Năng suất lao động là mối quan tâm chung của người lao động, doanh nghiệp và toàn xã hội. Năng suất lao động đánh giá được trình độ của người lao động, sự phát triển của một doanh nghiệp hay xã hội. Doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận cao thì rất cần phải nâng cao năng suất lao động. Người lao động muốn tăng thu nhập thì cũng cần phải nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt với tình trạng nền kinh tế lạc hậu của nước ta hiện nay thì vấn đề phải nâng cao năng suất lao động càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên trong quá trình thực tập tại công ty 20 em đã chọn nghiên cứu về vấn đề năng suất lao động . Công ty 20 là một công ty thuộc Tổng Cục Hậu Cần - Bộ Quốc Phòng và cũng là nột doanh nghiệp đặc thù của ngành dệt may. Do điều kiện có hạn nên em chỉ nghiên cứu năng suất lao động tại xí nghiệp 3 của công ty 20, đây cũng là một xí nghiệp may tiêu biểu của công ty phản ánh được tình hình chung của công ty. Sau khi suy nghĩ và tìm hiểu tực tế ở xí nghiệp em xin chọn đề tài là : “Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20” .
61 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Năng suất lao động là mối quan tâm chung của người lao động, doanh nghiệp và toàn xã hội. Năng suất lao động đánh giá được trình độ của người lao động, sự phát triển của một doanh nghiệp hay xã hội. Doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận cao thì rất cần phải nâng cao năng suất lao động. Người lao động muốn tăng thu nhập thì cũng cần phải nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt với tình trạng nền kinh tế lạc hậu của nước ta hiện nay thì vấn đề phải nâng cao năng suất lao động càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên trong quá trình thực tập tại công ty 20 em đã chọn nghiên cứu về vấn đề năng suất lao động . Công ty 20 là một công ty thuộc Tổng Cục Hậu Cần - Bộ Quốc Phòng và cũng là nột doanh nghiệp đặc thù của ngành dệt may. Do điều kiện có hạn nên em chỉ nghiên cứu năng suất lao động tại xí nghiệp 3 của công ty 20, đây cũng là một xí nghiệp may tiêu biểu của công ty phản ánh được tình hình chung của công ty. Sau khi suy nghĩ và tìm hiểu tực tế ở xí nghiệp em xin chọn đề tài là : “Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20” .
Nghiên cứu về đề tài này em muốn phản ánh được những biến động về năng suất lao động trong những năm gần đây của xí nghiệp và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lao động, đồng thời qua đó nêu ra một vài giải pháp, kiến nghị nhằm tăng năng suất lao động cho xí nghiệp 3 – công ty 20. Kết cấu bài viết gồm 3 phần như sau:
Chương I: Năng suất lao động và sự cần thiết phải tăng năng suất lao động
Chương II: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động cho Xí nghiệp 3 - Công ty 20
Trong quá trình nghiên cứu bằng các phương pháp mô tả, thống kê, phân tích và tổng hợp, đặc biệt em đã sử dụng phương pháp phỏng vấn, bảng hỏi để thu thập các thông tin cần thiết cho bài viết. Để hoàn thành chuyên đề này em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ chỉ bảo của những người có kinh nghiệm, qua đây em xin chân thành cảm ơn GS.TS. Tống văn Đường và các cô(chú), anh(chị) trong phòng kế hoạch - tổ chức sản xuất đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG I: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
1.NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÍNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
1.1.Bản chất của năng suất lao động
1.1.1.Khái niệm năng suất lao động
Quan điểm của C.Mác “Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích” Nó nói lên kết quả hoạt động của hoạt động sản xuất của có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định
Quan điểm truyền thống: “Năng suất lao động là tỷ số giữa đầu ra (là sản phẩm) và đầu vào (là lao động hao phí để tạo ra sản phẩm đó)”
Công thức thường dùng để tính năng suất lao động
W = Q/T
Nó phản ánh lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm
Bản chất của năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động
1.1.2. Khái niệm cường độ lao động
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương về lao động. Trong cùng một thời gian, mức chi phí bắp thịt, trí não, thần kinh con người càng nhiều thì cường độ lao động càng cao. C.Mác gọi cường độ lao động là khối lượng lao động bị ép vào trong một thời gian nhất định hoặc còn gọi là “ những số lượng lao động khác nhau bị tiêu phí trong cùng một đơn vị thời gian”.
