Cây đậu phộng thường mọc thành từng bụi và có khi bò trên mặt đất. Thân thẳng cao từ 0,3 - 0,4m. Hoa màu vàng, củ (chính xác hơn gọi là quả) được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng, thắt eo hay không, mỗi củ chứa từ 1 - 5 hạt. Điểm đặc biệt của cây đậu phộng so với những cây khác là ra hoa, thụ phấn trên mặt đất nhưng sau đó lại chui xuống đất để kết quả. Hạt đậu phộng có hình thoi, bầu dục hay tròn và được bao bởi một lớp vỏ hạt màu hồng hay hồng nhạt gọi là màng (vỏ lụa).
44 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 8256 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sản xuất dầu đậu phộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sản xuất dầu đậu phộng GVHD: PGS – TS Lê Văn Việt Mẫn
1
MỤC LỤC
I. Nguyên liệu ------------------------------------------------------------------------ 2
1. Đặc điểm chung -------------------------------------------------------------- 2
2. Thành phần sinh hóa ------------------------------------------------------- 3
3. Bảo quản nguyên liệu ------------------------------------------------------- 4
4. Chỉ tiêu chất lượng của đậu phộng -------------------------------------- 6
SƠ ĐỒ TÁCH DẦU BẰNG TRÍCH LY -------------------------------------------- 11
SƠ ĐỒ TÁCH DẨU BẰNG ÉP KIỆT ----------------------------------------------- 12
II. Quy trình công nghệ ------------------------------------------------------------ 13
1.Phương pháp ép kiệt ---------------------------------------------------------- 13
1.1 Sơ chế nguyên liệu – nghiền --------------------------------------------- 13
1.2 Chưng sấy ------------------------------------------------------------------ 14
1.3 Ép sơ bộ --------------------------------------------------------------------- 16
1.4 Xử lý khô dầu sau ép sơ bộ --------------------------------------------- 17
1.5 Ép kiệt ----------------------------------------------------------------------- 18
1.6 Tách tạp chất -------------------------------------------------------------- 19
1.7 Thủy hóa dầu -------------------------------------------------------------- 20
1.8 Luyện kiềm ----------------------------------------------------------------- 22
1.9 Tẩy màu dầu --------------------------------------------------------------- 24
1.10Tẩy mùi --------------------------------------------------------------------- 25
2.Phương pháp trích ly --------------------------------------------------------- 27
2.1 Trích ly ---------------------------------------------------------------------- 27
2.2 Lọc mixen ------------------------------------------------------------------- 29
2.3 Chưng cất mixen ---------------------------------------------------------- 30
III. So sánh ưu và nhược điểm của 2 quy trình -------------------------------- 32
IV. Các chỉ tiêu của dầu thành phẩm -------------------------------------------- 33
1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm ------------------------------------------- 33
2. Một số sản phẩm dầu đậu phộng trên thị trường --------------------- 34
3. Một số thông tin khác có liên quan -------------------------------------- 37
V. Ứng dụng công nghệ ------------------------------------------------------------ 40
Tài liệu tham khảo ----------------------------------------------------------------------- 43
Sản xuất dầu đậu phộng GVHD: PGS – TS Lê Văn Việt Mẫn
2
I. NGUYÊN LIỆU
Nguyên liệu chính: đậu phộng
1) Đặc điểm chung
- Cây đậu phộng còn gọi là cây lạc và có tên khoa học là Arachis hypogeal thuộc họ
đậu.
Hình 1: Cây và quả đậu phộng
- Cây đậu phộng thường mọc thành từng bụi và có khi bò trên mặt đất. Thân thẳng
cao từ 0,3 - 0,4m. Hoa màu vàng, củ (chính xác hơn gọi là quả) được bao bọc bởi một
lớp vỏ cứng, thắt eo hay không, mỗi củ chứa từ 1 - 5 hạt. Điểm đặc biệt của cây đậu
phộng so với những cây khác là ra hoa, thụ phấn trên mặt đất nhưng sau đó lại chui
xuống đất để kết quả. Hạt đậu phộng có hình thoi, bầu dục hay tròn và được bao bởi một
lớp vỏ hạt màu hồng hay hồng nhạt gọi là màng (vỏ lụa).
