói riêng, văn học phương Tây nói chung. 7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Stendhal lúc còn sống, ít được sự quan tâm của những người cùng thời. Giới nghiên cứu và phê bình văn học tư sản lặng thinh hoặc hạ thấp giá trị của ông vì ông đã đi ngược lại những tiêu chuẩn văn học, mỹ học được số đông công nhận thời bấy giờ. Người ta đặc biệt chê bút pháp của ông khô khan; những nhà phê bình tinh tế như Xvaikơ, Lăngxông cũng phê phán nhà văn “chẳng chú trọng gì đến bút pháp, viết như viết thư thường cho bạn bè”, hoặc “chẳng có nghệ thuật gì, chỉ là sự phân tích ý niệm”, nhất là vì tác phẩm của ông là những bản tố cáo mãnh liệt bộ mặt đồi bại xấu xa, giả dối của xã hội tư sản quý tộc đương thời; Tài năng của ông chỉ có rất ít người đương thời biết đến và tiếp đón với một thái độ thông cảm, đó là những người xuất sắc nhất của thời đại như Goethe, Puskin, Balzac. Khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, như Stendhal đã dự đoán, mới có nhiều người đọc sách của ông. Văn phong của ông càng được hâm mộ vì sự chính xác “trong sáng như phalê”, vì tính chất động, nhiều sức gợi. Đông đảo các nhà nghiên cứu thế kỷ XX nhận định “bút pháp Stendhal không bao giờ già”, do ngắn gọn, tự nhiên, không gọt giũa nên rất gần với phong cách hiện đại. Có nhóm các nhà ngôn ngữ học Xô Viết đã phân tích văn phong của Stendhal bằng cách khảo sát một số đoạn trong Đỏ và đen để tìm ra số lượng các loại câu, loại từ được sử dụng và so sánh với văn phong của Balzac (1). Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về Stendhal như Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây (Đỗ Đức Dục, 1981), Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỷ XIX (Lê Hồng Sâm – Đặng Thị Hạnh, 1981), Các tác gia lớn của văn học Pháp thế kỷ XIX (TS. Thái Thu Lan, 2002)… Hầu hết các công trình đều đã khai thác sâu nội dung của tác phẩm Đỏ và đen, khái quát nghệ thuật của Stendhal. Trên đây là một số công trình nghiên cứu về Đỏ và đen của Stendhal. Rải rác trong một số công trình khác cũng có đề cập đến tác phẩm Đỏ và đen, nhưng chỉ lượt qua vài nét về nội dung tác phẩm. Người viết nhận thấy chưa có công trình nào khai thác cụ thể nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộngtrong tác phẩm Đỏ và đen của Stendhal, từ đó thấy được sáng tạo độc đáo của nhà văn trong việc xây dựng loại nhân vật này. Vì vậy, có thể nói, việc tìm hiểu một cách chuyên sâu nghệ thuật xây dựng loại nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm Đỏ và đen của Stendhal là tương đối mới mẽ và không phải không khó khăn, phức tạp. Nhưng với tinh thần học hỏi, người viết sẽ cố gắng kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên cứu của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học tiền bối để hoàn thành đề tài một cách hệ thống, rõ ràng. 8. Kết cấu của đề tài:       Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của đề tài 7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8. Kết cấu của đề tài  B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 1.1. Chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỷ XIX 1.2. Nhân vật, tính cách và điển hình văn học 1.3. Loại nhân vật vỡ mộng trong văn học 1.4. Phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật 1.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của chủ nghĩa hiện thực – xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình (1) Theo thống kê của các nhà ngôn ngữ học Xô Viết, số lượng động từ được sử dụng gần ngang số lượng danh từ (trong khi ở Lão Goriot của Balzac, số lượng danh từu gấp đôi số lượng động từ), và câu phức hợp chỉ chiếm 20% tổng số câu, một tỉ lệ ít thấy ở các nhà văn. Hugo không thể thưởng thức phong cách này, ông bảo rằng mỗi lần định đọc một câu trong Đỏ và đenông cảm thấy “như bị nhổ một cái răng”. CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ STENDHAL VÀ TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN 2.1. Stendhal – nhà văn tiên phong của chủ nghĩa hiện thực 2.1.1. Cuộc đời 2.1.2. Quan điểm sáng tác 2.1.3. Sự nghiệp văn học 2.2. Tiểu thuyết Đỏ và đen (Le Rouge et le Noir) 2.2.1. Sự ra đời 2.2.2. Chủ đề 2.2.3. Tóm tắt tác phẩm Đỏ và đen 2.2.4. Ý nghĩa nhan đề 2.2.5. Giá trị nội dung, nghệ thuật 2.2.6. Hệ thống nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VỠ MỘNG TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN CỦA STENDHAL 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Julien Sorrel 3.1.1. Sự xuất hiện gián tiếp 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 3.1.