Đề tài Quá trình chuyển biến từ vượn thành người trên thế giới và Việt Nam

Đó có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc loài người. Ngay từ thời xa xưa (thời nguyen thuỷ), khi có những nhận thức nhất định con người đó đặt ra những câu hỏi “con người do đâu mà có?”. và cũng từ thời xa xưa đó con người đó đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. sự quan tâm của loài người tới nguồn gốc của mình được thể hiện qua rất nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích về sự sáng tạo thế giới mà bất cứ một dân tộc nào cũng có. Người Trung Quốc cổ cho rằng Bà Nữ Oa dùng bùn vàng nặn ra con người và thổi linh hồn vào đó. người Việt giải thích nguồn gốc của mình là “con Rồng, cháu Tiên”. Còn kinh thánh của đạo Kitô giáo thì lại cho rằng đức Chúa Trời đó dựng đất sột nặn thành người đàn ông và lấy xương sườn người đàn ông để nặn thành người đàn bà

doc16 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quá trình chuyển biến từ vượn thành người trên thế giới và Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG: ĐẠI HỌC KHXH&NV KHOA: LỊCH SỬ BÀI GIỮA KỲ MÔN: KHẢO CỔ HỌC Đề bài: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM DẪN LUẬN Đó có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc loài người. Ngay từ thời xa xưa (thời nguyen thuỷ), khi có những nhận thức nhất định con người đó đặt ra những câu hỏi “con người do đâu mà có?”. và cũng từ thời xa xưa đó con người đó đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. sự quan tâm của loài người tới nguồn gốc của mình được thể hiện qua rất nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích về sự sáng tạo thế giới mà bất cứ một dân tộc nào cũng có. Người Trung Quốc cổ cho rằng Bà Nữ Oa dùng bùn vàng nặn ra con người và thổi linh hồn vào đó. người Việt giải thích nguồn gốc của mình là “con Rồng, cháu Tiên”. Còn kinh thánh của đạo Kitô giáo thì lại cho rằng đức Chúa Trời đó dựng đất sột nặn thành người đàn ông và lấy xương sườn người đàn ông để nặn thành người đàn bà… Có thể thấy điểm chung ở của các truyền thuyết, huyền thoại của các dân tộc, tôn giáo khi giải thích về nguồn gốc của loài người thì đều quy công sáng tạo cho các đấng thần linh, các lực lượng siêu nhiên. Các học giả duy tâm phản động đã và đang nêu ra nhiều học thuyết phản khoa học về nguồn gốc loài nguời. Tuy mang nhiều mầu sắc khác nhau nhưng thực chất của các tôn giáo đó không khác xa tôn giáo là bao nhiêu. Các nhà duy vật tiến bộ từ lâu đó tiến hành đấu tranh không khoan nhượng chống lại các thế giới quan tôn giáo duy tâm phản động về nguồn gốc con người. Kết quả nghiên cứu về con người ngày càng chứng tỏ, sự ra đời của con người là kết quả của cả một quá trình tiến hóa liên tục, lâu dài và rất phức tạp của thế giới sinh vật. Từ trước công nguyên các nhà triết học duy vật đó nhận thấy giữa con người và cỏc động vật, nhất là động vật bậc cao có rất nghiều điểm giống nhau như: cấu tạo hệ cơ bắp, hệ thần kinh, tuần hoàn và cả sinh sản. Vì vậy họp đặt vấn đề đi tìm kiếm và chứng minh nguồn gốc loài