- Người ta thường chia quả đậu phộng thành 2 loại: loại quả to, loại quả nhỏ.
Bảng 1: Phân loại quả đậu phộng
Quả to Quả nhỏ
Chiều dày ≥ 12mm < 12mm
Kích thước hạt 10 - 20mm 7,5 - 13mm
Khối lượng 1000 hạt 1300 - 2000g 400 - 750g
2) Thành phần sinh hóa của hạt đậu phộng
- Nhìn chung, đậu phộng là một nguồn thức ăn giàu về dầu (44 - 56%) và protein
(25 - 34%).
- Thành phần sinh hóa của cây đậu phộng phụ thuộc vào giống, sự biến đổi của điều
kiện khí hậu, vị trí hạt trong quả, các yếu tố tác động từ bên ngoài như sâu bệnh. Các
phương pháp phân tích khác nhau cũng ảnh hưởng đến thành phần sinh hóa của hạt.
Bảng 2: Thành phần sinh hóa của hạt đậu phộng (% khối lượng)
Sản xuất dầu đậu phộng GVHD: PGS – TS Lê Văn Việt Mẫn
3
Các chất Vỏ quả Vỏ lụa Phôi
Độ ẩm
Protein
Lipid
Glucid
Đường khử
Saccharose
Pentozan
Tinh bột
Hemicellulose
Xơ thô
Tro
Calo
*
25,4 - 33,8
44,5 - 56
6 - 24,9
0,1 - 0,4
2,9 - 6,4
2,2 - 2,7
0,9 - 5,3
-
1,6 - 1,9
1,8 - 2,9
-
*
4,8 - 7,2
1,2 - 2,8
10,6 - 21,2
0,3 - 1,8
1,7 - 2,5
16,1 - 17,8
0,7
10,1
65,7 - 79,3
1,9 - 4,6
-
9,01
11 - 13,4
0,5 - 1,9
48,3 - 52,2
1 - 1,2
-
-
-
-
21,4 - 34,9
2,1
-
(*: Thay đổi theo kĩ thuật xử lý và cất giữ, thường từ 5 - 8%)
a. Dầu trong hạt đậu phộng:
- Dầu phộng là một hỗn hợp glicerid gồm: 80% acid béo không no và 20% acid béo
no. Thành phần acid béo trong hạt dầu thay đổi tùy theo giống và điều kiện trồng trọt.
- Các glicerid trong dầu phộng chứa 3 acid béo chính:
• Acid oleic: 43 - 65%
• Acid linoleic: 20 - 37%
• Acid palmitic:14 - 20%
- Dầu đậu phộng chứa các vitamin hòa tan trong dầu, trong đó nhiều nhất là vitamin
E - một yếu tố quan trọng trong tổng hợp hormone sinh dục, chống lão hóa. Hai acid bão
hòa có trong dầu đậu phộng là acid arachidic (C20) và acid lignoceric (C24) thấy trong
bơ ca cao và trong bơ sữa bò . Đây là hai acid béo bão hòa dạng cis nên không gây nguy
hiểm cho tim mạch...
- Ở nhiệt độ bình thường, dầu phộng là một chất lỏng màu vàng nhạt, có độ nhớt
thấp, có hương thơm và mùi vị như hạt dẻ.
Sản xuất dầu đậu phộng GVHD: PGS – TS Lê Văn Việt Mẫn
4
Bảng 3 : Một số tính chất chung của dầu phộng
Nhiệt độ nóng chảy
Chỉ số iod
Chỉ số xà phòng hóa
Độ acid tự do
Chỉ số khúc xạ (ND20)
Tỉ trọng ở 15oC
Tỉ trọng ở 25oC
Độ nhớt trung bình ở 20oC
Độ chuẩn
Nhiệt lượng nóng chảy
Màu sắc
Mùi vị và hương thơm
0 - 3oC
82 - 100
188 - 195
0,02 – 0,6%
1,4697 - 1,4719
0,917 - 0,921
0,91 - 0,915
71,07 - 86,15 centipose
26 - 320C
21,7cal/g (không hidro hóa)
24,7 cal/g (hidro hóa)
vàng nhạt
gần như hạt dẻ
- Trước đây, người ta thường chỉ chú trọng đến dầu trong hạt đậu phộng mà chưa
chú ý đến lượng protein khá cao có chứa trong dầu, trong các bộ phận khác của cây đậu
phộng. Tình trạng thiếu protein hiện nay trên thế giới đòi hỏi phải nghiên cứu sử dụng
triệt để loại cây này, một cây cho dầu và cho đạm.