1.1.3. Phân biệt năng suất lao động và cường độ lao động
Năng suất lao động và cường độ lao động giống nhau ở chỗ là cả hai đều tăng tỷ lệ thuận với kết quả lao động. Chính điều này khiến cho người ta thường nhầm lẫn giữa năng suất lao động và cường độ lao động
Tuy nhiên về bản chất tăng năng suất lao động và cường độ lao động là hoàn toàn khác nhau. Trong cùng một thời gian năng suất lao động tăng sẽ làm tăng sản phẩm nhưng giá trị của sản phẩm không tăng theo. Còn cường độ lao động tăng sẽ làm tăng số lượng sản phẩm nhưng cùng với nó thi giá trị sản phẩm cũng tăng theo vì số sản phẩm được tạo ra nhờ tăng cường độ lao động là do lao động trội ra (hay lao động nhiều lên)
Về bản chất tăng năng suất lao động sẽ làm giảm hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm. Điều này có nghĩa làm cho giá thành sản phẩm giảm vì chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm giảm. Nguyên nhân làm tăng năng suất lao động là các yếu tố về trình độ tay nghề,công nghệ, mức độ thuần thục, kỹ năng kỹ xảo của người lao động cũng như phương pháp lao động của họ. Vì thế tăng năng suất lao động làm tăng hiệu quả lao động, giảm mệt mỏi, hao phí sức lực trong quá trình sản xuất. Còn cường độ lao động tăng không làm giảm hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm, chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm không giảm, không làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Nguyên nhân chủ yếu của tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương của lao động, người lao động phải làm việc nhanh hơn nhiều hơn trong cùng một đơn vị thời gian. Điểm khác biệt quan trọng nữa là cường độ lao động có thể tăng rất nhiều do trình độ khoa học không ngừng tăng lên nhưng cường độ lao động thì chỉ tăng lên đến một giới hạn nhất định vì nó phụ thuộc vào khả năng sinh lý của con người, mà khả năng này thì có hạn trong một chừng mực nào đó.
Vì thế nhiệm vụ của các nhà quản lý là tìm cách làm tăng năng suất lao động đó mới là cách làm tăng hiệu quả sản xuất lâu dài và bền vững.
1.2. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động
Có nhiều chỉ tiêu để tính năng suất lao động: năng suất lao động tính bằng hiện vật, năng suất lao động tính bằng giá trị, năng suất lao động tính bằng thời gian lao động… Vì vậy tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp và mục đích nghiên cứu mà ta lựa chọn chỉ tiêu nào cho phù hợp
1.2.1. Năng suất lao động tính bằng hiện vật
Năng suất lao động tính bằng hiện vật được xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị lao động hao phí
Công thức tính : W = Q/T
Trong đó:
W: Năng suất lao động trong một thời gian nhất định
Q: Tổng sản lượng tính bằng hiện vật ( tính bằng đơn vị hiện vật hay là hiện vật kép: m, m2, tấn, cái, chiếc, tấn – km, tấn/giờ, kw/h…)
T: Tổng lao động hao phí tính bằng thời gian hao phí (giờ, ngày…) hoặc số người cần thiết để sản xuất ra khối lượng sản phẩm trên
Ưu điểm của chỉ tiêu:
- Đánh giá trực tiếp được hiệu quả lao động
- Biểu hiện năng suất lao động một cách cụ thể, chính xác, không bị ảnh hưởng bởi nhân tố giá cả
- Có thể dùng để so sánh trực tiếp năng suất lao động của các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm
Nhược điểm của chỉ tiêu:
-Không thể dùng để so sánh năng suất lao động của các ngành có các loại sản phẩm khác nhau hay các năng suất lao động của các doanh nghiệp sản xuất nhiều chủng loại mặt hàng.