người từ động vật, tuy nhiên họ vẫn chưa biết con người xuất hiện trên trời đất như thế nào. Đến thế kỷ XVIII, dựa trờn nhiều tài liệu về động vật học mới được tích luỹ, nhà sinh vật học Thuỵ Điển Lin noo đó tiến hành phân loại động vật. Năm 1758 trong tác phẩm “Hệ thống tự nhiên” Lin noo đó xếp vào bộ linh trưởng chung với kỉ vượn, vượn cáo. Chính Lin noo đó đặt tên Homo cho giống người. Tuy chưa thoát khỏi quan niệm bất biến về giống loài, nhưng Lin noo thật sự là người đầu tiên tiến hành phân loại và xếp con người và bảng phân loại sinh giới. Năm 1809 La Mỏc đó công bố cuốn “Triết học động vật”, trong đó vạch rừ các động vật cao đẳng phát sinh từ động vật hạ đẳng và loài người có nguồn gốc từ loài vượn người. Nhưng La Mac chưa đưa ra được cac bằng chứng khoa học cụ thể. Nhà sinh vật học Charles Darwin là người thục sự tạo bước ngoặt vĩ đại trong tư duy nghiên cứu về nguồn gốc loài người. Đac-uyn đó chứng minh rằng loài người có nguồn gốc từ loài vượn người hoỏ thạch đó bị tiêu diệt chứ không phải do Thượng đế tạo ra. Và theo Đac uyn thì người khác khỉ,vượn ở bốn điểm: Đi bằng hai chân, có khả năng kỹ thuật, nêo lên và phức tạp, răng nanh tiêu giảm đáng kể. Trong bộ linh trưởng, các giống vượn người có nhiều điểm giống người hơn cả. hiện còn bốn giống vượn người hiện đại như: Hắc tinh tinh (Chimpanzộ), Khỉ đột (Gorilla), Vượn tay dài (Gipbon) và Đười ươi (Orangoutan). - Hắc tinh tinh (Chimpanzộ): Chủ yếu sống ở lưu vực sụng Công Gô và Nigiơ, Chimpazộ có cấu tạo cơ thể giống người hơn cả. Hắc tinh tinh cao khoảng 150cm, nặng 50kg, dung tích hộp sọ khoảng 350cm3 đến 500cm3. - Khỉ đột (Gorilla): Sống ở vựng xớch đạo Châu Phi,cao 200cm, nặng 200 kg. Thể tích hộp sọ khoảng 400cm3 đến 450cm3. Được coi là một trong những loài vượn người thông minh. Trong hoạt động kiếm sống cũng như trong hoạt động sinh hoạt nú thường có những biểu lộ những trạng thái vui, buồn, giận giữ… - Vượn tay dài (Gipbon): sống ở Đông Dương (ở Việt Nam cũng có loài vuợn này). Nó có chi trước rất dài, cao khoảng 100cm, nặng gần 100kg, dung tích úc từ 100 cm3 đến 150cm3. - Đười ươi (Orangutan): chỉ có mặt ở đảo Ka-li-mang-tan và đảo Su-ma-tơ-ra. Nó rất lớn, cao tới 150cm, nặng từ 100kg đến 200kg, dung tích hộp sọ khoảng 300cm3 đến 500cm3 Cả bốn giống vượn người nay đều có những đặc điểm giống nhau, khiến chúng khác với khỉ vượn hạ đẳng và gần gũi với người hơn. Tuy nhiên chúng không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người mà chỉ là một nhánh trên con đường tiến hóa đó đi chệch ra khỏi quỹ đạo với loài người. Những loài vượn người này hiện nay đó hoàn toàn thích nghi với điều kiện tự nhiên, môi trường mà nó sinh sống và nó không có khả năng tiến hóa thành người được nữa. Như vậy cú thể khẳng định loài người chúng ta không phải phát sinh từ giống vượn người hiện đại. Theo kết quả nghiên cứu cho tới nay, thì loài người đó phát sinh từ một loài vươn cổ hóa thạch đó bị tiêu diệt. Tuy nhiên do vượn người hiện đại ngày nay có nhiều đặc điểm gần gũi với người nên muốn nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn gốc của loài người thì phải tìm hiểu và nghiên cứu những hóa thạch của vượn người và người vượn. Do vậy chúng ta có thể phác dựng lại quá trình phát sinh, phát triển của loài người. NỘI DUNG I. Quá trình chuyển biến từ vượn thành người trên thế giới 1. vượn cổ Ở chặng đầu của quá trình có một loài vượn cổ, mà hóa thạch của nó được các nhà khoa học phát hiện ở Phay Um ở Ai Cập vào năm 1934 là một minh chứng. Tại đây trong lớp đất có niên đại khoảng 27 triệu năm người ta đó phát hiện được một hóa thạch của một loài vượn ăn sâu bọ, có trọng lượng cơ thể tương đương với một con mốo. Các nhà khoa học đặt tên cho nó là Pa-ra-pi-tec (Parapithecus fraasi Schlosser). Đây được xem là loài vượn cổ xa xưa nhất, có ớt điểm giống người nhất. Theo dự đoán của các nhà khoa học thì đây là loài vượn cổ đi trên con đường tiến hóa thành người. Cũng tại Phay Um, nhưng dưới một lớp đất khác (có niên đại khoang 20 triệu năm) người ta đó phát hiện được hóa thạch của một loài vượn cổ khác có kích thước lớn hơn, tương đương một con chú. Các nhà khoa học đó dặt tên nó là pro-pli-ụ-pi-tec (propliopithecus haeckeli Schlosser). Từ hai loài vượn cổ này có thể thấy loài vượn cổ đó tiến hóa theo con đường tăng dần về kích thước và trọng lượng cơ thể. Và cũng từ hai giống vượn cổ này các nhà khoa học đó tìm ra được mắt xích trả lời đó là dấu tích của loài vượn khác có kích thước lớn hơn rất nhiều. Đó là Đriụ ờ pi tec (Driopithetec), có niên đại cách ngày này từ 10 đến 20 triệu năm. Khi nghiên cưu xương và răng của của loài vượn này các nhà khoa học cho rằng đây là tổ tiên xa xưa nhất của các giống vượn người hiện đại. Năm 1937 tại ngọn đồi Xi-va-lich của Ấn Độn người ta tìm thấy hóa thạch của một loài vượn người mà răng và xương của nó có nhiều điểm giống người hơn cả. Người ta đặt tên cho nó là Ra-ma-pi-tec có niên đại cách ngày nay khoảng 14 triệu năm. Vì vậy Ra-ma-pi-tec được coi la đại diện nguyên thuỷ nhất của họ Người (Homonidae). 2. Vượn người Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XX, trên phần lục địa của Châu Phi người ta đó phát hiện được hóa thạch của một loài vuợn có hình dông giống người. Nghĩa là nó di chuyển bằng 2 chi sau. Người phát hiện hóa thạch đầu tiên là nhà khoa học người Anh tên là Đâc. ễng đó đặt tên cho hóa thạch đó là ễxtralụpitec (Autralopithecus) hay còn được gọi là “vượn người phương Nam”, sống cách đay 5 triệu năm. Qua nghiên cứu các nhà khoa học cho rằng “vượn người phương Nam” thích nghi với tư thế đứng thẳng trên mặt đất và sử dụng công cụ thợ sơ sẵn có trong tự nhiên (hòn đã, mảnh xương, cánh cây…). Căn cứ vào hình thái các nhà khoa học đó chia “vượn người phương Nam’’ thành hai nhóm chính: - Nhúm thứ nhất (Robustus): nhóm này có tầm vúc to khỏe như: Australobusrus, Australopithecusboisei….Chung sống chủ yếu ở Đông và Nam Phi. Chúng có niên đại từ 2 triệu năm đến 3 triệu năm, chiều cao khoảng 150cm đến 160cm, nặng trên 50kg. Thể tớch hộp sọ từ 450 cm3 đến 750 cm3. Bắp thịt ở cổ rất khỏe, răng hàm to và men dày, chứng