Đề tài Quan hệ Trung - Nga trong tổ chức hợp tác Thượng Hải

Lịch sử quan hệ quốc tế luôn là đề tài được giới sử học quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt là quan hệ quốc tế từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay. Sau khi Liên Xô tan rã, thế giới mất đi một cường quốc, thế cân bằng hai cực sụp đổ. Thế giới bước vào giai đoạn quá độ trong q uá trình hình thành một trật tự mới. Do đó tình hình thế giới biến động không ngừng với sự nổi lên của “siêu cường” duy nhất là Mỹ đang ra sức thực thi “chiến lược toàn cầu” nhằm thống trị thế giới. Chính sách bá quyền của Mỹ thể hiện qua việc đơn phương thực hiện các hành động can thiệp vào bất cứ khu vực nào mà Mỹ muốn, coi nhẹ vai trò của Liên hợp quốc, thi hành chính sách cấm vận, dùng vũ lực hoặc đe d ọa dùng vũ lực đối với những nước mà Mỹ cho là không nghe lời mình. Trong lúc đó, Nga là nước kế thừa Liên Xô đang lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, vị thế quốc tế sa sút. Lúc này, các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Âu, xét về tiềm lực mọi mặt đều chưa đủ mạnh nên trên thế giới không có một thế lực nào đủ sức làm đối trọng với sự bá quyền của Mỹ. Nh ưng tất cả các nước đều phản đối chính sách đơn cực mà Mỹ đang áp đặt lên thế giới, cùng hướng tới một trật tự đa cực và mong muốn tạo dựng vị thế cho mình. Bước sang thế kỷ XXI, công cuộc cải cách ở Trung Quốc đạt nhiều thành tựu, một “Người khổng lồ vụt lớn_Trung Quốc” dần hiện ra trước sự ngỡ ngàng của thế giới. Một nước Nga dưới thời của Tổng thống V.Putin đang thoát ra khỏi khủng hoảng, dần lấy lại vị thế nước lớn của mình trên trường quốc tế. Mỹ tuyên bố Trung Quốc và Nga là hai đối thủ lớn nhất của mình.

pdf112 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ Trung - Nga trong tổ chức hợp tác Thượng Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề Tài: GVHD : Ths. NGUYỄN THỊ KIM DUNG SVTH : NGUYỄN THỊ NHỊ KHOÁ : 2005 -2009 TP: Hồ Chí Minh, tháng 05 - 2009 Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Nguyễn Thị Nhị trang 1 Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đang giảng dạy và công tác tại Khoa Lịch sử Trƣờng Đại học sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh. Trong thời gian em học ở trƣờng, các thầy, cô là những ngƣời không chỉ cung cấp cho em những tri thức chuyên ngành mà còn truyền cho em tình yêu đối với nghề nghiệp của mình. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Dung _ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên và giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành đƣợc khoá luận này. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình em cùng các bạn sinh viên, những ngƣời đã luôn ở bên động viên và tạo mọi điều kiện cho em. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô phụ trách thƣ viện trƣờng Đại Học Sƣ Phạm và thƣ viện Quốc Gia tp.Hồ Chí Minh, các cô phụ trách kho tƣ liệu Thông Tấn Xã Việt Nam đã giúp đỡ để em có đƣợc nguồn tƣ liệu phục vụ cho bài khoá luận của mình. Em xin gửi lời tri ân đến tất cả quý thầy cô, kính chúc quý thầy cô và gia đình thật nhiều sức khỏe – thành công và hạnh phúc. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhị Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Nguyễn Thị Nhị trang 2 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG .......................................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............. ............................................................................................................................. ............. ............................................................................................................. ............................. ............................................................................................................................. ............. .......................................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............. .......................................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............. .......................................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............. .......................................