Ngày 7 tháng 4 năm 2003 Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đã thống nhất và quyết định thực hiện "Sáng kiến chung Nhật Bản-Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam" (sau đây gọi tắt là " Sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam").
Sáng kiến chung Nhật Bản-Việt Nam là nhằm tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế của Việt Nam thông qua việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của sáng kiến này là chia sẻ và thực hiện những chính sách và những biện pháp ưu tiên và cụ thể sẽ được thực hiện để thúc đẩy việc tăng trưởng kinh tế của Việt nam bằng cách huy động toàn bộ nguồn lực và những cam kết của hai Chính phủ (Việt nam và Nhật bản) thông qua các cuộc đối thoại và sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao của hai bên. Điểm quan trọng nhất của sáng kiến chung này là xây dựng Chương trình Hành động với hai vấn đề chính sẽ được giải quyết. Chương trình Hành động sẽ được tích cực thực hiện và được điều hành một cách hợp lý.
- Tăng cường sức cạnh tranh để Việt Nam có thể vượt lên trong cuộc cạnh tranh với các nước châu Á khác, và
- Thu hút đầu tư nước ngoài – một yếu tố không thể thiếu trong việc tăng cường sức cạnh tranh.
Uỷ ban hỗn hợp được thành lập trong khuôn khổ Sáng kiến Chung xin trình bày Báo cáo cuối cùng và Kế hoạch hành động được Lãnh đạo hai nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản giao. Những phân tích chi tiết về môi trường kinh tế xung quanh Việt Nam và những vấn đề liên quan đến xúc tiến Đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ sở cho Kế hoạch hành động được nói rõ tại Chương 2 và Chương 3.
93 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sáng kiến chung Nhật Bản – Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1. Ý nghĩa và mục đích của Sáng kiến chung Nhật Bản – Việt Nam
Ngày 7 tháng 4 năm 2003 Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đã thống nhất và quyết định thực hiện "Sáng kiến chung Nhật Bản-Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam" (sau đây gọi tắt là " Sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam").
Sáng kiến chung Nhật Bản-Việt Nam là nhằm tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế của Việt Nam thông qua việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của sáng kiến này là chia sẻ và thực hiện những chính sách và những biện pháp ưu tiên và cụ thể sẽ được thực hiện để thúc đẩy việc tăng trưởng kinh tế của Việt nam bằng cách huy động toàn bộ nguồn lực và những cam kết của hai Chính phủ (Việt nam và Nhật bản) thông qua các cuộc đối thoại và sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao của hai bên. Điểm quan trọng nhất của sáng kiến chung này là xây dựng Chương trình Hành động với hai vấn đề chính sẽ được giải quyết. Chương trình Hành động sẽ được tích cực thực hiện và được điều hành một cách hợp lý.
- Tăng cường sức cạnh tranh để Việt Nam có thể vượt lên trong cuộc cạnh tranh với các nước châu Á khác, và
- Thu hút đầu tư nước ngoài – một yếu tố không thể thiếu trong việc tăng cường sức cạnh tranh.
Uỷ ban hỗn hợp được thành lập trong khuôn khổ Sáng kiến Chung xin trình bày Báo cáo cuối cùng và Kế hoạch hành động được Lãnh đạo hai nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản giao. Những phân tích chi tiết về môi trường kinh tế xung quanh Việt Nam và những vấn đề liên quan đến xúc tiến Đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ sở cho Kế hoạch hành động được nói rõ tại Chương 2 và Chương 3.
