Phát thanh (hay còn gọi là Radio) là một loại hình báo chí sử dụng âm thanh để truyền tải nội dung, thông điệp tới đông đảo công chúng.
Radio, cũng được gọi là ra-đi-ô hay vô tuyến truyền thanh, là một kỹ thuật để chuyển giao thông tin không dây dùng cách biến điệu sóng điện từ có tần số thấp hơn tần số của ánh sáng gọi là sóng radio. Đây là sản phẩm của nền kĩ thuật điện tử và nó đã từng là loại hình báo chí được sử dụng rộng rãi trong thời gian dài.
Ngay từ những năm 90 của thế kỉ XX người ta đã tiên đoán rằng Phát thanh sẽ có một chỗ đứng vô cùng vững trãi trong thế kỉ XXI cạnh tranh mạnh mẽ với truyền hình, báo in và báo điện tử Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật công nghệ sẽ tạo điều kiện cho phát thanh hiện đại phát triển nhanh chóng và đạt được vị thế của mình. Trong thế kỉ mới, nhu cầu về thông tin của con người ngày càng lớn, thời gian với mọi người vô cùng quý giá, họ không đủ thời gian để theo dõi các chương trình truyền hình, không đủ thời gian ngồi đọc các tờ báo Biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề đó chính là sử dụng Radio. Radio gọn nhẹ và tiện dụng, mọi người chỉ cần lắng nghe là có thể giúp bản thân mình thu nhận đầy đủ các thông tin cần thiết, các vấn đề thời sự diễn ra trong ngày. Việc nghe đài phát thanh thường không đòi hỏi có sự tập trung chú ý cao độ, người ta có thể nghe phát thanh mà vẫn làm những công việc khác như: làm bếp, thu dọn đồ đạc, nhà cửa, hay lái ô tô. Bản thân các nhà cung cấp các chương trình phát thanh cũng ngày càng hoàn thiện các chương trình của mình để phục vụ một cách tốt nhất cho thính giả của mình.
17 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích 11 đặc điểm của Radio, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: PHÁT THANH
ĐỀ: Phân tích 11 đặc điểm của Radio
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RADIO
Phát thanh (hay còn gọi là Radio) là một loại hình báo chí sử dụng âm thanh để truyền tải nội dung, thông điệp tới đông đảo công chúng.
Radio, cũng được gọi là ra-đi-ô hay vô tuyến truyền thanh, là một kỹ thuật để chuyển giao thông tin không dây dùng cách biến điệu sóng điện từ có tần số thấp hơn tần số của ánh sáng gọi là sóng radio. Đây là sản phẩm của nền kĩ thuật điện tử và nó đã từng là loại hình báo chí được sử dụng rộng rãi trong thời gian dài.
Ngay từ những năm 90 của thế kỉ XX người ta đã tiên đoán rằng Phát thanh sẽ có một chỗ đứng vô cùng vững trãi trong thế kỉ XXI cạnh tranh mạnh mẽ với truyền hình, báo in và báo điện tử… Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật công nghệ sẽ tạo điều kiện cho phát thanh hiện đại phát triển nhanh chóng và đạt được vị thế của mình. Trong thế kỉ mới, nhu cầu về thông tin của con người ngày càng lớn, thời gian với mọi người vô cùng quý giá, họ không đủ thời gian để theo dõi các chương trình truyền hình, không đủ thời gian ngồi đọc các tờ báo… Biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề đó chính là sử dụng Radio. Radio gọn nhẹ và tiện dụng, mọi người chỉ cần lắng nghe là có thể giúp bản thân mình thu nhận đầy đủ các thông tin cần thiết, các vấn đề thời sự diễn ra trong ngày. Việc nghe đài phát thanh thường không đòi hỏi có sự tập trung chú ý cao độ, người ta có thể nghe phát thanh mà vẫn làm những công việc khác như: làm bếp, thu dọn đồ đạc, nhà cửa, hay lái ô tô. Bản thân các nhà cung cấp các chương trình phát thanh cũng ngày càng hoàn thiện các chương trình của mình để phục vụ một cách tốt nhất cho thính giả của mình.
