Đề tài Phương án phát hành thẻ ATM của Ngân Hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên

Ngày nay, thẻ ATM không còn xa lạ đối với mọi người, nếu trước đây nhắc đến thẻ, chúng ta thường nghĩ tới những người hay công cán nước ngoài, cán bộ ngân hàng hay những người nhiều tiền, thì bây giờ nó đã phổ biến, trở thành một thứ mốt trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Thứ mốt này không phải là ảo mà xuất phát từ nhu cầu có thực, họ đã cảm nhận và thấy được sự tiện ích, văn minh khi dùng thẻ nhựa và đến với nó với mục tiêu rõ ràng. Không chỉ những người có tiền, có nhu cầu cất giữ hay thường xuyên giao dịch mới cần đến thẻ ATM, mà ngay cả học sinh, sinh viên xa nhà, ngoài tỉnh cũng cần đến thẻ ATM vì họ nhận ra được sự thuận lợi khi sử dụng loại thẻ này. Bên cạnh học sinh, sinh viên thì ngay cả các cụ già cũng gia nhập vào thị trường giao dịch văn minh ấy. Từ đây cho thấy, thẻ ATM thực sự đi vào đời sống với thực chất tính hữu ích của nó, gắn liền vời chiếc ví của từng người chứ không phải là một trào lưu. Với chiếc thẻ nhựa nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng nó đại diện cho một phương tiện thanh toán tiên tiến, tiện dụng thể hiện sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng cùng sự áp dụng khoa học công nghệ vào trong ngân hàng. Để bắt kịp xu thế của thị trường, sẵn sàng hội nhập nền tài chính khu vực và thế giới, Ngân Hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên đã, đang và chuẩn bị đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ, trong đó có dịch vụ thẻ ATM để có thể đáp ứng được nhu cầu và sự cần thiết ngày càng nhiều của thẻ cũng như định hướng phát triển và mở rộng của ngân hàng. Và đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài: “phương án phát hành thẻ ATM của Ngân Hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên”.

doc40 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương án phát hành thẻ ATM của Ngân Hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, thẻ ATM không còn xa lạ đối với mọi người, nếu trước đây nhắc đến thẻ, chúng ta thường nghĩ tới những người hay công cán nước ngoài, cán bộ ngân hàng hay những người nhiều tiền, thì bây giờ nó đã phổ biến, trở thành một thứ mốt trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Thứ mốt này không phải là ảo mà xuất phát từ nhu cầu có thực, họ đã cảm nhận và thấy được sự tiện ích, văn minh khi dùng thẻ nhựa và đến với nó với mục tiêu rõ ràng. Không chỉ những người có tiền, có nhu cầu cất giữ hay thường xuyên giao dịch mới cần đến thẻ ATM, mà ngay cả học sinh, sinh viên xa nhà, ngoài tỉnh cũng cần đến thẻ ATM vì họ nhận ra được sự thuận lợi khi sử dụng loại thẻ này. Bên cạnh học sinh, sinh viên thì ngay cả các cụ già cũng gia nhập vào thị trường giao dịch văn minh ấy. Từ đây cho thấy, thẻ ATM thực sự đi vào đời sống với thực chất tính hữu ích của nó, gắn liền vời chiếc ví của từng người chứ không phải là một trào lưu. Với chiếc thẻ nhựa nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng nó đại diện cho một phương tiện thanh toán tiên tiến, tiện dụng thể hiện sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng cùng sự áp dụng khoa