Việt Nam là một nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, hơn nữa Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng, tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn tuy nhiên hiện tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh giá cả với các nước trên thế giới. Các công cụ giảm thiểu rủi ro tài chính còn rất thiếu và y ếu.
83 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng hợp đồng giao sau trong quản trị rủi ro biến động giá cà phê xuất khẩu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1: Một số khái niệm về hợp đồng .................................................................... Tr3
1.1.1: Hợp đồng giao ngay ............................................................................... 3
1.1.2: Hợp đồng kỳ hạn .................................................................................... 3
1.1.3: Hợp đồng giao sau ................................................................................. 3
1.1.4: So sánh hợp đồng kỳ hạn - hợp đồng giao sau ........................................ 5
1.2: Lợi ích của việc sử dụng hợp đồng giao sau ................................................... 5
1.2.1: Phòng ngừa rủi ro biến động giá ............................................................ 5
1.2.2: Đầu cơ kiếm lời ..................................................................................... 6
1.3: Mối quan hệ thị trường giao sau- thị trường giao ngay ................................... 6
1.3.1: Liên kết thị trường giao ngay – thị trường giao sau ................................ 6
1.3.2: Sự hội tụ giá giao ngay – giao sau ......................................................... 7
1.3.3: Đóng một hợp đồng giao sau .................................................................. 9
1.4: Định giá hợp đồng giao sau ............................................................................ 9
1.5: Các chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng hợp đồng giao sau ..... 10
1.5.1: Xác định các hệ số phòng ngừa, số lưọng hợp đồng tối ưu ................... 10
1.5.2: Các cơ chế phòng ngừa rủi ro. ............................................................. 11
1.5.2.1: Phòng ngừa vị thế bán. ................................................................ 11
1.5.2.2: Phòng ngừa vị thế mua ................................................................. 12
1.5.3: Basic. ................................................................................................... 13
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ VÀ VIỆC SỬ DỤNG
HỢP ĐỒNG GIAO SAU ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIỀN ĐỘNG GIÁ.
2.1: Tổng quan ngành cà phê. ............................................................................ 14
2.1.1: Ngành cà phê thế giới .......................................................................... 14
2.1.1.1: Tình hình sản xuất ........................................................................ 15
2.1.1.1.1 Thị trường các khu vực ......................................................... 16
2.1.1.2: Tình hình xuất khẩu .................................................................... 16
2.1.1.3: Tình hình tiêu thụ ........................................................................ 17
2.1.1.4: Diễn biến giá cả ........................................................................... 18
2.1.1.5: Phân tích biến động giá cà phê thế giới ........................................ 20
2.1.2: Ngành cà phê Việt Nam ...................................................................... 22
2.1.2.1: Tình hình sản xuất cà phê tại Việt Nam. ....................................... 22
2.1.2.2: Tình hình xuất khẩu .................................................................... 23
2.2: Phân tích biến động giá ảnh hưởng đến lợi nhuận của người sản xuất và doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê. .................................................................................... 27
2.2.1: Trường hợp biến động giá tăng ....................................................... 27
2.2.2: Trường hợp biến động giá giảm ...................................................... 29
2.3: Tình hình sử dụng giao dịch giao sau trên thế giới ....................................... 30
2.3.1: Sàn giao dịch LIFFE ............................................................................ 30
2.3.2: Sàn giao dịch NYBOT ......................................................................... 31
2.4: Tình hình sử dụng giao dịch giao sau ở Việt Nam......................................... 33
2.4.1: Tình hình kinh doanh trên thị trường ................................................... 33
2.4.2: Doanh nghiệp VN thực hiện giao dịch giao sau qua ngân hàng............. 35
2.4.2.1: Giao dịch qua Techcombank ........................................................ 37
2.4.3: Giới thiệu hoạt động sàn giao sau cà phê Buôn Ma Thuật (BCEC) ....... 38
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
GIAO SAU TẠI VIỆT NAM.