Báo chí phát thanh là loại hình thông tin âm thanh. Những đặc điểm chủ yếu của loại hình thông tin này được quyết định bởi bản chất, khả năng của âm thanh và tâm lý cảm thụ. Phát thanh mở ra khả năng to lớn trong việc tác động đến công chúng. Logic của tư liệu, mối quan hệ bên trong giữa những đoạn của bản văn, hệ thông luận phải được xây dựng theo các quy luật của ngôn ngữ âm thanh. Trong thông tin phát thanh điểu có ý nghĩa quan trọng không chỉ là nói gì, mà còn là nói như thế nào. Các sắc thái giọng điệu, sự nhấn mạnh về logic và cảm xúc, những đoạn tạm dừng, nhấn mạnh và giảm bớt cường độ âm thanh, nhịp độ, nhịp điệu – tất cả những điều đó đều là những cách hướng tới người nghe, đều là nhân tố tác động tới công chúng.
Mặc dù là loại hình báo chí chỉ có phương tiện âm thanh để diễn đạt nhưng phương thức tác động bằng radio có nhiều ưu thế, nhất là ở những khả năng nhưng: thông tin nhanh, phủ sóng rộng, tiệp nhận tiện lợi và có khả năng kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe.
So với báo in, phát thanh có thế mạnh của sự nhanh nhạy, linh hoạt và phương thức thông tin sinh động bằng lời nói, còn so với truyền hình, phát thanh vẫn là loại hình báo chí chiếm ưu thế trong việc đưa tin tức nhanh nhất, kịp thời nhất, giúp thính giả tiếp cận sớm nhất với những sự việc, sự kiện xảy ra hằng ngày, hàng giờ trong cuộc sống xung quanh. Với khả năng truyền đạt ngay tức khắc những sự việc, sự kiện đang xảy ra, báo phát thanh cho đến nay vẫn luôn giữ vai trò là loại hình báo chí có khả năng thông tin thời sự nhanh nhạy nhất, nhạy bén nhất. Người ta đã đưa ra một sự so sánh đầy hình ảnh: Khi một sự kiện xảy ra, phát thanh đưa tin, truyền hình diễn tả và báo in phân tích, giảng giải… Điều đó cho thấy nhanh chóng, tức thì là một yếu tố quan trong có thể giúp cho phát thanh cạnh tranh với các loại hình báo chí khác trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện đại.
Trên thế giới hiện nay báo phát thanh vẫn là một phương tiện thông tin đại chúng có khả năng xã hội hóa thông tin cao nhất, hiệu quả nhất và do đó radio đã trở thành người bạn đồng hành với mỗi con người…
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỀN THÔNG RADIO
Truyền thông là quá trình truyền đạt, trao đổi ý tưởng, cảm xúc, kỹ năng và kinh nghiệm sao cho người tiếp nhận có thể tái tạo lại những ý tưởng, cảm xúc hay kĩ năng và kinh nghiệm này cho bản thân họ. Để chia sẻ cảm xúc, cả người gửi và người nhận đều phải đóng một vai trò quan trong nào đó. Người gửi phải cung cấp đầy đủ thông tin, những chi tiết đặc biệt về nguyên nhân, và hậu quả của cảm xúc đó nhằm mục đích kích thích trí nhớ của người nhận, nhằm tái tạo lại, còn người nhận phải chú ý và nhớ lại những kinh nghiệm tương tự để có thể tái tạo lại được cảm xúc đó cho bản thân mình…
Quá trình truyền thông bao gồm bốn yếu tố cơ bản là
Bên gửi thông điệp (nguồn truyền thông)
Phương tiện truyền thông (thông điệp được chuyển tải bằng cách nào?)
