Nếu một ngày nào đó, chợ và các tiệm tạp hoá bỗng nhiên biến mất để thay vào đó là các siêu thị và cửa hàng bán lẻ hiện đại có thương hiệu riêng trên khắp Việt Nam thì cũng không có gì quá ngạc nhiên, bởi lẽ trong xu thế hiện nay, sự phát triển của hệ thống phân phối này đã là một tất yếu.
13 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Siêu thị - Kênh phân phối trong tương lai gần của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tham luËn héi th¶o khoa häc
Nhãm SV thùc hiªn: TrÇn Ngäc Tr©m, §ç ThÞ T©m, L¹i ThÞ Kim Cóc, TrÞnh Thuú Nhung, NguyÔn ThÞ Thanh V©n
Líp: 60113 Khoa Ng©n hµng
Siªu thÞ - Kªnh ph©n phèi trong t¬ng lai gÇn cña ViÖt Nam
Nếu một ngày nào đó, chợ và các tiệm tạp hoá bỗng nhiên biến mất để thay vào đó là các siêu thị và cửa hàng bán lẻ hiện đại có thương hiệu riêng trên khắp Việt Nam thì cũng không có gì quá ngạc nhiên, bởi lẽ trong xu thế hiện nay, sự phát triển của hệ thống phân phối này đã là một tất yếu.
PhÇn 1: Siªu thÞ- H×nh thøc ph©n phèi hiÖn ®¹i.
Từ lâu hệ thống phân phối hiện đại qua các siêu thị, đại lý, cửa hàng chuyên doanh đã phát triển trên thế giới. Các tập đoàn phân phối thông qua kênh này hình thành sớm và đến nay đã có những tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh, có hệ thống cửa hàng ở khắp nơi trên thế giới. Có thể kể ra Wal-Mart, luôn xếp đầu bảng top 25 siêu thị thế giới với 5.164 cửa hàng (trong đó có tính cả Seiyu ở Việt Nam). Carrefour xếp thứ 2, với 10.704 cửa hàng,. Metro thứ 5, với 2.144 cửa hàng. Tesco đứng thứ 6 với 2.294 cửa hàng.
Từ năm 2002 đến nay, Wal-Mart luôn đứng trong top đầu danh sách Fortune 500 và được xem là “công ty được ngưỡng mộ nhất tại Mỹ”, và trong danh sách 25 nhà kinh doanh có khả năng làm thay đổi thế giới do hãng CNN và tạp chí Fortune bình chọn. Wal-Mart có doanh thu lớn nhất trong số các công ty bán lẻ trên thế giới, vượt xa công ty đứng thứ nhì là Carrefour. Doanh thu của công ty bán lẻ Pháp này chỉ gần bằng một nửa của Wal-Mart.
Công ty kinh doanh siêu thị bán hàng giảm giá tối đa Wal-Mart được thành lập vào năm 1962 tại Bentonville, bang Arkansas Mỹ với công thức nổi tiếng: cắt giảm chi phí + giảm giá + dịch vụ tối ưu + khai thác hiệu quả công nghệ thông tin + đảm bảo cuộc sống nhân viên. Ra đời năm 1962 thì đến năm 1979, Wal-Mart lần đầu đạt doanh thu một tỉ USD/năm. Ðến thời điểm 1993 thì nó đã ở mức thu vào một tỉ USD mỗi tuần. Từ năm 2001, doanh thu mỗi ngày của Wal-Mart đã gần bằng con số ấy. Bình quân mỗi ngày có khoảng 20 triệu người đến các siêu thị của Wal-Mart. Tại Mỹ, hơn 80% hộ gia đình mỗi năm mua ít nhất vài sản phẩm từ các cửa hàng của hãng. Năm 2005, Wal-Mart đạt mức tăng trưởng 9,5%, với mức doanh thu đáng nể là 315,6 tỷ USD.