b. Một số thành phần hóa học khác
- Ngoài những thành phần trên , Frampton và Boudreaux còn th ấy một chất tan
trong nước của hạt đậu phộng có tác dụng cầm máu . Các vitamin như thiamine (vitamin
B1) trong đậu phộng đã rang chiếm 0,23mg%. Nó là một phần của coenzyme thiamin
pyrophosphate rất quan trọng trong phản ứng giải phóng năng lượng từ carbohy drate,
chất béo và alcohol (rượu, bia). Ngoài ra đậu phộng còn chứa vitamin B 2, vitamin B6.
Nghiên cứu của khoa điều trị thuộc trường đại học Purdue (Mỹ) công bố : đậu phộng
chứa magie, mangan, sắt, đồng, phospho, kali, kẽm, selen, canxi và đặc biệt là folate có
tác dụng bổ não.
- Rõ ràng, đậu phộng là một nguồn thức ăn giàu lipid, protein và vitamin. Bên cạnh
đó, đậu phộng có hương thơm và mùi vị đặc biệt. Vị ngọt điển hình và mùi thơm nhẹ
được tạo nên bởi đường và một số chất hữu cơ bay hơi khác. Thành phần các chất bay
hơi có tới hơn 10 chất như pentan, octan, metylfomal, acetaldehyd, aceton, metanol,
etanol, 2-butanol, pentanal và hexanal.
3) Bảo quản nguyên liệu
Sau khi thu hoạch, đậu phộng được tách vỏ bằng máy bóc tách vỏ rồi đem đi bảo
quản.
Sản xuất dầu đậu phộng GVHD: PGS – TS Lê Văn Việt Mẫn
5
Hình 2: Máy bóc tách vỏ đậu phộng
Trong quá trình bảo quản nguyên liệu, hạt vẫn còn khả năng sống, tức là vẫn còn hô
hấp, năng lượng hạt dùng để hô hấp chính là do tiêu hao các chất dự trữ có trong dầu.
Mức độ tiêu hao dầu và làm giảm phẩm chất của dầu có trong hạt phụ thuộc vào cường
độ hô hấp. Lượng dầu béo giảm, sẽ có nhiều acid béo tự do và các sản phẩm dễ bị oxi
hóa. Ngoài ra, kèm theo sự thay đổi lipid còn có sự thay đổi các thành phần hóa học khác
có trong dầu, kể cả protein.
Những nhân tố ảnh hưởng tới bảo quản hạt
Cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản hạt phụ thuộc chủ yếu vào 3 nhân tố
chính: hàm lượng ẩm, nhiệt độ và mức độ thoáng khí. Những nhân tố này không những
ảnh hưởng đến hàm lượng dầu có trong hạt mà còn ảnh hưởng tới những thành phần khác
của khối hạt như vi khuẩn (thường kí sinh trong hạt, tạp chất kèm theo hạt) cũng như các
loại sâu bọ khác.
Độ ẩm của hạt
- Hàm lượng dầu trong hạt càng cao, yêu cầu độ ẩm để bảo quản hạt càng nhỏ. Nếu
độ ẩm bảo quản cao hơn độ ẩm tới hạn, thì lúc đó, cường độ hô hấp tăng và sẽ thải ra môi
trường xung quanh nhiều nhiệt và nước, do đó, nhiệt độ và độ ẩm của khối hạt tăng
nhanh dẫn đến quá trình tự bốc nóng. Nếu không ngăn chặn được quá trình trên, các
triglycerid bị phân hủy mạnh, các acid béo bị oxi hóa, các protein bị biến tính và tất cả
các thành phần hóa học sẽ bị biến đổi không thuận nghịch. Hạt dầu loại này không thể
đảm bảo phẩm chất dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp.