Chương 2. Hiện trạng môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1. Hiện trạng về kinh tế Việt Nam
Khái quát về kinh tế Việt Nam
Kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới vào cuối năm 1986, Việt Nam đã tích cực chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch sang cơ chế kinh tế thị trường. Chính phủ Việt nam đã và đang tăng cường chính sách của mình tập trung vào thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển khu vực kinh tế tư nhân với định hướng thay đổi cơ cấu nền kinh tế trước đây với doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Kết quả của việc chuyển đổi và việc áp dụng những chính sách này là Việt Nam đã thành công trong việc duy trì mức trưởng kinh tế ở mức độ cao kể từ năm 1992, đặc biệt là so với các nước khác trong khối ASEAN nhờ vào mức tăng trưởng của đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân. Việt Nam đã đạt mức độ tăng trưởng 10% vào giữa thập niên 90. Tốc độ này giảm sút do chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á vào năm 1998 và 1999. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng kinh tế đã phục hồi ở mức 6,7% năm 2000, 6,8% năm 2001 và 7,0% năm 2002 nhờ việc mở rộng sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân được đẩy mạnh do việc ban hành luật Doanh nghiệp và sự phục hồi của đầu tư nước ngoài.
Đặc điểm phát triển của nền kinh tế Việt Nam từ trước đến nay
- Việt nam giành được uy tín trên trường quốc tế thông qua việc tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới - tiêu biểu là việc gia nhập ASEAN, phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt Mỹ.
- Thúc đẩy mậu dịch với nước ngoài với trọng tâm là xuất khẩu các sản phẩm là nguyên liệu như dầu thô, gạo, cà phê và các mặt hàng công nghiệp nhẹ như sản phẩm dệt may, da v.v..
Tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1992 đến 2002
( đơn vị %)
năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu
25,5%
35,5%
43,7%
37,7%
35,3%
12,9%
0,4%
11,6%
29,4%
14,9%
Nguồn: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IFM)
- Thâm hụt mậu dịch phát sinh do nhập khẩu thiết bị máy móc sản xuất và nguyên vật liệu không phải từ các nguồn vốn trong nước mà từ nguồn vốn từ nước ngoài bao gồm vốn đầu tư nước ngoài và ODA.
- Sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp mỏ và khai khoáng có vốn đầu tư nước ngoài là động lực phát triển nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời Chính phủ thực hiện mô hình kinh tế nhiều thành phần, từng bước mở cửa thị trường trong nước, nới lỏng dần thị trường trong nước với mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn cao và bảo hộ cho những ngành sản xuất còn non trẻ.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản khóa 9 năm 2001 và tổng tuyển cử năm 2002, ban lãnh đạo mới được thành lập, đứng đầu là Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tiếp tục khẳng định quyết tâm của Việt nam thực hiện đường lối đổi mới trong 5 năm tiếp theo và thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, có thể thấy rằng vì một số nhân tố trong những chính sách đổi mới không phù hợp với cơ cấu thông thường của một nền kinh tế thị trường (hạn chế nhập khẩu linh kiện xe máy là một ví dụ), hệ thống luật pháp còn thiếu tính nhất quán và minh bạch. Việc thiếu nhất quán và chưa đề ra được phương hướng cụ thể để thúc đẩy chính sách đổi mới được ban lãnh đạo mới thông qua, mặc dù được đánh giá là rất năng động, vẫn làm các nhà đầu tư nước ngoài thấy chưa được minh bạch.