Với sự phát triển nhanh và mạnh trên khắp thế giới như hiện nay, có thể khẳng định hình thức phân phối này là một xu thế chắc chắn của tương lai.
PhÇn 2: HÖ thèng siªu thÞ ë ViÖt Nam hiÖn nay.
Xu híng tiªu dïng thay ®æi.
Liên tục trong ba năm gần đây, phân phối luôn đứng vị trí thứ hai trong các yếu tố người tiêu dùng quyết định chọn lựa sản phẩm, trên cả yếu tố giá cả, ấn tượng thương hiệu, sản phẩm mới hay tiếp thị.
Tỷ lệ các yếu tố chọn lựa của người tiêu dùng khi mua hàng
Mọi nỗ lực của nhà sản xuất nhằm giảm giá hay quảng bá, tiếp thị dù tốt cách mấy dường như cũng không có ý nghĩa nếu điểm bán hàng không thuận lợi cho người tiêu dùng lui tới.
Có thể nói, nếu như năm 2003, chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu và tới năm 2004, sự an toàn trong sản phẩm là cái mà người tiêu dùng đòi hỏi đến thì năm 2006 chất lượng, sự an toàn chỉ còn là vấn đề tất yếu, cái mà người tiêu dùng hiện nay quan tâm là sự tiện lợi khi mua sản phẩm.
Với nhóm sản phẩm cạnh tranh mà không chênh nhau đáng kể về chất lượng thì yếu tố dễ mua là lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng. Nhóm hàng thiết yếu thì mức độ quan tâm đến yếu tố phân phối càng cao. Chẳng hạn ngành dược, theo kết quả năm 2005, có đến 27,6% trong 6 yếu tố (phân phối, chất lượng, giá cả, tiếp thị, sản phẩm mới và thương hiệu) lựa chọn của người tiêu dùng là bởi sản phẩm có mạng lưới phân phối tốt.
Có thể thấy rõ điều này qua kết quả điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) năm 2006, về thứ tự lựa chọn nơi mua hàng, là cửa hàng chuyên, đại lý, siêu thị, tiệm tạp hoá, chợ. Các kênh phân phối hiện đại bao gồm siêu thị, đại lý, cửa hàng chuyên chiếm tỷ lệ áp đảo, đến 78,53% trong lựa chọn nơi mua hàng của người tiêu dùng. Các kênh phân phối truyền thống gồm chợ, tiệm tạp hoá và các kênh khác đang thu hẹp dần tỷ trọng trong lưu lượng hàng đưa ra thị trường của doanh nghiệp HVNCLC nói chung.
Trong các kênh phân phối chính nêu trên, ngoài cửa hàng chuyên và đại lý mang tính chất chuyên biệt như cửa hàng vật liệu xây dựng, cửa hàng thời trang, đại lý xe máy, … thì chợ, tiệm tạp hóa phải cạnh tranh trực diện với siêu thị. Thực phẩm chế biến, nhu yếu phẩm là loại hàng chủ lực của hệ thống siêu thị hiện nay.
Tiệm tạp hoá
Chợ
Siêu thị
Đại lý
Cửa hàng chuyên
Kênh khác
Dược phẩm & dụng cụ y tế
4.7%
2.7%
2.9%
17.0%
70.2%
2.5%
Văn phòng phẩm
28.1%
5.1%
11.7%
14.1%
35.1%
5.9%
Gia vị
28.9%
26.6%
28.3%
12.7%
2.7%
0.8%
Giấy
23.5%
5.3%
11.5%
17.3%
35.7%
6.7%
Thực phẩm chế biến
22.8%
16.9%
37.6%
16.1%
5.9%
0.8%
Bánh kẹo
20.5%
10.3%
21.3%
25.4%
21.3%
1.2%
Nhựa & cao su
3.5%
26.0%
7.0%
27.7%
34.8%
0.9%
Sữa & sản phẩm từ sữa
25.6%
8.9%
27.0%
27.5%
9.4%
1.6%
Đồ uống
26.2%
8.8%
23.1%
28.4%
9.2%
4.4%
Hoá dược
29.1%
15.2%
33.6%
12.3%
8.7%
1.1%
Chung
11.0%
8.4%
15.1%
25.0%
38.4%
2.1%
HÖ thèng ph©n phèi ë níc ta.
Hệ thống phân phối ở Việt Nam hiện nay chủ đạo bởi hệ thống phân phối truyền thống với kênh phân phối chính là chợ và các tiệm bán lẻ rải rác khắp các địa phương. Điều này đối chọi với hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại và chủ yếu là siêu thị như, MaxiMark... và các trung tâm bán sỉ lẻ lớn như Metro, BigC.
Theo thống kê, cả nước hiện có 160 siêu thị, 32 trung tâm thương mại, 150.000 cửa hàng bán lẻ và 8.751 chợ các loại, trong đó đã và đang hình thành trên 150 chợ đầu mối cấp tỉnh, 4 chợ đầu mối cấp vùng bán buôn hàng nông sản. Bán lẻ hiện đại dưới hình thức siêu thị tự chọn, các cửa hàng, trung tâm thương mại tuy mới xuất hiện từ những năm 1994 nhưng đã phát triển mạnh trong những năm gần đây. Và trên thực tế, các siêu thị, trung tâm thương mại đang ngày càng trở nên quen thuộc với cả tầng lớp bình dân. Đến nay các cửa hàng theo kênh phân phối này không chỉ tập trung ở các thành phố lớn, như TP.HCM, Hà Nội, mà còn mở rộng đến các tỉnh có tiềm năng, các đô thị mới, ngoại thành.
Tốc độ tăng trưởng hàng năm của kênh phân phối hiện đại này khoảng 15%-20%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ khác 10% và của nền kinh tế 7%-8%. Từ chỗ chỉ chiếm dưới 3% thị phần bán lẻ, đã tăng lên khoảng trên 10%-25% và tốc độ này đang ngày càng tăng cao, đến 30%-40%.
Các nhà phân phối trong nước có thể kể đến như hệ thống siêu thị Co.opMart của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM, nhiều năm được Tạp chí bán lẻ châu Á bình chọn là nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam; Maximark, Tax, Vinatex Mart và Satra…
Trong các nhà phân phối nước ngoài, đi tiên phong là Metro & Carry (Ðức), nhà phân phối lớn thứ 5 trên thế giới. Tiếp đó là Big C (Pháp) hiện đã được cấp phép 4 siêu thị, trong đó Big C Thăng Long (đã đi vào hoạt động) là siêu thị bán lẻ lớn nhất Việt Nam…
¸p lùc víi c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam.
Một loạt nhà đầu tư nước ngoài này trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị đang đặt DN trong nước trước sức nóng của cuộc cạnh tranh giành kênh phân phối hàng hóa hiện đại tại Việt Nam.
Xu hướng tiêu dùng thay đổi. Thêm nữa, sự chênh lệch về phương thức kinh doanh, sự đa dạng hàng hóa, giá cả, nhãn hiệu, an toàn thực phẩm... đã nghiêng cán cân lợi thế về phía hệ thống phân phối hiện đại. Trong đó dường như các nhà phân phối nước ngoài đang chiếm thế áp đảo. Có cảnh báo rằng chỉ cần một siêu thị Wal-mart ở trung tâm TP.HCM thì tất cả siêu thị của Saigon Co-op sẽ biến mất
Hệ thống quản trị của mạng lưới phân phối Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp. Hệ thống phân phối nhiều tầng nấc đã đẩy chi phí và giá hàng hóa lên cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và làm giảm tính cạnh tranh của các công ty phân phối của Việt Nam. Kinh nghiêm từ các nước cho thấy, hệ thống phân phối tốt phải đảm bảo ở tất cả các khâu từ dự trữ, phân loại, bảo quản, vận chuyển cho đến bước chuẩn bị cho khâu bán lẻ. Muốn thực hiện được hệ thống phân phối đồng bộ thì đòi hỏi phải có nguồn tài chính mạnh và hình thức quản lý phù hợp. Tuy nhiêu, đối với các công ty Việt Nam có vẻ như là quá sức.