- Sự hư hỏng hạt khi xảy ra quá trình tự bốc nóng chia làm 4 thời kỳ:
o Ở 27 - 30oC: màu, mùi, vị chưa có gì đáng chú ý.
o Ở 30 - 40oC: vi sinh vật phát triển nhanh, mạnh, hạt bị vón cục, khô, có mùi hắc,
vị chua, chỉ số acid tăng dần.
o Ở 40 - 55oC: mức độ hư hỏng có thể đạt đến 80 - 85%, chỉ số acid của dầu trong
hạt tăng cao.
o Khi nhiệt độ lớn hơn 60oC: màu đỏ của nhân hạt đậu bị xám đen, hạt thối nhiều
và mức độ hư hỏng được coi là hoàn toàn.
1. Máng cấp liệu
2. Trống bóc vỏ
3. Sàng
4. Cửa hứng hạt
5. Tấm hứng
6. Khung máy
7. Máng phân ly
8. Cửa ra tạp chất
Sản xuất dầu đậu phộng GVHD: PGS – TS Lê Văn Việt Mẫn
6
o Độ ẩm hạt đậu phộng dùng để ăn, để làm nguyên liệu cho công nghiệp và để xuất
khẩu là ≤ 7,5%.
Nhiệt độ
Trong bảo quản hạt có dầu, nhiệt độ tăng cũng sẽ làm tăng cường độ hô hấp. Tuy
nhiên, ảnh hưởng do nhiệt độ thường kém hiệu lực hơn so với độ ẩm.
Thành phần không khí trong khối hạt
- Hạt dầu có độ ẩm cao, có thể bảo quản được, nếu như hạn chế sự tiếp xúc của
khối hạt với không khí. Lúc này, các hoạt động của vi sinh vật và các thành phần khối hạt
bị kìm hãm.
- Tạo ra điều kiện không có oxi trong bảo quản hạt, chỉ có thể tiến hành được bằng
cách làm mất oxi của không khí để khối hạt không hô hấp được, hoặc bằng cách đưa vào
khối hạt các loại khí bay hơi thay thế vào các khoảng trống của hạt như khí carbonic, khí
nitơ, khói...
4) Chỉ tiêu chất lượng của đậu phộng dùng làm nguyên liệu cho sản xuất
dầu đậu phộng (TCVN 2383 – 1993)
Đối với quả đậu phộng:
- Quả đậu phộng phải khô, độ ẩm không lớn hơn 9% khối lượng.
- Quả đậu phộng phải tương đối đồng đều, không được để lẫn quá 5% quả đậu
phộng khác loại và không được phép lẫn các loại hạt khác, đặc biệt là hạt ve và hạt trẩu.
- Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài bình thường, đặc trưng cho quả đậu
phộng đã được chế biến khô.
- Quả đậu phộng không có sâu mọt sống và mốc.
- Quả đậu phộng được phân thành 3 hạng quy định trong bảng sau:
Bảng 6: phân loại quả đậu phộng
Tên chỉ tiêu Mức
Hạng
1
Hạng
2
Hạng
3
1.Quả đậu phộng rỗng (không có hạt) tính theo % khối lượng
quả không lớn hơn
2 2 2
2.Hạt không hoàn thiện tính theo % khôi lượng hạt không
lớn hơn
6 8 11
3.Tạp chất tính theo % khối lượng quả và hạt không lớn hơn 1 2 2,5
Đối với hạt đậu phộng:
- Hạt đậu phộng phải chế biến khô, độ ẩm tính theo khối lượng không lớn hơn 7%.
- Hạt đậu phộng phải sạch, không có sâu mọt sống và mốc, đặc biệt loại trừ hạt có
màu sắc nhợt nhạt, bị mốc trắng, mốc xám hoặc bám đầy bào tử nấm mốc vàng xanh.