học công nghệ vào trong ngân hàng. Để bắt kịp xu thế của thị trường, sẵn sàng hội nhập nền tài chính khu vực và thế giới, Ngân Hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên đã, đang và chuẩn bị đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ, trong đó có dịch vụ thẻ ATM để có thể đáp ứng được nhu cầu và sự cần thiết ngày càng nhiều của thẻ cũng như định hướng phát triển và mở rộng của ngân hàng. Và đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài: “phương án phát hành thẻ ATM của Ngân Hàng TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thị trường dịch vụ thẻ và sự cần thiết của dịch vụ thẻ tại An Giang. Từ đó, đưa ra phương án tốt nhất để phát hành thẻ ATM mang tên MX-Card cho ngân hàng Mỹ Xuyên. 1.3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu của đề tài đưa ra, cần tập trung nghiên cứu các vấn đề như: thị trường thẻ ATM ở An Giang và nghiên cứu các phương án lựa chọn: hoặc ngân hàng Mỹ Xuyên tự bỏ vốn đầu tư cho dịch vụ ATM-Mỹ Xuyên, hoặc chọn phương án liên kết chiến lược với ngân hàng khác. Đây là hai phương án được nghiên cứu, phân tích, từ đó tìm ra tính hiệu quả của từng dự án, cuối cùng lựa chọn được phương án khả thi. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên những thông tin thu thập từ sách, báo, internet, những thông tin cần thiết từ sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, anh chị trong ngân hàng Mỹ Xuyên, cùng những tài liệu tham khảo của các anh chị khoá trước và những kiến thức em đã học tại trường Đại Học An Giang. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang cộng với tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Mỹ Xuyên. Và những số liệu sử dụng cho bài viết được nghiên cứu trong thời gian 2004 - 2006. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. ATM 1.1.1. Định nghĩa ATM ATM (viết tắt của Automated Teller machine – máy rút tiền tự động) là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hay các thiết bị tương thích, và giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản thanh toán hàng hoá, dịch vụ. 1.1.2. Lịch sử hình thành 1.1.2.1. Nguồn gốc ra đời của ATM Hiện nay, có rất nhiều ý kiến khác nhau về người sáng chế ra ATM. Có giả thuyết cho rằng, Luther George Simjian - một nhà phát minh người Thổ Nhĩ Kỳ - là người đầu tiên nghĩ ra "loại máy có lỗ đặt áp vào tường" cho phép khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch tài chính. Simjian bắt đầu đăng ký bằng sáng chế cho ý tưởng này vào năm 1939. Ông đã cố thuyết phục một ngân hàng - ngày nay là Ngân hàng Citicorp - thử lắp đặt máy phát tiền tự động này. Thế nhưng chỉ trong vòng 6 tháng sau, người ta phải tháo dỡ loại máy trên do nhu cầu sử dụng không cao. Cũng có giả thuyết cho rằng máy phát tiền mặt tự động đầu tiên là do John Shepherd-Barron sáng chế vào giữa thập niên 1960. Xuất phát từ nhu cầu của bản thân muốn có thể rút tiền từ ngân hàng bất cứ lúc nào nên ông đã nghĩ ra loại máy rút tiền tự động. Loại máy do Shepherd-Barron chế tạo có thể thực hiện giao dịch bất cứ lúc nào với tần số 24/7 (tức 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần) và được lắp đặt lần đầu tiên tại chi nhánh Ngân hàng Barclays