Các nhà đầu tư nước ngoài lại mạnh hơn ở mạng lưới phân phối quốc tế nên chủ động được đầu ra và đầu vào của sản phẩm. Họ có một hệ thống quản trị (tài chính, nhân sự và kinh doanh) ổn định với đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, được sự hỗ trợ của tập đoàn. Đồng thời, theo nhiều tình huống đã xảy ra trên nhiều quốc gia trong khu vực, nhà phân phối hiện đại với những trung tâm bán lẻ khổng lồ đa quốc gia sẽ tạo ra những sức ép vô cùng to lớn về chiết khấu, tín dụng, khuyến mãi, điều kiện giao hàng đối với nhà sản xuất nội địa, nhiều rào cản sẽ được dựng lên và chỉ có một vài thương hiệu mạnh, ít ỏi công ty nội địa vững mạnh may ra có thể nhảy qua được những rào cản trên.
Ban đầu, khi các nhà phân phối nước ngoài mới nhảy vào Việt Nam, dù xác định được áp lực cạnh tranh nhưng các nhà phân phối trong nước vẫn “ung dung” vì cho rằng họ có lợi thế về mặt bằng và lượng khách hàng thân thiết. Tuy nhiên cho dù đến sau, nhưng với ưu thế hơn hẳn về tài chính, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài hoàn toàn có thể có được những mặt bằng đẹp, rộng, tọa lạc ở những vị trí thuận lợi.
Còn người tiêu dùng, không thể trách họ nếu họ “bỏ” đi dù đã có thời gian dài gắn bó. Bởi đối với khách hàng, nơi nào thuận tiện, giá hấp dẫn, dịch vụ chuyên nghiệp họ sẽ chọn. Về vấn đề này, không thể phủ nhận ưu thế của tập đoàn bán lẻ nước ngoài về kinh nghiệm, nguồn tài chính dồi dào, có mạng lưới toàn cầu và đặc biệt họ có thể điều phối được lợi nhuận trong toàn bộ hệ thống (nơi có lãi bù lỗ cho nơi chưa có). Còn những nhà bán lẻ trong nước thì sao? Saigon Co.op, hệ thống siêu thị lớn nhất Việt Nam hiện nay cũng chỉ có 14 siêu thị trên tổng số 24 quận, huyện của Tp.HCM và việc mở rộng tại thành phố cũng đang là bài toán nan giải.
Hiện Việt Nam được xếp là nước đứng thứ 8 trong 30 thị trường bán lẻ nhanh nhất toàn cầu, là 1 trong 7 quốc gia có sức hấp dẫn nhất về đầu tư thương mại. Do đó hoàn toàn dễ hiểu khi sau Metro Cash & Carry (hiện có 6 trung tâm phân phối ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và Ðà Nẵng, sắp tới là trung tâm thứ 2 ở Hà Nội đi vào hoạt động), Big C (Pháp) và tập đoàn Parkson (Malaysia) cũng có kế hoạch triển khai hệ thống 10 trung tâm thương mại tại Việt Nam. Danh sách những tên tuổi đang “xếp hàng” xin giấy phép đầu tư vào Việt Nam cũng tiếp tục dài hơn với nhiều tên tuổi lớn: Tesco (Anh); Giant South Asia Invesment. Pte (Singapore); Wall Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp).