Sản xuất dầu đậu phộng GVHD: PGS – TS Lê Văn Việt Mẫn
7
- Không được phép lẫn các hạt đậu phộng khác loại quá 5% và không được lẫn các
hạt ve, hạt trẩu.
- Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài đặc trưng cho hạt đậu phộng đã chế biến
khô.
- Hạt đậu phộng được phân thành 3 hạng quy định trong bảng sau:
Bảng 7: Phân loại hạt đậu phộng
Tên chỉ tiêu Mức
Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3
1.Hạt không hoàn thiện tính theo % khối lượng
a.Hạt tróc vỏ lụa và hạt tách đôi, không lớn hơn
b.Hạt không hoàn thiện khác, không lớn hơn
2
1,7
5
4,5
9
6
2.Tạp chất, tính theo % khối lượng, không lớn hơn 0,3 0,5 1
Nguyên liệu phụ
1. Hexan: dung môi để trích ly dầu thực vật.
Hexan
Tổng quan
Tên khác n-Hexan
Công thức hóa học C6H14
Sản xuất dầu đậu phộng GVHD: PGS – TS Lê Văn Việt Mẫn
8
n-Hexan là hóa chất được sản xuất từ dầu thô,rất dễ cháy và hơi có thể gây nổ.Thường
được đóng thành các phuy với khối lượng 132-137-138kg.
Yêu cầu của dung môi dùng để trích ly dầu:
- Dung môi phải nhanh chóng hòa tan dầu theo bất cứ tỷ lệ nào. Có ẩn nhiệt hóa hơi nhỏ,
dễ cất ra khỏi dầu và bã dầu, dễ ngưng tụ.
- Dung môi không hòa tan các nguyên liệu lạ khác có trong dầu ngoại trừ dầu. Không
tham gia phản ứng với nguyên liệu trích ly tạo thành chất mới, cần trung tính với nguyên
liệu.
- Dung môi phải có thành phần đồng nhất. Điều này có ý nghĩa lớn khi chưng cất mixen,
không làm xảy ra sự phân ly dung môi ra các thành phần.
- Dung môi cần có độ tinh sạch cao, khi có lẫn chất lạ có thể dẫn đến làm giảm chất
lượng dầu và bã dầu.
SMILES CCCCCC
Phân tử gam 86,18 g/mol
Bề ngoài chất lỏng không màu
số CAS [110-54-3]
Thuộc tính
Tỷ trọng và pha 0,6548 g/ml, lỏng
Độ hoà tan trong nước không hoà tan
Nhiệt độ nóng chảy - 95 °C (178 K)
Nhiệt độ sôi 69 °C (342 K)
Độ nhớt 0,294 cP ở 25 °C
Sản xuất dầu đậu phộng GVHD: PGS – TS Lê Văn Việt Mẫn
9
- Dung môi không có tác dụng phá hủy thiết bị, đáp ứng cao về mặt kinh tế, tức là ít bị
tổn thất khi thu hồi, đảm bảo vận tốc quá trình trích ly và phải chiết kiệt dầu có trong
nguyên liệu.
2. Nước, muối ăn: dùng trong kết lắng. Để quá trình kết lắng diễn ra hiệu quả hơn, người
ta dùng muối trung hoà, thông thường là NaCl.
