Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, giới hạn về lãnh thổ quốc gia dần bị xoá bỏ. Các hoạt dộng kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phổ biến và quan trọng cho nền kinh tế nước nhà.
Xuất nhập khẩu không chỉ giúp chúng ta tận dụng thế hội nhập mới, sử dụng các nguồn lực , tận dụng các cơ hội do thời cuộc mang lại mà ngoài ra xuất nhậpkhẩu còn góp phần vào đóng góp ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, là phúc lợi xã hội.
Chính vì vai trò quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu mà hoạt động này càng ngày càng được Đảng, nhà nước và công ty quan tâm, chọn là hướng đi chủ yếu của công ty trong quá trình phát triển.
Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ thực tập cuối khoá, việc chọn công ty Cổ phần Dược phẩm Hà nội là địa điểm thực tập còn là nguyện vọng rất lớn của tôi. Trước hết đây là cơ hội để tôi được tiếp cận với công tác xuất nhập khẩu, đặc biệt là nghiệp vụ xuất nhập khẩu, điều này phụ vụ đắc lực trong việc kết hợp kiến thức quản trị kinh doanh tôi đã được tiếp thu ở trường ĐHKTQD. Hơn nữa qua quá trình thực tập tôi cũng mong tìm hiểu ngành dược phẩm nước nhà, một ngành mà có liên quan nhiều vấn đề phục vụ cho cuộc sống nhân dân.
Trong quá trình thực tập tại công ty tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS. TS Nguyễn Thành Độ , Cô chú trong ban lãnh đạo, các anh chị công nhân viên của công ty Cổ phần dược phẩm Hà nội và rất mong có được sự giúp đỡ tận tình hơn nữa của lãnh đạo công ty, cán bộ công nhân viên trong viện tiếp cận, tìm hiểu để thực hiện đề tài chuyên đề tốt nghiệp sắp tới.
34 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, giới hạn về lãnh thổ quốc gia dần bị xoá bỏ. Các hoạt dộng kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phổ biến và quan trọng cho nền kinh tế nước nhà.
Xuất nhập khẩu không chỉ giúp chúng ta tận dụng thế hội nhập mới, sử dụng các nguồn lực , tận dụng các cơ hội do thời cuộc mang lại mà ngoài ra xuất nhậpkhẩu còn góp phần vào đóng góp ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, là phúc lợi xã hội.
Chính vì vai trò quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu mà hoạt động này càng ngày càng được Đảng, nhà nước và công ty quan tâm, chọn là hướng đi chủ yếu của công ty trong quá trình phát triển.
Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ thực tập cuối khoá, việc chọn công ty Cổ phần Dược phẩm Hà nội là địa điểm thực tập còn là nguyện vọng rất lớn của tôi. Trước hết đây là cơ hội để tôi được tiếp cận với công tác xuất nhập khẩu, đặc biệt là nghiệp vụ xuất nhập khẩu, điều này phụ vụ đắc lực trong việc kết hợp kiến thức quản trị kinh doanh tôi đã được tiếp thu ở trường ĐHKTQD. Hơn nữa qua quá trình thực tập tôi cũng mong tìm hiểu ngành dược phẩm nước nhà, một ngành mà có liên quan nhiều vấn đề phục vụ cho cuộc sống nhân dân.
Trong quá trình thực tập tại công ty tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS. TS Nguyễn Thành Độ , Cô chú trong ban lãnh đạo, các anh chị công nhân viên của công ty Cổ phần dược phẩm Hà nội và rất mong có được sự giúp đỡ tận tình hơn nữa của lãnh đạo công ty, cán bộ công nhân viên trong viện tiếp cận, tìm hiểu để thực hiện đề tài chuyên đề tốt nghiệp sắp tới.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI.
1 quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.1 quá trình hình thành.
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Nội – Hanoi Pharmaceutical Joint Stock Company có trụ sở chính tại số 170 Đường La Thành, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Công ty được thành lập vào ngày 01/01/2003 theo quyết định số 1524/QĐ- UB của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội trên cơ sở ban đầu là xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội, nay chuyển sang hình thức cổ phần hoá và lấy tên là công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Nội. Công ty chiụ sự quản lý trực tiếp của uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội và cơ quan quản lý chuyên môn là Sở Y Tế Hà Nối. Công ty được thành lập với số vốn điều lệ là 7,9 tỷ đồng, với 206 lao động trong đó số công nhân sản xuất là 126 người, cán bộ quản lý là 80 người.