Kinh tế vĩ mô
Từ cuối thập niên 90 tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiến triển tương đối tốt giảm được thâm hụt mậu dịch (giai đoạn 1999-2001 hầu như là ở mức gần 0); các khoản nợ của Nga và các nước khác giảm (tỷ lệ nợ (DSR) năm 2002 là 7,5%, có chiều hướng thoát khỏi danh sách các nước nghèo, nợ nhiều trên thế giới (HIPC)), giá cả ổn định (duy trì tỉ lệ trượt giá dưới 2% vào năm 1999), tỉ giá hối đoái ổn định (xuất khẩu tăng từ 2,5% thông qua việc giảm dần giá trị tiền tệ với tỉ lệ hàng năm từ năm 1994). Tuy nhiên, trong một hai năm trở lại đây tình hình thâm hụt mậu dịch có chiều hướng này ngày càng trở nên rõ rệt, cụ thể là thâm hụt mậu dịch là 2,1 tỷ USD năm 2002 so với mức 900 triệu USD năm 2001. Do xu hướng dầu thô sụt giá trong những năm gần đây nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng giảm sút (giá dầu thô có tăng cao trong một thời gian ngắn thời gian trước chiến tranh Iraq, nhưng sau chiến tranh Iraq, giá dầu thô lại tiếp tục giảm). Tuy mức giá dầu thô thường bị chi phối bởi tình hình quốc tế theo từng thời điểm nhưng nếu tính đến các hoạt động trung hạn tăng sản lượng dầu thô khai thác của Iraq, Nga, Tây Phi v.v.. thì rất khó có thể nhận định rằng giá dầu thô sẽ gia tăng một cách ổn định. Vì vậy rất nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu dầu thô sẽ tiếp tục giảm xét về trung và dài hạn. Mặt khác, trong mấy năm gần đây khu vực nông nghiệp cũng có tốc độ phát triển chậm bởi kim ngạch xuất khẩu sụt giảm do các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê mất giá. Trong bối cảnh các tiến bộ công nghệ trong nông nghiệp tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp, khả năng giảm sút giá trị các mặt hàng nông sản xuất khẩu sẽ còn kéo dài. Do Trung Quốc gia nhập WTO, giá bán của hàng dệt may tại thị trường các nước thứ 3 cũng giảm xuống do phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Nếu quá trình tự do hóa thị trường châu Á tiếp tục phát triển thì sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng công nghiệp có giá trị gia tăng thấp như mặt hàng dệt may sẽ kéo dài. Tuy năm 2002 xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng mạnh do Hiệp định thương mại Việt Mỹ ký kết vào cuối năm 2001 bắt đầu phát huy hiệu lực nhưng mặt khác, liên quan đến hoạt động tăng cường xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề như tiêu chuẩn chất lượng và chế độ kiểm dịch phải giải quyết để gia tăng hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Nhu cầu về việc nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu sơ chế từ trước đến nay vẫn rất lớn đối với Việt Nam - vốn đang trên đà phát triển trong thời điểm hiện tại- diễn biến thực tế của năm 2002 cho thấy, cùng với xuất khẩu trì trệ là nhân tố tiêu cực đối với thâm hụt mậu dịch. Điều này, cùng với việc giảm sút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, sẽ làm cho kinh tế vĩ mô của Việt nam trở nên tương đối dễ bị tổn thương (nguồn ngoại tệ gửi của Việt kiều ở nước ngoài phần nào giúp cân đối cán cân thanh toán nhưng nguồn tiền này được xem là không ổn định và không an toàn).
Thống kê về cán cân thanh toán quốc tế
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Cán cân thanh toán
-1.872
-2.648
-2.020
-1.075
-1.074
1.177
1.106
682
(Tỉ lệ GDP đối với cán cân thanh toán %)
-11,5
-12,8
-8,2
-5,7
-3,9
4,1
3,5
2,2
Cán cân mậu dịch
-1.865
-3.155
-2.775
-1.247
-989
972
375
481
Xuất khẩu (f.o.b.)
4.054
5.198
7.255
9.185
9.361
11.540
14.448
15.027
(Tỉ lệ gia tăng% hàng năm)
35,8
28,2
39,6
26,6
1,9
23,3
25,2
4,0
Nhập khẩu (f.o.b.)
