Đề tài Phân tích các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu. Hãy xây dựng 4 tình huống cụ thể làm giao dịch dân sự vô hiệu. Nêu rõ qua điểm của anh chị về lí do làm giao dịch đó bị vô hiệu và đường lối xử l

Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại điều 132 bộ luật này. Tuy nhiên trong thực tế khi áp dụng chế định này thì xuất hiện không ít bất cập về khái niệm “nhầm lẫn” hay nguyên nhân gây nhầm lẫn. Ví dụ: A bán cho B một món đồ cổ. Cả 2 đã cùng nghĩ món đồ cổ này thuộc thế kỉ 16 nên định giá nó là 100 triệu. Một thời gian sau cả 2 lại biết được món đồ đó ở thế kỉ 11 và giá trị của nó là 300 triệu. Rõ ràng ở đây 2 bên đều nhầm lẫn. Nhầm lẫn của A xuất phát từ chính anh ta , không hề có tác động nào từ B, tức là không hề có lỗi của bên B.Vì vậy A không thể yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch này vô hiệu do nhầm lẫn và đòi B phải trả đúng giá trị của món đồ cổ được.

doc16 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu. Hãy xây dựng 4 tình huống cụ thể làm giao dịch dân sự vô hiệu. Nêu rõ qua điểm của anh chị về lí do làm giao dịch đó bị vô hiệu và đường lối xử l, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, và trong sản xuất kinh doanh. Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa qua trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiều và giải quyết hậu quả pháp lí khi giao dịch dân sự vô hiệu vẫn là vấn đề phức tạp, gây ra nhiều vướng mắc. Việc nắm vững và hiểu rõ về giao dịch dân sự vô hiệu có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi người trong xã hội hiện nay. Vì vậy nhóm 8 xin trình bày đề tài thảo luận: “ Phân tích các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu. Hãy xây dựng 4 tình huống cụ thể làm giao dịch dân sự vô hiệu. Nêu rõ qua điểm của anh chị về lí do làm giao dịch đó bị vô hiệu và đường lối xử lí đối với từng trường hợp cụ thể.” CHƯƠNG I GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU. CÁC TRƯỜNG HỢP LÀM GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu Khái niệm giao dịch dân sự Theo điều 121 BLDS giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương là phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Một giao dịch dân sự chỉ được xác lập, thay đổi hay chấm dứt khi có ít nhất là một trong các bên tham gia giao dịch dân sự thể hiện ý chí của mình dưới 1 hình thức nhất định nhằm mục đích ghi nhận, thay đổi, hủy bỏ các quyền và nghĩa vụ dân sự. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu Điều 127 BLDS quy định: Giao dịch dân sự vô hiệu là các giao dịch không có một trong các điều kiện được quy định tại điều 122 BLDS. Điều 122 BLDS quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự bao gồm: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy những giao dịch dân sự nếu vi phạm 1 trong 4 điều kiện nêu trên thì bị coi là vô hiệu. Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ xảy ra khi toàn bộ nội dung của giao dịch dân sự đó vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc một trong các bên tham gia giao dịch đó không có quyền xác lập giao dịch dân sự.Khi đó toàn bộ nội dung của giao dịch đó không có hiệu lực. Ví dụ: A và B giao kết với nhau 1 hợp đồng mua bán ma túy tổng hợp. Hành vi này đã vi phạm điều cấm của pháp luật nước ta =>đây là 1 hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần Giao dịch vô hiệu từng phần là giao dịch mà trong đó chỉ có 1 phần hoặc một số phần của giao dịch đó vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại. Khi đó chỉ phần vô hiệu là không có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành. Ví dụ: công ti A và công ti B kí kết hợp đồng giao nhận hàng hóa địa điểm giao hàng là cảng C nhưng người giao hàng lại đưa tới cảng D gần đó => trường hợp này hợp đồng bị vô hiệu 1 phần do vi phạm về địa diểm giao nhận hàng hóa nhưng không ảnh hưởng tới hiệu lực của những phần khác như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, … Các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm xã hội, trái đạo đức xã hội Điều 128 BLDS quy định Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo Điều 129 BLDS quy định: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo bị vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của bộ luật này. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.” Trong thực tế ta cần phải xác định đủ cả hai vế của quy định là có sự giả tạo và có sự trốn tránh nghĩa vụ. Nếu chỉ có 1 vế thì chưa thể quy kết giao dịch vô hiệu. Ví dụ: Bà A vay nợ của B số tiền 1 tỉ đồng. bà đã kí giấy vay nợ và đồng ý bán đứt căn nhà cho B để trả nợ. Việc mua bán này chưa được thực hiện thì bà A lại bán căn nhà này cho C (hợp đồng mua bán đã qua công chứng). Trong tình huống này hợp đồng mua bán giữa bà A với C chưa hẳn bị vô hiệu do giả tạo để trốn tránh trách nhiệm với người thứ 3 bởi sau khi bán nhà cho C xong thì bà A vẫn trả tiền nợ cho B nên không thể nói bà A trốn tránh nghĩa vụ. Nếu như sau khi bán nhà xong bà A vẫn không chịu trả tiền nợ cho B thì hợp đồng mua bán giữa A và C mới bị coi là vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ 3. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn Điều 131 BLDS quy định: Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại điều 132 bộ luật này. Tuy nhiên trong thực tế khi áp dụng chế định này thì xuất hiện không ít bất cập về khái niệm “nhầm lẫn” hay nguyên nhân gây nhầm lẫn. Ví dụ: A bán cho B một món đồ cổ. Cả 2 đã cùng nghĩ món đồ cổ này thuộc thế kỉ 16 nên định giá nó là 100 triệu. Một thời gian sau cả 2 lại biết được món đồ đó ở thế kỉ 11 và giá trị của nó là 300 triệu. Rõ ràng ở đây 2 bên đều nhầm lẫn. Nhầm lẫn của A xuất phát từ chính anh ta , không hề có tác động nào từ B, tức là không hề có lỗi của bên B.Vì vậy A không thể yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch này vô hiệu do nhầm lẫn và đòi B phải trả đúng giá trị của món đồ cổ được. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa Điều 132 BLDS quy định Khi một bên tham gia giao dịch do bị lừa dối, đe dọa thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó bị vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình. Lừa dối và nhầm lẫn đều là những khiếm khuyết của sự thể hiện ý chí của các bên trong giao kết hợp đồng và đều giống nhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến việc trình bày một cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việc không đúng sự thật hay không tiết lộ một sự thật. Song sự lừa dối khác với nhầm lẫn ở chỗ: Sự nhầm lẫn vốn do người kí kết hợp đồng tự mình hiểu sai còn sự lừa dối là sự hiểu sai do đối phương gây ra. Sự phân biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn được xác định bởi tính chất và mục đích của việc trình bày gian lận của một bên. Để có thể xem xét một hành vi có phải là sự lừa dối trong giao kết hợp đồng hay không người ta căn cứ vào các yếu tố sau đây: Một là, phải có sự cố ý đưa thông tin sai lệch hoặc bỏ qua sự thật của một bên, Hai là, người nghe phải không biết đến sự sai lệch đó. Ba là, người nghe đã tin vào sự sai lệch do một bên đưa ra mà giao kết hợp đồng. Và bốn là, phải có thiệt hại xảy ra. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế hành vi dân sự xác lập. Điều 130 BLDS quy định Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện. Các quy định về người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế hành vi dân sự được quy định tại điều 20, 21,22, 23 của bộ luật này. Người không có năng lực hành vi dân sự hoặc có hành vi không đầy đủ không thể có đủ điều kiện để tự do thể hiện ý chí, ý nguyện. Vì vậy giao dịch của họ phải được xác lập dưới sự kiểm soát cảu người khác hoặc do người khác xác lập. Tuy nhiên giao dịch của những người này không mặc nhiên bị coi là vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi có yêu cầu của người đại diện cho họ. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Điều 133 BLDS quy định Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bó giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Việc phân định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào lỗi của các bên tham gia. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức Điều 134 BLDS quy định Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch đó vô hiệu. Điều 124 BLDS quy định giao dịch dân sự có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Hình thức phổ biến nhất trong giao dịch dân sự là giao dịch bằng lời nói. Trong thực tế loại giao dịch này được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó, thường áp dụng với những tài sản có giá trị không lớn. Ví dụ: B đến cửa hàng A để mua 10 thùng sữa. Sau khi A giao sữa cho B B trả đủ tiền cho A.Giao dịch này coi như chấm dứt. A không thể tiếp tục đòi B trả tiền sữa và B cũng không thể yêu cầu A giao thêm sữa. Hình thức giao dịch bằng văn bản thường áp dụng với những tài sản có giá trị lớn. Nội dung của giao dịch được ghi rõ trong văn bản, có chữ kí của các bên tham gia. Trong trường hợp pháp luật quy định phải có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng kí xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Nếu xét về căn cứ pháp lí chặt chẽ trong giao dịch dân sự thì hình thức bằng văn bản có giá trị pháp lí rất cao. Hình thức giao dịch bằng hành vi: đây là hình thức giao dịch thuận tiện nhất. Không nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên giao kết. Theo nguyên tắc chung, các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức của giao dịch. Chỉ những giao dịch, hợp đồng pháp luật quy định bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản, phải có chứng nhận, chứng thực…mà các bên không tuân thủ mới bị vô hiệu. Khi các bên có yêu cầu thì Tòa án xem xét và “buộc các bên thực hiện về hình thức giao dịch trong một thời hạn. Chỉ khi các bên không thực hiện và hoàn tất được các quy định trong thời hạn đó thì giao dịch mới vô hiệu. Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại. CHƯƠNG II HẬU QUẢ PHÁP LÍ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU I. Hậu quả pháp lí chung của giao dịch dân sự vô hiệu. Theo điều 137 BLDS thì hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ trời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm pháp sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao kết Như vậy khi giao dịch vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Nếu hợp đồng chỉ mới xác lập mà chưa thực hiện thì các bên không được phép thực hiện, còn trường hợp đang thực hiện thì không tiếp tục thực hiện nữa, nếu hợp đồng đã thực hiện thì các bên xử lí tài sản. Khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Theo pháp luật Việt Nam khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, các bên phải khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền. Thực tế ở nước ta cho thấy, việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận chưa thực sự đảm bảo lợi ích của các chủ thể. Điển hình đối với các giao dịch có đối tượng là nhà, quyền sử dụng đất. Ví dụ: A chuyển nhượng cho B một diện tích đất ở, khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu, B phải trả đất cho A, A phải trả tiền cho B. thực tế cho thấy nguyên đơn thường là bên chuyển nhượng. Đối với bên chuyển nhượng (tức là bên A) thì việc lấy lại đất là thỏa đáng. Nhưng đối với bên được chuyển nhượng (bên B) việc trả lại đất cho bên bán là một tổn thất rất lớn đối với họ. Bởi vì cho dù có nhận lại đúng số tiền họ bỏ ra trước đây thì họ cũng không bao giờ mua được một diện tích đất như vậy nữa. Trong trường hợp bên A có lỗi trong việc xác lập giao dịch bên B được bồi thường thiệt hại song khoản bồi thường đó cũng không thể bù đắp được mất mát thực tế mà B phải chịu khi hợp đồng vô hiệu. Việc xử lí hậu quả giao dịch vô hiệu càng trở nên phức tạp hơn trong trường hợp bên nhận tài sản đã sửa chữa, cải tạo tài sản đó hay nói cách khác là làm tăng giá trị của tài sản đó. Về quy định tính thành tiền để hoàn trả trong trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật.bộ luật quy định như vậy nhưng không nêu rõ khi nào thì “không hoàn trả được bằng hiện vật” và “hoàn trả bằng tiền” thì tính là bao nhiêu? Tính giá hiện vật thành tiền tại thời điểm nào: thời điểm xác lập giao dịch hay thời điểm hoàn trả tài sản. Đối với những tài sản không thay đổi về giá kể từ thời điểm xác lập giao dịch đến lúc giao dịch vô hiệu, việc tính giá tài sản vào thời điểm nào không quan trọng. Tuy nhiên với những tài sản có biến động về giá (có thể tăng hoặc giảm) thì việc xác định thời điểm định giá là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của 2 bên. Bồi thường thiệt hại. Khi giao dịch bị vô hiệu, theo điều 137 BLDS: bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Như vậy để buộc một bên bồi thường thì chúng ta phải xác định đủ 2 yếu tố: một là yếu tố có lỗi, hai là thực tế phải tồn tại thiệt hại. Mức độ bồi thường phụ thuộc vào mức độ lỗi. Bên bồi thường chỉ phải bồi thường thiệt hại do phần lỗi của mình gây ra. II.Bảo vệ quyền lợi của người thứ 3 ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. 