Công ty thay đổi lại bản đăng ký kinh doanh lần cuối vào 04/10/2006.
Công ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng dược ( Tân dược và Đông dược). Ngoài ra, công ty Cổ Phần Dược phẩm Hà Nội còn tiến hành hoạt động dịch vụ nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị bạn để thu phí, nhập khẩu và kinh doanh sữa…
1.2 quá trình phát triển của công ty.
mặc dù Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Nội được thành lập năm 2003, nhưng lịch sử phát triển của công ty có từ rất lâu (từ năm 1965), khi đó công ty là xí nghiệp dược phẩm Hà Nội. Công ty đã trải qua nhiều thời kỳ với nhiều sự kiện khác nhau, tuy nhiên có thể chia quá trình phát triển của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Nội thành hai giai đoạn chính: Giai đoạn trước cổ phần hoá ( từ năm 1965 đến năm 2002 ) và giai đoạn sau cổ phần hoá ( từ năm 2003 đến nay).
1.2.1 Giai đoạn trước cổ phần hoá.
Xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội trước kia là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội, thành lập năm 1965 với mục đích nhằm phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho con người.
Năm 1983, theo quyết định số 143 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội ra ngày 17/01/1983 thành lập nên xí nghiệp lien hợp Dược Hà Nội trên cơ sở kết hợp giữa xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội với Công ty Dược Phẩm Hà Nội.
Năm 1988, xí nghiệp lien hợp Dược Hà Nội tiến hành phân cấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc trong khối xí nghiệp sản xuất chia làm hai xí nghiệp là: Xí nghiệp Dược Phẩm Thịnh Hào và Xí nghiệp Dược Phẩm Quảng An.
Tháng 01/1993 thực hiện quyết định số 2914 QĐ/UB ngày 20/11/1992 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội về việc tổ chức sắp xếp lại các đơn vị sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp lien hợp Dược Hà Nội được tách ra làm ba doanh nghiệp: Xí nghiệp kính mắt, công ty Dược Phẩm thiết bị y tế Hà Nội, xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội. Trong đó, xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội đươdj tổ chức lại dựa trên cơ sở kết hợp hai xí nghiệp dược phẩm Thịnh Hào và xí nghiệp Dược phẩm Quảng An.
Xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội được chính thức thành lập theo quyết định số 784/QĐ-UB ngày 22/02/1993 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội.
1.2.1 Giai đoạn sau cổ phần hoá ( từ 2003 đến nay).
Trên cơ sở đề nghị của sở y tế Hà Nội, Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định cho phép xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội được cổ phần hoá, trong đó người lao động giữ 60% cổ phần và nhà nước giữ 40% cổ phần. Từ ngày 01/01/2003 xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nội được đổi tên thành Công ty cổ phần Dược Phẩm Hà Nội. Từ khi cổ phần hoá công ty vẫn tiếp tục phát triển sản xuất và mở rộng chức năng kinh doanh dược phẩm đạt kết quả khá cao. Doanh số sản xuất và kinh doanh của công ty năm 2004 đạt gần 100 tỷ đồng. Hiện nay, công ty cổ phần Dược Phẩm Hà Nội đã triển khai xây dựng một xí nghiệp sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP tại Quang Minh, Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị.
Bộ máy quản lý của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Nội được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng do đại hội đồng cổ đông đứng đầu. Tiếp đến là hội đồng quản trị. dưới đó là các phòng ban.( Theo bảng 1.1)
2.1 chức năng nhiệm vụ của các chức danh trong bộ máy quản trị.
- Giám đốc: là người trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và chiuj trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của công ty do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm. Nhiệm vụ của giám đốc là:
Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty.
Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị.
Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương thức đầu tư của công ty.
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty ( trừ một số vị trí do hội đồng quản trị quyết định).
Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc.
Tổ chức công tác thống kê, kế toán, tài chính trong công ty, xây dựng báo cáo quyết toán hàng năm.
phối hợp với phó giám đốc kỹ thuật trong công tác sản xuất của công ty.
- Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc trong công việc điều hành của công ty, được uỷ quyền trực tiếp. Nhiệm vụ và chức năng của phó giám đốc là:
Điều hành sản xuất của công ty theo kế koạch đã được duyệt sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn về người, cùng thiết bị.
Điều hành việc thực hiện các kế hoạch phục vụ cho việc sản xuất như: Kế hoạch tiến độ kỹ thuật làm mặt hàng mới, kế hoạch công tác dược chính, kế hoạch an toàn lao động, kế hoạch an toàn lao động, kế hoạch huấn luyện đào tạo.
Thay mặt giám đốc giải quyết những công việc được uỷ quyền.
- Trưởng phòng tổ chức - hành chính: Phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến tổ chức - hành chính như: Quản lý nguồn nhân lực, phụ trách công tác tuyển dụng, công tác đào tạo.
- Trưởng phòng kế toán tài vụ: Phụ trách công tác kế toán tài chính cho công ty. Là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất phòng kế toán. Kế toán trưởng tổ chức theo dõi giám sát công việc của các kế toán viên, lập sổ tổng hợp, báo cáo kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty, tham mưu cho giám đốc về các vấn đề tài chính, và giải trình các báo cáo kế toán với cơ quan quản lý cấ trên.
- Trưởng phòng kinh doanh: Phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh như: Mua nguyên vật liệu, phụ liệu; phân phối hàng hoá; nghiên cứu thị trường… chủ yếu trên địa bàn trong nước.
- Trưởng phòng điều độ sản xuất và xuất nhập khẩu: Phụ trách các vấn đề liên quan đến việc điều phối và đôn đốc hoạt động sản xuất kinh doanh cho đúng tiến độ đồng thời đảm bảo về chất lượng; và các vấn đề về xuất khẩu nhập khẩu.
2.2 Chức năng, nhiện vụ của các phòng ban trong bộ máy quản trị.
- Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách các vấn đề về tổ chức lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng, quản trị, hành chính, văn thư lưu trữ, bảo mật, lễ tân, khánh tiết, y tế dự phòng, lái xe, sửa chữa nhỏ, vệ sinh môi trường, bảo hộ lao động.
Nhiệm vụ của phòng là:
Tham mưu cho giám đốc thực hiện nhiệm vụ của công ty trên các lĩnh vực tạo nguồn lực lao động. Công tác tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ lập kế hoạch lao động, dự thảo các quyết định, văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn. Xây dựng thể chế kỷ cương, thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động, tiền lương, khen thưởng đảm bảo công bằng dân chủ.
Mua sắm thiết bị văn phòng phục vụ cho các bộ phận, giúp việc giám đốc hoạt động. Thực hiện quản lý hành chính, tiếp cận công văn đến, công văn đi, vào sổ theo dõi lưu trữ và boả mật. Quản lý con dấu và các chức danh.
Trang trí, khánh thiết hội nghị phục vụ các ngày lễ hội của công ty.
Lập dự toán sửa chữa nhỏ trình giám đốc, triển khai thực hiện phương án đã được duyệt.
Đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, khám sức khẻo định kỳ, theo dõi sức khoẻ từng người, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Lập kế hoạch bảo hộ lao động, theo dõi vệ sinh môi trường, công tác phòng dịch.
- Phòng điều độ sản xuất và xuất nhập khẩu.
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, bao bì, máy móc, thiết bị y tế phục vụ cho sản xuất của công ty với chi phí thấp nhất kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty.
Nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm, thuốc thực phẩm… theo chức năng đã được phép để kinh doanh và nhập uỷ thác theo pháp luật quy định.
Tổ chức xuất khẩu, xuất khẩu uỷ thác theo chức năng đăng ký kinh doanh.
- Phòng kinh doanh.