Khó khăn ngày càng nhiều với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên cũng đã xuất hiện những nét mới rất đáng khích lệ. Sài Gòn Co-op đưa ra ý tưởng liên kết giữa hệ thống siêu thị Co-opmart và Satra. Dựa trên quy mô kinh doanh thực tế, có thể liên kết này sẽ khai thác tiềm lực mạnh từ Satra với 35 doanh nghiệp thành viên (gồm 19 công ty hạch toán độc lập, 6 công ty hạch toán phụ thuộc, 7 công ty cổ phần và 3 công ty liên doanh), chiếm lĩnh các vị trí chủ chốt trong sản xuất kinh doanh thực phẩm, nông sản, thủy hải sản của thành phố như: Vissan, APT, Cofidec, Cầu Tre…, tạo cho nhà phân phối nguồn cung cấp hàng hoá dồi dào, ổn định, phương tiện vận chuyển, khai thác, dự trữ, bảo quản tốt… Ngược lại, hệ thống các siêu thị Co-opmart sẽ là đầu ra đảm bảo cho nhà sản xuất mức doanh thu, lợi nhuận, lượng khách hàng tăng trưởng hấp dẫn. Thêm vào đó, hiện nay Satra có những mặt bằng khá tốt mà khi kết hợp với kỹ thuật kinh doanh siêu thị của Sài Gòn Co-op có thể tạo nên những điểm kinh doanh mới.
Một biểu hiện khác cũng đáng được quan tâm, đó là việc Công ty cổ phần G7 với chuỗi hệ thống phân phối G7 Mart, dự kiến có khoảng 5.000 siêu thị thành viên. Trước mắt, 500 siêu thị G7 mở cửa tại các thành phố lớn sẽ mở đầu cho việc lên đời các cửa hàng bán lẻ bình dân theo mô hình kinh doanh 24 giờ của tập đoàn 7-Eleven tại Thái Lan. Đổi lại, theo đúng công thức nhượng quyền thương hiệu, G7 sẽ đầu tư cửa hàng theo một thiết kế trang trí độc quyền, cung cấp và phân phối hàng tập trung, đồng thời thiết lập những dịch vụ giá trị gia tăng như phát hành thẻ mua hàng trả trước khuyến mãi 10% trên giá trị thẻ, thanh toán chi phí các dịch vụ sinh hoạt như điện nước, điện thoại... để phục vụ người tiêu dùng.
Hi vọng rằng với những sự quan tâm và đầu tư cần thiết, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lấy lại thế cân bằng với các hệ thống phân phối của nước ngoài.
PhÇn 3: Ph¸t triÓn hÖ thèng siªu thÞ ë VN.
Tiềm năng cần được khai th¸c.
Như đã nói, hiện Việt Nam được xếp là nước đứng thứ 8 trong 30 thị trường bán lẻ nhanh nhất toàn cầu, là 1 trong 7 quốc gia có sức hấp dẫn nhất về đầu tư thương mại. Tốc độ gia tăng trong đầu tư của các tập đoàn bán lẻ và kinh doanh siêu thị tại Việt Nam cho thấy một tiềm năng rất lớn về thị trường bán lẻ và dịch vụ. Thị trường này được đánh giá mỗi năm đạt doanh số 20 tỉ USD và có tốc độ tăng trưởng đến 30% năm. Thống kê từ một số hệ thống siêu thị trong nước, mức tăng doanh thu thường trên 20%/năm, có nơi lên đến trên 30%/năm, lượng khách đến các siêu thị mua sắm ước tăng khoảng 25%.
Còng theo một nghiên cứu, năm 1990 tại Thái Lan có đến 95% là phân phối truyền thống và đến hiện nay là 40%, dự kiến đến năm 2010 thì con số này sẽ đảo ngược hoàn toàn. Hệ thống phân phối truyền thống sẽ không hoàn toàn biến mất mà ngày càng bị thu hẹp. Hiện nay, kênh phân phối hiện đại chỉ chiếm tỷ lệ 10% tại Việt Nam nhưng với một lộ trình chấp nhận lỗ có thể từ 5 đến 7 năm cộng với kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính và sự thay đổi mạnh trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng thì việc đảo ngược tỷ lệ trên tất yếu sẽ xảy ra.