-Tổng sản lượng (Q) chỉ tính đến thành phẩm nên năng suất lao động tính được chưa phản ánh đúng được hiệu quả của lao động đã hao phí cho toàn bộ khối lượn sản phẩm tạo ra trong kỳ của doanh nghiệp. Vì vậy các ngành có tỷ trọng bán thành phẩm lớn không áp dụng được chỉ tiêu này.
-Chỉ tiêu này không phản ánh được yếu tố chất lượng của sản phẩm.
1.2.2.Năng suất lao động tính bằng giá trị
Năng suất lao động tính bằng giá trị được xác định bằng giá trị sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
Công thức tính : W = Q/T
Trong đó:
W: Năng suất lao động tính bằng giá trị
Q: Giá trị tổng sản lượng ( thường dùng tổng gía trị sản xuất hay tổng doanh thu, đơn vị tính là tiền tệ
T: Tổng lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm
Ưu điểm của chỉ tiêu:
- Phản ánh tổng hợp hiệu quả của lao động, cho phép tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu tính bằng hiện vật.
- Tổng hợp chung được các kết quả mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ ( thành phẩm, bán thành phẩm, các công việc và dịch vụ…)
Nhược điểm của chỉ tiêu:
- Bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả
- Khuyến khích dùng các nguyên, nhiên vật liệu đắt tiền.
1.2.3. Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động
Năng suất lao động hiểu theo cách khác là thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm
Công thức tính: L = T/Q
Trong đó:
L: lượng lao động hao phí cho một sản phẩm
T: thời gian lao động hao phí
Q: Tổng sản lượng
Ưu điểm của chỉ tiêu:
- Phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm hoặc một đơn vị giá trị
Nhược điểm của chỉ tiêu:
- Tính toán phức tạp
- Không dùng để tổng hợp được năng suất lao động bình quân của một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau.
2. Phân tích năng suất lao động
2.1. Phân tích biến động năng suất lao động theo thời gian lao động
2.1.1. Các chỉ tiêu tính năng suất lao động theo thời gian lao động
Vì Q có thể tính bằng hiện vật hay giá trị. Còn tổng lao động hao phí (T) có thể tính bằng số người, số ngày - người, số giờ - người, số tháng - người làm việc thực tế để tạo ra Q, cho nên cứ ứng với mỗi biếu hiện cụ thể của Q, T sẽ có được một chỉ tiêu năng suất lao động
Chỉ tiêu năng suất lao động được biểu hiện thành nhiều chỉ tiêu qua đơn vị thước đo thời gian là: năng suất lao động giờ, năng suất lao động ngày, năng suất lao động tháng, năng suất lao động năm (kỳ).