ở London (Anh) vào năm 1967. Khi đó, khách hàng chỉ được rút tối đa 10 bảng Anh cho một lần giao dịch. Thế nhưng, các chuyên gia đã không công nhận đây là loại ATM vì chúng luôn nuốt thẻ và khách hàng phải mua thẻ khác nếu muốn thực hiện một giao dịch nữa. Theo họ, loại máy ATM đầu tiên mà chúng ta đang sử dụng chính là loại máy đã ra mắt công chúng vào năm 1969 tại Ngân hàng Chemical Bank ở New York (Mỹ). Tác giả của loại máy ATM trên chính là Don Wetzel - Phó giám đốc chi nhánh kế hoạch sản phẩm của Docutel (một công ty chuyên về máy tự động xử lý hành lý). Ông nảy ra ý tưởng tạo ra chiếc ATM hiện đại trong một lần xếp hàng chờ rút tiền tại một ngân hàng ở Dallas. Ông trình bày ý tưởng của mình và được Công ty Docutel hỗ trợ tài chính. Với số tiền 5 triệu USD, Wetzel cùng 2 cộng sự đã chế tạo thành công chiếc máy ATM đầu tiên trên thế giới, họ được nhận bằng sáng chế vào năm 1973. (Nguồn: ịch sử ra đời ATM) 1.1.2.2. Bùng phát ATM Trong năm 1969, Chemical Bank phát động chiến dịch quảng cáo ATM rầm rộ với khẩu ngữ: "Kể từ ngày 2/9, ngân hàng chúng tôi sẽ mở cửa lúc 9 giờ sáng và sẽ không bao giờ đóng cửa nữa". Thế là từ dạo ấy, khách hàng có thẻ ATM tín dụng không cần phải xếp hàng chờ đến phiên được nhân viên ngân hàng giải quyết cho rút tiền mặt nữa. Chỉ cần đút tấm plastic có vẹt từ trường vào ATM, khách hàng có thể rút tiền mặt chuyển khoản và thực hiện nhiều giao dịch khác (vấn tin số dư, chi trả lương hưu, chi trả phí điện nước,...) bất cứ lúc nào mình thích, kể cả ngày cuối tuần hay ngày nghỉ. Tiếp sau Chemical Bank, nhiều ngân hàng khác cũng bắt đầu chiến dịch lắp đặt và quảng bá máy ATM. Năm 1973, tại Mỹ đã có 2.000 máy ATM hoạt động trên toàn quốc. Chi phí cho một máy ATM lúc bấy giờ vào khoảng 30.000 USD. Hiện nay riêng ở Mỹ, số lượng ATM được đưa vào sử dụng lên đến 371,000 cái. Bạn có thể thấy ATM không chỉ có trong các siêu thị, sân bay mà còn hiện diện trong nhiều cửa hàng bán thức ăn nhanh McDonald hay các cửa hàng rượu nhỏ ở Mỹ. Ngay cả ở khu vực núi đá cheo leo South Rim thuộc dãy Grand Canyon hiểm trở ở bang Colorado (Mỹ) cũng có máy ATM. Ngày nay, ATM hiện diện ở khắp mọi nơi trên thế giới, thậm chí vành đai Bắc cực hay trạm quan sát McMurdo Station ở Nam cực cũng có vài máy.(nguồn: bùng phát ATM) 1.1.3. Cấu tạo máy ATM Hình 1: Máy ATM NCR Personas 77 loại để sảnh (Nguồn: and Services/NCR Personas) Nguyên lí cấu hình của một máy ATM hoạt động 24/24 giờ gồm có 2 phần: phần cứng và phần mềm. 1.1.3.1. Phần cứng: gồm có 2 thiết bị đầu vào và 4 thiết bị đầu ra. Thiết bị đầu vào: (nhập dữ liệu) Hình 2: Cấu tạo máy ATM (Nguồn://google.com.vn/cấu tạo máy ATM) Thiết bị đọc thẻ (khe đưa thẻ vào - số 3): kiểm tra các thông tin tài khoản được lưu trữ trên vạch từ ở mặt sau thẻ. Bộ vi xử lý của ATM sẽ chuyển giao dịch này đến ngân hàng nơi chủ thẻ mở tài khoản. - Bàn phím (số 1, số 8): khách hàng sử dụng bàn phím để nhập mã PIN, lựa chon loại giao dịch (rút tiền, kiểm tra tài khoản, chuyển khoản...) và số tiền muốn giao dịch. Thiết bị đầu ra: (truy xuất dữ liệu) -Loa (số 4): sẽ phát ra tiếng tít mỗi khi bạn nhấn phím. - Màn hình hiển thị (số 5): hướng dẫn bạn và hiển thị thông tin của mỗi bước