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............. .......................................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............. ............................................................................................................................. ............. ........................................................................................................... ............................... ...................................................................................................................... .................... Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Nguyễn Thị Nhị trang 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………...........1 MỞ ĐẦU….…………………….………………………………………………………….5 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………5 2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………………….6 3. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………………..7 4. Phạm vi đề tài.........................................................................................................7 5. Bố cục......................................................................................................................7 CHƢƠNG I: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC NGOẠI GIAO CỦA TRUNG QUỐC VÀ NGA ĐẦU THẾ KỶ XXI………......8 I.1 Bối cảnh quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI…………………..8 I.2 Sự điều chỉnh chiến lược ngoại giao của Trung Quốc và Nga….11 I.2.1 Trung Quốc………………………………………………..…………….…...11 I.2.2 Nga…………………………………………………………………..………..14 CHƢƠNG II: TỔ CHỨC HỢP TÁC THƢỢNG HẢI (SCO)……........................20 II.1 Sự thành lập…………………………….………………………….……...…..20 II.1.1 Hoàn cảnh…………………………………………………………………...20 II.1.2 Từ “cơ chế 5 nƣớc” đến Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải (SCO)………...23 II.2 Tổ chức và hoạt động…………………………………..…………………..29 II.2.1 Cơ chế tổ chức……………………………………………………………...29 II.2.2 Mục đích thành lập và nhiệm vụ hoạt động………………………………29 II.2.3 Nguyên tắc hoạt động……………………………………………………....30 II.2.4 Phƣơng pháp hợp tác……………………………………………………….31 II.3 Bước phát triển và một số kết quả hợp tác của SCO……………...31 II.3.1 Chính trị _ ngoại giao.………………………………..……………………31 II.3.2 An ninh_ quốc phòng………………………………………………………35 Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Nguyễn Thị Nhị trang 4 II.3.3 Kinh tế……………………………………………………………………….38 II.3.4 Văn hoá……………………………………………………………………...41 CHƢƠNG III: QUAN HỆ TRUNG –NGA TRONG TỔ CHỨC HỢP TÁC THƢỢNG HẢI……...........................................................................................................43 III.1 Quan hệ Trung –Nga trong thời kỳ chiến tranh lạnh……………...43 III.2 Quan hệ Trung –Nga từ 1991 đến tháng 5/2001…………………..45 III.3 Quan hệ Trung –Nga trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Từ tháng 6/2001 đến 2008)……………………………………………………………..48 III.3.1 Về chính trị _ngoại giao………………………………………………….48 III.3.2 Về an ninh _quốc phòng………………………………………………….57 III.3.3 Về kinh tế…………………………………………………………………...63 III.3.4 Về văn hoá………………………………………………………………….71 III.4 Những trở ngại và triển vọng trong quan hệ Trung –Nga……….75 III.4.1 Trở ngại…………………………………………………………………….75 III.4.2 Triển vọng………………………………………………………………….79 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………..83 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………..……………………………………..88 PHỤ LỤC……………………………………………………………………………….91 Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Nguyễn Thị Nhị trang 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Lịch sử quan hệ quốc tế luôn là đề tài được giới sử học quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt là quan hệ quốc tế từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay. Sau khi Liên Xô tan rã, thế giới mất đi một cường quốc, thế cân bằng hai cực sụp đổ. Thế giới bước vào giai đoạn quá độ trong quá trình hình thành một trật tự mới. Do đó tình hình thế giới biến động không ngừng với sự nổi lên của “siêu cường” duy nhất là Mỹ đang ra sức thực thi “chiến lược toàn cầu” nhằm thống trị thế giới. Chính sách bá quyền của Mỹ thể hiện qua việc đơn phương thực hiện các hành động can thiệp vào bất cứ khu vực nào mà Mỹ muốn, coi nhẹ vai trò của Liên hợp quốc, thi