tỏ chúng sống chủ yếu bằng thức ăn thực vật. Tuy nhiên nhóm này đó biến mất cách đây 1 triệu năm. - Nhóm thứ hai (Gracilis). Nhúm này có thân hình nhỏ bộ, thanh mảnh sống chủ yếu ở Nam Phi, chúng có niên đại cách ngày nay khoảng 3 triệu năm đến 5 triệu năm. Cao 120 cm, nặng khoảng 30 kg, hộp sọ nhỏ, trên hẹp và hàm nhụ về phía trước như mừm khỉ. Răng cửa, răng nanh sắc nhọn và dài, có thể cắn xộ thịt dễ dàng. chứng tỏ chúng là loài ăn tạp. Nhóm này được các nhà cổ sinh vật học xếp vào tổ tiên trực tiếp của loài người. 3. Người vượn Sau vượn người Phương Nam các nhà khoa học đó tim thấy di cốt hóa thạch của con người thực sự - “người chế tạo công cụ”. Đó là người “tiền Đông Phi”. Phát hiện làm chấn động giới cổ nhân học và giới khảo cổ học của hai vợ chồng nhà Li ky (L.S.B.Leakey) vào năm 1960, 1962, 1963 ở thung lũng ễn- đu- vai thuộc nước Tan da ni a (Đông Phi) và được đặt tên là người “khôo lộo” (Homohabilis). Theo Liky và một số nhà khoa học khác, người “khộo lộo” có thể tích hộp sọ khoảng 675 cm3 đến 680 cm3, lớn hơn vượn người phương Nam nhưng lại nhỏ hơn người đứng thẳng Gia Va. Tuổi của “người khộo lộo” vào khoảng 1,75 triệu năm đến 2 triệu năm. Sau ễn-đu-vai, cỏc nhà khoa học đó phát hiện được di cốt người “khộo lộo” ở nhiều nơi khác thuộc Đông Phi. Tại vựng hồ Tu-can ở Cụbi-For a thuộc Kờ ni a, vào năm 1972 Risỏc Liky đó phỏt hiện được một di cốt nổi tiếng thế giới. Di cốt này mang số hiệu N0147, đó là một chiếc sọ nguyên vẹn. Đây được coi là một trong những hóa thạch tuyệt vời nhất trong thế kỷ. Tuổi của sọ 147 này được xác định là 1,87 triệu năm cách ngày nay, dung tích hộ sọ khoảng 800 cm3. Hiện nay, người “khộo lộo” được coi là người sơ khai và là chủ nhõn của văn hoỏ Tiền Sen. Về mặt niên đại của “người khộo lộo” còn gây nhiều tranh cói. Khi Jụn-han-sơn phát hiện hóa thạch của một cụ gỏi trưởng thành và đặt tên là Lu-Xi, được xác định là có niên đại cách ngày nay khoảng 2,9 triệu năm, người ta đó cho rằng đây là người cổ xưa nhất. Và loài người được xác định là xuất hiện cách ngày nay khoang 2,9 triệu năm. Tại Lesting bà Mờ-ry-Li-ky cựng đoàn khảo cổ của mình đó phát hiện được dấu chân người đi thẳng bị vựi dưới lớp tro núi lửa, có niên đại 3,2 triệu năm. Phát hiện này của bà Mờ-ri-Li-ky đó được giới khoa học thừa nhận là phát hiện quan trọng nhất về niên đại của loài người. Sau này người ta đó xỏc định rằng con người đó xuất hiện cách ngày nay hơn 3 triệu năm. Tiếp theo “người khộo lộo” là “người đứng thẳng” (Homo-erectus). Di cốt “người đứng thẳng “được tìm thấy ở nhiều nơi của Chõu Âu, Châu Phi, Chõu Á. Di cốt người đứng thẳng lần đầu tiên được phát hiện ở Gia - Va (Indonexia) vào các năm 1890-1892 do người thầy thuốc người Hà Lan tên là Đuy-Boa (E.Du-bois). Chính ông đã đặt tên cho hóa thạch đó là Pi-tê-can-tơ-rốp Ê-rec-tuyt (người đứng thẳng). Người đứng thẳng Gia-va có trán thấp, bật ra phía sau, u mày rồi cao như vượn, nhưng thể tích hộp sọ đã khá lớn, từ 750 đến 900m3. Phần óc phía trán của người đứng thẳng Gia-va phát triển kém hơn người