Đề tài Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (Nghiên cứu vận dụng tại Nhà máy len Hà Đông)

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, thành phần kinh tế nhà nước (mà trong đó doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt) giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước thực hiện giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp nhà nước hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao. Việc Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước đặt ra yêu cầu phải quản lý số vốn đó. Đồng thời, việc thay đổi phương thức quản lý hiện vật sang phương thức quản lý bằng giá trị là chủ yếu đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa vai trò của nhà nước trong công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Song thực tế cho thấy, công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước còn có những bất cập trong chế độ chính sách quản lý, trong tổ chức bộ máy quản lý và trong tổ chức thực hiện. Điều đó khiến vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp đang bị ăn mòn và việc thực hiện vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước bị hạn chế. Do vậy, việc hoàn thiện công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước trở thành yêu cầu cấp bách hiện nay. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước càng cần được thực hiện tốt hơn. Trong thời gian thực tập tại Nhà máy len Hà Đông, em đã nghiên cứu tìm hiểu về công tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy và thấy rằng bên cạnh những thành tựu Nhà máy gặt hái được trong những năm gần đây còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy (cả khi giao vốn và trong quá trình sử dụng vốn). Do đó, để thực hiện nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao, công tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy cần sớm được hoàn thiện. Em chọn đề tài: “Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (Nghiên cứu vận dụng tại Nhà máy len Hà Đông)” với mục đích qua nghiên cứu phát hiện những hạn chế trong công tác quản lý đối với phần vốn tại Nhà máy len Hà Đông, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông. Nội dung đề tài gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông Chương 3: Đề xuất hoàn thiện công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông

doc87 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (Nghiên cứu vận dụng tại Nhà máy len Hà Đông), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, thành phần kinh tế nhà nước (mà trong đó doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt) giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước thực hiện giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp nhà nước hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao. Việc Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước đặt ra yêu cầu phải quản lý số vốn đó. Đồng thời, việc thay đổi phương thức quản lý hiện vật sang phương thức quản lý bằng giá trị là chủ yếu đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa vai trò của nhà nước trong công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Song thực tế cho thấy, công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước còn có những bất cập trong chế độ chính sách quản lý, trong tổ chức bộ máy quản lý và trong tổ chức thực hiện. Điều đó khiến vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp đang bị ăn mòn và việc thực hiện vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước bị hạn chế. Do vậy, việc hoàn thiện công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước trở thành yêu cầu cấp bách hiện nay. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước càng cần được thực hiện tốt hơn. Trong thời gian thực tập tại Nhà máy len Hà Đông, em đã nghiên cứu tìm hiểu về công tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy và thấy rằng bên cạnh những thành tựu Nhà máy gặt hái được trong những năm gần đây còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy (cả khi giao vốn và trong quá trình sử dụng vốn). Do đó, để thực hiện nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao, công tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy cần sớm được hoàn thiện. Em chọn đề tài: “Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (Nghiên cứu vận dụng tại Nhà máy len Hà Đông)” với mục đích qua nghiên cứu phát hiện những hạn chế trong công tác quản lý đối với phần vốn tại Nhà máy len Hà Đông, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông. Nội dung đề tài gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông Chương 3: Đề xuất hoàn thiện công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1. Sự cần thiết quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước 1.1.1. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường Trên thế giới hiện có rất nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhà nước. Có người cho rằng doanh nghiệp nhà nước là các xí nghiệp công làm nhiệm vụ sự nghiệp (cảnh sát, cứu hoả, y tế, giáo dục...). Khi giảng về doanh nghiệp nhà nước, giáo sư Michel Rambolt đã đưa ra ba tiêu chí xác định doanh nghiệp nhà nước: doanh nghiệp nhà nước trực tiếp chịu sự kiểm soát của ai? Sản xuất ra sản phẩm đem bán hay không đem bán? Hoạt động gắn với lợi ích chung hay lợi ích cá nhân? Từ đó, ông quan niệm rằng: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát trực tiếp của nhà nước, được phân làm hai loại: Loại một là các xí nghiệp, tổ chức sản xuất những sản phẩm không dùng để bán, nó làm việc vì lợi ích chung và được gọi là các cơ quan hành chính; Loại hai là các xí nghiệp công cộng, loại này lại được chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất là các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng để bán, trao đổi, hoạt động vì lợi ích chung, sản phẩm của nó thường là các dịch vụ công cộng. Nhóm hai là các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường phải cạnh tranh, thường hoạt động vì lợi ích riêng nào đó. Ở nước ta, theo Luật doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 20/4/1995: doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp nhà nước mang các đặc điểm chung với các loại hình doanh nghiệp khác như: Thứ nhất, chức năng kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước bao gồm: sản xuất-cung ứng trao đổi, hợp tác và tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Hai là, doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nhà nước là điều kiện cơ bản quyết định sự atồn tại của doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống kinh tế quốc dân. Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước phải tự chịu trách nhiệm về quản lý, về nghĩa vụ tài chính trong việc thanh toán những khoản công nợ khi doanh nghiệp phá sản hay giải thể. Với tư cách là một pháp nhân độc lập, doanh nghiệp nhà nước có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tư cách này tạo cho doanh nghiệp nhà nước địa vị pháp lý để đảm bảo độc lập tự chủ. Ba là, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước cũng chịu sự chi phối và tác động của môi trường kinh tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhà nước có thể được phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác bởi các đặc điểm sau đây: Một là, doanh nghiệp nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Như vậy doanh nghiệp nhà nước không chỉ được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh (nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế) mà còn để thực hiện các hoạt động công ích (nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội). Các loại hình doanh nghiệp khác không phải do nhà nước thành lập mà chỉ được nhà nước cho phép thành lập trên cơ sở đơn xin thành lập của các chủ thể kinh doanh. Hai là, doanh nghiệp nhà nước do nhà nước tổ chức quản lý. Nhà nước tổ chức bộ máy quản lý các doanh nghiệp nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng; nhà nước bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn hay trung hạn của doanh nghiệp... Ba là, tài sản của doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận tài sản của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đầu tư vốn thành lập nên nó thuộc sở hữu nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là một chủ thể kinh doanh không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là chủ quản lý và tiến hành hoạt động kinh doanh trên số tài sản của nhà nước. Trong khi đó, các chủ thể kinh doanh khác đều là chủ sở hữu với tài sản kinh doanh của họ. Có thể phân loại doanh nghiệp nhà nước thành hai loại căn cứ vào chức năng hoạt động của doanh nghiệp là: doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh (hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận) và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích (hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh...) Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phát triển trong mối quan hệ kinh tế đa dạng về hình thức sở hữu, về vốn và tài sản, về cơ chế tổ chức quản lý. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không chỉ tồn tại đơn nhất trong khu vực kinh tế quốc doanh (doanh nghiệp nhà nước) như trong nền kinh tế kế hoạch hoá mà còn tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu bao gồm các loại hình tổ chức doanh nghiệp khác nhau như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh... Nhưng doanh nghiệp nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng, nó là bộ phận nòng cốt của thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước được thể hiện qua những chức năng cụ thể sau: Thứ nhất, chức năng định hướng sự phát triển của nền kinh tế. Chức năng này thể hiện ở chỗ doanh nghiệp nhà nước phải đi tiên phong trong các lĩnh vực chiến lược theo đường lối phát triển của nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác tham gia; doanh nghiệp nhà nước phải là mẫu mực về trình độ quản lý, về hiệu quả kinh doanh để các doanh nghiệp khác noi theo; Thứ hai, chức năng hỗ trợ và phục vụ. Sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác là sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước không phải đơn thuần vì bản thân nó mà quan trọng hơn cả là tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy, doanh nghiệp nhà nước được bố trí xây dựng ở những khu vực ngành nghề cần thiết tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển đồng đều giữa các vùng của đất nước; Thứ ba, chức năng đảm bảo sức mạnh vật chất để nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường. Chức năng này được hiểu là các doanh nghiệp nhà nước phải có đóng góp thích đáng cho sự phát triển kinh tế bằng việc kinh doanh có hiệu quả; doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm vai trò quyết định này để Chính phủ có đủ nguồn lực chỉ đạo và hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo mục tiêu đề ra. 1.1.2. Tính tất yếu của việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước 1.1.2.1. Vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước Vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng là vốn được cấp từ ngân sách, vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn của doanh nghiệp nhà nước tự tích luỹ. Từ khái niệm trên có thể thấy vốn nhà nước được cấu thành bởi ba bộ phận: Một là, vốn được cấp từ ngân sách, là vốn doanh nghiệp nhà nước được cấp phát lần đầu khi mới hoạt động (xác định từ thời điểm giao nhận vốn), vốn được cấp bổ sung trong quá trình hoạt động; vốn được tiếp quản từ chế độ cũ để lại. Hai là, vốn có nguồn gốc ngân sách, là các khoản vốn tăng thêm do được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc được cấp lại các khoản phải nộp ngân sách theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chênh lệch giá tài sản cố định, vật tư, hàng hoá tồn kho qua các lần kiểm kê, điều chỉnh giá; các nguồn vốn viện trợ: viện trợ nhân dân, viện trợ của các nước và các tổ chức quốc tế, quà tặng theo qui định phải ghi tăng vốn ngân sách cấp; Ba là, vốn của doanh nghiệp nhà nước tự tích luỹ, chính là phần thu nhập sau thuế doanh nghiệp nhà nước giữ lại để tái đầu tư. Hình thức thực hiện đầu tư của Chính phủ vào các doanh nghiệp nhà nước cụ thể như sau: Một là, giá trị quyền sử dụng đất, Chính phủ giao đất cho doanh nghiệp nhà nước hay cho doanh nghiệp thuê đất, thực hiện những chính sách ưu đãi về đất đai đối với doanh nghiệp nhà nước; Hai là, cấp vốn điều lệ và bổ sung vốn: - Vốn điều lệ để san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị đưa vào sản xuất; - Vốn bổ sung được cấp trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước được giao thêm nhiệm vụ; Ba là, không thu khấu hao, miễn giảm thuế hay cấp tín dụng nhà nước ưu đãi... Những khoản đó được doanh nghiệp nhà nước sử dụng để tái đầu tư, thay thế đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho các yêu cầu kinh doanh khác theo quy định của Chính phủ. 1.1.2.2. Tính tất yếu của việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước Nhà nước phải quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước vì: Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu nhà nước nhưng nhà nước giao cho một số cá nhân, đơn vị sử dụng. Như vậy có sự tách biệt giữa người sở hữu vốn và người sử dụng vốn, hai đối tượng này có thể có mục tiêu không phù hợp nhau. Các doanh nghiệp nhà nước không phải đương đầu với nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh mua lại như các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân. Do đó người sử dụng vốn có thể sử dụng vào những động cơ cá nhân, những động cơ có thể làm cho những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước hành động không nhất quán với các mục tiêu của doanh nghiệp. Khi những người này không nắm quyền sở hữu vốn của doanh nghiệp và cũng không thể tăng thêm sự giàu có cho bản thân bằng cách tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì chẳng có gì kích thích họ phải nhìn xa khi quyết định phương án sản xuất kinh doanh. Vì thế đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước nhằm đảm bảo vốn và tài sản của nhà nước không bị xâm phạm trong quá trình kinh doanh cũng như doanh nghiệp hoạt động theo đúng mục tiêu nhà nước đề ra. Thứ hai, nhà nước quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước cũng là thực hiện vai trò quản lý nhà nước của mình. Nhà nước ban hành các chế độ tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các chế độ đó. Việc theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn tại các doanh nghiệp nhà nước giúp cơ quan quản lý nắm bắt được tình hình thực tế tại các doanh nghiệp, theo dõi tiến trình thực hiện các văn bản. Từ đó thu thập thông tin để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các chính sách cho kịp thời, phù hợp với thực tế. Đồng thời thông qua công tác quản lý vốn, nhà nước mới có những thông tin chính xác để đánh giá đúng chất lượng kinh doanh ở các doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở các thông tin đánh giá này, nhà nước có kế hoạch sắp xếp, bố trí lại các doanh nghiệp, vốn và lao động, hoàn thiện các khâu quản lý nhằm đạt hiệu quả kinh doanh và thực hiện các mục tiêu xã hội. Thứ ba, đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, phần lợi nhuận sau thuế thuộc về nhà nước. Nhà nước sử dụng lợi nhuận đó để duy trì và tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp hoặc đáp ứng một lợi ích nào đó của nhà nước. Do đó, để lợi nhuận sau thuế được tối đa hoá, nhà nước phải quản lý phần vốn đầu tư của mình để nó được sử dụng một cách có hiệu quả, trên cở sở đó tăng lợi ích nhà nước. Tóm lại, việc nhà nước quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước là một đòi hỏi khách quan để bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu trong việc bảo toàn vốn và tài sản cũng như để thực hiện vai trò quản lý của mình. Nội dung công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước 1.2.1. Thiết lập căn cứ về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước Thiết lập căn cứ về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước là việc làm cần thiết nhằm tạo cơ sở giúp các đơn vị được giao vốn thực hiện quản lý vốn được giao và giúp các cơ quan kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ giám sát của mình. Hình thức biểu hiện cụ thể của nội dung công tác này là việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Khác với cách thức quản lý doanh nghiệp trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết, Nhà nước quản lý doanh nghiệp một cách gián tiếp theo nguyên tắc: Nhà nước điều chỉnh thị trường, thị trường điều chỉnh doanh nghiệp. Nhà nước ban hành chính sách nhằm định hướng sự phát triển theo mục tiêu của Nhà nước và giúp doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Nhà nước tạo hành lang pháp lý thông thoáng, bình đẳng và môi trường kinh doanh vừa thuận lợi, vừa đòi hỏi hiệu quả kinh tế cao để các doanh nghiệp hoạt động. Chính sách quản lý vốn được ban hành hướng vào việc khai thác, động viên và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhằm khuyến khích phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nâng cao hiệu quả của nền tài chính quốc gia. Chính sách quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nói riêng và hệ thống các chính sách tài chính nói chung. Chính sách quản lý vốn đúng đắn sẽ kích thích sự chuyển dịch các luồng giá trị trong nền kinh tế quốc dân theo hướng duy động mọi nguồn vốn vào đầu tư phát triển sản xuất, tăng khả năng tích tụ và tập trung vốn ở doanh nghiệp, nhờ đó tăng quy mô và tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Nguồn thu vào ngân sách nhà nước càng nhiều thì Chính phủ càng có khả năng tài chính để tăng quy mô đầu tư vốn, phát triển các quỹ tài trợ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; kế đó, quy mô đầu tư và tài trợ từ ngân sách đối với doanh nghiệp càng lớn thì nó sẽ kích thích mạnh mẽ hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, và qua đó Chính phủ còn thực hiện được yêu cầu điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế theo định hướng đã đề ra. Các Chính phủ thường ban hành chính sách quản lý vốn và tài sản theo hướng: Một là, tăng cường quyền tự chủ về mặt tài chính của các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý vốn và tài sản; Hai là, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực nhà nước giao. Thiết lập các cơ chế thích hợp để hướng sự quan tâm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn như: cơ chế trích lập dự phòng, cơ chế bù lỗ... Ba là, quy định các chính sách ưu đãi về mặt tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích như: hỗ trợ vốn, bù chênh lệch khi thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao, bảo đảm thoả đáng lợi ích vật chất cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước này...Đồng thời thiết lập cơ chế quản lý hợp lý đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng các nguồn lực nhà nước giao. Chính sách quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước bao trùm các nội dung quản lý sau: a, Quản lý việc hình thành vốn của doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước có thể được đầu tư vốn khi mới thành lập hoặc đầu tư bổ sung trong quá trình hoạt động. Ngoại trừ các doanh nghiệp hình thành do kết quả quốc hữu hoá, các doanh nghiệp nhà nước đều được hình thành trên cơ sở nguồn vốn cấp phát ban đầu của nhà nước. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế mà nhà nước quyết định cấp dưới hình thức trực tiếp (cấp thẳng từ ngân sách nhà nước) hay gián tiếp (qua các hình thức ghi thu-ghi chi như: chuyển vốn từ doanh nghiệp nhà nước này sang doanh nghiệp nhà nước khác hoặc cho doanh nghiệp nhà nước nhận trực tiếp các khoản viện trợ để đầu tư...). Đối với vốn lưu động, nhà nước có thể cấp theo định mức một phần, phần còn lại doanh nghiệp phải huy động trên thị trường vốn và chịu lãi suất thị trường. Đồng thời, tuỳ thuộc vào khả năng của ngân sách nhà nước của mỗi nước mà chính sách đầu tư vốn cho doanh nghiệp nhà nước ở các nước là khác nhau. Ở Pháp, những doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo yêu cầu của nhà nước thì cấp vốn 100%, các doanh nghiệp do nhà nước quản lý nhưng tự chọn chính sách phát triển, phải cạnh tranh với doanh nghiệp khác thì nhà nước không cấp vốn. Ở Nhật, mức vốn đầu tư cho doanh nghiệp tăng nhưng mức độ kiểm soát cũng chặt chẽ hơn. Ở Malaysia, nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước được hình thành như sau: Vốn cố định ban đầu được nhà nước cấp 100% và hàng năm, doanh nghiệp phải trả lãi (theo lãi suất ưu đãi) trên tổng số vốn đầu tư của nhà nước; vốn lưu động thì các công ty phải vay theo lãi suất thị trường. Còn ở nước ta, việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư số 62/1999/TT-BTC ngày7/6/1999, Nhà nước đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhà nước mới thành lập ở những ngành, những lĩnh vực quan trọng. Các cơ quan có thẩm quyền khi quyết định thành lập doanh nghiệp mới phải đảm bảo đủ vốn thực có tại thời điểm thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định nhà nước quy định cho mỗi ngành nghề. Trong quá trình kinh doanh, căn cứ vào hiệu quả sản xuất dinh doanh, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội mà nhà nước giao cho doanh nghiệp và khả năng của ngân sách nhà nước, nhà nước xem xét đầu tư bổ sung cho các doanh nghiệp trong những trường hợp cần thiết. Doanh nghiệp nhà nước được nhà nước giao vốn thuộc sở hữu nhà nước hiện có tại doanh nghiệp sau khi đã được kiểm tra, thẩm định theo quy định hiện hành của nhà nước. Số vốn giao cho doanh nghiệp được xác định như sau: + Đối với doanh nghiệp thành lập mới là số vốn nhà nước ghi trong quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản bàn giao sang sản xuất kinh doanh, vốn điều lệ được nhà nước bổ sung và vốn khác thuộc sở hữu nhà nước (nếu có). + Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động và thành lập lại (sáp nhập, chia tách) là số vốn sở hữu hiện có tại doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp thành viên, sau khi đã được kiểm tra, thẩm định theo quy định hiện hành của nhà nước. Trong khi khu vực kinh tế tư nhân có thể được huy động một cách tự chủ và linh động trong môi trường ki
Tài liệu liên quan