hành chính sách cấm vận, dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với những nước mà Mỹ cho là không nghe lời mình. Trong lúc đó, Nga là nước kế thừa Liên Xô đang lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, vị thế quốc tế sa sút. Lúc này, các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Âu, xét về tiềm lực mọi mặt đều chưa đủ mạnh nên trên thế giới không có một thế lực nào đủ sức làm đối trọng với sự bá quyền của Mỹ. Nhưng tất cả các nước đều phản đối chính sách đơn cực mà Mỹ đang áp đặt lên thế giới, cùng hướng tới một trật tự đa cực và mong muốn tạo dựng vị thế cho mình. Bước sang thế kỷ XXI, công cuộc cải cách ở Trung Quốc đạt nhiều thành tựu, một “Người khổng lồ vụt lớn_Trung Quốc” dần hiện ra trước sự ngỡ ngàng của thế giới. Một nước Nga dưới thời của Tổng thống V.Putin đang thoát ra khỏi khủng hoảng, dần lấy lại vị thế nước lớn của mình trên trường quốc tế. Mỹ tuyên bố Trung Quốc và Nga là hai đối thủ lớn nhất của mình. Sau sự kiện 11/9/2001, lợi dụng cuộc chiến “chống khủng bố” Mỹ đã đưa quân đội của mình vào các khu vực mà Mỹ cho là có sự ẩn náu của quân khủng bố mà thực chất là thực hiện “chiến lược toàn cầu” mới nhằm kiềm chế không cho các đối thủ của Mỹ có điều kiện vươn lên như đưa quân vào khu vực Trung Á, mở rộng NATO về phía Đông tạo thành vành đai chiến lược bao vây Nga, tạo thế cài răng lược kìm hãm Trung Quốc. Đứng trước sức ép của Mỹ ngay trong vùng địa - chính Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Nguyễn Thị Nhị trang 6 trị quan trọng bậc nhất của mình cả Nga và Trung Quốc đã xích lại với nhau một cách tự nhiên. Đặc biệt trong vai trò là hai nước lãnh đạo của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO_Thành lập tháng 6/2001), Trung Quốc và Nga đã liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đẩy lùi sự ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Trung Á và tăng cường vị thế nước lớn của mình trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và nhanh chóng đưa tổ chúc này trở thành đối trọng với NATO. Tạo thế cân bằng trong quan hệ quốc tế, đảm bảo sự hoà bình, ổn định trong khu vực và trên toàn thế giới. Tìm hiểu vấn đề này, tôi mong muốn tái hiện một cách chân thực quá trình hình thành và phát triển của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Nga từ 2001 đến 2008. Qua đó thấy được vị thế ngày càng lớn của Trung Quốc, Nga và những tác động của quan hệ Trung –Nga cũng như của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đến những vấn đề khu vực và đến trật tự thế giới đang ngày càng lộ rõ sau Chiến tranh lạnh. Thực hiện đề tài này sẽ giúp tôi tích lũy thêm kiến thức cũng như những kinh nghiệm, để phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy sau này. 2. Lịch sử vấn đề. Tìm hiểu về quan hệ Trung – Nga trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là một đề tài rất mới, chưa được nghiên cứu nhiều và cụ thể ở nước ta. Trong số những tài liệu mà tôi thu thập được thì các sách viết về đề tài này không có, nó chủ yếu là chính sách ngoại giao của Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, trong các tạp chí nghiên cứu về Trung Quốc đã có đề cập một cách rải rắc đến nội dung trên. Trong đó có bài viết của thạc sĩ Nguyễn Thanh Thuỷ in trên tạp chí Nghiên Cứu Trung Quốc số 2 năm 2006 có đề cập đến vấn đề này, nhưng tác giả mới chỉ tiếp cận một cách sơ lược về quá trình thành lập tổ chức Hợp tác Thượng Hải cũng như về quan hệ Trung_Nga mà chưa đi sâu tìm hiểu kỹ từng mặt của mối quan hệ đó. Kế thừa các kết quả nghiên cứu, tôi đã tìm hiểu được về chính sách ngoại giao của Trung Quốc, của Nga, việc hình thành Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và quá trình hợp tác giữa hai nước làm nền tảng cho tôi thực hiện đề tài. Do nguồn sách quá ít nên khi viết tôi dựa trên nguồn tài liệu chủ yếu là các báo và tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc; Tạp chí Nghiên cứu châu Âu; Tạp chí Nghiên cứu quốc tế; Những vấn đề kinh tế -chính trị thế giới. Tài Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Nguyễn Thị Nhị trang 7 liệu từ Thông tấn xã Việt Nam (Tài liệu tham khảo đặc biệt, Tài liệu tham khảo chủ nhật, Thông tin tư liệu…) Ngoài ra tôi còn tham khảo thêm một số website như: 3. Phƣơng pháp nghiên cứu. Thực hiện đề tài này, tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để liên kết, móc nối các sự kiện… 4. Phạm vi đề tài. Đề tài chủ yếu nghiên cứu về quá trình thành lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và mối quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Nga trong tổ chức SCO, thời gian từ năm 2001 đến năm 2008. 