Bản thân thông điệp (nội dung)
Bên nhận thông điệp (đối tượng của truyền thông)
Hiệu quả của quá trình truyền thông phụ thuộc vào chất lượng của mỗi yếu tố nêu trên. Nếu bên nhận thông tin và bên gửi có mối liên hệ chặt chẽ và tương tác tốt thì sẽ tạo ra hiệu quả của một quá trình truyền thông tốt.
Truyền thông radio là một hình thức truyền thông đặc biệt vì nó có phương thức và con đường tác động riêng, trong đó từ ngữ với phương thức biểu hiện bằng lời nói là phương tiện chuyển tải ý nghĩa và tình cảm, gắn liền với âm nhạc và tiếng động minh họa. Bản chất của quá trình tác động radio là một sự tương tác để đi đến sự hiểu biết, là sự truyền tải ý tưởng, tình cảm bằng cách sử dụng hệ thống các ký hiệu âm thanh phong phú. Đây quả là một quá trình liên tục mà qua đó chúng ta hiểu được người khác và ngược lại.
Truyền thông radio muốn có kết quả trước hết phải thu hút được sự chú ý của người nghe, phải làm sao cho đối tượng hiểu được ý nghĩa của những thông tiệp mà được đưa ra. Kỹ năng truyền thông không chỉ nhằm truyền đạt thông tin mà còn tạo ra sự tương tác để nhằm tới điều chỉnh, thay đổi hành vi của thính giả trong thực tiễn… Nó tạo ra dư luận và cải biến dư luận bằng phương thức tác động vào tâm lý, tình cảm chứ không thuần túy tác động vào lý trí.
Thính giả tiếp nhận thông tin qua phát thanh chủ yếu liên tưởng lại sự kiện, sự việc qua âm thanh, do đó thông tin mà cung cấp ra cho thính giả phải ngắn gọn, dễ hiểu thì sẽ tạo ra được sự cuốn hút.
Qua quá trình phát triển lâu dài của mình, radio đã chứng tỏ khả năng tiếp cận khán giả nhanh chóng và đem lại thông tin một cách hiệu quả cho thính giả. Người ta đã rút ra được 11 đặc điểm cơ bản của báo chí phát thanh, đó là:
Radio là hình ảnh
Radio là thân mật riêng tư
Radio dễ tiếp cận và dễ mang
Radio là trực tiếp
Radio có ngôn ngữ riêng của mình
Radio có tính tức thời
Radio không đắt tiền
Radio có tính lựa chọn
Radio gợi lên cảm xúc
Radio làm công việc thông tin giáo dục
Radio là âm nhạc.
Có thể thấy ý kiến này đã đề cập đến những đặc điểm của radio ở tất cả các khía cạnh một cách toàn diện. Trong tương quan so sánh với những loại hình báo chí khác, báo phát thanh cũng có những đặc điểm cơ bản riêng của nó.
Radio là hình ảnh
Mặc dù radio là hình thức truyền tải thông tin thông qua âm thanh, nhưng bằng phương thức của riêng mình với những ngôn từ truyền đạt dễ nghe, dễ hiểu… âm thanh đó được người nghe tiếp nhận và tái tạo lại thành hình ảnh và họ tưởng tượng ra được cái mà đang được đề cập tới. Khác với truyền hình là sử dụng hình ảnh để diễn tả lại sự kiện, sự việc được đề cập, phát thanh lại dùng lời nói mô tả lại những điều đó. Người phóng viên sau khi lấy thông tin về sẽ phải biên tập lại và sử dụng những ngôn từ phù hợp sao cho khi đọc lên thì thính giả có thể hiểu được điều mà người biên tập muốn truyền tải tới cho thính giả.