1. Điều kiện xác định người thứ 3 ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu - Trước khi người thứ ba tham gia vào giao dịch, đối tượng của giao dịch này được xác lập bởi một giao dịch vô hiệu. - Phụ thuộc vào ý chí của người tham gia giao dịch. Nếu trong điều kiện thông thường họ có thể biết được tài sản đưa vào hợp đồng được xác lập bởi một hợp đồng vô hiệu trước đó và pháp luật quy định họ buộc phải biết khi tham gia hợp đồng thì họ không phải người ngay tình. Nếu họ không biết và pháp luật quy định họ không buộc phải biết, khi tham gia hợp đồng họ chiếm giữ một cách công khai minh bạch thì họ mới là người ngay tình. - Người ngay tình phải là người có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, hoặc có người giám hộ đại diện hợp pháp. - Họ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và được hưởng những quyền dân sự trong giao dịch họ xác lập. - Nội dung mục đích của giao dịch không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội. 2. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình. Điều 138 BLDS quy định 1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này. 2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa. Trường hợp của hợp đồng vô hiệu có đền bù là động sản không đăng kí quyền sở hữu bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu ( bị mất cắp, bị lừa dối, đe dọa, nhầm lẫn,…) thì theo điều 257 Bộ luật này, chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản khi chứng minh được đó là tài sản của mình. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ LÀM GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU Tình huống 1 Anh H. có mua của người chị họ tên N. một thửa đất. Vì là anh em họ nên họ không lập hợ đồng có công chứng mà chỉ làm giấy tờ viết tay có chữ kí của hai bên mua bán. Sau đó anh H. và chị N. có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu mảnh đất đó. Anh H. muốn khởi kiện để đòi lại mảnh đất đã mua. Vậy anh H. có khả năng đòi lại được mảnh đất này không? Sau đây là một vài phân tích và đường lối giải quyết Theo quy định tại điều 127 Luật đất đai việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành hợp đồng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước, trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của cơ quan công chứng nhà nước hoặc chứng nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Theo quy định tại điều 134 BLDS, trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu. Cũng theo điều 124 BLDS quy định, hình thức giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể... Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Căn cứ vào các quy định của pháp luật nêu trên, do giao dịch của anh H. và chị N. không có sự chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nên là giao dịch vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức. Trong trường hợp anh H. khởi kiện yêu cầu tòa giải quyết tranh chấp, Tòa án sẽ yêu cầu anh và chị N. làm lại các thủ tục theo đúng qui định về hình thức của giao dịch chuyển nhượng đất trong một thời gian, nếu một trong hai bên cố tình không làm lại các thủ tục thì Tòa sẽ tuyên bố giao dịch vô hiệu. Bên cố tình không làm đúng thủ tục là bên có lỗi. Khi đó anh H. phải giao trả đất cho chị N. đồng thời chị N. phải trả lại số tiền anh H đã bỏ ra để mua mảnh đất. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Tình huống 2 Bà O. đến một đại lí bán vé máy bay tại quận 2 đặt mua 2 vé máy bay để đưa con sang Mỹ du học. Khi giao dịch với phòng vé bà O. đặt mua vé máy bay đi Washington, đồng thời còn đưa ra các tài liệu xác nhận việc du học của con bà. Phòng vé đã bán cho bà 2 vé đi Washington D.C ( tức thủ đô Hoa kỳ). Trong khi đó ý muốn của bà cũng như các tài liệu xác nhận việc du học của con bà đều cho thấy nơi con bà học là thành phố Seattle ở tiểu bang Washington. Hậu quả là khi đến thủ đô nước Mỹ, bà O. phải chi thêm gần 1.500 USD để mua thêm 1 vé cho con bà đến thành phố Seattle. Khi trở về nước, bà O. đòi đại lý bán vé máy bay bồi thường cho bà số tiền mua thêm một chiếc vé đó. Vậy bà O. có thể đòi bồi thường được không? Theo các quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự, thì giao dịch giữa bà O. và đại lý bán vé là hợp đồng dịch vụ. Bà O. có nghĩa vụ cung cấp
Tài liệu liên quan