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu, phụ liệu trình giám đốc ký duyệt và đặt hàng với phòng điều độ sản xuất và xuất nhập khẩu.
chủ tịch HĐQT
Giám đốc điều hành
Trưởng phòng tổ chức - hành chính
Trưởng phòng kế toán - tài vụ
Trưởng phòng kinh doanh
Trưởng phòng XNK & ĐĐSX
Phó giám đốc
Trưởng ban cơ điện
TP kỹ thụât
TP kiểm nghiệm
TPnghiên cứu
Quản đốc PX mắt ống
Quản đốc PX viên
Quản đốc PX đông dược
Trưởng ca 1
Trưởng ca 2
Tổ trưởng1
Tổ trưởng 2
Tổ trưởng 1
Tổ trưởng 2
Trưởng ca 1
Trưởng ca 2
Tổ trưởng 1
Tổ trưởng 2
Tổ trưởng 1
Tổ trưởng 2
Trưởng ca 1
Trưởng ca 2
Tổ trưởng 1
Tổ trưởng 2
Tổ trưởng 1
Tổ trưởng 2
Giới thiệu nguồn cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu, bao bì cho công ty.
Tổ chức đấu thầu, chộn thầu mua nguyên liệu, phụ liệu, bao bì phục vụ sản xuất.
Thực hiện bán buôn, đấu thầu các lô hàng hoá do công ty sản xuất, phân phối trang thiết bị y tế theo nhu cầu thị trường.
Quản lý hoạt động của các quầy hàng, các đại lý, chi nhánh theo quy định, quy chế của công ty.
Tổ chức nghiên cứu thị trường, đề xuất cải tiến kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chất lượng và thị hiếu của khách hàng.
Thực hiện tốt công tác quản lý tiền hàng để không bị thất thoát.
Cùng phòng điều độ sản xuất và xuất nhập khẩu và các phòng ban khác có liên quan lập biên bản, tìm ra nguyên nhân hàng bán bị trả lại. Nếu do sơ suất về quy chế, về kỹ thuật không đảm bảo thì công ty phải thực hiện thu hồi, nếu vì chậm lưu thông thì công ty không nhận lại.
- Phòng kế toán tài vụ.
Chức năng của phòng là làm tham mưu cho giám đốc và phó giám đốc về vấn đề tài chính của công ty. Thực hiện chức năng hạch toán trên cơ sở ghi chép sao chụp phản ánh trung thực các hoạt động của công ty theo nguyên tác tài chính. quản lý toàn bộ vốn, nguồn vốn, giám sát việc sử dụng vốn và quản lý vốn theo chế độ hiện hành. Đồng thời phân tích số liệu thu được so sánh giữa các kỳ báo cáo, tìm nguyên nhân tăng giảm giá thành, tham mưu cho giám đốc quyết định phương hướng sản xuất, chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư, lựa chọn công nghệ.
Quản lý tài sản hữu hình ( nhà xưởng, máy móc, thiết bị vật tư, hàng hoá, tiền bạc, thiết bị văn phòng…) có hệ thống, thực hiện thu chi theo nguyên tắc, chế độ hiện hành.
- Phòng kỹ thuật: Có chức năng làm tham mưu cho ban giám đốc và giám sát về toàn bộ hoạt động kỹ thuật của công ty dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc mà trực tiếp là phó giám đốc kỹ thuật.
Nhiệm vụ của phòng kỹ thuật là:
Quản lý quy trình kỹ thuật và theo dõi việc thực hiện quy trình.
Thực hiện quy phạm sản xuất: Xây dựng chế độ làm việc, điều kiện, trang thiết bị cần thiết đối với từng vị trí làm việc của người công nhân trong từng công đoạn sản xuất. Thực hiện chế độ vệ sinh môi trường, vệ sinh ngoại cảnh, chống ô nhiễm chéo trong quá trình sản xuất, xử lý chất thải.
Quản lý công nghệ: Bố trí dây chuyền sản xuất theo một trình tự nhất định, bố trí lắp đặt máy móc, thứ tự thao tác, thời gian vận hành của từng công đoạn, thời gian hoàn thành của một lô mẻ sản xuất.
Định mức vật tư kỹ thuật: Căn cứ vào tình hình sản xuất hàng năm, quá trình tiêu hao vật tư thu hồi thành phẩm, thống kê, tổng hợp bổ sung, hoàn thiện định mức vật tư.
- Phòng nghiên cứu:
Nghiên cứu nâng cấp tiêu chuản của công ty. Theo dõi độ ổn định của thuốc. Hướng dẫn, đào tạo kiểm nghiệm phân xưởng, hệ thống kiểm soát ban chuyên trách, học sinh sinh viên thực tập.