Hãy sử dụng những câu đơn giản và trực tiếp. Câu nọ phải nối với câu kia, cứ như là mình đang nói chuyện với ai đó. Làm sao để người nghe hiểu được đầy đủ câu chuyện ngay từ lần nghe đầu tiên. Chỉ chọn những thông tin quan trọng nhất từ tài liệu, một cuộc họp báo hoặc lấy chủ đề chính từ nhiều sự kiện phức tạp. Trình bày thông tin chính hay chủ đề chính này trong một hoặc hai câu của bài. Làm như vậy thì thính giả sẽ hiểu ngay lý do vì sao câu chuyện lại quan trọng hoặc thú vị và họ sẽ tiếp tục nghe. Không cần phải tập trung quá nhiều vào bối cảnh và các chi tiết, ví dụ như tuổi tác, địa chỉ, con số như vẫn thường thấy ở tin, bài trên báo in. Những thông tin đó sẽ chỉ làm cho tin phát sóng quá dài và phức tạp. Chính vì vậy, ngôn ngữ khi viết cho phát thanh cần:
Viết câu ngắn và sử dụng cấu trúc câu chủ ngữ-động từ-tân ngữ.
Chỉ dùng một ý cho một câu.
Sử dụng động từ mạnh, chỉ sử dụng tính từ, phó từ khi cần thiết.
Cố gắng sử dụng thì hiện tại để tạo ra tác động và tính kịp thời của câu chuyện.
Tránh dùng những từ phức tạp mà người bình thường không hiểu. Tránh dùng những từ ngữ chính thống mà các quan chức chính phủ và các chuyên gia kỹ thuật ưa dùng. Nên sử dụng những từ ngữ thông dụng và cách diễn đạt thoải mái mà mình và bạn bè thường dùng hằng ngày.
Nói chung nên bắt đầu câu với nguồn tin. (Tin-bài trên báo in bằng tiếng nước ngoài thường để nguồn ở cuối câu lead, còn trong tin-bài tiếng Việt lại thường để ở đầu câu thứ hai để tránh bị loãng thông tin ở lead).
Đưa những từ quan trọng nhất lên đầu câu. Đừng nói "Những thay đổi về vấn đề đất đai đang gây khó khăn cho những người nông dân" mà hãy nói là "Việc trồng lương thực giờ đây trở nên khó khăn hơn đối với người dân vì sự thay đổi về vấn đề đất đai."
Rút ngắn chức danh của người và tên của cơ quan nếu quá dài. Thay vì nói "Giám đốc Vụ xuất khẩu Cục Hải quan" thì chỉ nói đơn giản là "quan chức hải quan." Khán thính giả không cần nghe đầy đủ chức danh (một giải pháp thay thế đối với truyền hình là chạy chữ trên màn hình).
Việc sử dụng âm thanh để gợi tả hình đạt được hiệu quả cao thì người biên tập phải đặt mình vào vị trí của người nghe để từ đó có thể truyền tải thông tin một cách hiệu quả nhất. Ví dụ như khi tường thuật một trận đấu bóng đá trên sóng phát thanh thì nhiệm vụ của người bình luận viên trên phát thanh phải diễn tả sao cho người nghe cảm nhận được quang cảnh trận đấu, không khí, diễn biến… khác với các bình luận viên bóng đá trên truyền hình, bình luận viên trên sóng phát thanh sẽ phải nói nhiều hơn, sao cho hình ảnh về trận đấu sẽ được khán giả tưởng tượng một cách chính xác nhất.
Radio là thân mật, riêng tư
Đặc điểm này có thể thấy rõ nhất khi so sánh giữa báo in và báo phát thanh. Đối với phát thanh, công chúng thính giả được nghe thông tin qua giọng đọc. Nghĩa là thông tin được truyền đến với họ thông qua giọng nói của những con người cụ thể, nên gắn liền với những yếu tố của kĩ năng nói như: cao độ, cường độ, và đặc biệt là tiết tấu, ngữ điệu… Giọng nói tự nó đã có sức thuyết phục bởi tính chất sôi động và có thể tạo ra sự hấp dẫn, lôi kéo thính giả đến với chương trình. Điều cần lưu ý là bất cứ một chương trình phát thanh nào cũng hướng tới số đông, nhưng mỗi thính giả lại chỉ lắng nghe radio với tư cách là cá nhân. Điều đó đòi hỏi những người thực hiện chương trình phát thanh phải lựa chọn cách nói sao cho thật riêng tư thân mật như đang nói chuyện với từng người một. Yêu cầu này đặt ra cho cả người viết và người nói sao cho nói với công chúng mà như nói với một người, chỉ khi đó thính giả mới cảm thấy phát thanh thật gần gũi và chăm chú lắng nghe hơn. Bằng giọng nói truyền cảm của người phát thanh viên, thông tin sẽ được khán giả tiếp thu một cách hiệu quả.