5.919
8.353
10.030
10.432
10.350
10.568
14.073
14.546
(Tỉ lệ gia tăng% hàng năm)
42,2
41,1
20,1
4,0
-0,8
2,1
33,2
3,4
Cán cân dịch vụ
19
159
- 61
-623
-530
-547
-550
-572
Cán cân thu nhập
-328
-279
-384
-543
-677
-429
-541
-477
Cán cân dịch chuyển
302
627
1.200
885
1.122
1.181
1.732
1.250
(Nguồn: IMF)
(Tham khảo: Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 9, tháng 4 năm 2001)
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng cộng sản khóa 9 tháng 4 năm 2001, Tổng bí thư Đảng cộng sản chủ trương về phương hướng phát triển kinh tế là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội cũng đề ra và thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (2001~2005) và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001~2010). Mục tiêu của kế hoạch 5 năm này là (1) Tỉ lệ tăng trưởng GDP thực tế (bình quân hằng năm) là 7,5% (GDP năm 2005 tăng gấp đôi so với năm 1995); (2) Tỉ lệ tăng trưởng GDP thực tế theo từng ngành (bình quân hằng năm) là: nông lâm thủy sản - 4,8%, công nghiệp - 13,0%, dịch vụ - 7,5%; (3) Cơ cấu thành phần GDP là: nông lâm thủy sản - 20~21%, công nghiệp - 38~39%, dịch vụ - 41~42%; (4) Tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng năm 16%, tăng nhập khẩu hàng năm 15%; (5) Tạo việc làm trung bình hàng năm là 1.500.000 người. Về huy động vốn, sẽ đạt được tổng vốn đầu tư trong 5 năm là 59~61 tỷ USD trong đó vốn trong nước là 39~40 tỷ USD, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 9~10 tỷ USD, vốn ODA là 10~11 tỷ USD, vốn huy động được thông qua phát hành trái phiếu tại thị trường quốc tế là 1~2 tỷ USD.
Ngoài ra, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, mục tiêu chính của chiến lược phát triển kinh tế xã hội là: (1) Tỉ lệ tăng trưởng GDP tăng gấp đôi năm 2000; (2) Tỉ lệ tăng trưởng GDP thực tế theo ngành: nông lâm thủy sản - 4,0~5,0%, công nghiệp - 10~13%, dịch vụ - 7~8%; (3) Cơ cầu GDP: nông lâm thủy sản - 16~17%, công nghiệp - 40~41%, dịch vụ - 42~43%; (4) Giảm số lao động nông nghiệp khoảng 70% ở thời điểm hiện nay xuống còn 50% dân số. Đại hội một lần nữa đã khẳng định quyết tâm đi theo đường lối chủ nghĩa xã hội theo như tinh thần trên đồng thời xác định khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần cấu thành của công cuộc phát triển kinh tế quốc dân. Ngoài ra, về cải cách thể chế, Đại hội cũng nhất trí kiên quyết tiến hành 3 cuộc cải cách lớn là cải cách các doanh nghiệp nhà nước, cải cách ngành tài chính tiền tệ và cải cách thương mại.
Tình hình hội nhập quốc tế và dự đoán trong tương lai
Tình hình hội nhập quốc tế được trình bày dưới đây. Nhìn chung quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam về cơ bản đang tiến triển thuận lợi.
- Hiệp định thương mại Việt-Mỹ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2002. Tháng 4 năm 2003, giữa Nhật Bản và Việt Nam đã ký Hiệp định đầu tư.
- Đàm phán gia nhập WTO chính thức được bắt đầu vào đầu năm 2003. Cho đến tháng 6 năm 2003, 5 vòng đàm phán đã được tổ chức.
- Chuẩn bị cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), từ năm 2003 trở đi bắt đầu thực hiện việc giảm thuế chính thức đối với rất nhiều sản phẩm.
- Năm 2002 đã đạt được một số thỏa thuận khung trong ASEAN - FTA và đến thời điểm Khu vực thương mại tự do ASEAN hình thành, có thể dự đoán rằng quan hệ thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc sẽ đạt được những bước phát triển nhảy vọt.
Về quá trình đến hội nhập kinh tế thế giới, Chính phủ Việt Nam hiểu rõ những lợi thế của việc thúc đẩy thương mại và đầu tư và sự cần thiết đối với Việt nam trong việc giành được uy tín trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên nếu quá trình hội nhập kinh tế thế giới phát triển sâu rộng hơn trong toàn bộ khu vực châu Á thông qua nỗ lực đẩy mạnh hoạt động hướng tới Khu vực Mậu dịch Tự do (FTA) thì Việt Nam buộc phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc và các nước khác trong khối ASEAN trên thương trường quốc tế. Gần đây luôn có những ý kiến lo ngại về việc các ngành sản xuất của Việt Nam vốn không có nền tảng vững chắc (công nghiệp hỗ trợ nghèo nàn, công nghệ, thiết bị cũ) sẽ thất bại trong cạnh tranh với các nước ASEAN khác và do đó sẽ tự hạn chế các ngành này chỉ ở việc cung cấp lao động và nguyên vật liệu và như vậy, mặc dù Việt Nam đã cam kết tiếp tục thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển các ngành sản xuất có khả năng cạnh tranh cao với các nước khác cần được coi là một nhiệm vụ cấp bách và phải thực hiện càng sớm càng tốt.