Bảng 8: chỉ tiêu chất lượng của muối ăn
Hạng
Tên chỉ tiêu
Thượng hạng
Hạng 1 Hạng 2
1. Màu sắc Trắng trong Trắng Trắng,
ánh xám
2. Mùi vị - Không mùi
- Dung dịch muối 5% có vị mặn thuần khiết,
không có vị lạ
3. Dạng bên ngoài Khô ráo, sạch
Cỡ hạt 1 - 5 mm
4. Hàm lượng NaCl tính theo %
khối lượng
97 92 90
5. Hàm lượng chất không tan trong
nước, tính theo % khối lượng khô,
không lớn hơn
0.25 0.3 0.4
6. Hàm lượng ẩm tính theo % khối
lượng không lớn hơn
9.5 13 13.5
Bảng 9: chỉ tiêu chất lượng của nước
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa Phương pháp thử
Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1 Màu sắc TCU 15 TCVN 6187 -1996
(ISO 7887 -1985)
2 Mùi vị Không có mùi vị lạ Cảm quan 2
3 Độ đục NTU 5 TCVN 6184 -1996
4 pH 6.0-8.5(**) TCVN 6194 -
1996
4
5 Độ cứng mg/l 350 TCVN 6224 -1996
6 Amoni (tính theo mg/l 3 TCVN 5988-1995
(ISO 5664 - 1984)
Sản xuất dầu đậu phộng GVHD: PGS – TS Lê Văn Việt Mẫn
10
NH
4
+
)
7 Nitrat (tính theo
NO
3
-
)
mg/l 50 TCVN 6180 -1996
(ISO 7890 -1988)
3.NaOH: dùng trong quá trình luyện kiềm, yêu cầu hóa chất có độ tinh khiết cao, không
lẫn tạp chất.
4.Yêu cầu của chất hấp phụ:
Chất hấp phụ phải có hoạt tính tẩy màu cao, dễ dàng tách khỏi dầu, là vật liệu
lọc tốt khi bám trên bề mặt lọc, không tạo ra lớp keo nhầy trên bề mặt lọc, phải trơ hóa
học với các loại dầu, không tham gia phản ứng với các chất khác tạo ra các hợp chất mới
(gây mùi, vị), dễ tách ra khỏi dầu khi lọc hoặc bằng các biện pháp kỹ thuật khác.
Các chất hấp phụ thường sử dụng là: silicagen, than hoạt tính, đất tẩy màu …
Vì các kiểu hấp phụ không có khả năng liên kết các dạng chất màu lên bề mặt
của mình như nhau nên việc tẩy màu có hiệu quả khi chất hấp phụ được sử dụng là hỗn
hợp các chất.
Sản xuất dầu đậu phộng GVHD: PGS – TS Lê Văn Việt Mẫn
11
Hạt đậu phộng
Nghiền
Chưng sấy (gia công nhiệt ẩm)
Ép sơ bộ
Trích ly
Lọc làm sạch mixen
Chưng cất mixen
Lắng tạp chất cơ học
Thủy hóa
Luyện kiềm
Tẩy màu
Tẩy mùi
n - hexan
Cặn
Nước, dd NaCl
NaOH
Đất tẩy màu
Hơi nước
Bã dầu
Đất tẩy màu
Dầu đậu phộng
Dầu thô
Khô dầu
Xử lý khô dầu
Cặn xà phòng
QUY TRÌNH TÁCH
DẦU BẰNG TRÍCH LY
Sản xuất dầu đậu phộng GVHD: PGS – TS Lê Văn Việt Mẫn
12
Hạt đậu phộng
Nghiền
Chưng sấy (gia công nhiệt ẩm)
Ép sơ bộ
Ép kiệt
Lắng tạp chất cơ học
Thủy hóa
Luyện kiềm
Tẩy màu
Tẩy mùi
Nước, dd NaCl
NaOH
Đất tẩy màu
Hơi nước
Cặn
Đất tẩy màu
Bã dầu
Dầu đậu phộng
QUY TRÌNH TÁCH
DẦU BẰNG ÉP KIỆT
Xử lý khô dầu
Cặn xà phòng
Dầu thô
Khô dầu
Sản xuất dầu đậu phộng GVHD: PGS – TS Lê Văn Việt Mẫn
13
II.QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
1.Quy trình tách dầu bằng trích ly
1.1Sơ chế nguyên liệu: nghiền hạt.
Mục đích: chuẩn bị
Phá vỡ cấu trúc tế bào để dầu dễ dàng thoát ra khi ép cơ học hoặc trích ly.
Tạo cho bột nghiền có kích thước thích hợp với các quá trình chế biến như: chưng
sấy, ép, trích ly. Tuy nhiên đối với 2 quá trình ép và trích ly, mức độ nghiền nhỏ hạt khác
nhau.
Có nhiều phương pháp khác nhau để nghiền nguyên liệu: mài, cán, cắt, đập.