3.1: Kết quả khảo sát việc thực hiện giao dịch giao sau tại các doanh nghiệp XNK
cà phê VN .................................................................................................. 41
3.1.1: Nguyên nhân ảnh hưởng tới giá cà phê ................................................. 41
3.1.2: Các nguyên nhân TTGS Việt Nam chưa phát triển ............................. 42
3.2: Các giải pháp phát triển ............................................................................... 44
3.2.1: Hoàn thiện cơ chế, khung pháp lý về giao dịch giao sau ....................... 44
3.2.2: Nâng cao nhận thức và nguồn nhân lực tham gia TTGS ...................... 45
3.2.3: Từng bước xây dựng và phát triển trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuật .................................................................................................................. 45
3.2.4: Nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp ............................... 46
3.2.5: Có sự liên kết giữa các doanh nghịêp sản xuất, kinh doanh .................. 46
3.2.6: Phát triển thương mại điện tử ............................................................. 47
3.2.7: Thành lập các trung tâm tư vấn về pháp luật liên quan đến TTGS ........ 47
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh hợp đồng kỳ hạn - Hợp đồng giao sau ..................................... 5
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu qua các năm ........................................................ 15
Bảng 2.2: Giá trị và sản lượng cà phê xuất khẩu .................................................. 17
Bảng 2.3: Thị trường tiêu thụ............................................................................... 18
Bảng 2.4: Sản lượng cà phê phân theo loại .......................................................... 19
Bảng 2.5: Diễn biến tình hình sản xuất, xuất khẩu 1994-2007 ............................. 24
Bảng 2.6: 10 công ty có kim ngạch cà phê lớn nhất vụ mùa 2005- 2006 .............. 25
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.3.1, 1.3.2, 1.3.3: Sự hội tụ giá giao ngay – giao sau ............................ 7,8
Biểu đồ 1.5.1, 1.5.2: Cơ chế phòng ngừa rủi ro .................................................... 11
Biểu đồ 1.5.3, 1.5.4: Trường hợp Basic biến động ............................................... 13
Biểu đồ 2.1: Biến động giá cà phê Robusta trên sản Liffe .................................... 18
Biểu đồ 2.2: Giá cà phê thế giới .......................................................................... 20
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu trồng phân theo địa lý .......................................................... 23
Biểu đồ 2.4: Lượng và giá cà phê tháng 12/06 - T12/07 ....................................... 26
Biểu đồ 2.5: Lượng và giá cà phê vụ mùa 2001- 2008 ......................................... 26
Biểu đồ 2.6: Sơ đồ thực hiện hợp đồng giao sau trên Nybot................................. 31
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ đánh giá mức độ hữu ích của HĐGS ................................... 35
Biểu đồ 2.8: Hệ thống giao dịch trên sàn BCEC .................................................. 38
Biểu đồ 3.1: Đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến giá cà phê ..................... 42
Biểu đồ 3.2: Đánh giá các yếu tố gây khó khăn cho doanh nghiệp XNK cà phê ... 42
LỜI KẾT
1
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài :
Việt Nam là một nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, hơn nữa Việt Nam đang
bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng, tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn tuy
nhiên hiện tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam đang gặp phải rất
nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh giá cả với các nước trên thế giới. Các công cụ
giảm thiểu rủi ro tài chính còn rất thiếu và yếu. Với công dụng là một công cụ hỗ
trợ người trồng cà phê và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cà phê trong việc quản
trị rủi ro về giá và đảm bảo đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Hợp đồng giao
sau thực sự là một biện pháp hữu hiệu. Điều này đã được kiểm chứng bằng sự phát
trển cực kì mạnh mẽ của các thị trường giao sau trên thế giới.
Tuy nhiên thị trường giao sau nông sản nói chung và thị trường giao sau cà phê Việt
Nam nói riêng còn rất xa lạ với người dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực này. Với mong muốn hợp đồng giao sau cà phê ngày càng được ứng dụng rộng
rãi trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp và mong muốn góp phần phát
triển thị trường giao sau Việt Nam ngang tầm khu vực.
Tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học sinh viên với đề tài :
Sử Dụng Hợp Đồng Giao Sau Trong Quản Trị Rủi Ro Biến Động Giá Cà Phê
Xuất Khẩu Tại Việt Nam
2 Mục tiêu đề tài:
Nghiên cứu tình hình thực tế sử dụng đồng giao sau ở các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu cà phê Việt Nam hiện nay. Tìm hiểu những khó khăn vướng mắc, từ đó tìm ra
các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy việc ứng dụng hợp đồng giao sau trong công
tác quản trị rủi ro biến động giá cà phê xuất khẩu tại Việt Nam.
3 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh.
4 Phương pháp thu thập số liệu:
2
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin qua các website, các báo cáo nghiên cứu của
các chuyên gia, tổ chức hiệp hội cà phê Việt Nam.
Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn tình hình kinh doanh, thực hiện hợp đồng giao sau trực
tiếp tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua các bản câu hỏi phỏng vấn.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1 Một số khái niệm về hợp đồng.
1.1.1 Hợp đồng giao ngay:
Là thoả thuận giữa người mua và người bán về hàng hoá giá cả việc giao nhận và
thanh toán hoặc là ngay lập tức hoặc là ít lâu sau đó.
1.1.2 Hợp đồng kỳ hạn :
Là một thoả thuận giữa hai bên người mua hoặc người bán trong đó yêu cầu giao
hàng tại một thời điểm với giá cả đã đồng ý ngày hôm nay.
1.1.3 Hợp đồng giao sau:
Định nghĩa: Là hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán để mua hoặc bán
tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Các hợp
đồng được giao dịch trên sàn Giao dịch giao sau và chịu quá trình thanh toán hằng
ngày trong đó khoản lỗ của một bên được chi trả cho bên còn lại.
Đặc Điểm:
1. Giá trị thị trường hình thành công khai và minh bạch
Các thông tin về nguồn cung cầu đều được đưa vào trong thị trường khi người mua
người bán đạt đến điểm thoả thuận thì một giao dịch được thực hiện và giá thị
trường được công bố. Giá cả được hình thành qua hệ thống đấu giá công khai là
biểu hiện của một cơ chế giá được hình thành từ quan hệ cung cầu.
3
2. Hợp đồng giao sau là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ
trong tương lai tuy nhiên có tính thanh khoản cao.
Khi lập một hợp đồng giao sau thì các bên bị ràng buộc quyền và nghĩa vụ vào
trong mối liên hệ đó. Trong đó bên bán phải có nghĩa vụ giao một khối lượng hàng
xác định cho bên mua và có quyền nhận tiền vào một thời điểm trong tương lai ở
một giá thoả thuận trước. Còn bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền theo như
thoả thuận trong hợp đồng và có quyền nhận hàng cũng vào một thời điểm trong
tương lai.
Tuy nhiên các bên tham gia trên hợp đồng giao sau có thể thoát khỏi nghĩa vụ của
mình bằng cách thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ là lập một hợp đồng ngược
lại vị thế mà mình đã có. Người mua hợp đồng giao sau, là người có nghĩa vụ mua
hàng hoá vào một ngày trong tương lai, có thể bán hợp đồng trên thị trường giao
sau. Ngược lại người bán hợp đồng giao sau, là người có nghĩa vụ bán hàng hoá vào
một ngày trong tương lai, có thể mua lại hợp đồng trong thị trường giao sau.
3. Có công cụ loại bỏ rủi ro tín dụng
Thứ nhất: Hợp đồng giao sau được thực hiện vào cuối mỗi ngày giao dịch theo
ngôn ngữ của thị trường giao sau thì hợp đồng giao sau có tính chất thanh toán tiền
mặt, hoặc điều chỉnh theo thị trường hàng ngày.
Bởi vì thời hạn thực hiện của một hợp đồng giao sau được rút ngắn bởi hành vi điều
chỉnh theo thị trường, rủi ro không thanh toán của bên mua hoặc bán vậy mà giảm
đi.
Đặc tính thứ hai: Tất cả các thành viên tham gia thị trường - người bán và người
mua đều như nhau - thực hiện một khoản ký gửi được gọi là khoản ký quỹ do vậy
hợp đồng giao sau giúp làm giảm rủi ro không thanh toán. Nếu hợp đồng của bạn
tăng giá trị trong ngày giao dịch, mức tăng này sẽ được cộng vào tài khoản ký quỹ
vào cuối ngày. Ngược lại nếu hợp đồng của bạn giảm giá trị, khoản lỗ sẽ được trừ
ra. Và nếu số dư tài khoản ký quỹ dưới mức tối thiểu đã được thỏa thuận nào đó,
bạn sẽ bị yêu cầu nộp một khoản ký quỹ bổ xung hoặc là vị thế của bạn sẽ bị đóng.
Vì phương pháp này thông thường sẽ đóng bất kỳ vị thế nào trước khi tài khoản ký
quỹ hết tiền, rủi ro thực hiện chủ yếu đã được giảm bớt.