Hiện trạng và vấn đề của các ngành sản xuất
a. Cơ cấu ngành sản xuất và xu hướng của sản xuất, đầu tư
Việt Nam là nước nông nghiệp có tỉ lệ lao động cao trong khu vực nông nghiệp. Việc chuyển từ sản xuất nguyên liệu như nông nghiệp và khai thác mỏ sang ngành sản xuất và dịch vụ hiện đang được thực hiện. Trong các ngành kinh tế khác nhau, khu vực kinh tế quốc doanh mặc dù hoạt động không hiệu quả nhưng lại chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế . Mặt khác, tuy khu vực kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhưng nếu phân tích về sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân trong những năm gần đây thì có thể thấy một thực tế là có nhiều doanh nghiệp tư nhân trước đây hoạt động không phép mới chỉ đăng ký kinh doanh chứ không phải là thành lập mới kể từ khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực.
b. Hiện trạng và vấn đề của từng thành phần kinh tế
Hiện nay Việt Nam vẫn chủ trương duy trì nền kinh tế nhiều thành phần. Mặc dù cho đến nay Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong công cuộc cải cách nhưng các khu vực thành phần kinh tế của Việt Nam vẫn còn tồn tại những vẫn đề được trình bày dưới đây, ngoài ra cũng tồn tại mối lo ngại về sức cạnh tranh của Việt Nam sau khi hội nhập đầy đủ với kinh tế thế giới.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực đã đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Ngay cả tại thời điểm hiện nay, với các lợi thế về lao động chi phí thấp và chất lượng cao, nói chung Việt Nam có ưu thế trên phương diện thu hút đầu tư nước ngoài vì đó là một lựa chọn đúng đắn so với Trung Quốc khi các công ty muốn giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Tuy nhiên hiện nay đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vẫn chưa đạt được mức độ mong đợi.
- Về dự báo tình hình trong tương lai, nếu so sánh với các nước khác trong khối ASEAN - vốn cảnh giác đối với quá trình chuyển hướng đầu tư vào Trung Quốc và dự định thực hiện các chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, khó có thể nói rằng khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư của Việt Nam là cao do Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về môi trường kinh doanh. Do triển vọng về đầu tư nước ngoài không sáng sủa cho lắm cho nên có nhiều lo ngại về sự phát triển của ngành công nghiệp mỏ và khai khoáng- cho đến nay được coi như là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
- Ngoài ra, do ngành công nghiệp hỗ trợ chưa có khả năng sản xuất linh kiện phụ tùng có chất lượng cao và giá cả phù hợp nên khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khó có thể đạt được mục tiêu về tỷ lệ nội địa hóa. Điều này làm cho sức cạnh tranh của Việt Nam thấp so với các nước khác trong khối ASEAN như Thái Lan là nơi có công nghiệp hỗ trợ rất phát triển.
- Về vấn đề môi trường kinh doanh tại Việt nam, thông qua hoạt động vay vốn từ các nhà tài trợ như Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và sự tham gia tích cực vào diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, Sáng kiến Miyazawa hay Nhóm công tác về thương mại và đầu tư, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện một mức nhất định.