Công thức tính:
Wgiờ = Q/ Tổng số giờ - người làm việc
Wngày =Q/ Tổng số ngày - người làm việc
Wtháng = Q/ Tổng số tháng - người làm việc Wnăm (kỳ) = Q/ Tổng số lao động bình quân trong năm (kỳ)
2.1.2. Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tính năng suất lao động theo thời gian
* Wngày = Wgiờ x số giờ làm việc bình quân trong ngày
* Wtháng = Wngày x số ngày làm việc bình quân trong tháng
Wtháng = Wgiờ x số giờ làm việc bình quân trong ngày x số ngày làm việc bình quân trong tháng
* Wnăm = Wngày x số ngày làm việc bình quân trong năm
Wnăm (kỳ) = Wgiờ x số giờ làm việc bình quân trong ngày x số ngày làm việc bình quân trong năm
Hoặc:
Iw ngày = Iw giờ x I giờ công
Iw tháng = Iw ngày x I ngày công/tháng
Iw năm = Iw ngày x I ngày công/năm
Trong đó:
Iw giờ: chỉ số năng xuất lao động giờ
Công thức tính : Iw giờ = Wgiờ 1/Wgiờ 0
Trong đó : Wgiờ 1: Năng suất lao động giờ kỳ thực hiện
Wgiờ 0: Năng suất lao động giờ kỳ kế hoạch
Iw ngày: chỉ số năng suất lao động ngày
Iw tháng: chỉ số năng suất lao động tháng
Iw năm: chỉ số năng suất lao động năm
I giờ công: chỉ số giờ công bình quân
I ngày công/tháng: chỉ số ngày công bình quân trong tháng
I ngày công/năm: chỉ số ngày công bình quân trong năm
2.2. Phân tích biến động năng suất lao động theo đối tượng lao động
®Năng suất lao động của công nhân chính
Công nhân sản xuất chính là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm
Công thức tính năng suất lao động của công nhân chính
W=Q/T
W: năng suất lao động của công nhân chính
Q: giá trị tổng sản lượng, doanh thu…
T: tổng lao động hao phí của công nhân chính
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả làm việc của công nhân chính và phản ánh hao phí lao động trực tiếp cho 1 sản phẩm hoặc 1 đơn vị giá trị
Để đánh giá năng suất lao động của công nhân chính ta có thể xem xét Wgiờ ,Wngày ,Wtháng và biến động của các nhân tố đó
®Năng suất lao động của công nhân sản xuất
Công nhân sản xuất là người trực tiếp sản xuất hoặc tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Năng suất lao động của công nhân sản xuất phản ánh đầy đủ hơn lượng lao động hao phi để sản xuất ra một sản phẩm hoặc một đơn vị giá trị.
Năng suất lao động của công nhân chính không phản ánh được hết lượng lao động hao phí mà phải sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động của công nhân sản xuất
Công thức tính năng suất lao động của công nhân sản xuất
W=Q/T
W: năng suất lao động của công nhân sản xuất
Q: giá trị tổng sản lượng, doanh thu…
T: tổng lao động hao phí của công nhân sản xuất
®Năng suất bình quân một lao động
Năng suất lao động bình quân một lao động phản ánh đầy đủ nhất hiệu quả hoạt động của đội ngũ lao động
Công thức tính năng suất lao động bình quânW=Q/T
W: năng suất lao động bình quân một lao động
Q: giá trị tổng sản lượng, doanh thu…
T: tổng lao động hao phí
2.1.2.Biến động năng suất lao động
Mọi hiện tượng thường xuyên biến động về quy mô và trình độ. Người ta thường nghiên cứu biến động theo thời gian, biến động so với kế hoạch, biến động kết cấu… Phân tích biến động năng suất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20 ta chỉ xem xét biến động tuyệt đối và tương đối về mặt thời gian.
® Biến động tuyệt đối
Biến động tuyệt đối dùng để đo lượng tăng, giảm của năng suất lao động kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch hoặc kỳ sau so với kỳ trước. Đơn vị tính biến động tuyệt đối là đơn vị của năng suất lao động
Công thức tính:
∆W = W1 – W0
Trong đó:
∆W: biến động tuyệt đối (tăng, giảm) về năng suất lao động kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch hoặc kỳ sau so vơi kỳ trước .
W1: Năng suất lao động kỳ sau, kỳ thực hiện
W0: Năng suất lao động kỳ trước, kỳ kế hoạch
® Biến động tương đối
Cùng với việc xác định biến động tuyệt đối người ta còn xác định sự biến động tương đối về năng suất lao động bằng cách so sánh giữa mức năng suất lao động thời kỳ sau so với thời kỳ trước (hoặc thực hiện so với kế hoạch, mục tiêu).