hiện đại. Điều đó chứng tỏ người thẳng chỉ có thể tổng hợp các hiện tượng và kiểm tra cử động của mình ở trình độ thấp hơn so với người hiện đại. Óc phần thái dương của người đứng thẳng cũng đã vượt vượn người. Điều đó chứng tỏ người đứng thẳng đã phát ra nhiều âm thanh hơn vượn người, người đứng thẳng có thể nghe rõ và hiểu những âm thanh đó. Như vậy người đứng thẳng bắt đầu có ngôn ngữ. Óc chẩm của người Gia-va phát triển cao, chứng tỏ thị giác của người đứng thẳng Gia đã bằng thị giác của người hiện đại. Người đứng thẳng Gia-va cao 1,65m, đứng thẳng trên 2 chân, hai tay tự do, không chống xuống đất để đỡ cơ thể. Chính do lao động mà người đứng thẳng Gia-va có tay chân phát triển hơn sọ một ít. Người vượn Bắc Kinh cũng thuộc nhóm người đứng thẳng Gia-va nhưng ở trình độ cao hơn một chút. Năm 1927, đã phát hiện được răng hàm người vượn cở Chu Khẩu Điểm và đặt tên là Xinantrốp. Người đứng thẳng Bắc Kinh có niên đại tuyệt đối 40 vạn năm cách ngày nay. Cấu tạo cơ thể của người đứng thẳng Bắc Kinh gần giống người đứng thẳng Gia-va, nhưng phát triển hơn. Dung tích óc của người đứng thẳng Bắc Kinh là từ 915 cm3 đến 1225 cm3, trung bình khoảng 1050 cm2. Trán người đứng thẳng Bắc Kinh thấp và hơi bợt về phía sau, nhưng cao hơn và nhô ra trước hơn so với người đứng thẳng Gia-va. Người đứng thẳng Bắc Kinh xuất hiện tính chất thuận tay phải. Đó là đặc điểm của loài người mà ở người đứng thẳng Gia-va chưa có. Nhìn chung người đứng thẳng Bắc Kinh có nhiều đặc điểm có thể giống với người hiện đại. Điều đặc biệt, trong hang Chu Khẩu Điểm, các nhà khoa học còn phát hiện được nhiều công cụ thô sơ bằng đá của người đứng thẳng Bắc Kinh. Trong hang có nhiều than tro, chứng tỏ người vượn Bắc Kinh đã biết dùng lửa và giữ lửa. Người đứng thẳng không chỉ sống ở Inđônêxia và Trung Quốc mà còn ở nhiều nơi trên thế giới như: Nam Phi, Đức, … Trên con đường tiến hóa của loài người, vị trí đứng sau người “đứng thẳng” là người Nêanđéc tan (Hmo-Neanderthalensis). Giai đoạn này mang tên nơi phát hiện hóa thạch người đầu tiên ở Nêanđéc tan gần thành phố Đuyt-xen-đoa-phơ, nước Đức. Những mẫu hóa thạch đó được nhà giải phẫu Anh - King mô tả năm 1861 và đặt tên là “người Nêan đéc tan”. Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều di cốt người Nêanđectan ở châu Âu, châu Á và châu Phi. Nhưng nhìn chung, người Nêanđectan ở khắp nơi đều có những đặc điểm trung gian giữa người đứng thẳng (Hôm-erectus, và người hiện đại (Homo - Sapiens). Nhưng do ảnh hưởng của điều kiện môi trường và khí hậu tự nhiên cho nên ở mỗi nơi thì hóa thạch người Nêanđéctan lại có những đặc điểm nhân chủng khác nhau. Ngay tại châu Âu cũng tồn tại hai nhóm khác nhau đó là nhóm Tây Âu sớm và nhóm Tây Âu muộn. - Nhóm Tây Âu muộn là những người có u này rất to, thô, nhô ra trước, gần giống người đứng thẳng, trán thấp bợt ra sau. Sọ thấp, thể tích hộp sọ từ 1300 đến 1700cm3, có u chẩm, lỗ chẩm lùi ra phía sau của xương sọ, xương mặt rất lớn, hàm dưới to khỏe và không có cằm. - Nhóm Tây Âu sớm là những người có nhiều nét gần giống