giao dịch. - Thiết bị in biên lai giao dịch (số 2): sau mỗi giao dịch máy sẽ tự động in biên lai, ghi lại tất cả dữ liệu liên quan: ngày, giờ khách hàng tra thẻ vào máy, thời gian giao dịch, chuyển khoản, rút tiền,... giúp cả người sử dụng ATM và ngân hàng dễ dàng nắm bắt được thông tin của lần giao dịch đó. - Thiết bị xử lý tiền (số 6): đây là bộ phận hết sức quan trọng của mỗi máy ATM, giúp máy phân loại, đếm và cung cấp tiền cho chủ thẻ. Ngoài ra, một số máy hiện đại còn có khe nhận tiền gửi (số 7), với chức năng nhận tiền mặt do khách hàng gửi tiền trực tiếp vào máy. Thiết bị nhận tiền cũng chấp nhận các phiếu mua quà tặng, trái phiếu và qui đổi thành mệnh giá tương đương với tiền mặt. 1.1.3.2. Phần mềm Hầu hết các loại máy ATM đều có bộ phận điều hành (OS – operate System), phần mềm điều khiển thiết bị, phần mềm tự phục hồi (trường hợp mất điện), phần mềm hoàn trả (reversal) và phần mềm an ninh. Ngoài ra, phần mềm này sẽ giúp kết nối các ATM của một ngân hàng với hệ điều hành trong ngân hàng đó, đồng thời liên kết và nhận dạng thẻ của các ngân hàng phát hành khác nhau. Chẳng hạn khi người sử dụng thẻ đang rút tiền, đột nhiên bị mất điện, người dùng chưa nhận được tiền trong khi tài khoản đã bị trừ. Dựa vào phần mềm phục hồi và phần mềm hoàn trả, khi có điện lại sẽ nhận được tình trạng trước khi điện tắt và tự động hoàn trả số tiền chưa lấy ra khỏi máy vào tài khoản của người sử dụng. Phần mềm an ninh sẽ bảo mật các thông tin cho thẻ và pin. 1.2. Thẻ ATM 1.2.1. Định nghĩa Thẻ ATM là loại thẻ dùng để kết nối trực tiếp đến tài khoản của người sử dụng thẻ, thay vì đến ngân hàng rút tiền thì chỉ dùng thẻ rút tiền tại máy rút tiền tự động ATM. 1.2.2 Cấu tạo thẻ ATM (thẻ đơn giản) Thông thường, các loại thẻ được in bằng công nghệ in offset trên dây truyền công nghiệp đảm bảo màu sắc, hình ảnh trung thực, rõ nét. Và một chiếc thẻ ATM có kích thước thống nhất 86 x 54 x 0.76 mm bao gồm 2 mặt: - Mặt trước của thẻ là những thông tin về nó, bao gồm: tên và Logo của thẻ (VD: Visa hay Mastercard, hình con chim hay hình địa cầu), tên và Lôgo của NH phát hành thẻ (VD: Vietcombank hay Incombank), họ và tên chủ thẻ, số thẻ, ngày phát hành, ngày hết hạn-in dập nổi, một số thẻ có in cả ảnh chủ thẻ (visa). Hầu hết các hệ thống thẻ tín dụng đều sử dụng hệ thống tiêu chuẩn ANSI X413-1983. Dãy số chữ của thẻ thường gồm 16 số, nhưng cũng có thẻ chỉ có 15 số (VD như thẻ Vietcombank American Express). Trong dãy số đó, con số đầu tiên cho biết hệ thống thanh toán gì (chỉ áp dụng với thẻ tín dụng). Cụ thể 3 là thẻ American Express và Diner’’s Club, 4 là thẻ Visa, 5 là thẻ Master Card và 6 là thẻ Discover. Cấu trúc của số thẻ khác nhau theo hệ thống. Ví dụ: số thẻ American Express bắt đầu bằng 37, Carte Blanche và Diner”s Club là 38. Dãy số còn lại sau đó thể hiện số thẻ và con số kiểm tra. - Phần mặt sau của thẻ là dành cho công nghệ. Nếu là thẻ từ, nó sẽ có 2 băng từ chứa thông tin về thẻ và chủ thẻ. Nếu là thẻ chíp, nó sẽ được gắn chíp và hoạt động như một thiết bị vi tính. (Nguồn://www.google.com.vn/cấu tạo thẻ ATM) 1.2.3. Phân loại và tính năng của thẻ 1.2.3.1. Phân loại thẻ Với tính năng thanh toán, thẻ được chia ra làm