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật 3.1.4. Miêu tả nhân vật qua hành động 3.1.5. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm 3.1.6. Julien Sorrel – tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật bà de Rênal 3.2.1. Ngoại hình 3.2.2. Tính cách 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Mathilde de La Mole 3.3.1. Ngoại hình 3.3.2. Ngôn ngữ 3.3.3. Tính cách C. KẾT LUẬN B. NỘI DUNG ==ô== CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 1.1. Chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỷ XIX Lịch sử nước Pháp đầu thế kỷ XIX, một mặt là quá trình di chuyển của giai cấp tư sản Pháp từ một lực lượng tiến bộ chống phong kiến thành một lực lượng phản động thẳng tay đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động; mặt khác là quá trình chuyển biến của giai cấp công nhân Pháp từ chỗ phụ thuộc giai cấp tư sản trong khối liên minh của đẳng cấp thứ ba chống phong kiến đến chỗ trở thành một lực lượng chính trị độc lập chống giai cấp tư sản. Nói một cách khác, đây là lịch sử hình thành và phát triển mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản là hai lực lượng cơ bản trong xã hội lúc bấy giờ. Giờ đây, các nhà văn chân chính hoàn toàn thất vọng với chế độ tư bản, quay về nhìn thẳng vào hiện thực, để vạch trần những tội ác của chúng. Đây là nguyên nhân sâu xa nhưng căn bản, giải thích quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực ở Pháp thời kỳ ấy. Gắn liền với trên, khi quay về nhìn thẳng vào hiện thực, các nhà văn chân chính không thể không thấy nổi bật lên vấn đề mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp là một nội dung cơ bản của quan hệ xã hội. Tất nhiên trong hình thái xã hội trước kia vốn đã như vậy, nhưng chỉ đến xã hội tư bản, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp mới trở nên sâu sắc và gay gắt nhất và do đó trở nên đơn giản hóa nhất, bộc lộ một cách rõ ràng công khai, không hề che đậy. Chủ nghĩa hiện thực phê phán hình thành một cách tiêu biểu và đầu tiên trong văn học Pháp vào khoảng sau những năm 1820 dưới thời Trung hưng, phát triển mạnh mẽ cho đến những năm 60 và có thể chia ra làm hai thời kỳ, trước và sau 1848: - Cách mạng tháng Bảy 1830, chính quyền thuộc về giai cấp đại tư sản mà Marx gọi là bọn quý tộc tài chính. Đồng tiền thống trị trong mọi lĩnh vực xã hội với quyền lực và sức mạnh tha hóa của nó. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra và giai cấp công nhân trưởng thành đã dẫn đến cuộc cách mạng tháng Sáu năm 1848. Giai đoạn trước 1848 là giai đoạn phát triển rực rỡ của văn học hiện thực với những nhà văn ưu tú: Stendhal, Balzac, Mérimée… - Sau thất bại của Cách mạng 1848, tâm trạng bi quan nảy sinh trong tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ ở Pháp. Đế chế II thống trị nước Pháp phơi bày thực tế tầm thường, lừa lọc, xấu xa. Nhiều nhà văn bộc lộ thái độ hoài nghi và căm ghét thực tại dung tục. Văn học hiện thực Pháp sau 1848 bộc lộ những dấu hiệu của sự suy thoái. Những nhà văn tiêu biểu là Flaubert, Daudet, Maupassant… Nhìn chung văn học hiện thực phê phán Pháp thế kỷ XIX đã được Marx và Engels đánh giá cao, nhất là về giá trị nhận thức xã hội. Điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỷ XIX so với chủ nghĩa hiện thực Tây Âu nói chung là trong chủ nghĩa hiện thực Pháp, “sự hư hỏng của con người được trình bày như là sự bộc lộ trực tiếp bản chất sinh vật, được khẳng định như là bản chất tự nhiên cố hữu của nó”. Sự khẳng định cá nhân chung quy là sự đấu tranh của cá nhân với toàn bộ xã hội. Trong chủ nghĩa hiện thực Pháp, do ảnh hưởng của tinh thần khoa học, đòi hỏi về tính khách quan trong sự quan sát thế giới xung qua