người hiện đại như thể tích hộp sọ trung bình là 1.300 cm3. Hộp sọ tương đối cao, trán cao và thẳng hơn người Nêanđéctan muộn, đầu tròn, lỗ chẩm lớn dịch ra phía trước… Người Nêanđéctan tồn tại cách chúng ta ngày nay khoảng 60 vạn năm đến 80 vạn năm. Những yếu tố đầu tiên của xã hội loài người đã bắt đầu xuất hiện ở tập đoàn người Nêanđéctan. Đã nảy sinh các hình thức tín ngưỡng có liên quan đến cái chết. Người Nêanđéctan thường chôn cất đồng loại của mình ngay trong nơi ở. Người ta thường bỏ vào trong huyệt mộ những công cụ, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt thô sơ (đồ tùy táng), rắc vào trong huyệt mộ những loài hoa sặc sỡ. Điều này phản ánh quan niệm của người Nêanđéctan rằng chết là sự tiếp tục cuộc sống ở thế giới khác. Những việc làm đó của người Nêanđéctan phản ánh tâm lý thương tiếc, không muốn xa rời người chết. Nhưng, tuy nhiên trước khi đem đi trôn người chết thì người Nêanđéc tan lại làm biến dạng người chết như trói chân tay, hoặc chặn chân tay, nó phản ánh tâm lí sự hãi người chết. Thời gian người Nêanđéctan sống cũng là thời gian mà điều kiện địa lý của trái đất có những biến đổi bất thường. Có lúc giá rét băng hà, có khi nhiệt độ trái đất nóng lên, mưa nhiều, bão tố lắm. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới đời sống của người Nêanđéctan. Sau người Nêanđéctan là giai đoạn người “hiện đại” (Homo-sapiens). Người “hiện đại” còn được gọi với cái tên khác là người có “trí tuệ”, “người mới” hay người “văn minh”. Đặc điểm cấu tạo của người hiện đại không còn nét vượn mà hoàn toàn giống chúng ta ngày nay. Thể tích óc người hiện đại từ 1300 - 1500cm3. Vượt xa người Nêanđéctan. Người hiện đại đi thẳng hoàn toàn, lưng không gù và cổ không cúi về phía trước như người Nêanđéctan. Về cơ bản, cấu tạo thể chất của người hiện đại đã rất giống người ngày nay. Nếu từ vượn người đến người đứng thẳng - qua người Nêanđéctan đến người hiện đại có một sự chuyển biến lớn trong cấu tạo cơ thể con người, thì từ người hiện đại đến người ngày nay, có thể con người biến chuyển rất ít. Vì thế, sự xuất hiện người “hiện đại” ở hậu kì đã cũ có thể coi là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy vọt từ vượn thành người trong quá trình tiến hóa của loài người. -Giai đoạn xuất hiện người hiện đại cũng là giai đoạn hình thành j3 đại chủng hiện đại. Đó là đại chủng da vàng (Mongoloid). Đại chủng trắng (Eurôpid) và Đại chủng Da đen (Australo - Negroid). Người Cro-magnon hậu kì đá cũ ở châu Âu là đại biểu của Đại chủng Da trắng. Người Grimandi ở Ý là đại biểu của Đại chủng Da đen. Người Sơn định động (Bắc Kinh), người Tứ Dương (Tứ xuyên, người Liễu Giang Quảng Đông Trung Quốc là đại biểu của Đại chủng Da vàng. Giữa các đại chủng nguyên thủy đó, sự khác nhau ít hơn là giữa các đại chủng hiện đại vì đặc điểm chủng tộc đang hình thành. Những đặc điểm chủng tộc là những đặc điểm thân thể thứ yếu bên ngoài như màu da, màu tóc, dạng mắt, dạng mũi, dạng sọ bên ngoài… Những đặc điểm đó hoàn toàn không có ý nghĩa quyết định đối với đời sống con