hai loại thẻ chính: thẻ thông thường và thẻ tín dụng. Thẻ thông thường (debit card): là loại thẻ được ngân hàng phát hành theo yêu cầu của chủ thẻ. Với loại thẻ này chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hoá, dich vụ, hoặc rút tiền tại ATM dựa trên số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiền gửi thanh toán của mình tại ngân hàng phát hành thẻ. Ngày nay, thẻ thông thường có nhiều loại như: thẻ ATM, thẻ đa năng (được phát triển bởi ngân hàng Đông Á và hệ thống VNBC – Việt Nam Bank Card, đặc điểm nổi bậc của loại thẻ này là khách hàng có thể nạp tiền trực tiếp tại các ATM), thẻ liên kết (như thẻ Đông Á - Mannulife, Đông Á - Mai Linh). Thẻ tín dụng (credit card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của chủ thẻ, theo đó chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hoá, sử dụng dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc rút tiền mặt tại các ATM. Thẻ tín dụng có mặt tại VN cách đây 10 năm nhưng vẫn không phát triển mạnh được vì các ngân hàng rất hạn chế cấp hạn mức tín chấp cho chủ thẻ, thông thường chủ thẻ phải ký quỹ hoặc thế chấp tài sản để đảm bảo cho hạn mức tín dụng được cấp. 1.2.3.2. Các tính năng của thẻ Thẻ là công cụ để quản lý tài khoản cá nhân, có thể thực hiện được tất cả các chức năng cơ bản của tài khoản: - Nạp tiền: chủ thẻ có thể nạp tiền vào tài khoản trực tiếp tại ngân hàng, nạp tại máy ATM, chuyển từ ngân hàng khác sang... - Rút tiền: tại ngân hàng, qua hệ thống máy ATM, tại các điểm ứng tiền của ngân hàng. - Chuyển khoản: qua các tài khoản tại bất kỳ ngân hàng nào, thanh toán các giao dịch kinh doanh, các hóa đơn dịch vụ (điện, nước, điện thoại...). - Nhận chuyển khoản: từ các ngân hàng trong và ngoài nước, nhận lương, thưởng... Nhưng tính chất chính của thẻ là sự linh hoạt và khả năng mở rộng rất nhiều ứng dụng, hiện nay hầu hết các loại thẻ trên thị trường đã đưa vào một số tiện ích mở rộng như sau: - Thanh toán hàng hóa - dịch vụ: tại các cửa hàng, trung tâm thương mại siêu thị, nhà sách, nhà hàng - khách sạn... - Thanh toán trực tiếp hoặc tự động các dịch vụ điện, nước, điện thoại Internet, phí bảo hiểm... Mua các loại thẻ trả trước, thanh toán phí dịch vụ trực tiếp trên máy ATM. Với công nghệ hiện đại được áp dụng sẽ có nhiều tiện ích hơn trên chiếc thẻ nhỏ bé này. Xu hướng là chiếc thẻ đa năng trở thành vật duy nhất để quản lý và giao dịch tất cả các dịch vụ ngân hàng: Về mặt tài chính: các tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, tiền vay,.. đựơc sử dụng an toàn, hiệu quả và nhanh chóng. Về mặt xã hội: thẻ đa năng sẽ phát triển thành thẻ từ có gắn chíp để lưu trữ những thông tin cá nhân quan trọng khác như: sổ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhóm máu,... Về mặt tiện ích cá nhân: thẻ đa năng là thẻ ghi nợ được cấp thêm hạn mức tín dụng - gọi là thấu chi, chủ thẻ có thể ngồi tại nhà sử dụng các dịch vụ Internet banking, phone banking để thanh toán các loại phí dịch vụ, mua hàng trực tuyến... 