4
4. Tổng lợi nhuận bằng không
Các giao dịch hợp đồng giao sau đều chịu quá trình thanh toán hàng ngày khoản lỗ
của một bên được chi trả cho bên còn lại do vậy tổng lợi nhuận của thị trường luôn
bằng không.
1.1.4 So sánh hợp đồng kỳ hạn - hợp đồng giao sau
Bảng 1.1: So sánh hợp đồng kỳ hạn - hợp đồng giao sau
So Sánh Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng giao sau
Thị trường
giao dịch
Phi chính thức thông qua điện
thoại toàn cầu
Chính thức qua sàn giao dịch
trung tâm và hệ thống thông
tin toàn cầu
Quy mô hợp
đồng
Thiết kế thích hợp cho nhu
cầu từng cá nhân
Được tiêu chuẩn hoá
Tính thanh
khoản
Hầu hết được quyết toán bởi
các giao nhận tiền mặt thực sự
Hầu hết được bù trừ vị thế, rất
ít có giao nhận thực sự
Ký quỹ Thường là không, đôi khi đòi
hỏi hạn mức tín dụg từ 5%-
10%
Bắt buộc ký gửi với một số
lượng nhất định và điều chỉnh
theo thị trường hàng ngày.
Chi phí giao
dịch
Được xác định bởi chênh lệch
giá mua và giá bán của ngân
hàng
Phí môi giới thoả thuận
Nhà đảm bảo Không Công ty thanh toán bù trừ
Thị trường
thứ cấp
Phải thanh toán với ngân hàng Có thể bán trên thị trường
1.2 Lợi ích của việc sử dụng hợp đồng giao sau.
1.2.1 Phòng ngừa rủi ro biến động giá
Những người tham gia vào thị trường giao sau với mục đích phòng ngừa rủi ro biến
động giá có mong muốn mua hoặc bán hàng hoá thực nhưng lo lắng về việc giá
5
hàng hoá sẽ thay đổi trước khi mua hoặc bán hàng hoá đó trên thị trường. Thực hiện
một hợp đồng giao sau đối nghịch với vị thế trên thị trường giao ngay sẽ làm giảm
rủi ro. Ví dụ nếu bạn là một doanh nghiệp xuất khẩu nắm giữ cà phê có thể phòng
ngừa giá trị lô hàng bằng cách bán một hợp đồng giao sau. Nếu giá cà phê giảm, lô
hàng mất giá trị nhưng giá của hợp đồng giao sau cũng có khả năng giảm. Bởi vì
bạn đang bán hợp đồng giao sau, bạn có thể mua lại nó với giá thấp hơn, như vậy sẽ
tạo ra một khoản lợi nhuận. Khoản thu được từ vị thế giao sau sẽ bù đắp được một
phần lỗ của lô hàng. Như vậy tham gia thị trường giao sau để đạt được sự bảo vệ
đối với sự thay đổi giá cả thông qua mua hoặc bán các hợp đồng giao sau của cùng
loại và cùng số lượng hàng hoá để giảm rủi ro giá cả.
Lợi ích cho người nông dân nếu giá xuất khẩu lên cao thì doanh nghiệp mua cà phê
của nông dân giá cao. Còn giá xuất khẩu rớt thì ép giá người trồng cà phê. Với hợp
đồng tương lai, doanh nghiệp sẵn sàng mua cà phê của nông dân với giá cao hơn giá
thị trường trong nước khi tính toán bán ra thị trường kỳ hạn có lời.
1.2.2 Đầu cơ kiếm lời
Những người tham gia thị trường giao sau với mục đích đầu cơ kiếm lợi nhuận từ
việc mua hoặc bán các hợp đồng giao sau bằng việc dự đoán biến động giá cả trong
tương lai. Khi tham gia vào thị trường với tư cách là nhà đầu cơ họ chấp nhận rủi ro
giá cả và làm tăng tính thanh khoản của thị trường giao sau.
1.3 Mối quan hệ thị trường giao sau- thị trường giao ngay
1.3.1 Liên kết thị trường giao ngay – thị trường giao sau
Thị trường giao ngay: Các thị trường điạ phương nơi những người mua và bán
điều đình song phương về số lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm và thời gian giao
hàng. Hàng hoá thực sự được trao đổi giữa người mua và người bán.
Thị trường giao sau: Người mua và người bán trao đổi hợp đồng trong đó xác định
trước về số lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm và thời gian giao hàng cho một hàng
hoá cụ thể. Thị trường giao sau được coi là một thị trường “giấy” vì hàng hoá cụ thể
ít được trao đổi giữa người mua và người bán. Giá giao sau được coi như là một
chuẩn mực cho giá giao ngay.