5. Bố cục. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài này gồm ba chương: CHƯƠNG I: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO CỦA TRUNG QUỐC VÀ NGA ĐẦU THẾ KỶ XXI. I.1 Bối cảnh quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI. I.2 Sự điều chỉnh chiến lược ngoại giao của Trung Quốc và Nga. CHƯƠNG II: TỔ CHỨC HỢP TÁC THƯỢNG HẢI (SCO) II.1 Sự thành lập. II.2 Tổ chức và hoạt động. II.3 Bước phát triển và một số kết quả hợp tác của SCO. CHƯƠNG III: QUAN HỆ TRUNG –NGA TRONG TỔ CHỨC HỢP TÁC THƯỢNG HẢI III.1 Quan hệ Trung –Nga trong thời kỳ chiến tranh lạnh. III.2 Quan hệ Trung –Nga từ 1991 đến tháng 5/2001. III.3 Quan hệ Trung –Nga trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (từ tháng 6/2001 đến 2008). III.4 Những trở ngại và triển vọng trong quan hệ Trung –Nga Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Nguyễn Thị Nhị trang 8 CHƯƠNG I BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO CỦA TRUNG QUỐC VÀ NGA ĐẦU THẾ KỶ XXI. I.1 Bối cảnh quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI. Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, tương quan lực lượng trên bình diện thế giới từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay bị mất cân bằng theo hướng có lợi cho Mỹ. Tuy nhiên trật tự thế giới mới chưa được xác lập ngay mà thay cho Trật tự hai cực vừa sụp đổ là sự tồn tại của một tình trạng được giới nghiên cứu gọi là “nhất siêu đa cường”, tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia nhằm tìm kiếm vị trí quốc tế của mình. Trong đó, Mỹ nổi lên là siêu cường mạnh nhất đang ra sức thực hiện mọi biện pháp để duy trì trật tự thế giới đơn cực. Nội dung cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Mỹ là ngăn chặn sự trỗi dậy của các quốc gia và tăng cường ảnh hưởng tới tất cả các khu vực dưới mọi hình thức, không kể hoà bình hay chiến tranh. Theo đó, Mỹ thực hiện chính sách ngoại giao đơn phương, chà đạp lên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, coi thường các tổ chức quốc tế, kể cả Liên hợp quốc và chỉ lợi dụng các tổ chức này khi thấy cần thiết cho lợi ích của Mỹ. Mỹ cho triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chống tên lửa (NMD), rút ra khỏi hiệp ước ABM, từ chối không phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân… Bước sang thiên niên kỷ mới, tình hình thế giới diễn biến phức tạp và có sự thay đổi lớn. Mỹ đẩy mạnh chiến lược toàn cầu, mở rộng NATO về phía Đông tiến sát cửa ngõ phía Tây của Nga. Đặc biệt, từ khi Tổng thống G.Bush lên cầm quyền (2001) đã thực hiện chính sách đối ngoại cứng rắn: Đơn phương chấm dứt tiến trình làm dịu quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên (Bắc Triều Tiên); tiếp tục đánh phá Irắc; Sửa lại chính sách Trung Đông của Mỹ trước đây từ “tích cực tham gia” sang “ tương đối siêu thoát”, khiến cuộc xung đột Palextin-Ixraen không ngừng leo thang; Tiếp “ngoại trưởng” Chesnia và trục xuất “gián điệp” Nga; Tuyên bố rút khỏi “Nghị định thư Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Nguyễn Thị Nhị trang 9 Kyôtô”; Nhấn mạnh Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ; Bỏ qua ý kiến phản đối của Đồng minh châu Âu và cộng đồng quốc tế về việc trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa.v.v..