Thiết bị: máy nghiền trục
Cấu tạo: thiết bị gồm 2 cặp trục, vận tốc mỗi trục khác nhau, khoảng cách giữa cặp trục
trên lớn hơn cặp trục dưới.
• Cặp trục bên trên có rãnh khía, tác dụng đập, mài, băm, cắt hạt.
• Cặp trục bên dưới bề mặt phẳng có tác dụng cán hạt.
Hình 3: Thiết bị nghiền trục
Nguyên tắc hoạt động: hạt dầu được đưa vào trục nạp liệu nhờ tấm cản phân đều lên khe
giữa 2 trục. Hạt bị cuốn vào khe trục do lực ma sát của bề mặt các trục và trọng lực của
hạt. Hạt bị mặt các trục nén ép trong khe trục, do chênh lệch vận tốc giữa các trục tạo ra
lực kéo và xé, hạt bị cán, nén và lọt qua khe trục thứ nhất, rơi xuống khe trục thứ hai rồi
xuống băng tải vận chuyển bên dưới.
Những biến đổi của hạt khi nghiền
Hóa học:
Sau khi nghiền phá vỡ cấu trúc tế bào, dầu trong nội bào được giải phóng ra,
hấp phụ trên một diện tích rộng lớn ở bề mặt các hạt bột. Dầu bắt đầu trải qua các quá
trình oxy hóa và thủy phân do khả năng tiếp xúc của dầu với oxy và khí ẩm tăng.
Hóa sinh:
Sản xuất dầu đậu phộng GVHD: PGS – TS Lê Văn Việt Mẫn
14
Hệ enzym của hạt trong tế bào bị phá vỡ chỉ giảm một phần hoạt tính, xúc tác
các quá trình oxy hóa và thủy phân của dầu.
Sinh học:
Sau khi nghiền hạt, màng bảo vệ cơ học bị phá hủy, hệ vi sinh vật dễ dàng xâm
nhập và phát triển mạnh.
Những biến đổi trên làm cho việc bảo quản bột nghiền gặp nhiều khó khăn, bột
mau bị chua, mốc. Do đó, bột sau khi nghiền phải đem chưng sấy ngay.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền:
Hạt ẩm khi nghiền sẽ bị cán bẹp, không bị đập vỡ, bột nghiền thoát ra khỏi khe trục
có dạng dẹt, trong khi nghiền hạt khô sẽ cho bột tơi, mịn, nhiều cám, tấm.
Tương tự như độ ẩm, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến đặc tính nghiền, khi tăng nhiệt,
tính dẻo của hạt cũng tăng lên.
Với hạt đậu phộng có hàm lượng dầu cao, khi vào khe trục, bị trục nén làm dầu
thoát lên bề mặt. Nghiền nhỏ tiếp tục khối bột này rất khó khăn vì dầu đóng vai trò chất
bôi trơn làm giảm cường độ ma sát giữa bề mặt trục và bột. Các trục cuốn bột vào khe rất
khó, năng suất máy nghiền giảm.
Thông số công nghệ:
Độ ẩm nguyên liệu vào máy nghiền trục: 4,5 – 5,5%.
Vận tốc trục nhanh là 60 v/ph và 58 v/ph đối với trục chậm.
Kích thước hạt sau quá trình nghiền: 1 – 5 mm
1.2Chưng sấy (gia công nhiệt ẩm)
Dầu trong bột phân bố ở dạng màng mỏng trên mặt các hạt bột nghiền, nhưng phần
lớn vẫn ở dạng liên kết, lực liên kết này lớn hơn nhiều so với áp lực mà máy ép dầu có
thể tạo ra.
Mục đích chưng sấy: chuẩn bị cho quá trình ép sơ bộ.
Khi làm ẩm bột bằng nước sẽ làm yếu mối liên kết của dầu, dầu chuyển sang trạng
thái tương đối tự do. Tiếp theo, thực hiện sấy khô bột bằng đun nóng. Dưới tác động của
ẩm và nhiệt, tính chất cơ lý của bột nghiền sẽ thay đổi, từ bột nghiền trở thành bột chưng
sấy.