Tổ chức học tập, nghe báo cáo, tham quan những cơ sở tiên tiến cho cán bộ trong phòng và đồng nghiệp.
- Phòng kiểm nghiệm.
Chức năng chính của phòng kiểm nghiệm là kiểm tra những thành phẩm, bán thành phẩm và nguyên liệu xem đã đạt các yêu cầu về kỹ thuật để nhập kho hay chưa nhằm đả bảo chất lượng hàng hoá của công ty theo tiêu chuẩn áp dụng. Tổ chức kiểm nghiệm nhằm đảm bảo sản xuất kịp thời.
Đảm bảo chất lượng đầu vào gồm: Nguyên liệu, phụ liệu, tá dược, bao bì, đơn nhãn, hộp phải đạt những tiêu chuẩn quy định.
Thu hoá phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nội dung theo mẫu, có dấu hiệu không đúng phải báo cáo và xin ý kiến giám đốc.
kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu kho sau những thời gian quy định.
đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất xưởng theo các tiêu chuẩn hiện hành mà công ty đang áp dụng.
kiểm tra hậu mãi sản phẩm của công ty.
- Ban cơ điện.
Tham mưu cho giám đốc về công tác lựa chọn máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty khi đầu tư mới; về công tác bảo dưỡng, trung đại tu máy móc thiết bị và lập kế hoạch bảo dưỡng; về việc bố trí, lắp đặt, đào tạo công nhân vận hành, chế độ bảo dưỡng định kỳ, quy trình vận hành máy móc thiết bị, điện, nước, hơi bảo đảm an toàn.
Ban cơ điện có nhiệm vụ đảm bảo điều kiện về máy móc, thiết bị điện nước cũng như các yêu cầu khác nằm ngoài hệ thống kết cấu hạ tầng của công ty tới yêu cầu sản xuất.
- Phân xưởng sản xuất.
Tổ chức sản xuất, hoàn thành kế hoạch theo tiến độ sản xuất của công ty.
Kèm cặp bồi dưỡng tay nghề cho công nhân đảm bảo mỗi công nhân thành thạo một việc, biết nhiều việc, hướng dẫn học sinh sinh viên về thực tập tại cơ sở.
Tổ chức phong trào thi đua nhân rộng điển hình tiên tiến thực hiện tốt nội quy quy chế của công ty, pháp luật của nhà nước, thực hiện phong chào tiết kiệm chống lãng phí.
3 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty.
3.1 Đặc điểm về sản phẩm.
Công ty sản xuất kinh doanh chủ yếu các mặt hàng về dược phẩm.
Đặc điểm về kinh doanh dược phẩm.
- Dược phẩm là loại hàng hoá đặc biệt, có tính đặc thù cao, liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của con người: về cơ bản thì dược phẩm cũng là một loại hàng hoá, nó chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế như: Quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh…tuy nhiên, dược phẩm vẫn khác các loại hàng hoá khác vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và mạng sống con người. Do vậy, khi tham gia kinh doanh dược phẩm thì công ty phải quan tâm đến chất lượng và tiêu chuẩn về sản phẩm nhiều hơn là lợi nhuận của công ty.
- Sức cầu về sản phẩm dược không hoàn toàn tuân theo quy luật của cung cầu: Thưòng khi người tiêu dùng mua sản phẩm dược không bao giờ họ trả giá, và số lượng thuốc họ mua để uống nhiều hay ít phụ thuộc vào các toa đơn kê thuốc của bác sỹ. Do đó, giá cả của sản phẩm dược có tăng hay giảm cũng không ảnh hưởng đến cầu.
- Doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm chịu sự quản lý chặt chẽ của bộ y tế, cụ thể là cục quản lý dược:
Do dược phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng con người nên nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh mặt hàng này rất chặt chẽ. Dược phẩ là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Để được sản xuất kinh doanh dược phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất kinh doanh dược phẩm. Đối với hoạt động nhập khẩu, thì với mỗi chuyến hàng nhập khẩu, doanh nghiệp phải làm đơn hàng lên Bộ Y Tế ( cục quản lý dược), chỉ khi được bộ y tế phê duyệt thì doanh nghiệp mới được phép nhập lô hàng đó. Bên cạnh đó, thuốc nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại chỉ thị số 03/1998/CT-BYT ngày 17/02/1998 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế và quy chế quản lý chất lượng thuốc ban hành kèm theo quyết định của bộ trưởng bộ y tế số 2412/1998/QĐ-BYT ngày 15/09/1998. khi làm thủ tục thông quan, doanh nghiệp phải xuất trình hải quan cửa khẩu phiếu kiểm nghiệm gốc của nhà sản xuất, chỉ khi các thông số trên phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quy định thì hàng hoá mới được thông quan. Ngoài ra, các loại thuốc muốn được lưu hành trên thị trường thì phải có số đăng ký của cục quản lý dược, nếu thuốc nào không có số đăng ký thì sẽ không được gia nhập thị trường.