Radio dễ tiếp cận và dễ mang
Với đặc điểm truyền thông tin bằng sóng điện từ, trên phạm vi rộng và với tốc độ tương đương tốc độ của ánh sáng, có thể nói phát thanh không có giới hạn về khoảng cách, vì thế nó mang tính xã hội hóa rất cao. Thông tin được xã hội hóa cũng sẽ có khả năng tạo ra hành động mang tính xã hội hóa.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật nên có thể sản xuất ra những chiếc đài nhỏ gọn vừa túi người, do đó có thể đem theo mọi lúc mọi nơi. Sóng radio khỏe nên người nghe liên tục được nghe những điều mình cần. Mặt khác, hệ thống loa đài địa phương cũng được lắp đặt ở mọi ngõ ngách và đi đâu ta cũng có thể nghe thấy tiếng của phát thanh. Chính lợi thế đó đã giúp phát thanh tạo ra được chỗ đứng cho mình.
Radio là trực tiếp
Thông tin được truyền qua sóng điện từ và hệ thống truyền thanh có thể rút ngắn khoảng cách ở mọi nơi. Trong một số trường hợp như truyền hình trực tiếp, cầu truyền thanh… phát thanh có thể ngay tức khắc thông báo cho công chúng biết được sự kiện chính lúc đang nghe.
Khác với báo in hay các phương tiện khác, hàng triệu thính giả sẽ được nghe thông tin một cách đồng thời trong cùng một thời điểm. Âm thanh được phát ra trực tiếp tới tai thính giả và thính giả sẽ liên tưởng luôn điều mà các phát thanh viên đang truyền tải.
Radio có ngôn ngữ riêng của mình
Báo in thì sử dụng chữ và ảnh để truyền tải thông điệp, truyền hình thì sử dụng hình ảnh do camera thu được và diễn tả lại các sự kiện, sự việc… còn riêng đối với phát thanh thì chỉ sử dụng âm thanh để diễn tả… Âm thanh ở đây là âm thanh tổng hợp bao gồm: lời nói, tiếng động và âm nhạc... tất cả cái đó được kết hợp một cách hợp lý sẽ giúp thính giả dễ nghe và hiểu được cảm xúc của bài phát thanh.
Công chúng của báo phát thanh là rộng lớn và đa dạng. Đó là quần thể dân cư không phân biệt trình độ học vấn. Mọi đối tượng đều có thể tiếp nhận thông tin qua radio. Âm thanh không bị phụ thuộc vào hình ảnh hoặc chữ in nên có nhiều thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng. Âm thanh có thể kích thích trí tưởng tượng, gây không khí và gợi lên tâm trạng…
Có một điều dễ nhận thấy là những đặc điểm nêu trên thực ra cũng là những đặc điểm có được ở báo chí truyền hình. Bởi lẽ đó, có thể coi đây là những đặc trưng cơ bản chung. Tuy nhiên, vẫn còn một điểm khác biệt: Đối với truyền hình, hình ảnh luôn giữ vị trí số một. Âm thanh chỉ là phụ trợ còn phát thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp tác động vào thính giác. Chính vì vậy mà có thể nói âm thanh chính là linh hồn của phát thanh. Không có âm thanh thì radio chỉ là con số không.