Khảo sát của Co.opMart cho thấy trong những năm gần đây tại các thành phố Mỹ Tho, Long Xuyên, Phan Thiết..., có đến 50% những người mua sắm chính trong các hộ gia đình từng có mua hàng tại siêu thị (mặc dù tại thời điểm đó các thành phố trên chưa có siêu thị) và có đến hơn 85% những người được phỏng vấn sẵn sàng đi mua sắm tại siêu thị nếu có loại hình này tại thành phố của họ. Khoảng 60-70% người dân ở Tp.HCM và 20% dân số ở Hà Nội cho rằng họ thích mua sắm ở các siêu thị hơn là các khu chợ ngoài trời. Dự đoán trong những năm tới, con số này có thể lên tương ứng đến 90% dân số ở Tp. HCM và 50% ở Hà Nội.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thu nhập của người dân được nâng cao trông thấy. Vì vậy nhất là ở khu vực đô thị, người tiêu dùng đang ngày càng đòi hỏi ở các kênh phân phối và ở chất luợng sản phẩm một mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Từ cuộc điều tra hành vi tiêu dùng cuối tháng 2.2006 của SGTT cho thấy giới trẻ ở các thành phố lớn thường đi rất nhiều cửa hàng để so sánh trước khi quyết định chọn mua sản phẩm. Trước đây, người tiêu dùng Việt vẫn có thói quen mua hàng hằng ngày, và hàng trăm nghìn các cửa hiệu bán hàng phân bố từ thành thị tới nông thôn, luôn đáp ứng nhu cầu hằng ngày của họ. Nhưng nay đã có nhiều sự đổi khác, người tiêu dùng bắt đầu quen với việc tới siêu thị vào cuối tuần để mua hàng đủ dùng cho cả tuần. Đi siêu thị như đã trở thành một sở thích với nhiều người.
Cũng theo đánh giá từ một cuộc nghiên cứu về xu hướng mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam thì việc lựa chọn kênh phân phối mới là do giá cả hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng hiện đại được bán bằng giá tại các cửa hiệu tư nhân, chợ, trong khi chất lượng nói chung đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, tại những hệ thống này, người tiêu dùng còn được hưởng nhiều tiện ích rất hiện đại, như thanh toán bằng thẻ, được tham gia chương trình khuyến mãi, trúng thưởng, thẻ khách hàng thân thiết, giao hàng tận nhà...
Với những điều kiện trên, thị trường Việt Nam quả là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà phân phối trong và ngoài nước. Vậy đâu là giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam để tận dụng lợi thế sẵn có này?
Gi¶i bµi to¸n khã.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM nhận định: ''Tốc độ và số lượng của các nhà đầu tư này ngày càng tăng, trong khi chúng ta chưa có những công ty phân phối quy mô lớn, có đủ sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Còn rất ít thời gian để các DN Việt Nam tiến hành xây dựng và tổ chức các hệ thống phân phối hiện đại. Nếu không có một chiến lược phát triển thị trường nội địa đúng đắn, nỗ lực phấn đấu hình thành những DN bán buôn, bán lẻ hiện đại, có mạng lưới rộng, phát triển nhanh, vững chắc, không ngừng củng cố, đổi mới và hoàn thiện hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp cao thì khó có thể cạnh tranh''.