3.2 Đặc điểm về lao động
Con người là động lực của sự phát triển, nhưng cũng sẽ là vật cản nếu không biết khơi dậy ở đó khả năng tiềm tang. Việc sắp xếp, bố trí hợp lý đúng người, đúng việc, đúng khả năng trình độ của từng nhân lực cụ thể sẽ tạo thành một hệ thống chặt chẽ với đầy đủ sức mạnh và khả năng hoạt động đạt hiệu quả cao. Ý thức được vai trò to lớn đó ngay từ những ngày đầu, công ty đã chú trọng chăm lo công tác nhân sự cả về số lượng lẫn chất lượng cùng các mối quan hệ xã hội khác nhau, các biện pháp khác nhau động viên thu hút, đào tạo nhân lực một cách hệ thống, kết hợp với sắp xếp tổ chức hợp lý.
Bảng 1.2: Đặc điểm chung về số lượng lao động tính đến 31/12/ 2006 của công ty.
Chỉ tiêu
Tổng số
Nữ
Nam
Tỷ trọng
% Nữ
% Nam
Lao động trực tiếp
Lao động phục vụ
Lao động gián tiếp
132
53
23
94
22
16
38
31
7
63,4%
25,4%
11,2%
45,2%
10,1%
8,2%
18,2%
15,3%
3,0%
Tổng
208
132
76
100%
63,5%
36,5%
( nguồn: phòng tổ chức - hành chính)
Từ bảng số liệu trên ta thấy, tổng số lao động là 208 trong đó riêng nữ là 132 chiếm tỷ trọng 63,5%. Đây là một tỷ lệ khá cao phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty đòi hỏi sự khéo léo, chính xác và nắm chắc yêu cầu kỹ thuật chứ không đòi hỏi yêu cầu nặng nhọc.
Bảng 1.3: Trình độ học vấn, kinh nghiệm của lao động trong các phân xưởng ( năm 2006)
Phân xưởng
Số lượng
Trình đô
Thâm niên công tác
ĐH
CĐ
CN
<5 năm
>5 năm
1- PX viên
2- PX tiêm
3- PX đông dược
4- PX mắt ống
5- PX bao bì
41
15
23
28
5
5
3
2
1
1
11
4
5
5
1
25
8
16
22
3
30
10
13
16
4
11
5
10
12
1
Tổng số
112
12
26
74
73
79
( nguồn: phòng tổ chức- hành chính)
Nhìn chung,chất lượng lao động của công ty như vậy là chưa cao vì số lượng lao động đạt trình độ là trung cấp khá nhiều. Trong khi đó hiện nay, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng về dược là khá nhiều.
Theo trưởng tổ chức hành chính thì công ty cổ phần Hà Nội đang từng bước thay đổi về cơ cấu nhân sự cũng như chất lượng lao động. Công ty có kế hoạch tuyển thêm nhân sự chủ yếu trình độ đại học và cao đẳng để thay thế một số vị trí, và thêm vào một số vị trí mới.
3.3 Đặc điểm về công nghệ và thiết bị.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của công ty Dược phẩm Hà Nội ta thấy việc sản xuất ở đây phần lớn là cơ giới hoá (đặc biệt ở hai công đoạn pha chế và dập viên). Do đó, máy móc đóng mộ vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của công ty. Nó thể hiện qua quy trình sản xuất.
Xuất xưởng
Đóng gói
Dập viên
Phối hợp tá dược ngoài máy chộn chữ v trong 5 – 10 phút
Sấy khô 45 – 50 độ c/ 10%- 15%
Sát hạ