Radio có tính tức thời
Vì phát thanh sử dụng âm thanh để truyền tải nên khi âm thanh tác động vào tai của thính giả thì cũng đồng thời thính giả cũng cảm nhận được lời nói và tưởng tượng ra sự kiện, sự việc mà phát thanh viên đang đề cập tới. Đầu óc của thính giả sẽ liên tưởng ngay do đó ta có thể cảm nhận được tính tức thời mà phát thanh đem lại. Đó là ưu thế mà chỉ riêng phát thanh mới có do đó nó được công chúng đón nhận.
Radio không đắt tiền
Đó là điều dễ hiểu ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các phương tiện thu thanh đã trở nên rẻ và tiện dụng. Nó nhỏ gọn và có thể mang theo mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, với công nghệ tích hợp mà các nhà sản xuất đem lại, giờ đây ta có thể sử dụng diện thoại để nghe radio… và lúc đó ở mọi nơi ta đều có thể nghe được phát thanh.
Mặt khác, việc thu thập thông tin ngày nay cũng đơn giản hơn nhiều, các phóng viên chỉ cần chiếc máy ghi âm là có thể ghi lại được những thông tin cần thiết cho bài phát thanh của mình.
Radio rẻ hơn nhiều so với truyền hình, do đó mọi khán giả đều có thể tiếp cận một cách dễ dàng đó là ưu thế cạnh tranh của phát thanh.
Radio có tính lựa chọn
Tính lựa chọn ở đây là cách tiếp cận khán giả. Sử dụng ưu thế của âm thanh để truyền tải nội dung cho thính giả. Lựa chọn cách tiếp cận khán giả sao cho dễ dàng nhất.
Radio gợi lên cảm xúc
Một đặc điểm nữa của phát thanh là gợi lên cảm xúc. Điều này được tạo ra là do âm thanh được sử dụnd trên phát thanh và một yếu tố trong đó là giọng đọc của phát thanh viên. Ngày nay, trong xu thế phát triển, phát thanh Việt Nam không chỉ cần một đội ngũ phát thanh viên nhiều về số lượng mà còn phải có chất lượng tốt. Hay nói cách khác, muốn khẳng định được vị trí và uy tín của mình, các đài phát thanh phải xây dựng được đội ngũ phát thanh viên có phong cách, có cá tính.
Ở phát thanh, các yếu tố giọng nói, cách nói, ngôn ngữ lời dẫn… là những yếu tố quan trọng để có thể tạo nên cá tính riêng của người dẫn chương trình. Giọng nói chính là công cụ đầu tiên để truyền đạt ý tưởng, thông điệp của cả người dẫn phát thanh. Một giọng nói chuẩn tiếng phổ thông, phát âm tròn vành, rõ tiếng, không bị ngọng hoặc quá đậm đặc tiếng địa phương, khoẻ khoắn... là vũ khí, là gia tài của phát thanh viên. Nhưng với giọng của phát thanh viên có cá tính - ngoài yêu cầu về giọng chuẩn, rõ ràng, mạch lạc, còn phải có sức truyền cảm, có khả năng tạo được sự tin cậy đối với công chúng. Trên thực tế, có người thì giọng nói thật thà, có người giọng tỏ ra học vấn uyên thâm, có người giọng cao, có người giọng thấp... Những sự khác biệt về giọng nói giúp khán, thính giả có thể nhận ra ngay được đó là người phát thanh viên nào, ở chương trình nào.
Trên phát thanh, điều quan trọng không chỉ là nói cái gì mà còn là nói như thế nào. Cá tính của người dẫn phát thanh còn được thể hiện một cách rõ nét ở cách họ nói trên sóng. Người dẫn có cá tính là người có khả năng tạo ra bản sắc âm sắc độc đáo riêng cho mình, bắt đầu từ việc luyện âm nhả chữ đến cách sử dụng tiết tấu ngôn ngữ, đến khả năng sử dụng văn nói trên làn sóng phát thanh. Người dẫn có cá tính bao giờ cũng phải có cách nói thân mật, gần gũi với đối tượng giao tiếp, và tự nhiên, sống động chứ không phải là giọng đọc quá điệu đà hoặc quá khô khan, tuân thủ các qui tắc ngữ pháp một cách cứng nhắc. Bởi vì, phát thanh viên là nghệ thuật lôi kéo bạn nghe đài đến với chương trình của mình, người dẫn không thể chỉ tái hiện bề mặt con chữ, mà phải thể hiện được vai trò sáng tạo.