Trước sức ép cạnh tranh của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài như Metro, Big C, Parkson...con đường duy nhất để tồn tại của các nhà phân phối nhỏ Việt Nam là liên kết. Yếu tố quyết định sự sống còn của cả một hệ thống phân phối quốc gia là ý thức liên kết của các doanh nghiệp và vai trò hỗ trợ của nhà nước. Liên kết là chìa khóa giúp giải quyết những nguy cơ trên. Sự liên kết giữa các nhà sản xuất, các doanh nghiệp, liên kết những chủ tiệm tạp hóa, các sạp chợ cộng với ý thức thay đổi trong phương thức kinh doanh nhằm tập hợp thống nhất thành một khối, hình thành nên một kênh phân phối Việt đủ mạnh, làm đối trọng bình đẳng đối với hệ thống phân phối đa quốc gia. Từ 2 năm nay, nhà bán lẻ nội địa này đã nhắm đến chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối về các tỉnh và tăng cường liên kết với các nhà phân phối trong nước khác như Strata, Vissan, Unilever...
Sự chủ động thay đổi trong tư duy kinh doanh và phương thức hợp tác để thay đổi vị thế, tạo ra thế chủ động, cùng hợp tác để xây dựng một kênh phân phối độc lập, tự chủ trong việc lưu thông và phát triển hệ thống phân phối quốc gia. Nhà nước thay vì tìm biện pháp tổ chức lại hệ thống phân phối bán lẻ thì phải có những quyết sách ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên và tập hợp các nguồn lực đang bị phân tán nhỏ lẻ thành một hệ thống nhất quán, có chiều sâu và đủ tầm để đối thoại với các hệ thống bán lẻ nước ngòai. Điều cốt lõi là phải thiết lập một sự tự chủ trong kinh tế, sự chủ động thay đổi để đón đầu những xu thế phát triển tất yếu của mở cửa và hội nhập.
Bà Phạm Chi Lan, thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng cho rằng sự xuất hiện của hệ thống siêu thị lớn không đồng nghĩa với xóa bỏ hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống. Một số nước vẫn duy trì nâng cấp được hệ thống bán lẻ truyền thống để cùng tồn tại với hệ thống siêu thị theo kiểu của phương Tây. Bà Lan dự đoán với cơ cấu kinh tế, dân cư và mức sống của VN trong vòng 5-10 năm tới nếu hành động kịp thời các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hoàn toàn có thể xác lập chỗ đứng của mình cả ở hệ thống siêu thị. "Tạo được liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ, liên kết giữa các vùng sẽ tạo ra khả năng thích ứng cao", bà Lan phân tích.
Ông Phan Thế Ruệ, Thứ trưởng Bộ Thương mại đưa ra ý kiến :
“Để làm được điều này, thứ nhất, chúng ta phải nhanh chóng đổi mới tư duy phát triển thương mại trong nước. Đồng thời, từng bước xây dựng một thể chế phù hợp với hoàn cảnh của mình và tập quán buôn bán quốc tế cũng như các cam kết song- đa phương với các nước trên thế giới.
Thứ hai, phải khắc phục hạ tầng thương mại yếu kém, tạo ra không gian tổ chức lưu thông hàng hóa một cách hoàn hảo từ sản xuất - lưu thông - tiêu dùng. Mấy năm gần đây, Chính phủ rất quan tâm nhưng thực tế, hạ tầng thương mại vẫn còn manh mún và chưa đi vào chiều sâu của hạ tầng để không gian lưu thông hàng hóa thực sự tạo điều kiện cho các đối tác thương mại hoạt động thuận lợi.
Thứ ba, tính cạnh tranh hóa và tự do thương mại trên thị trường nội địa phát triển chưa thực sự khách quan. Nhiều khi còn bị tác động bởi quản lý hành chính, làm méo mó sự vận động của quy luật thị trường, làm cho sản phẩm thương mại và dịch vụ không phản ánh đúng sự phát triển. Vì thế, Chính phủ phải nhanh chóng tạo ra cơ chế, chế tài, quy chế để hoạt động thương mại đi đúng và đạt được những tiêu chuẩn của xu thế quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng sức cạnh tranh doanh nghiệp và các sản phẩm Việt Nam ngay trên thị trường nội địa.
Thứ tư,