- Tuy nhiên, có một thực tế là có nhiều ý kiến từ giới doanh nghiệp của các nước trong có Nhật Bản cho rằng đối với những yếu tố chủ yếu trong hoạt động kinh doanh (phí dịch vụ công cộng, chi phí vận tải và phí viễn thông cao, những hạn chế trong đầu tư nước ngoài, hệ thống luật pháp và việc thực hiện pháp luật còn phức tạp, không rõ ràng, xem nhẹ nguyên tắc thị trường v.v..) vẫn chưa thấy được những thay đổi rõ rệt so với trước đây. Vì vậy vấn đề cấp bách trước mắt là phải thực hiện cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
- Có quá nhiều cơ quan, tổ chức Nhà nước liên quan đến việc xúc tiến và cấp phép đầu tư nước ngoài. Hơn nữa những cơ chế hoạch định chiến lược xúc tiến đầu tư nước ngoài và việc phối hợp giữa các cơ quan thực thi chưa rõ ràng. Do đó Chính phủ Việt Nam sẽ phải tiếp tục các nỗ lực để giải quyết vấn đề này.
- Những quy định pháp luật cơ bản ( Luật Dân sự, Luật Thương mại và các luật cơ bản khác) là động lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường đang trong quá trình sửa đổi và hoàn thiện. Tuy nhiên vẫn tồn tại tình trạng thiếu năng lực trong các cơ quan hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh tế (hải quan, thuế, tòa án, cơ quan quản lý quyền sở hữu trí tuệ, v.v...), sự bất cập của cơ sở hạ tầng mềm có liên quan đến đầu tư (hệ thống pháp luật, hệ thống tư pháp, toà án, chế độ thuế, chế độ kế toán/kiểm toán, tiêu chuẩn đo lường, tiêu chuẩn công nghiệp, thống kê kinh tế v.v..), cũng như bất cập về các thủ tục hành chính.
- Đối với những vấn đề nêu trên, Nhật Bản cần tiến hành các cuộc đối thoại tích cực hơn nữa với Việt Nam và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA viện trợ cho Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh.
Thành phần kinh tế tư nhân
- Về thành phần kinh tế tư nhân, nếu chỉ xét về những số liệu thống kê thì có thể nói rằng kể từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp vào năm 2000, thành phần kinh tế tư nhân phát triển một cách thuận lợi và ổn định.
- Tuy nhiên, đối với thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ- chiếm đa số trong thành phần kinh tế tư nhân, do thiếu tài sản thế chấp để vay vốn nên từ trước đến nay việc vay vốn rất khó khăn. Ngoài ra, sự yếu kém trong công nghệ kiểm tra, công nghệ quản lý chất lượng, công nghệ chế tạo đang cản trở việc mở rộng các cơ hội kinh doanh trong nước và ở nước ngoài.
- Công cuộc cải cách đang được tiến hành trên cơ sở áp dụng Luật Doanh nghiệp. Tuy vậy, giữa thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế tư nhân vẫn còn tồn tại sự phân biệt trong áp dụng chính sách cho vay vốn và thuê đất, đã tạo ra một sân chơi không bình đẳng. Đây là vấn đề cấp bách cần phải được giải quyết.
- Về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nội dung chính trong chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được quy định tại Nghị định 90 ban hành năm 2001 nhưng phải đến cuối năm 2002 mới bắt đầu có hiệu lực.
Thành phần kinh tế quốc doanh
- Kể từ năm 1989 đến nay, chính phủ Việt Nam đã tích cực tiến hành cải cách các doanh nghiệp nhà nước nhưng quá trình này không đạt được mức độ như người ta mong muốn. Trên thực tế, dưới danh nghĩa chính sách bảo hộ các ngành có hàm lượng vốn cao và các ngành sản xuất non trẻ, một phần lớn doanh nghiệp nhà nước đứng đầu là các tổng công ty được duy trì tồn tại mặc dù không hiệu quả (kinh doanh không hiệu quả, thiết bị máy móc xuống cấp). Điều này xuất phát từ nguyên nhân chậm trễ trong việc tăng cường hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp nhà nước, nhà nước vẫn can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, giải quyết vấn đề thất nghiệp thiếu hiệu quả.
- Mặc dù tình hình như vậy nhưng các doanh nghiệp nhà nước sản xuất vật liệu xây dựng vẫn có kế hoạch mở rộng sản xuất do sự bùng nổ v