Chính vì vậy, phát thanh viên nên thường xuyên rèn luyện giọng nói, cách nói trên sóng. Trước hết, người dẫn phát thanh truyền hình phải luyện cho mình một giọng nói chuẩn, phát âm rõ ràng, tròn vành, rõ tiếng. Nói nhịu, nói ngọng là không thể chấp nhận được. Thứ hai, phát thanh viên phải đọc nhiều, viết nhiều, nghe nhiều để tích luỹ cho mình vốn ngôn ngữ phong phú. Có khả năng sử dụng ngôn từ phong phú sẽ giúp người dẫn hoạt bát hơn, tự tin và năng động hơn. Thứ ba, phát thanh viên phải học cách sử dụng văn nói từ công chúng, từ đồng nghiệp. Hãy học nói về vấn đề của chương trình một cách đơn giản như đang kể câu chuyện cho người bạn thân của mình nghe. Như trên đã trình bày, trên phát thanh, điều quan trọng không chỉ là nói cái gì mà còn là nói như thế nào. Những cách nói giản dị, tự nhiên thường dễ đi sâu vào lòng người, chiếm được cảm tình của họ. Phát thanh viên phải nắm vững hoàn cảnh dẫn, bởi vì mỗi chương trình có một cách dẫn riêng…. Phát thanh viên cần phải đi sâu tìm hiểu đặc điểm của chương trình, nắm vững tôn chỉ của chương trình, nội dung, đặc điểm phong cách, hình thức của một chương trình, đặc biệt là chú ý tới sự khác nhau của chương trình này với chương trình khác. Dẫn cho chương trình Thời sự đầu tiên phải có giọng nói chuẩn xác, phát âm đúng cường độ, tròn vành, rõ chữ. Phát thanh viên chương trình Thời sự phải có giọng nói nghiêm túc, trang trọng, nhưng phải tự nhiên, tươi tắn. Ngoài ra, họ còn phải có nền kiến thức tổng hợp sâu rộng, đa dạng trên mọi lĩnh vực, nhạy cảm với các hiện tượng chính trị, kinh tế cũng như văn hoá – xã hội. Phát thanh viên chương trình Thời sự khi trình bày trước thính giả phải biết được sắc thái của từng tin, bài, phóng sự, phỏng vấn…để trình bày sao cho có thể đánh thức được sự tò mò muốn nghe tiếp phần nội dung tiếp theo.
10. Radio làm công việc thông tin giáo dục
Đó là nhiệm vụ quan trọng mà radio phải thực hiện. Radio cung cấp thông tin cho độc giả và đồng thời cũng định hướng cho khán giả, giúp khán giả nhận định những thông tin nào là chính xác, và giúp cho thính giả biết được điều gì là lẽ phải.
Bên cạnh việc giải trí, radio phải mang tính giáo dục các đường lối, chủ trương và thông báo cũng như phổ biến pháp luật cho đông đảo quần chúng.
Trước những thông tin nhay cảm, phát thanh cũng như các loại hình báo chí khác đều phải có những bài viết để định hướng tư tưởng cho thính giả.
Radio là âm nhạc
Một đặc điểm nổi bật nữa của phát thanh là có âm nhạc. Phóng viên báo in dùng câu chữ để vẽ nên một bức tranh về hiện trường xảy ra sự kiện. Phóng viên phát thanh - truyền hình thì nói với khán thính giả. Họ sử dụng băng âm thanh hoặc hình ảnh về những sự kiện tin để khán thính giả có thể nghe hoặc nhìn trực tiếp sự kiện, và phóng viên