1.3. Sự cần thiết của ATM trong cuộc sống hiện đại và đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập Sau nữa thế kỷ ra đời và phát triển, dịch vụ thẻ trở thành một phần hết sức quan trọng của dịch vụ ngân hàng nói chung và cuộc sống hiện đại của con người nói riêng. Có thể nói, ngày nay, bên cạnh chiếc điện thoại trong tay thì mỗi người không thể thiếu một chiếc thẻ ATM nhỏ nhắn trong ví. Thẻ ATM đã đi vào đời sống với vai trò thật sự hữu ích của nó. ATM với phương thức thanh toán điện tử, sẽ làm giảm áp lực trong việc lưu thông tiền mặt trên thị trường (do trước đây người dân có thói quen giữ tiền mặt). Đồng thời, các giao dịch được giải quyết qua hệ thống ngân hàng thông qua hình thức chuyển khoản, mọi người có thể tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Nếu trước đây các dịch vụ ngân hàng chủ yếu được giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, thì sau khi thẻ ATM ra đời, các hoạt động ngân hàng truyền thống được chuyển hoá dần chức năng của thẻ. Và từ khi ATM ra đời đến nay, đông đảo người dân sống ở các TP lớn đã quen dần với việc sử dụng thẻ ATM để cất giữ khoản tiền thu nhập hàng tháng. Với thẻ ATM, mọi người có thể dễ dàng thực hiện việc rút tiền, gửi tiền cho người khác ngay trên máy ATM. Đồng thời, khi các khu thương mại, siêu thị, ngân hàng, khách sạn,...liên tục mọc lên thì điểm rút tiền tự động cũng xuất hiện liên tục. Nó có ở mọi nơi, đáp ứng nhu cầu cho con người khi mua sắm, chi tiêu,... Bên cạnh đó, ATM hỗ trợ rất hiệu quả cho các đối tượng khách hàng, như: học sinh-sinh viên trong việc đóng học phí, nhận tiền gửi của gia đình (đối tượng xa nhà) tạo thói quen cho sinh viên tiết kiệm tiền và tiết kiệm được thời gian; Công nhân viên chức: nhận lương, thực hiện các giao dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua ATM; Các cụ hưu trí: tham gia vào dịch vụ thẻ có thể chủ động được thời gian, không tốn phí và sức khi đi nhận lương hưu; mọi người có thể thanh toán các hoá đơn tiền điện nước, diện thoại, truyền hình cáp,... thông qua ATM. Qua những yếu tố trên cho thấy được tầm quan trọng của ATM trong cuộc sống hiện nay. Hơn nữa, khi Việt Nam hội nhập nền kinh tế toàn cầu, nhiều tổ chức tài chính trên thế giới sẽ có mặt tại Việt Nam (như HSBC, ANZ, Standard chartered bank, OCBC Singapore,...). Khả năng cạnh tranh mạnh mẽ sẽ diễn ra giữa một bên là ngân hàng trong nước còn yếu về vốn, trình độ quản lí và cả chất lượng sản phẩm dịch vụ với một bên là các tập đoàn tài chính ngân hàng hùng mạnh trên thế giới. Do đó, việc áp dụng KHCN vào các ngân hàng Việt Nam (NHVN) - điển hình là phương tiện giao dịch tự động là tất yếu và cần thiết, tạo đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, góp phần vào việc huy động và cho vay có hiệu quả hơn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN), tạo dựng nền móng cho sự hình thành một nền thương mại điện tử ở nước ta. 1.4. Một số công thức được sử dụng trong phân tích Khấu hao tài sản cố định (khấu hao theo phương pháp đường thẳng) Nguyên giá KHTSCĐ = thời gian sử dụng EBIT EBIT = doanh thu-chi phí-khấu hao Trong đó EBIT: lợi nhuận trước thuế Thuế Thuế = EBIT x 28% Lãi ròng Lãi ròng = EBIT- thuế Dòng tiền hoạt động Dòng tiền hoạt động = lãi ròng + khấu hao NPV NPV là hiện giá thuần của một dự án là giá trị của dòng tiền dự kiến trong tương lai được qui về hiện giá trừ đi vốn đầu tư dự kiến ban đầu của dự án. CFt NPV = + I (1+ r)t Trong đó: NPV: hiện giá thuần của dự án CF: dòng tiền ở thời kì n I: vốn đầu tư ban đầu n: thời kì sống của dự án r: lãi suất chiết khấu IRR IRR của dự án đầu tư là mức lãi suất chiết khấu tại đó của dự án bằng 0 CFt NPV = + I = 0 (1+ r)t Giải phương trình trên tìm r là IRR CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN 3.