người. Tất cả các chủng tộc đều có khả năng như nhau trong việc chinh phục tự nhiên, sáng tạo kĩ thuật và văn hóa. Nguyên nhân dẫn tới sự hình thành các đặc điểm chủng tộc là rất phức tạp, trong đó hoàn cảnh tự nhiên đóng một vai trò khá quan trọng. Nhưng hoàn cảnh tự nhiên chỉ đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn sớm của chế độ công xã nguyên thủy. Còn khi kinh tế kĩ thuật, văn hóa đã phát triển hơn thì sự thích ứng tự nhiên không còn là nguyên nhân xuất hiện chủng tộc nữa. II.Quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Việt Nam Ở nước ta, từ cách mạng trở về trước, chỉ mới có những phát hiện về người khôn ngoan hiện đại thuộc thời đại đá mới, tức là mới cách chúng ta ngày nay chưa đầy một vạn năm. Còn dấu vết của các dạng người cổ xưa hơn như người khéo léo, người tối cổ, người thượng cổ thì chưa hề tìm thấy được. Các tư liệu đó mới có ý nghĩa trong việc nghiên cứu nguồn gốc dân tộc Việt chứ chưa có ý nghĩa trong việc nghiên cứu nguồn gốc loài người. Vì vậy, dấu hiệu đầu tiên làm bằng chứng có người cổ ở nước ta là việc phát hiện di chỉ núi Đọ ở Thanh Hóa năm 1960. Ở đó người ta đã tìm thấy các công cụ đá đẽo thuộc sơ kì thời đại đá cũ như: mảnh tước, rìu tay, hạch đá… Tuy chúng ta chưa tìm được di cốt người ở đó, xong các công cụ đá là một bằng chứng gián tiếp về sự có mặt của những người thời đại đá cũ ở Việt Nam. Đến năm 1966 - 1968 các nhà cổ sinh học Việt Nam lần đầu tiên phát hiện được các răng ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai thuộc huyện Bình Gia - Lạng Sơn. Sau khi nghiên cứu chúng ta được biết các răng đó có thể xếp vào dạng trung gian giữa người tối cổ Pitơcantrốp và người Nêanđéctan. Đó là những người vượn cuối cùng trên con đường tiến hóa thành người hiện đại như người Thẩm Ôm. Chúng ta phát hiện những hóa thạch của những dạng người hiện đại, điển hình như người hang hùm (Yên Bái). Người Kéo Lèng ở Lạng Sơn, Thung Lang (Ninh Bình), Con Moong (Thanh Hóa), Minh Cầm (Quảng Bình). Mới đây nhất, vào năm 1968 một di chỉ mới là Sơn Vi thuộc Lâm Thao (Phú Thọ) đã phát hiện với vô số công cụ đá như mảnh tước, rìu tay… Di chỉ này được các nhà khảo cổ học Việt Nam xếp vào hậu kì thời đại đá cũ hoặc đầu thời đại đá giữa. Nghĩa là tương đương với người Nêanđéctan cuối cùng hoặc những người tân cổ Crômanhông đầu tiên. Rất tiếc là di chỉ Sơn Vi này cũng chưa tìm được di cốt của con người. Với từng ấy tư liệu, tuy hãy còn nghèo nàn, song đó là những con én báo hiệu một mùa xuân trong ngành cổ nhân học Việt Nam. Chắc là trong tương lai rất gần, với đã tiến chung của mọi ngành khoa học trong một nước Việt Nam thống nhất. III. Động lực thúc đẩy quá trình chuyển biến từ vượn thành người. - Đác-uyn đã có công lao lớn trong việc vạch ra được vị trí của con người trong giới sinh vật và mối liên hệ thân thuộc giữa con người và động vật cao đẳng. Ông đã chỉ ra rằng người và người và vượn người hiện đại là con cháu của một giống vượn người hóa thạch. Tuy nhiên Đác-uyn vẫn không giải thích được một cách triệt để vấn đề vì sao loài