6
Liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau cho phép những người
phòng ngừa rủi ro sử dụng thị trường giao sau để bù đắp rủi ro về giá trên thị trường
giao ngay. Mối quan hệ này được đo lường bằng basic.
Basic thể hiện chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau. Basic sẽ âm khi giá
giao ngay thấp hơn giá giao sau hoặc là dương khi giá giao ngay cao hơn giá giao
sau
Basic =giá giao ngay – giá giao sau.
1.3.2 Hội tụ giá giao ngay và giá giao sau
Giá giao ngay và giá giao sau có xu hướng biến động cùng chiều, mặc dù không
luôn luôn cùng một mức độ.
Sở dĩ như vậy là do các cam kết hợp đồng giao sau có thể hoặc là được thực hiện
bởi một động tác giao nhận hàng hoá thực giữa hai bên hoặc là xảy ra dưới các
thanh toán tiền mặt tiêu biểu cho giá trị của lô hàng. Mối quan hệ này thường được
gọi là sự đe doạ về giao nhận hàng.
Sự đe doạ về giao nhận hàng này được biểu hiện qua cơ chế sau:
Nếu như người mua trên thị trường giao ngay chào giá thấp hơn nhiều so với giá
giao sau. Thì người bán trên thị trường giao ngay có thể bán giao sau. Việc khan
hiếm hàng trên thị trường giao ngay làm cho những người mua tăng giá giao ngay
lên. Đồng thời lúc này do áp lực bán trên thị trường giao sau tăng lên làm giá giao
sau giảm đi. Chính vì thế giá giao sau và giá giao ngay sẽ hội tụ về với nhau.
Giá giao ngay
Giá tương lai
Giá giao ngay
Giá tương lai
7
Hình vẽ 1.3.1 Hình vẽ 1.3.2
Ngược lại nếu giá giao ngay quá cao so với giá giao sau người mua giao ngay có
thể mua giao sau. Người mua nhận hàng với giá giao sau thấp và bán chúng lại trên
thị trường giao ngay với giá cao hơn, làm tăng giá giao sau và giảm giá giao ngay
cho đến khi chúng đạt đến một mức cân bằng mọi người không thể làm như thế để
kiếm lời. Hình vẽ 1.3.2
Nói tóm lại: Nỗi lo sợ về giao nhận hàng hoá đảm bảo cho sự hội tụ giá giao ngay
và giá giao sau theo thời gian và làm tăng tính hội nhập của hợp đồng giao sau và
giá giao sau.
Sự hội tụ giá giao ngay và giá giao sau còn được đo lường bởi Basic
Basic dương: Nếu giá giao ngay cao hơn giá giao sau nhà sản xuất sẽ bán giao ngay
hàng hóa của mình và mua giao sau. Nếu có nhiều người làm như thế sẽ tạo sức ép
giảm giá giao ngay. Trong đó có nhiều người mua, nên sẽ làm cho giá giao sau tăng
lên. Cho đến khi chúng đạt đến mức cân bằng.
Basic âm: Nếu giá mua giao ngay quá thấp tại thời điểm giao hàng, nhà sản xuất sẽ
nắm giữ hàng tồn kho và tiến hành bán giao sau. Nếu có nhiều người làm như thế,
sẽ tạo nên sức ép làm giảm giá giao sau. Trong khi đó, việc thiếu vắng những người
bán hàng trên thị trường giao ngay làm cho người mua tăng giá mua lên. Giá giao
ngay và giá giao sau sẽ di chuyển cùng nhau
Nhiều người bán làm
giảm giá bán giao ngay
Kết quả: giá giao ngay và
giá giao sau tiến lại gần
nhau hơn
Ít người bán làm
tăng giá mua
Nhiều người bán làm
giảm giá bán
Bán giao sau
8
Hình vẽ: 1.3.3
Sự hội tụ giá giao ngay và giá giao sau vào ngày đáo hạn
Ngay tại lúc đáo hạn, giá của hợp đồng giao sau phải là giá giao ngay. Nói một cách
khác, nếu bạn tham gia vị thế mua hợp đồng giao sau sẽ đến đáo hạn ngay sau sau
đó là bạn đã đồng ý mua một tài