Hai chỉ tiêu thường được dùng để đo mức biến động tương đối là: chỉ số năng suất lao động ( Iw ) và tốc độ tăng năng suất lao động ( Tw ).
Iw = W1/W0
Trong đó :
Iw: Chỉ số năng suất lao động
W1: Năng suất lao động kỳ sau hoặc kỳ thực hiện
W0: Năng suất lao động kỳ trước hoặc kỳ kế hoạch
Tw = (W1 – W0) x 100 /W0
Trong đó:
Tw: Tốc độ tăng năng suất lao động (%)
W1: Năng suất lao động kỳ sau hoặc kỳ thực hiện
W0: Năng suất lao động kỳ trước hoặc kỳ kế hoạch
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
Năng suất lao động biến động khi Q và T thay đổi. Vì thế các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động chính là các nhân tố ảnh hưởng đến Q và T. Muốn tăng năng suất lao động có thể làm tăng Q hay giảm T hoặc tác động đồng thời đến cả 2 nhân tố Q và T
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động như: nhân tố sử dụng thời gian lao động, tổ chức phục vụ nơi làm việc, điều kiện lao động, bố trí lao động, tiền lương tiền thưởng, đào tạo và phát triển, định mức lao động, máy móc thiết bị và quy trình công nghệ…. Mỗi nhân tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau, có những nhân tố chỉ ảnh hưởng đến riêng T hoặc Q nhưng có những nhân tố ảnh hưởng đến cả Q và T. Có những nhân tố mà ta có thể định lượng được mức độ ảnh hưởng nhưng nhiều nhân tố rất khó để định lượng được mức độ ảnh hưởng của nó đến năng suất lao động . Tuy nhiên để cải thiện năng suất lao động cần nghiên cứu các nhân tố đó và hoàn thiện chúng. Trong phạm vi bài viết tôi xin đề cập đến các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lao động như sau:
3.1. Nhân tố sử dụng thời gian lao động
Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động nhằm tìm ra các nguyên nhân tổn thất thời gian trong ca làm việc thời gian làm việc trong năm.
Ta sẽ sử dụng bảng cân đối thời gian lao động bình quân của một công nhân sản xuất hoặc một lao động trong năm để tìm ra nguyên nhân của các tổn thất thời gian lao động: thời gian vắng mặt và ngừng việc trong năm, từ đó tìm ra các biện pháp nhằm giảm số ngày không làm việc trong năm.
* Hệ số sử dụng ngày công làm việc theo chế độ
H = Ttt / Tcđ
Trong đó:
H: hệ số ngày công làm việc theo chế độ
Ttt: ngày côn làm việc thực tế trong năm
Tcđ: ngày công làm việc theo chế độ trong năm
* Hệ số sử dụng giờ công lao động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động ta tính hệ số giờ công có ích trong ca/ngày làm việc so với tổng số thời gian ngày/ca làm việc
K = Tcó ích / Tca
Trong đó:
T: Hệ số sử dụng giờ công lao động
Tcó ích: Thời gian làm việc hữu ích trong ca
Tca :Thời gian làm việc theo quy định
3.2. Nhóm nhân tố máy móc thiết bị và quy trình công nghệ
Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ hiện đại là nhân tố cơ bản làm thay đổi phương thức sản xuất và giải phóng sức lao động cho con người. Vì thế nó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động .
Máy móc thiết bị hiện đại sẽ tiết kiệm được lao động mà số lượng sản phẩm sản xuất ra lại tăng nên đổi mới máy móc trang thiết bị là công việc rất được quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất. Yếu tố máy móc thiết bị mà ta sẽ xem xét ở đây là công suất thực tế của chúng.