(1). Chính sách cứng rắn này của Mỹ đã nhanh chóng vấp phải sự chống đối của nhiều quốc gia và nhiều dân tộc trên thế giới, đặc biệt gây nên sự phẫn nộ lớn trong các nhóm Hồi giáo cực đoan trên thế giới. Và sự kiện 11/9/2001 là đòn giáng mạnh vào chính quyền Bush, ngay lập tức Mỹ phát động “Cuộc chiến chống khủng bố”. Ngày 21/9/2001, Tổng thống Bush tuyên bố trước Quốc hội Mỹ rằng: “từ ngày hôm nay, bất cứ quốc gia nào che dấu hoặc ủng hộ chủ nghĩa khủng bố đều sẽ bị Mỹ coi là kẻ thù”(2). Mỹ triệt để lợi dụng cuộc chiến “Chống khủng bố” để đưa quân vào Trung Á, gây sức ép quân sự tại Đông Bắc Á, phát triển lực lượng quân sự ở eo biển Đài Loan, tiến hành các cuộc “Cách mạng màu sắc” ở Grudia năm 2003, Ucraina năm 2004, kết nạp thêm các nước XHCN cũ thân với Nga vào khối NATO… Tất cả những hành động này, thực chất nhằm phục vụ cho chiến lược đơn cực của Mỹ mà trước tiên là nhằm vào hai đối thủ lớn nhất là Trung Quốc và Nga. Chính sách đơn cực của Mỹ vấp phải sự phản ứng của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những cường quốc đang lên như: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU)…Vì những nước này đều hướng tới một thế giới đa cực, thực hiện chính sách ngoại giao hợp tác quốc tế, thực hiện chủ nghĩa đa phương, phản đối chủ nghĩa đơn phương của Mỹ. Và quyết tâm khẳng định vị thế của họ trong trật tự đa cực bằng các chính sách riêng của mình. Chiến lược “phát triển hòa bình” của Trung Quốc, sự phục hồi quyết đoán mạnh mẽ trên bình diện quân sự và ưu thế “chiến lược năng lượng” của Nga, sự “can thiệp” của EU vào các nước thông qua chính sách “dân chủ”, “nhân quyền”, thương mại, đầu tư và văn hóa, chính sách “hướng về châu Á” của Nhật Bản…đang chứng minh điều đó. Chính sự vận động và phát triển của thế giới theo xu thế nói trên đã đẩy chủ nghĩa đơn cực của Mỹ đi vào ngõ cụt, từ đó những mâu thuẫn trong lòng thế giới phát triển mạnh mẽ tác động đến các nước và các mối quan hệ song phương cũng như đa phương và mối quan hệ giữa các nước lớn cũng tác động trở lại tình hình thế giới. ( 1 ) TTXVN, TLTKCN, ngày 14/7/2007 ( 2 ) TTXVN, TLTKĐB, ngày 26/9/2001 Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Nguyễn Thị Nhị trang 10 Rõ ràng, sau chiến tranh lạnh, sự ra đi của một siêu cường, sự suy yếu tương đối về thực lực của Mỹ, sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nga, Nhật và một số nước châu Âu... đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt thế giới, phá vỡ thế cân bằng Xô - Mỹ trước đây. Nhân loại đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Nguy cơ chiến tranh đã bị đẩy lùi song cuộc chạy đua về kinh tế đang trở thành thách thức lớn nhất đối với an ninh quốc gia. Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia nếu không muốn tự loại mình khỏi vòng đua thì phải tập trung ưu tiên phát triển kinh tế, tăng cường thực lực bản thân để tìm chỗ đứng xứng đáng trong một trật tự thế giới mới. Muốn thực hiện được mục tiêu này, các quốc gia cần phải duy trì hoà bình ổn định và hợp tác với nhau. Chính vì vậy, sau chiến tranh lạnh, xuất hiện một số xu thế chính: Toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới, hoà bình và hợp tác để cùng nhau phát triển. Và những diễn biến của tình hình thế giới gần đây cho thấy điều đó. Mỹ vẫn là “siêu cường” lớn mạnh nhất trong một trật tự thế giới nhiều cường quốc và đóng vai trò sen đầm quốc tế. Mọi hành động của Mỹ đều tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển của thế giới. Tuy nhiên, sự hợp tác, đấu tranh cũng như mâu thuẫn giữa các quốc gia có nhiều chiều hướng thay đổi. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên, đồng thời nguy cơ xung đột, đối đầu cũng đang gia tăng và không kém phần quyết liệt. Tình hình an ninh - chính trị quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Điều này thể hiện qua việc gia tăng các cuộc xung đột, chạy đua vũ trang trên thế giới, số lượng các quốc gia có công nghệ hạt nhân và vũ khí hạt nhân cũng tăng “hiện nay khoảng trên 10 nước có vũ khí hạt nhân và khoảng trên 30 quốc gia có công nghệ hạt nhân”(1). Vấn đề khủng bố phát triển mạnh trên phạm vi toàn cầu với mức độ ngày càng khốc liệt, tần số gia tăng. Có thể nói, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố trong những năm gần đây đã gây cho thế giới nhiều bất ổn, gây thiệt hại cho nhiều quốc gia cả về kinh tế lẫn chính trị. Trước nạn khủng bố, toàn thế giới đã cùng lên án, đấu tranh, các nước lớn đã có những hành động cụ thể thể hiện quyết tâm chống khủng bố. Và chính yếu tố khủng bố cũng là một trong những nhân tố gây không ít mâu thuẫn giữa các quốc gia. “Một số nước lớn đã lợi dụng chống khủng bố để can thiệp bằng quân sự vào các nước có chủ quyền; hoặc đưa ra lời đe doạ tấn công nếu các ( 1 ) Khoá luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Nguyễn Thị Nhị
Tài liệu liên quan