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH TMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên Tiền thân của NH TMCPNT Mỹ Xuyên (gọi tắt là NH Mỹ Xuyên) là trung tâm TD Mỹ Xuyên được thành lập năm 1989. Hoạt động theo quyết định thành lập và cấp giấy phép của UBND TX Long Xuyên. Đến năm 1992, do yêu cầu phát triển kinh tế và để chấn chỉnh hoạt động Ngành kinh doanh tiền tệ cả nước, NH Nhà nước bắt đầu tham gia quản lý hoạt động của các tổ chức này. Trong bối cảnh đó, Trung tâm TD Mỹ Xuyên có đủ điều kiện để chuyển thể và phát triển thành NH TMCPNT Mỹ Xuyên, vốn điều lệ 303 triệu (năm 1992). Hiện tại (09/04/2007) vốn điều lệ của NH Mỹ Xuyên là 500 tỷ đồng, hoạt động theo loại hình NH TMCPNT, phạm vi hoạt động trong địa bàn tỉnh An Giang. NH TMCPNT Mỹ Xuyên có trụ sở chính tại: 248 Trần Hưng Đạo – TP. Long Xuyên – Tỉnh An Giang. Cũng như những NH khác, hoạt động chủ yếu của NH Mỹ Xuyên là nhận tiền gởi và đi vay để cho vay, ngoài ra NH còn thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng như chuyển tiền và chi trả Kiều hối. Thu nhập của NH chủ yếu từ hoạt động TD và thu phí dịch vụ NH. Qua thời gian từ năm 1992 đến nay, NH Mỹ Xuyên không ngừng mở rộng hoạt động về mặt quy mô cũng như phạm vi hoạt động. Hiện tại NH đã có 8 Phòng Giao Dịch ngoài Hội sở chính, phạm vi hoạt động vươn tới 153 xã, phường trong toàn tỉnh An Giang. Đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng tăng đáng kể cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. NH thường xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân viên tham gia các khoá huấn luyện, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với sự phát triển chung của Ngành NH, đáp ứng được yêu cầu phục vụ của hơn 20,000 khách hàng trong toàn tỉnh. 3.2 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng ra đời không chỉ dừng lại ở việc đầu tư cho nhân dân đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo canh tác kịp thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, mà bên cạnh đó còn hỗ trợ vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ cũng đang trong tình trạng thiếu vốn không đủ điều kiện cạnh tranh và chưa đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Sự có mặt của các Ngân hàng không chỉ đơn thuần đáp ứng kịp thời vốn cho nền kinh tế của tỉnh, phục vụ nền kinh tế phát triển cao hơn mà còn góp phần làm cho đời sống người dân giảm cơ cực, có thể xóa dần nạn cho vay nặng lãi tại nông thôn, tạo điều kiện tăng nguồn thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều người dân ở độ tuổi lao động. 3.3. Phạm vi hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên cho vay vốn cho tất cả các thành phần kinh tế trong địa bàn tỉnh An Giang. 3.4. Nguồn vốn cho vay và đối tượng cho vay 3.4.1 N
Tài liệu liên quan