Đồng thời nghiên cứu tác động của máy móc thiết bị và quy trình công nghệ đến năng suất lao động như thế nào ta phải biết được sự biến động của năng suất lao động khi sử dụng máy móc thiết bị cũ và khi máy móc thiết bị , quy trình công nghệ đã được đổi mới
3.3. Nhóm yếu tố tổ chức phục vụ nơi làm việc
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tạo các điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình lao động
Nói cách khác tổ chức phục vụ nơi làm việc là tổ chức đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho các nơi làm việc để quá trình lao động diễn ra một cách liên tục và có hiệu quả cao.
Thực tế cho thấy gần 2/3 số thời gian lãng phí là do tổ chức phục vụ nơi làm việc không tốt. Vì vậy tổ chức phục vụ nơi làm việc tốt là nhân tố quan trọng để sử dụng tốt thời gian làm việc của công nhân và máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động.
3.4. Nhóm nhân tố về bố trí lao động
Bố trí cán bộ công nhân trong xí nghiệp là bố trí lao động vào các công việc khác nhau theo các nơi làm việc, tương ứng với hệ thồng phân công và hiệp tác lao động trong xí nghiệp.
Bố trí cán bộ công nhân được coi là hợp lý khi cán bộ công nhân làm việc phù hợp với trình độ kiến thức và kỹ năng thực tế của mình.
Để đánh giá hiệu quả bố trí lao động ta so sánh cấp bậc công nhân bình quân với cấp bậc công việc bình quân
CBCNbq = ∑Bi xCNi /∑CNi
CBCVbq = ∑Bi x CV i /∑CVi
Trong đó:
CBCNbq : cấp bậc công nhân bình quân
CBCVbq : cấp bậc công việc bình quân
Bi: bậc công nhân i
CNi : số lượng công nhân bậc i
CVi: số lượng công việc bậc i
Nếu bố trí phù hợp sẽ khuyến khích người công nhân nâng cao trình độ lành nghề, tăng năng suất lao động.
3.5. Nhóm yếu tố về điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản xuất có ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động.
* Các nhân tố của điều kiện lao động:
- Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động
- Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường
- Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động
- Nhóm điều kiện tâm lý xã hội
- Nhóm điều kiện chế độ làm việc nghỉ ngơi.
Điều kiện lao động thuận lợi sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các quá trình lao động. Cải thiện điều kiện lao động nâng cao sự hứng thú trong lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường sức khỏe của người lao động và đặc biệt là để nâng cao năng suất lao động.
3.6. Nhóm yếu tố về mức độ thỏa mãn của người lao động
Người lao động có yêu thích và hứng thú với công việc thì mới làm việc nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm và tạo ra kết quả tốt được. Do đó những người lao động được thỏa mãn trong công việc sẽ có năng suất lao động cao hơn những người khác.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của người lao động như: điều kiện lao động, bầu không khí tâm lý trong tổ chức, phong cách của người lãnh đạo cấp trên, các chính sach, quy định của tổ chức,tiền lương, tiền thưởng, phân công hiệp tác lao động, bố trí lao động…. Vì thế để cải thiện thái độ của người lao động đối với công việc và tổ chức thì đòi hỏi các hoạt động quản lý nhân sự phải được quan tâm và thực hiện thật tốt.
Khó có thể định lượng được mức độ ảnh hưởng của sự thỏa mãn lao động đến năng suất nhưng đây lại là nhân tố quan trọng làm tăng năng suất lao động.
4. Sự cần thiết phải tăng năng suất lao động
4.1. Đối với bản thân người lao động
Đối với bản thân người lao động nâng cao năng suất lao động sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho họ. Nâng cao năng suất lao động tức là tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn hơn trong cùng một đơn vị thời gian nên vì thế mà giải phóng cho người lao động khỏi những công việc nặng nhọc. Họ hao phí ít sức lực hơn nhưng lại tạo ra nhiều sản phẩm hơn vì thế năng suất lao động tăng sé cải thiện sức khỏe và thu nhập cho người lao động.
Năng suất lao động tăng